các bạn giúp mk làm hết nhé mk tk cho thank you
các bạn ơi muốn hết bị âm điểm thì làm thế nào bây giờ ?
mk cần nhanh , giúp mk nhé !
ai nhanh nhất mk tk và kết bạn cho !!!!
B bảo người ta tk cho thì sẽ hết bị âm tk nha
Bạn nhờ các bạn gửi câu hỏi xong bạn trả lời, bảo mấy bạn ý cho thế là dần dần ko bj âm điểm nữa.
Chứng minh rằng nếu ab=2cd thì abcd chia hết cho 37.
Thank you các bạn đã giúp mk nhìu nhé !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
hãy viết 1 bài văn ngắn tả về mẹ của mk
cần gấp ạ mong các bn giúp mk
k chép mạng nhé
mk sẽ giúp các bn trong môn toán và môn tiếng anh
làm xong thì kết bạn vs mk nhé
thank you
“Ở lứa tuổi cấp 1 mẹ thường bắt tôi ngủ trưa và học bài, tôi không nghe thì bị mẹ đánh, lúc đó tôi rất ghét mẹ, đôi khi tâm trí tôi thấy mẹ thật là ác”, Linh kể.
Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, đến khi lên cấp 2, tôi ghét mẹ vì luôn mắng tôi mỗi khi bị giáo viên mắng. Lúc đó, tôi chỉ muốn xách ba lô ra ở riêng. Tôi ghét mẹ lắm! Tôi từng muốn không có mẹ trên đời này…
Tôi có tính đua đòi mà gia đình thì không khá giả lắm. Năm tôi học lớp 9, tôi bắt mẹ phải cho tôi học trường tư dù học phí rất cao, lúc đó tôi suy nghĩ thật nông cạn. Mỗi lần ba tôi về, thấy tôi hư là lại gọi mẹ ra la và ba mẹ tôi thường cãi nhau vì tôi…
Lên cấp 3, lớp tôi bạn bè ai cũng được tổ chức sinh nhật, riêng tôi từ bé đến giờ chưa có lần nào. Tôi về xin tiền mẹ, mẹ bảo tốn kém và chỉ cho vài trăm mời bạn bè uống nước. Tối hôm đó, tôi bù la bù loa ăn vạ đủ kiểu, thấy vậy, mẹ vẫn kiên quyết không cho vì vậy tôi bắt đầu cáu giận, cãi với mẹ mà còn hơn cãi nhau với đứa bạn cùng lứa…
Đỉnh điểm mâu thuẫn giữa tôi và mẹ khi tôi học lớp 11, tôi chuyển về gần nhà học, đây là năm tôi không thể quên những gì tôi đối xử với mẹ. Ngày Noel tôi đã dặn mẹ đón sớm hơn mà mẹ lại quên. Báo hại là hôm đó, tôi phải đi bộ cả tiếng đồng hồ. Về tới nhà, tôi cãi lộn với mẹ, nói những câu nói mà chính tôi cũng không tưởng tượng được.
Tối Giáng sinh, tôi đi Nhà thờ chơi nhưng khi bước xuống cổng, mẹ vẫn cằn nhằn và la tôi trước mặt bạn bè. Tôi đã không suy nghĩ mà ném cả khóa cổng vào người mẹ, làm bàn tay mẹ bị bầm tím cả tháng trời. Lúc đó tôi rất giận mẹ, nhưng tôi cũng thấy chưa có đứa con gái nào lại hư như tôi.
Trong thâm tâm tôi, tôi biết rằng mẹ cũng rất quan tâm tôi nhưng vì mẹ hay la mắng và bắt tôi phải theo khuôn phép nên tôi thấy khó chịu. Thêm vào đó, thấy bạn bè của mình có được nhiều thứ và được ba mẹ chiều chuộng, dễ dãi nên lúc nào tôi cũng chỉ muốn mẹ mình bằng một góc nhỏ của mẹ đứa bạn…
Nhưng mọi việc đã bắt đầu đổi thay khi tôi học lớp 12. Tôi đã gặp khó khăn lớn với đám bạn cùng khối. Đó là những đứa bạn mà tôi từng nói với mẹ là chúng còn tốt với tôi hơn cả mẹ. Chúng tôi bắt đầu chia phe và lên Facebook lời qua tiếng lại, rồi chúng kéo nhau đến tận nhà để đòi đánh.
Rồi chúng cô lập để bạn bè chung lớp dần xa lánh tôi. Mâu thuẫn kéo dài, nhiều ngày liên tiếp và điều đó khiến tôi mất ăn mất ngủ. Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của mình, tôi kể cho mẹ nghe những rắc rối và xin mẹ cho chuyển trường.
Hôm đó, tôi bị mẹ la rất nhiều, mẹ bảo tôi: “Mày chết đi cho nhẹ đầu” và quyết định cho tôi nghỉ học luôn. Tuy nói vậy, nhưng mẹ vẫn bên tôi những lúc tôi suy sụp.
Mẹ cho tôi một cơ hội mới tại ngôi trường khác. Tối hôm đó, mẹ không ngủ được và trăn trở suốt đêm. Lúc ấy, tôi bắt đầu thấy hận vì đã đi theo bạn bè mà quay lưng với mẹ. Sáng hôm sau, mẹ dậy từ sớm đưa em tôi đi học, sau đó quay lại chở tôi lên trường và xin rút học bạ chuyển trường cho tôi. Trưa nắng, mẹ không ngủ trưa mà chở tôi lên trường mới để xin học. Chiều mẹ với tôi về, mẹ vừa chạy vừa đi đón em, vừa lo soạn đồ ăn để đưa tôi vào trường nội trú học.
Hơn 7 giờ tối, vì nội quy trường không được mặc quần ngắn, mẹ lại chạy đi mua quần cho tôi. Cả ngày mẹ không ăn uống đủ, lại lăn lộn ngoài đường vì tôi. Điều đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi về mẹ.
Đi học nội trú xa nhà, tôi lại muốn quay về khoảnh khắc đẹp khi có mẹ bên cạnh. Tôi thầm hiểu và ngày càng quý trọng mẹ hơn. Mẹ không hề ghét bỏ tôi như tôi nghĩ, hồi bé mẹ bắt tôi ngủ trưa và học bài thì tốt cho tôi chứ mẹ có được gì. Đánh tôi đau, mẹ còn đau hơn cả trăm lần như thế. Tôi còn nhớ, ngày còn nhỏ, cứ mỗi lần mẹ đánh tôi là tối mẹ lại ngồi bóp mật gấu cho tôi. Và ở trường mới, tôi phải vô cùng biết ơn cô giáo dạy văn của mình. Bởi cô đã từng dạy để giúp mỗi chúng tôi kịp nhận ra rằng: “Cha mẹ chúng ta là những người rất tốt, tuy đôi khi họ có thể chưa đúng, những chắc chắn một việc đúng nhất mà họ đã làm được là cho chúng ta được đến trường.
Để chúng ta hiểu được là chúng ta có sự hiểu biết và nhận thức nhằm hóa giải những mâu thuẫn của thế hệ và thời đại”. Tôi dần thấy và cảm nhận rằng, dù mẹ có thể là người phụ nữ quê mùa nhưng mẹ đã hy sinh cả công việc và sự nghiệp của mình để chăm sóc chị em tôi…
Là con gái, sau này lớn lên tôi cũng làm mẹ. Tôi cũng không muốn con mình sau này như tôi. Tới lúc khó khăn nhất, tôi mới biết bên mình không phải là bạn bè mà là gia đình, là mẹ, nơi tôi sinh ra và nuôi dưỡng cho đến khi tôi lớn lên.
Giờ đây, khi đã đủ nhận thức để trưởng thành, tôi muốn nói với mẹ rằng: “Con xin lỗi mẹ! Vì con không bao giờ chịu ngồi xuống lắng nghe lời mẹ dạy, con đã luôn bỏ ngoài tai những gì mẹ dặn dò, răn bảo. Con hư đốn lắm phải không mẹ? Những việc mà con gây ra chắc chắn đã làm mẹ tổn thương nhiều lắm. nhưng dù sao con cũng thấy mình may mắn vì đã kịp thời nhận ra để biết tôn trọng mẹ từng phút, từng giây khi mẹ còn bên cạnh…”.
k mk nhé
hãy kể về 1 chuyến đi về quê của em (khoảng tầm 1 trang giấy kẻ ngang thôi nhé)
Mong các bạn giúp mk. Mk sẽ tích hết
Đừng chép trên mạng nhé
THANK YOU
Tuổi thơ của tôi gắn liền với thành phố sầm uất, với những khu nhà cao tầng và những con đường nườm nượp người qua lại. Vì thế, mỗi lần nghỉ hè được về quê với tôi thật hạnh phúc. Năm ngoái, tôi được học sinh giỏi nên bố mẹ cho về quê chơi một tháng với ông bà.
Đường về quê xa lắc, xa lơ. Tôi nhớ mãi câu nói ấy của Dế Mèn khi trở về nhà thăm mẹ và các anh. Mèn đã không quản ngại khó khăn mà thấy vui khi được trở về với quê hương của mình. Tôi lúc này cũng hăng hái như chàng Mèn vậy. Dù đi xa nhưng tôi cũng không thấy mệt, chỉ thấy háo hức mà thôi.
Về quê, tôi được sống trong một không gian trong lành, sảng khoái, khác hẳn nơi phố phường chật hẹp. Tôi về thăm, ông bà vui lắm. Ông bà rất thương tôi, đứa cháu nhỏ xa xôi không thường xuyên chăm sóc. Vì thế, tôi được ông bà rất cưng chiều. Ở quê không chỉ có ông bà tôi mà còn rất nhiều các chú, các cô của tôi nữa. Vừa về nhà, mấy đứa em họ tôi chạy sang kéo đi chơi. Đến đâu chúng nó cũng nhanh nhảu giới thiệu tôi là con gái bác ở ngoài Hà Nội làm tôi ngượng lắm. Tôi đến nhà các chú, các cô chào mọi người, ai cũng khen tôi lớn hơn trước và xinh xắn hơn. Những người dân quê thật thà lắm, sống giản dị và rất chân thành.
Những ngày ở quê, ngày nào tôi cũng được các em lập cho một kế hoạch hấp dẫn. Sáng sáng, tôi cùng các em đi cất vó tôm. Những con tôm trong chiếc giỏ nhảy lách tách. Buổi trưa trốn ngủ, chúng tôi vào vườn chơi, chơi ô ăn quan, chơi chuyền hay trốn tìm.. Chiều đến, tôi cùng các em ra bờ đê lộng gió. Chiều, gió thổi mát rượi. Mấy chú trâu, chú bò nhởn nhơ gặm cỏ. Cảnh vật thanh bình biết bao. Chúng tôi cùng tổ chức thi thả diều. Những con diều nhiều màu sắc bay liệng trên không trung, chao đi chao lại thật thích. Tôi ước mình như con diều kia để có thể bay về quê nhà bất cứ lúc nào. Bên cạnh, diều của các bạn cũng bay cao không kém. Các bạn ấy còn hướng dẫn tôi cách làm diều nữa. Tuy đơn giản thôi nhưng rất cần kiên trì, chịu khó.
Tôi nhớ nhất là những hôm mưa được nghịch nước. Hôm đó, có cơn mưa rào rất to, kéo dái suốt mấy giờ đồng hồ. Bọn trẻ con trong xóm thấy mưa chạy ra lội bì bõm. Tôi ở trong nhà nhìn mưa, thấy như một tấm màn trắng giăng khắp không gian. Tạnh mưa, chúng tôi chạy ngay ra đồng bắt tôm, bắt tép. Nhưng muốn sang bên đồng phải đi qua cây cầu nhỏ. Tôi vốn không quen nên sợ chẳng dám bước qua. Bạn bè cổ vũ mãi, tôi liều lĩnh bước đi. Bỗng “ùm”, tôi sảy chân ngã nhào xuống con kênh phía dưới. Bọn trẻ kéo tôi lên. Chúng nó cười ầm ĩ. Mặc cho áo quần ướt, tôi cùng chúng rong ruổi khắp cánh đồng. Đâu đâu cũng xúc được tôm tép. Cảm giác lần đầu bắt được những con cá, con cua nhỏ xíu tôi rất vui sướng, như chính mình là người lao động thực thụ. Bỗng “oạch”, tôi lại bị ngã. Do đường đất trơn quá mà tôi lại bị té. Lũ trẻ con lại khúc khích cười. Chúng nói rằng, đây mới chính là con ếch to nhất của buổi đi “săn” này. Còn tôi, quần áo lấm lem, ngượng chín mặt...
Một tháng hè trôi qua thật nhanh chóng. Đã đến lúc tôi phải trở về thành phố, lại học thêm văn toán và âm nhạc... Bố mẹ về đón mà tự dưng tôi không muốn đi nữa, thấy nuối tiếc một cái gì, như khi phải xa một thứ mình yêu quí... Các cô, các chú tôi gửi cho bao nhiêu là quà. Các em tôi đứa nào cũng nắm tay giữ lại, những bạn hàng xóm cũng sang chia tay. Chúng còn tặng tôi rất nhiều quà nữa. Những món quà ấy tôi vẫn giữ đến tận bây giờ.
“Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày....” Những câu thơ thân thương ấy mỗi lần vang lên tôi lại thấy nhớ ông bà, nhớ lần về quê với bao kỉ niệm. Và lúc đó, tôi ước mình là một cánh diều để bay ngay về với quê hương.
Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.
Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3,4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.
Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.
Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm “cây nhà lá vườn”: cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoiaf vườn và ngủ đi lúc nào không hay.
Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: “Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé”.
Vào một buổi sáng đẹp trời, hai bố con em dậy từ rất sớm, chuẩn bị kĩ càng cho chuyến đi. Chiếc Hon da được lau chùi sạch sẽ và đổ đầy xăng. Túi quà biếu ông bà nội mà mẹ em sắp sẵn từ tối hôm qua cũng đã được chằng buộc kĩ càng. Mẹ tiễn hai bố con ra cổng rồi nắm tay em dặn:
- Con thưa với ông bà là mẹ gửi lời kính thăm ông bà nhé! Chúc hai bố con một chuyến đi vui vẻ!
Chiếc xe máy như con tuấn mã nhẹ nhàng lao đi trên con đường trải nhựa phẳng phiu, rộng rãi. Cây cối, nhà cửa hai bên đường vùn vụt lùi lại phía sau. Gió sớm lồng lộng thổi làm cho tâm trạng em thêm náo nức. Hai tay ôm chặt lấy lưng bố, em vui vẻ cất tiếng hát: Quê hương là chùm khế ngọtQuê nội em ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vùng đất nổi tiếng với hội Lim, với các làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, với tranh Đông Hồ nức tiếng gần xa. Bố em đã được sinh ra và lớn lên ở ngôi làng cổ ven sòng Đuống. Xa quê, bố hay nhắc đến những ki niệm thời thơ ấu gắn nền với cây đa, bến nước, mái đình,…
Rong ruổi độ hơn một tiếng đồng hồ, hai bố con em về tới cổng làng. Một đoàn người tay liềm tay hái, vai quảy quang gánh đang ra đồng gặt lúa. Bố con em cất tiếng chào, bao nhiêu tiếng bà con tíu tít đáp lại. Lòng em ấm áp hẳn lên bởi tình cảm quệ hương thân thiết.
CÁC BẠN CÓ AI CÓ ĐỀ CƯƠNG TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 6 KHÔNG CÓ THÌ GỬI CHO MK NHÉ
MK SẮP THI RỒI GIÚP MK DDIIIIIIIIIIIIIIII HELP MEEEEEEEEEEEEEEEE
THANK YOU
I. PHẦN SỐ HỌC:
* Chương I:
Tập hợp: cách ghi một tập hợp; xác định số phần tử của tập hợpCác phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; các công thức về lũy thừa và thứ tự thực hiện phép tínhTính chất chia hết của một tổng và các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9Phân tích một số ra thừa số nguyên tốCách tìm ƯCLN, BCNN* Chương II:
Thế nào là tập hợp các số nguyên.Thứ tự trên tập số nguyênQuy tắc: Cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu, trừ hai số nguyên, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế.Tham khảo bộ đề thi học kì 1 mới nhất: Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán năm học 2018 - 2019
II. PHẦN HÌNH HỌC
1. Thế nào là điểm, đoạn thẳng, tia?
2. Khi nào ba điểm A, B, C thẳng hàng?
3. Khi nào thì điểm M là điểm nằm giữa đoạn thẳng AB?
- Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì?
4. Thế nào là độ dài của một đoạn thẳng?
- Thế nào là hai tia đối nhau? Trùng nhau? Vẽ hình minh hoạ cho mỗi trường hợp.
5. Cho một ví dụ về cách vẽ:
Đoạn thẳng.Đường thẳng.Tia.Trong các trường hợp cắt nhau; trùng nhau, song song ?
>> Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2018 - 2019
B/ BÀI TẬP:
I. TẬP HỢP
Bài 1:
a. Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 4 và không vượt quá 7 bằng hai cách.
b. Tập hợp các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 12 bằng hai cách.
c. Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 11 và không vượt quá 20 bằng hai cách.
d. Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 9, nhỏ hơn hoặc bằng 15 bằng hai cách.
e. Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 30 bằng hai cách.
f. Viết tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 bằng hai cách.
g. Viết tập hợp C các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 18 và không vượt quá 100 bằng hai cách.
Bài 2: Viết Tập hợp các chữ số của các số:
a) 97542 b) 29635 c) 60000
Bài 3: Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số mà tổng của các chữ số là 4.
Bài 4: Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử.
a) A = {x ∈ N | 10 < x <16} b) B = {x ∈ N | 10 ≤ x ≤ 20 c) C = {x ∈ N | 5 < x ≤ 10} | d) D = {x ∈ N | 10 < x ≤ 100} e) E = {x ∈ N | 2982 < x <2987} f) F = {x ∈ N* | x < 10} | g) G = {x ∈ N* | x ≤ 4} h) H = {x ∈ N* | x ≤ 100} |
Bài 5: Cho hai tập hợp A = {5; 7}, B = {2; 9}
Viết tập hợp gồm hai phần tử trong đó có một phần tử thuộc A, một phần tử thuộc B.
Bài 6: Viết tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử
a. Tập hợp các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 50.
b. Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 100.
c. Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 23 và nhỏ hơn hoặc bằng 1000.
d. Các số tự nhiên lớn hơn 8 nhưng nhỏ hơn 9.
>> Đề thi mới nhất: Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 năm học 2018 - 2019
II. THỰC HIỆN PHÉP TÍNH
Bài 1: Thực hiện phép tính:
a) 3.52 + 15.22 – 26:2 b) 53.2 – 100 : 4 + 23.5 c) 62 : 9 + 50.2 – 33.3 d) 32.5 + 23.10 – 81:3 e) 513 : 510 – 25.22 f) 20 : 22 + 59 : 58 g) 100 : 52 + 7.32 h) 84 : 4 + 39 : 37 + 50 i) 29 – [16 + 3.(51 – 49)] | j) (519 : 517 + 3) : 7 k) 79 : 77 – 32 + 23.52 l) 1200 : 2 + 62.21 + 18 m) 59 : 57 + 70 : 14 – 20 n) 32.5 – 22.7 + 83 o) 59 : 57 + 12.3 + 70 p) 5.22 + 98 : 72 q) 311 : 39 – 147 : 72 r) 295 – (31 – 22.5)2 | s) 151 – 291 : 288 + 12.3 t) 238 : 236 + 51.32 - 72 u) 791 : 789 + 5.52 – 124 v) 4.15 + 28:7 – 620 : 618 w) (32 + 23.5) : 7 x) 1125 : 1123 – 35 : (110 + 23) – 60 y) 520 : (515.6 + 515.19) z) 718 : 716 +22.33 aa) 59.73 - 302 + 27.59 |
Phần đầu tui nhìn tưởng lý
A. PHẦN VĂN BẢN
I/ Các thể loại truyện dân gian: (định nghĩa)1. Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
Nhân vật bất hạnh (Người mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí...);Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
3. Truyện ngụ ngôn:
Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
4. Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
>> Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 - phần Tiếng Việt
II/ Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện dân gianTruyền thuyết | Cổ tích | Ngụ ngôn | Truyện cười |
Là truyện kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử thời quá khứ | Là truyện kể về cuộc đời của các nhân vật quen thuộc | Là truyện kể mượn chuyện loài vật, đồ vật, cây cối hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. | Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống |
Có chi tiết tưởng tượng,kì ảo | Có chi tiết tưởng tượng kì ảo | Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý | Có yếu tố gây cười |
Có cốt lõi sự thật lịch sử, cơ sở lịch sử Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhan dân đối với nhân dân và nhân vật lịch sử được kể | Thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện, cái tốt, cái lẽ phải | Nêu lên bài học để khuyên dạy người đời | Nhằm gây cười, mua vui, phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, hướng con người đến cái tốt |
Người kể, người nghe tin câu chuyện có thật. | Người kể, người nghe không tin câu chuyện có thật |
Thể loại | Tên truyện | Nhân vật chính | Chi tiết tưởng tượng kì ảo | Nghệ thuật | Ý nghĩa |
Cổ tích | CRCT | Lạc Long Quân, Âu Cơ | Nguồn gốc và hình dạng của LLQ, ÂC và việc sinh nở của ÂC) | Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh | Ngợi ca nguồn gốc cao quí của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta. |
BCBG | Lang Liêu | LL được thần mách bảo: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo" | Sử dụng chi tiết tưởng tượng Lối kế chuyện theo trình tự thời gian. | Suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước | |
Thánh Gióng | Thánh Gióng | Sự ra đời kì lạ và tuổi thơ khác thường. Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cùng Gióng ra trận. Gióng bay về trời. | Xây dựng người anh hùng giữ nước mang màu sắc thần kì với chi tiết kì ảo, phi thường, hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm hoạ xâm lăng Cách xâu chuổi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với hình ảnh thiên nhiên đất nước: lí giải ao, hồ, núi Sóc, tre ngà | Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta. | |
ST, TT | ST, TT | Hai nhân vật đều là thần, có tài năng phi thường | Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh ST, TT với chi tiết tưởng tượng kì ảo Tạo sự việc hấp dẫn (ST, TT cùng cầu hôn MN) Dẫn dắt, kế chuyện lôi cuốn, sinh động | Giải thích hiện tượng mưa bão xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước; thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ. | |
Sự tích Hồ Gươm | Lê Lợi - chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn | Rùa Vàng, gươm thần | Xây dựng tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của dân ta đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa (gươm thần, RV) | Giải thích tên gọi HHK, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do LL lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hoà bình của dân tộc ta. | |
Thạch Sanh | Thạch Sanh | TS là một nhân vật có nguồn gốc xuất thân cao quí (được Ngọc Hoàng sai thái tử đầu thai làm con, thần dạy cho võ nghệ) Tiếng đàn (công lí, nhân ái, yêu chuộng hoà bình) Niêu cơm thần: (tình người, lòng nhân đạo) Cung tên vàng | Sắp xếp tình tiết tự nhiên khéo léo (công chúa bị câm trong hang sâu, nghe đàn khỏi bệnh và giải oan cho TS nên vợ chông) Sử dụng những chi tiết thần kì Kết thúc có hậu | Ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện | |
Em bé thông minh | Em bé thông minh (nhân vật thông minh) | Không có yếu tố thần kì, chỉ có câu đố và cách giải đố | Dùng câu đố để thử tài- tạo tình huống thử thách để em bé bộc lộ tài năng, phẩm chất Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần, cách giải đố tạo tiếng cười hài hước | Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian; tạo ra tiếng cười | |
Cây bút thần (truyện cổ tích Trung Quốc) | Mã Lương (kiểu nhân vật có tài năng kì lại) | ML nằm mơ gặp và được cho cây bút bằng vàng, ML vẩt trở nên thật | Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kì ảo Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến phản ánh hiện thực cuộc sống với mâu thuẩn xã hội không thể dung hòa Kết thúc có hậu, thể hiện niềm tin của nhân dân vào khả năng của những con người chính nghĩa, có tài năng. | Khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại các ác Ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và khả năng kì diệu của con người. | |
ÔLĐCVCCV | Vợ chồng ông lão | Hình tượng cá vàng - là công lí, là thái độ của nhân dân với người nhân hậu và những kẻ tham lam. | Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng yếu tố hoang đường Kết cấu sự kiện vừa lặp lại tăng tiến; Xây dựng hình tượng nhân vật đói lập, nhiều ý nghĩa; Kết thúc truyện quay về hoàn cảnh thực tế. | Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc. | |
Ngụ ngôn | Ếch ngồi đáy giếng | Ếch | Có yếu tố ẩn dụ ngụ ý | Xây dựng hình tượng gần gũi với đơì sống Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo | Ngụ ý phê phán những người hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ chúng ta phải biết mở rộng tầm nhìn, không chủ quna kiêu ngạo. |
Thầy bói xem voi | 5 thầy bói mù | Có yếu tố ẩn dụ ngụ ý | Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc: Lặp lại các sự việcCách nói phóng đạiDùng đối thoại, tạo tiếng cười hài hước, kín đáo | Khuyên con người khi tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng phải xem xét chúng một cách toàn diện. | |
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng | 5 bộ phân của cơ thể người | Có yếu tố ẩn dụ, ngụ ý | Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người) | Nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, tư, gắn bó để cùng tồn tại và phát triển.ơng trợ | |
Đeo nhạc cho mèo | Có yếu tố ẩn dụ, ngụ ý | Sgk (đọc thêm) | Sgk (đọc thêm) | ||
Truyện cười | Treo biển | Chủ nhà hàng bán cá | Có yếu tố gấy cười (người chủ nghe và bỏ ngay, cuối cùng cất nốt cái biển) | Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí (cái biển bị bắt bẻ) và cách giải quyết một chiều không suy nghĩ, đắn đo của chủ nhà hàng Sử dụng những yếu tố gây cười Kết thúc bất ngờ: chủ nhà hành động cất nốt cái biển | Tạo tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán những người thiếu chủ kiến khi hành động và nêu lên bài học về sự cần thiết phải tiếp thu ý kiến có chọn lọc. |
Lợn cưới, áo mới | Anh lợn cưới và anh áo mới | Có yếu tố gây cười (cách hỏi, cách trả lời và điệu bộ khoe của lố bịch) | Tạo tình huống gây cười Mỉêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ khoe rất lố bịch của hai nhân vật Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại. | Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của - một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. |
1/ So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích.
Giống nhau:
Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chínhKhác nhau:
Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể.Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.* So sánh NN với TC:
Giống nhau: Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.
Khác nhau:
Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống.Mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.V/ Văn học trung đại:Đặc điểm truyện trung đại:
Thường được tính từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX - Văn xuôi chữ Hán.Nội dung mang tình giáo huấnVừa có loại truyện hư cấu, vừa có loại truyện gắn với ký hay sửCốt truyện đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể, qua hành động và ngôn ngữ thoại của nhân vật.1. Con hổ có nghĩa: có hai con hổ có nghĩa
A. Nghệ thuật:
Sử dụng nghệ thuật nhân hoá, xây dựng mang ý nghĩa giáo huấn.Kết cấu truyện có sự tăng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.B. Ý nghĩa văn bản: Truyện đề cao giá trị đạo làm người: Con vật còn có nghĩa nghĩa huống chi là con người.
2. Mẹ hiền dạy con:
A - Nghệ thuật:
Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh TửCó nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.B - Ý nghĩa:
Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.3. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
A - Nghệ thuật:
Tạo nên tình huống truyện gay cấnSáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếuXây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện (nêu cao gương sáng về một bậc lương y chân chính)B - Ý nghĩa:
Truyện ngợi ca vị Thái y lệnh, không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.Lưu ý: Phần tóm tắt văn bản: đọc lại văn bản, tóm tắt theo cách ngắn gọn nhất
BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử còn là môn khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người diễn ra trong quá khứ.
Câu 2: Có gì khác nhau giữa lịch sử của một con người và lịch sử xã hội loài người?
- Lịch sử một con người chỉ là hoạt động riêng của cá nhân con người đó.
- Lịch sử xã hội loài người liên quan đến nhiều người trong xã hội, nhiều quốc gia với các thời đại khác nhau.
Câu 3: Học lịch sử để làm gì?
- Học Lịch sử để hiểu được cội nguồn dân tộc, biết quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
- Biết quá trình đấu tranh với thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm để giữ gìn độc lập dân tộc.
- Biết lịch sử phát triển của nhân loại để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
Câu 4: Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
Dựa vào 3 nguồn sau tư liệu sau
- Tư liệu truyền miệng: Là những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau như : truyền thuyết…
- Tư liệu hiện vật: Là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, như trống đồng, bia đá….
- Tư liệu chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết như văn bia, đại việt sử ký toàn thư….
Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử
Câu 5: Em hiểu gì về câu danh ngôn của Xi- xê- rông “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống?”
Lịch sử ghi lại tất cả những gì diễn ra trong quá khứ: cho ta những hiểu biết biết về hiểu biết về tổ tiên, đất nước, dân tộc mình với những chặng đường đấu tranh dựng nước và giữ nước đầy xương máu và nước mắt của các thế hệ cha ông. Qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau biết trân trọng những giá trị lịch sử, biết ơn những thế hệ đi trước, và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, bền vững. Lịch sử chính là tấm gương lớn để muôn đời sau chúng ta soi vào. Do vậy lịch sử xứng đáng được coi là thầy dạy của cuộc sống.
BÀI 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
Câu 1: Tại sao phải xác định thời gian?
- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp tất cả các sự kiện theo thứ tự thời gian. Như vậy việc xác định thời gian là rất cần thiết.
- Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.
Câu 2: Người xưa đã tính thời gian như thế nào? Theo em có mấy cách làm ra lịch? Nêu những cách đó?
- Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng và làm ra lịch.
Người xưa đã phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút.
- Có 2 cách làm lịch, đó là:
+ Người phương Đông: Dựa theo chu kỳ vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (cách tính này được gọi là Âm lịch)
+ Người phương Tây: Dựa theo chu kỳ vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: (cách tính này được gọi là Dương lịch).
Câu 3: Theo em thế giới có cần một thứ lịch chung hay không? Vì sao phải có thứ lịch chung đó? Đó là lịch gì?
Thế giới cần một thứ lịch chung. Vì: Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng. Nhu cầu cần có một thứ lịch chung được đặt ra. Dương lịch ngày càng hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.
Câu 4: Công lịch được tính như thế nào?
Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê- xu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN).
Theo công lịch:
+ 1 năm có 12 tháng = 365 ngày (năm nhuận thêm một ngày)
+ 1 thế kỷ = 100 năm
+ 1 thiên niên kỷ (TNK) = 1000 năm.
Ví dụ:
1. Tính thời gian từ năm 179 TCN đến năm 2017 là: 2017+ 179 = 2196 năm
2. Tính thời gian từ năm 111 TCN đến năm 2017 là: 2017+ 111= 2128 năm
3. Tính thời gian từ năm 40 đến năm 2017 là: 2017 - 40= 1977 năm
4. Tính thời gian từ năm 248 đến năm 2017 là: 2017 - 248= 1769 năm
BÀI 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Câu 1: Con người xuất hiện như thế nào?
- Cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm vượn cổ biến thành Người tối cổ (di cốt tìm thấy ở Đông Phi, Giava (In-đô-nê-xi-a) và gần Bắc Kinh (Trung Quốc)…
- Họ đi bằng 2 chân.
- Đôi tay tự do để sử dụng công cụ và kiếm thức ăn.
- Họ sống thành từng bầy ( vài chục người).
- Sống bằng hái lượm và săn bắt.
- Sống trong hang động hoặc những túp lều làm bằng cành cây, lợp lá khô.
- Công cụ lao động: mảnh tước đá, ghè đẽo thô sơ.
- Biết dùng lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn.
Þ Cuộc sống bấp bênh hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.
Câu 2: Người tinh khôn sống như thế nào?
- Người tinh khôn xuất hiện là bước nhảy vọt thứ hai của con người.
+ Lớp lông mỏng mất đi.
+ Họ sống theo thị tộc.
+ Làm chung, ăn chung.
- Biết trồng lúa, rau.
- Biết chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức.
Þ Cuộc sống ổn định hơn.
Câu 3: Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
- Nhờ công cụ kim loại.
+ Sản xuất phát triển.
+ Sản phẩm con người tạo ra đã đủ ăn và có dư thừa.
- Một số người đứng đầu thị tộc đã chiếm đoạt một phần của cải dư thừa.
- Xã hội xuất hiện tư hữu.
- Có sự phân hoá giàu, nghèo.
- Xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp xuất hiện.
BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở đâu và từ bao giờ?
Từ cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỉ III TCN, trên các lưu vực sông lớn: sông Nin ở Ai Cập, Ơ- phơ- rát và Ti- gơ- rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc ngày nay các quốc gia cổ đại ở phương Đông được hình thành. Đây là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người
Câu 2: Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trên lưu vực các con sông lớn?
Vì đất đai ven sông màu mỡ, nước tưới đầy đủ, dễ trồng trọt, cho năng suất cao, đảm bảo cuộc sống, do vậy cư dân tập trung về đây ngày càng đông, từ đó hình thành nên các quốc gia cổ.
Câu 3: Nền tảng kinh tế của các quốc gia phương Đông là gì?
- Nền tảng kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa nước ngày càng phát triển;
- Người ta cũng biết làm thủy lợi, đắp đê, ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng.
- Ngoài ra nghề chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công khác như: luyện kim, đúc đồng, làm đồ gốm, đóng thuyền, làm nhà và trao đổi sản phẩm giữa các vùng cũng phát triển.
Câu 4: Vì sao nông nghiệp là ngành kinh tế chính?
Nông nghiệp là ngành kinh tế chính vì: các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở lưu vực các con sông lớn, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, cho năng suất cao, lượng nước tưới quanh năm đầy đủ rất thuận lợi cho sự phát triển của nghề nông.
Câu 5: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm 3 tầng lớp:
+ Nông dân công xã: đông đảo nhất và là tầng lớp lao động sản xuất chính trong xã hội.
+ Quý tộc, quan lại: là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế. Đứng đầu là nhà vua nắm mọi quyền hành.
+ Nô lệ: là những người hèn kém, hầu hạ, phục dịch cho quý tộc; thân phận không khác gì con vật.
Câu 6: Em hiểu thế nào là nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông ?
Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước do : Vua đứng đầu, có quyền hành có quyền cao nhất trong mọi việc: từ việc đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, đến việc xét xử những người có tội…
Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương gồm toàn quý tộc (quan lại). Họ lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội.
Các bạn giúp mk giải bài tập tiếng anh sau nhé !!!!!
1. Kể tên các tính từ chỉ tâm trạng bất thường
Các bạn giải giúp mk nha mk đang cần gấp . Bạn nào giải đầy đủ và chính xác thì mk sẽ tick cho .
Chú ý : Trả lời bằng tiếng anh nha !!!! Thank you các bạn nhiều !!!
sad.bored,tired,sick,....
k mình nha và kb với mình
1+9000:2=?
16000 :80x100=?
Các bạn nhớ kb nhé lớp mấy cũng được!
Mk hết lượt kb rồi! Aikb sớm nhất mk tk cho nhé
Mấy bạn cũ thì mk tk câu khác cho nhé!
1+9000:2
=1+4500
4501
16000:80x100
=20x100
=2000
\(1+9000:2\)
\(=1+4500\)
\(=4501\)
\(16000:80\times100\)
\(=200\times100\)
\(=20000\)
k nha
thank you
Có ai biết bài đầu tiên trong sách Toán lớp 5 ko?
Nếu biết thì nhớ kb với mk luôn nhé, mk đang cần gấp.
Các bạn giúp mk nhé.
Thank you
Trả lời
Ôn tập: Khái niệm về phân số
Hok tốt
....................
Chương một:
Ôn tập và bổ sung về phân số.
Giải toán liên quan đến tỉ lệ.
Bảng đơn vị đo diện tích.
Bài đầu tiên là Ôn tập :khái niệm về phân số.
chúc học tốt!!!!
ÔN TẬP KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
HỌC TỐT NHÉ !!!!!!!!!!!
có tất cả bao nhiêu số có 3 chữ số chia hết cho 2 ; 5 và 9
các bạn làm nhanh lên nhé mk cần gấp ai nhanh nhất mà đúng mk tk cho mk đang giải toán
Số đầu là 180
Số cuối 990
Số số hạng là: (990 - 180) : 2 = 405( số)
Đáp số: 405 số chia hết cho 2, 5 và 9
có tất cả các số là:
2x9x5=341
đáp số:341
Mn giúp mk vs ạ
Làm hộ mk mấy bài văn nhé!!!(Các bn làm bài nào cx đc ạ)
Đ1 Tả cảnh nhộn nhịp sân trường e trong h ra chơi
Đ2 _______ lp hc trog h viết văn
Đ3 __ tiết hc mà e thik nhất
Đ4 __ ô Tiên
Đ5 _______ cánh đồng lúa quê e vào 1 buổi sáng đẹp trời
Các bn chọn làm đề nào cx đc nhưng làm nhanh giúp mk nhé....
5 bn có câu Tl đầu tiên mk sẽ tk cho nhé!!!
Thank you mn!!!!
$$_L-O-V-E_$$
Bài làm
Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.
Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.
Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.
Chúc học tốt nhé!!!
TẢ QUANG CẢNH SÂN TRƯỜNG VÀO GIỜ RA CHƠI
Trong quãng thời gian cắp sách đến trường, mỗi chúng ta đều có những kỉ niệm đáng nhớ. Còn với em, giờ ra chơi luôn là khoảng thời gian được mong đợi nhất. Bởi nó ắp đầy những kỉ niệm tuổi học trò.
Mỗi khi bác trống trường vang lên những tiếng gọi thân thương, trầm ấm: “ Tùng!..Tùng!..Tùng!..” , xé tan không gian yên lặng thì chẳng mấy chốc, từ các lớp học, vài tiếng reo khẽ vang lên. Học sinh chúng em ùa ra sân như bầy ong vỡ tổ. Giờ ra chơi là lúc để bọn em tiếp thêm năng lượng trong giờ học tiếp đó. Tiếng cười nói giòn tan khiến những chú chim sẻ đậu trên cành cây, giật mình hoảng hốt bay đi. Trên sân trường lúc này đầy ắp những đóa hoa di động, những cô cậu học trò tự tin, hồn nhiên trong bộ đồng phục gọn gàng, trắng tinh hòa với sắc đỏ tươi của chiếc khăn quàng. Ngôi trường như được bừng tỉnh, căng tràn sức sống. Dưới ánh nắng vàng ươm, những trò chơi diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết.
Dưới tán phượng vĩ, nơi những hàng ghế đá, mấy cậu bạn say sưa đọc những mẩu chuyện, nét mặt nghiêng nghiêng trên trang giấy. Đôi ba bạn nữ thủ thỉ tâm sự với nhau, những cái khoác vai khiến tình bạn thêm thắt chặt. Trên sân trường náo nhiệt nhất là trò chơi bóng đá. Trái bóng tròn được truyền khéo léo, linh hoạt có khi bay lên không trung, có khi ra ngoài vạch kẻ. Cổ động viên cổ vũ sôi động làm cuộc chơi thêm phần kịch tính.Mỗi lần ghi bàn, tiếng vỗ tay kêu ran không ngớt để tán thưởng thành tích của một “cầu thủ nhí”. Giọt mồ hôi lăn dài trên những gương mặt tràn đầy nhiệt huyết. Em phóng tầm nhìn ra một góc sân, một số bạn đang chơi nhảy dây. Cái nhún chân dẻo dai, nhịp nhàng khiến làn tóc tơ bay lên trong gió. Nụ cười hồn nhiên, rạng rỡ luôn hé mở trên nét mặt xinh tươi, dường như tất cả đều chơi hết mình vậy. Bác bàng già như cố gắng vươn dài tán thành chiếc ô khổng lồ để tia nắng khỏi lọt qua nơi chúng em vui đùa. Làn gió xinh, dịu dàng ghé thăm từng đám học trò như muốn làm vơi đi những giọt mồ hôi và hòa với niềm vui của chúng em. Chỗ kia vài bạn chơi đánh cầu, trái cầu lông bay lượn qua lưới mãi không đáp mặt đất. Tiếng chiếc vợt kêu vun vút với đường chuyền chuẩn xác, đẹp mắt. Các trò chơi vẫn tiếp diễn sôi nổi trong niềm háo hức, nó xua đi những mệt mỏi trong một giờ học. Có cậu bạn thiu thiu ngủ gật trên ghế đá, dưới tán phượng xanh mơn mởn. Chợt bị tiếng reo hò làm tỉnh giấc, cậu vui vẻ hòa vào không khí rộn ràng ấy.
Bỗng chiếc dùi cui điểm từng nhịp chậm rãi, rõ ràng “ Tùng... Tùng...Tùng” , báo hiệu giờ ra chơi kết thúc. Những trò chơi tạm hoãn lại, tiếng nói cười vãn dần. Dòng chảy từ từ tràn về các lớp, trả lại cho sân trường vẻ trang nghiêm, bình lặng như vốn có. Các cô cậu học trò chúng em lại lật giở những trang giấy, chăm chú hơn nghe cô giáo giảng bài.
Giờ ra chơi thật bổ ích. Nơi mái trường thân yêu ghi dấu bao kỉ niệm học trò của chúng em, em sẽ chẳng thể quên những giờ ra chơi, nó gắn kết thêm tình bạn của em và tiếp thêm năng lượng cho em để học tập hiệu quả hơn.
Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết văn
Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì lI. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.
Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.
Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá "tự do", chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.
Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy".
Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.
Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.
Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: "Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô". Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: "Thưa cô! Em chưa xong ạ! ", "Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ". Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: "Hùng ơi! Xong chưa? " "Tớ xong rồi! Còn cậu? " "Tớ cũng xong rồi! ". Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.
Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: "Có ạ! ". Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.
Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: "Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ". Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!
Tả lại một tiết học mà em thích nhất
Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.
Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.
Tả hình ảnh ông tiên
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
Tả cánh đồng quê em
Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình.
Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.
Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mới trông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?
Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy. Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.
Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vãng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đầy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chải, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy
Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.
Đề 5:
Bài làm
Sáng nay chủ nhật, không phải đi học, em cùng mẹ ra thăm đồng ruộng của nhà em. Dưới ánh nắng rực rỡ ban mai, cánh đồng trông như tấm thảm vàng trải rộng.
Nghe mẹ nói hôm nay lúa đã vào mùa gặt. Thảo nào xa xa em đã thấy cả cánh đồng lúa chín vàng rực, thân lúa đã ngả sang màu vàng sẫm, còn bông lúa uốn câu trĩu nặng. Cánh đồng trông thật đẹp, thỉnh thoảng những cơn gió lùa qua làm cho từng khoảng lúa lay động, dập dờn như sóng, đám này ngả rạp xuống, đám kia uyển chuyển nhô lên, như đôi tay thiếu nữ đang vờn múa.
Em đưa mắt dõi ra xa, có vài thửa ruộng lúa còn xanh, bông lúa chỉ mới hoe vàng ở phía cuối. Thân lúa mập xanh còn cứng cáp. Lúa chín vàng có vẻ đẹp riêng khác với lúa đang thì con gái. Nó không còn một màu xanh mượt mà trải dải như đang mời gọi thay vào đó là óng ánh vàng.
Sớm nay, trời thật xanh, bầu trời cao và rộng. Nắng nhẹ nhàng lan toả khắp cánh đồng, từng đám mây là là bay. Đâu đó đàn chim chao mình bay lượn, thỉnh thoảng chúng đậu trên đầu, trên cổ anh bù nhìn, nhảy nhót tung tăng rồi cất tiếng hót lảnh lót. Bất giác em cũng ư ử hát theo, lòng cảm thấy vui vui. Đưa tay ngắt nhẹ bông lúa cho vào miệng, một vị ngòn ngọt thơm mùi sữa tê đọng trên đầu lưỡi. Gió thoảng mùi thơm ngây ngất của lúa chín, khiến tâm hồn ta thêm phơi phới. Nhìn bao quát cánh đồng, em thấy quê mình thật đẹp. Đó đây có bóng người nhấp nhô trên đồng, những chú bé chăn trâu in hình trên con đường quê. Một dòng sông nhỏ thẳng tắp, len lỏi dẫn nước đến từng thửa ruộng. Hai bên bờ, những hàng phi lao toả bóng mát.
Mặt trời đã lên cao, nắng vàng rực rỡ khiến cả cánh đồng vàng óng hẳn lên, hương lúa càng nồng nàn ngây ngất. Em vui khi thấy quê mình đã vào mùa thu hoạch. Những hạt thóc vàng chất đầy trên xe là niềm vui của người nông dân, của từng gia đình. Em đã đi về mà âm thanh và mùi vị của cánh đồng lúa chín còn đọng mãi trong em.
Qua phà Rạch Miễu, xe vào thị xã Bến Tre. Từ đây, mẹ và em chỉ cần đi một chặng xe lam theo hướng Ba Tri là về tới quê nội. Khi xe dừng lại, trước mắt em là vạt lúa chín vàng.
Ở đây lúa không mênh mông đến no mắt như ở nhiều nơi khác mà luôn bị chắn bởi những vạt dừa. Đang những ngày cuối mùa mưa, nhiều cánh đồng lúa đã chín vàng và bà con nông dân đang hối hả thu hoạch vụ mùa.
Trời xanh ngắt. Những đám mây trắng bồng bềnh trôi. Nắng chói chang. Đang nắng nhưng có thể bất thần mây đen ùn ùn kéo tới, trút xuống một trận mưa xối xả để rồi tạnh ngay và trời lại xanh ngắt, nắng lại vàng tươi, mây trắng lại bồng bềnh trôi...
Rồi con đường liên huyện, qua một cây cầu gỗ, mẹ và em đi trên con đường rợp bóng dừa dẫn tới làng. Hai bên mép đường cỏ mọc xanh rì nhưng lòng đường không một cụm cỏ nào nhoi lên nổi. Những ổ gà còn đọng nước mưa. Hai bên đường là hai đồng lúa. Giống lúa mới thân thấp lùn, mập mạp, lá ngắn nhưng nhiều nhánh. Có vạt, lúa còn ngậm đòng. Có vạt, lúa đã no bông. Nhưng hầu hết là nhưng ruộng lúa đã chín vàng. Bông lúa nặng trĩu vàng ươm, hạt mẩy. Nhiều vạt lúa chín oằn thân, ngả rạp về một phía. Nó mời gọi con người hãy nhanh tay gặt về. Đôi chim cũng sà xuống một ruộng lúa chín kiếm ăn và mất hút trong đó. Một làn gió thoảng qua. Những cây lúa hơi chao mình như chào em. Dân làng đang tấp nập gặt hái trên nhiều thửa ruộng. Tiếng cười nói râm ran. Bà con quây bổ và đập lúa ngay tại ruộng. Mấy chú chim sẻ bạo dạn luẩn quẩn kiếm ăn ngay cạnh người. Cánh đồng lúa chín đang mùa gặt hái thật vui. Một đợt gió mạnh ào tới. Lá dừa xào xạc, sóng lúa lan lan. Đôi ba cái chồi nghỉ nép mình dưới gốc dừa. Trên đường dẫn đến làng bên, mấy bạn nhỏ đang vắt vẻo trên mình trâu và mấy chú trâu to kềnh càng đang thong thả gặm cỏ, vẻ thanh nhàn.
Xốn xang, ấm áp, ấy là tâm trạng của em mỗi lần được về thăm quê nội. Mỗi mùa cánh đồng nơi đây lại có một vẻ đẹp riêng mà mỗi lần trở về, em lại bắt gặp một vẻ đẹp mới. Và kìa, khuất sau vạt dừa cao là nhà nội. Phải chăng nội đang đứng dưới gốc dừa đầu hẻm đợi em? Em hăm hở bước nhanh hơn...