Đề : Lập dàn ý trình bày ý kiến về vấn đề đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay.
Hãy lập dàn ý chi tiết hoặc vẽ sơ đồ tư duy để trình bày ý kiến về vấn đề " Vai trò của việc thành thạo 1 hoặc 1 số ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay"
Hãy lập dàn ý chi tiết hoặc vẽ sơ đồ tư duy để trình bày ý kiến về vấn đề " Vai trò của việc thành thạo 1 hoặc 1 số ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay"
- Nêu được vấn đề xã hội cần đánh giá, bình luận.
- Làm rõ được bản chất và vai trò của vấn đề trong đời sống xã hội.
- Trình bày được ý kiến đánh giá, bình luận của cá nhân về vấn đề; biết phân tích, đánh giá ý kiến của người khác.
- Rút ra được ý nghĩa của việc đánh giá, bình luận về vấn đề.
- Thể hiện sự tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác đối với vấn đề bàn luận.
Có ý kiến cho rằng:"Đồng cảm và chia sẻ là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay". Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm xác đáng và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội. Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực, tiêu cực hoặc vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong cuộc sống. Ví dụ:
- Giúp người cao tuổi — một việc làm đẹp.
- Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh.
- Những hành vi đẹp và không đẹp trong khi tham gia giao thông đường bộ.
Vấn đề xã hội cũng có thể được rút ra từ những tác phẩm văn học (đã học, đọc) vì văn học luôn gắn với cuộc sống, luôn đặt ra các vấn đề cần giải quyết của cuộc sống. Chẳng hạn:
- Em hiểu thế nào là lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh dầu mùa (Thạch Lam)?
- Truyền thống “uống nước nhớ nguồn" của dân tộc được gợi ra sau khi học truyện ngắn Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư).
Trong cuộc đời chúng ta ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm, nhưng sau khi mắc lỗi chúng ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi không thể chỉ biết đổ lỗi cho người khác. Nếu việc đổ lỗi diễn ra thường xuyên nó sẽ trở thành một thói xấu khiến ta trở nên xấu xí trong mắt người khác.
Hay đổ lỗi cho người khác là một thói hư tật xấu cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù là lớn hay nhỏ thì điều đầu tiên cần làm đó là nhìn nhận, xem xét lại chính bản thân mình. Những lỗi lầm trong cuộc đời ta luôn xuất phát từ chính bản thân ta, chính vì vậy ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi có như thế ta mới có thể vững vàng, trưởng thành hơn trong cuộc sống. Thói hư tật xấu là tổng hợp của nhiều thói xấu khác nhau trong đó có đổ lỗi. Chúng ta luôn luôn phải nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ để nhận thức rõ những sai lầm của mình. Nếu ta chỉ biết đổ lỗi thì mãi mãi ta sẽ không thể khá lên được. Thử tưởng tượng nếu một người cả đời chỉ biết đổ lỗi thì liệu rằng anh ta có thể trở nên cứng cáp, vững chãi trước cuộc sống đầy những bất trắc này? Nếu chỉ biết đổ lỗi ta mãi mãi không thể trưởng thành và sẽ chẳng có ai muốn ở cạnh người hay đổ lỗi cả. Khi ta biết nhận lỗi cuộc sống của ta trở nên yên bình hơn rất nhiều, không cần phải lo lắng hay làm người khác khó chịu khi tiếp xúc. Người hay đổ lỗi là người không bao giờ nhận ra khuyết điểm của mình, luôn tự cho mình là đúng và đổ lỗi cho người khác sau mọi thất bại của mình. Một lời xin lỗi không khiến chúng ta trở nên kém cỏi, một hành động thể hiện sự biết lỗi không khiến chúng ta trở nên hèn mọn. Có sai có sửa, ta luôn cần cố gắng phát huy những điều này để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Khi chúng ta biết nhận lỗi, sửa lỗi chúng ta sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Vì vậy mong rằng sẽ không có ai mắc phải căn bệnh “đổ lỗi” này nữa.
trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội ( một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại )
Lập dàn ý thuyết trình về 1 vấn đề xã hội tự chọn
*Tham khảo:
Dàn ý thuyết trình về vấn đề xã hội tự chọn có thể được tổ chức theo các phần sau:
I. Giới thiệu
a. Giới thiệu chung về vấn đề xã hội được chọn
b. Tầm quan trọng của vấn đề trong xã hội hiện nay
c. Mục tiêu và ý nghĩa của thuyết trình
II. Nguyên nhân và tình trạng hiện tại của vấn đề
a. Phân tích các nguyên nhân gây ra vấn đề
b. Mô tả tình hình hiện tại của vấn đề trong xã hội
c. Các thống kê, dữ liệu hỗ trợ
III. Các ảnh hưởng của vấn đề
a. Ảnh hưởng đến cá nhân
b. Ảnh hưởng đến cộng đồng
c. Ảnh hưởng đến xã hội nói chung
IV. Các giải pháp đề xuất
a. Các giải pháp ngắn hạn
b. Các giải pháp dài hạn
c. Sự hỗ trợ từ cộng đồng và chính phủ
V. Thách thức và cơ hội
a. Những thách thức trong việc giải quyết vấn đề
b. Cơ hội có thể mở ra từ việc giải quyết vấn đề
VI. Kêu gọi hành động
a. Mời gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng
b. Thách thức mọi người tham gia và hành động
c. Mô tả những bước cụ thể để giải quyết vấn đề
VII. Tổng kết
a. Tóm tắt các điểm chính đã được trình bày
b. Tạo ấn tượng cuối cùng và khuyến khích hành động
Bạn rút ra được những lưu ý gì về cách trình bày ý kiến (viết và nói) về một vấn đề xã hội?
Một số lưu ý em rút ra được:
- Xác định được đề tài
- Xác định mục đích nói về viết, đối tượng hướng đến
- Thu thập tư liệu
- Lập dàn ý
- Xem lại và chỉnh sửa