Những câu hỏi liên quan
Thiên Thiên
Xem chi tiết
Lưu Mỹ Hạnh
20 tháng 2 2018 lúc 19:46

Có bn nhé

Vì :

Có từ nghi vấn : bao giờ

Kết thúc bằng dấu ?

Ko bt có đúng ko nx !!!

Bình luận (0)
Nguyễn Diệu Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
Trần Đình Thiên
30 tháng 7 2023 lúc 21:34

Biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên giúp tạo ra hình ảnh sống động và gần gũi với người đọc. Bằng cách nhân hóa tre, tác giả đã biến nó thành một nhân vật có tính cách và cảm xúc. Tre được miêu tả như một người có thân gầy guộc, lá mong manh nhưng lại có khả năng tàn tật nên thành tre xanh tươi. Từ đó, tác giả muốn truyền đạt ý nghĩa về sự mạnh mẽ và kiên cường của trẻ, dù ở bất kỳ địa điểm nào, nó vẫn có thể sinh trưởng và phát triển. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp tạo ra sự gần gũi và thân thiện với đối tượng miêu tả, từ đó tạo nên sự tương tác và cảm xúc với người đọc.

Bình luận (0)
Quốc Việt Trần Doãn
Xem chi tiết
Bỉ ngạn hoa
Xem chi tiết
❤✫ Key ✫ ღ  Đóm ღ❤
16 tháng 4 2019 lúc 11:18

Tre Việt Nam là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến “chuyện ngày xưa” - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.mik chưa chắc đúng
Bình luận (0)
I. Mở bài:

- Nêu tên: Người ta âu yếm gọi tôi là cây tre, một cái tên giản dị để phân biệt với những loại cây khác. 
- Nêu nguồn gốc, xuất xứ của bản thân: 
"Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
"

(Không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chỉ biết từ lâu tôi đã gắn bó với cuộc sống của người Việt Nam).

II. Thân bài:1. Sự tồn tại:

- Tôi có mặt ở khắp mọi miền của Tổ quốc, được trồng trên bờ ao, trên bờ sông hiền hòa, thơ mộng "Quê hương tôi có con sông xanh biếc - Nước gương trong soi tóc những hàng tre", thậm chí họ hàng nhà tôi còn được trồng ở nơi cằn cỗi nhất "Ở đâu tre cũng xanh tươi - Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu".

- Đâu đâu cũng thấy bóng tre: Từ thôn xóm bản làng đến những mái đình, mái chùa cổ kính... "Bóng tre trùm mát rượi". Thậm chí tôi còn được ưu ái làm một người lính trông giữ lăng Hồ chủ tịch - con người vĩ đại của nước Việt Nam "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác - Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát".

2. Đặc điểm:

- "Thân gầy guộc, lá mong manh" - Nguyễn Duy.

- Lá nhỏ, thuôn, dài, màu xanh lục, lá già chuyển màu vàng tươi, khô dần và rụng xuống.

- Khi rụng, lá rơi theo gió, hững hờ, lượn mấy vòng, xoáy rồi rớt xuống con kênh như chiếc thuyền nan trôi theo dòng nước.

- Thân thẳng như ý chí kiên định của người Việt Nam. Thân màu xanh, có nhiều đốt (như minh chứng cho câu truyện cổ tích "Cây tre trăm đốt" của người xưa).

- Cây tre thể hiện sự quần tụ: được trồng thành từng bụi, không mọc riêng rẽ, khăng khít, gắn bó truyền kiếp.

- Cây con được gọi là măng,thân mang nhỏ, có lá bọc bên ngoài "có manh áo cộc tre nhường cho con"=>thấy được tinh thần "tương thân tương ái" và hình tượng "tre già măng mọc" trở thành biểu trưng cho sức sống bất diệt.

3. Tác dụng:

a, Trong kháng chiến:

- Tre trỏ thành vũ khí lợi hại:giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh: Hình ảnh Thánh Gióng nhổ khóm tre bên đường đánh tan giặc Ân trong văn học dân tộc như là minh chứng cho sức mạnh của dòng họ nhà tre.

- Tre được sử dụng làm chông, làm gậy, bẫy ngăn quân thù.

b, Trong thời bình:

- Là bóng mát, nơi nghỉ chân của những người làm đồng mệt mỏi,

- Làm chắt đánh chuyền của trẻ nhỏ.

- Làm điếu cày.

- Làm sáo, tiêu...dụng cụ âm nhạc.

- Làm vật dụng thông thường: tăm tre, đũa tre...

- Làm lạt gói bánh chưng.

...

III. Kết bài:

Vì cuộc sống của tôi gắn liền với cuộc đời của con người Việt Nam vì vậy tôi trở thành biểu trưng cho tình yêu, lòng thủy chung, và sức sống đời đời bất diệt:

"Mai sau...mai sau...mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
"

Bình luận (0)
❤✫ Key ✫ ღ  Đóm ღ❤
16 tháng 4 2019 lúc 11:19

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng…

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất. Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

 

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ. Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

 

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp.Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền – đức tính Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Nhi
Xem chi tiết
Mai Anh
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
26 tháng 2 2020 lúc 16:56

Từ đơn: tre, xanh, chuyện, thân, lá, lũy, thành, ơi, cũng, đất, đã, có, mà, sao, nên, ở, đâu

Từ ghép: tre xanh, tự bao giờ, ngày xưa, bờ tre, xanh tươi, đất sỏi, cho dù, đất vôi, bạc màu

Từ láy: gầy guộc, mong manh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngô Bá Hùng
Xem chi tiết
huynh van duong
Xem chi tiết
•Ƙεɱ ɗâʉ⁀ᶦᵈᵒᶫ
20 tháng 12 2019 lúc 11:08

Trong câu thơ trên có các từ chỉ hình tượng :

- Gầy guộc, mong manh => từ tượng hình gợi tả dáng vóc của người.

- Kham khổ, cần cù => từ tượng hình gợi tả trạng thái của con người.

hk_ tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa