Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Đức Dương
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 9 2019 lúc 7:20

a. Những chi tiết kì ảo:

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến và gặp, trò chuyện với Vũ Nương; được trở về dương thế.

- Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.

b. Ý nghĩa

- Tăng sức hấp dẫn bằng sự li kì và trí tượng tượng phong phú.

- Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương, một người dù đã ở thế giới khác, vẫn quan tâm đến chồng con, nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

- Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan.

- Khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với sự bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 10 2019 lúc 12:12

Chọn đáp án: D.

Giải thích: Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện góp phần làm cho chuyện trở nên huyền bí hơn.

Bình luận (0)
Lại Trí Dũng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
7 tháng 10 2017 lúc 19:59

   Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" đã được tác giả Nguyễn Dữ thể hiện thật nhiều ở phần kết với những yếu tố trong truyện cổ tích. Đó là chi tiết Phan Lang - người cùng làng với Vũ Nương nằm mộng thả rùa và khi Phan Lang chạy nạn bị chết đuối đã được thần rùa Linh Phi cho uống thuốc tiên sống lại, cho trở về trần gian. Đó là chi tiết Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang và trở về trên chiếc kiệu hoa lấp lánh giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện. Đây cũng là những chi tiết làm hoàn thiện nét đẹp tâm hồn của Vũ Nương: vẫn luôn khát khao được phục hồi danh dự, vẫn mong muốn được chàm lo cho chồng con, nhà cửa. Và đồng thời đây cũng là một kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời người tốt dù có bị nghi oan rồi cũng được đền trả xứng đáng và cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác.

 

Bình luận (0)
Lại Trí Dũng
7 tháng 10 2017 lúc 20:16

bạn có thể sơ đồ tư duy lại nó hoặc chia thành các luận điểm giúp mình được không

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
8 tháng 10 2017 lúc 11:40

hazz,cái đó hơi khó nghen

Bình luận (0)
Paper43
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 7 2021 lúc 19:32

Em tham khảo:

Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chi tiết cái bóng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cách kể chuyện (1). “Cái bóng” có ý nghĩa thắt nút và mở nút câu chuyện (2). Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng tình cảm của người cha, nên hàng đêm Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó (3). “Cái bóng” đã nói lên tình yêu sâu nặng mà nàng dành chồng, bởi nàng coi mình là hình còn chồng là bóng, gắn bó không rời dù xa vời cách trở! (4). “Cái bóng” còn là tấm lòng của người mẹ, nhắc nhở con về người cha nó chưa từng gặp mặt (5). Ngờ đâu, lòng thủy chung và sự hi sinh âm thầm của nàng lại phải trả giá bằng cái chết bi thảm (6). Bé Đản mới ba tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thít và không bao giờ bế nó nên khi Trương Sinh hỏi đã trả lời: “Thế ông cũng là cha tôi ư?” (7). Lời nói của bé Đản về người cha khác ( chính là cái bóng ) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thủy, nảy sinh thái độ ghen tuông của Trương Sinh và chàng lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi, đẩy nàng đến cái chết đầy oan ức (8). Ngòi bút nhà văn xót xa đau đớn, thể hiện sâu sắc trái tim nhân đạo của ông (9). Chung với tấm lòng dân gian, Nguyễn Dữ đau cùng nàng Vũ Nương tội nghiệp, bất hạnh: “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”….” (10). Bao nhiêu là đau đớn trong lời kêu than của Vũ Nương! (11).“Cái bóng” cũng là chi tiết mở nút câu chuyện (12). Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của mình trên tường (13). Bao nhiêu nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hóa giải nhờ “cái bóng” (14). Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết “cái bóng” đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức; giá trị tố cáo xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc, càng thêm sâu sắc hơn (15). Qua đó thấy được rằng tầm quan trọng của chi tiết cái bóng.

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Anh
10 tháng 5 2021 lúc 12:01

​1. Các chi tiết kì ảo là:

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.

- Vũ Nương hiện về trong cờ hoa rợp trời, trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.

2. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:

- Các chi tiết kì ảo (đặc biệt ở phần kết thúc truyện) làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì.

- Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

- Tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.

- Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta.

- Chi tiết kì ảo đồng thời cũng không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đôi ngả, hạnh phúc đã vĩnh viễn rời xa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Dung
10 tháng 5 2021 lúc 12:10

+ Các chi tiết kì ảo là :

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.

- Vũ Nương hiện về trong cờ hoa rợp trời, trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.

+ Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo ;

- các chi tiết kì ảo làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì .

- Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương:  là người phụ nữ nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

- Tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.

- Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta.

- Chi tiết kì ảo đồng thời cũng không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đôi ngả, hạnh phúc đã vĩnh viễn rời xa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Tâm Anh
10 tháng 5 2021 lúc 12:26

yếu tố kì ảo ; phan lang nằm mộng thả rùa mai xanh . phan lnag bị bão lm đắm thuyền , rồi đc linh phi ở dưới thủy cung cứu giúp . phan lang gặp vũ nương ở dưới thủy cung , vũ nương nhân đó gửi chiếc hoa vàng nhờ phan lang nói với trương sinh lâp đàn giải oan . khi trương sinh lập xong , vũ nương hiện về rực rỡ uy nghi , nói lời tạ từ rồi biến mất trong màn sương 
ý nghĩ : tạo nên tính sinh động , hấp dẫn cho câu truyện . hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của vũ nương 1 con người dù ở thế giới khác nhưng vẫn nặng tình nghĩa với chồng con , phần mộ tổ tiên , khao khát đc phục hồi danh dư . tạp nên 1 k/thuc có hậu cho tác phâm r, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về sự công bằng , người tốt sẽ đc đền trả  . đồng thời khẳng định niềm thương cảm của tác giả , tăng tính tố cáo cho tác phẩm 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ARandomGuy
Xem chi tiết
phan hồ thanh hoài
Xem chi tiết
Huong San
29 tháng 9 2018 lúc 12:55

Những yếu tố kì ảo:

+ Phan Lang thả rùa sau khi được báo mộng

+ Vũ Nương, Phan Lang lọt vào cung nước rùa thần

+ Các mĩ nhân cung trong nước

+ Phan Lang lên bờ gặp Trương Sinh và kể lại toàn bộ sự việc

=> Các yếu tố kì ảo gây hấp dẫn người đọc, mở rộng phạm vi hiện thực, tạo ra bằng chứng minh oan cho Vũ Nương, khẳng định tấm lòng trong tắng của nàng, những yếu tố và chi tiết này lại làm cho truyện càng thêm phần đặc sắc

Bình luận (0)
phan hồ thanh hoài
28 tháng 9 2018 lúc 22:28

GIUPS MK VS Ạ

Bình luận (0)
ngoc ngoc
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
15 tháng 8 2018 lúc 15:35

a. Truyền kì mạn lục: là ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ vốn được lưu truyền trong dân gian.

b. Các yếu tố kì ảo trong truyện:

- Vũ Nương chết được xuống Thủy Cung.

- Vũ Nương gặp Linh Phi (người cùng làng, nhân nằm mộng và cứu rùa xanh mà được cứu khỏi chết đuối)

- Vũ Nương trở về trong cờ hoa võng lọng, gặp Trương Sinh chốc lát rồi biến mất.

c. Chi tiết kì ảo cuối truyện tưởng như khiến chuyện có kết thúc có hậu nhưng vẫn nhấn mạnh tính bi kịch của truyện:

- Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan, gặp chàng để nói lời tạ từ, nhưng mãi chẳng thể trở về chốn dương gian.

- Bởi chế độ phong kiến hà khắc còn tồn tại, những người độc đoán gia trưởng như Trương Sinh còn đó thì Vũ Nương có sống lại thì cuộc sống gia đình cũng không được hạnh phúc, trọn vẹn.

=> Bởi vậy, mà người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, có công dung ngôn hạnh như Vũ Nương, vốn chỉ mong cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc trước sau vẫn chịu kết cục bi thương. Tính bi kịch của câu chuyện không vì những chi tiết cuối truyện mà bị giảm đi. Đó chỉ là chút xót thương, bênh vực của tác giả, thể hiện mong muốn của nhân dân: có oan thì sẽ được giải oan, ngay trong cuộc sống thực, không phải ở cõi khác.

Bình luận (0)