Hãy dựng ảnh S' của điểm sáng S trên hình 43.3
Trên hình 42 – 43.3 SBT có vẽ trục chính Δ, quang tâm O, hai tiêu điểm F, F’ của một thấu kính, hai tia ló 1, 2 cho ảnh S’ của điểm sáng S. Bằng cách vẽ, hãy xác định điểm sáng S.
Xác định điểm sáng S bằng cách vẽ như hình 42-43.3a
- Tia ló 1 đi qua tiêu điểm F’, vậy tia tới là tia đi song song với trục chính của thấu kính. Tia ló 2 là tia đi song song với trục chính, vậy tia tới là tia đi qua tiêu điểm của thấu kính.
- Từ I vẽ tia song song với trục chính Δ. Nối K với F. Hai đường trên cắt nhau ở S, ta được điểm sáng S cần vẽ.
Hãy dựng ảnh S' của điếm sáng S trên hình 43.3 SGK.
Dùng 2 trong 3 tia đặc biệt đã học để dựng ảnh (H.43.3a)
+ Tia tới SI là tia đi song song với trục chính nên cho tia ló đi qua tiêu điểm F’
+ Tia tới SO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng
Hai tia ló trên giao nhau tại S’, ta thu được ảnh thật S’ của S qua thấu kính.
Trên hình 42 – 43.3 SBT có vẽ trục chính Δ, quang tâm O, hai tiêu điểm F, F’ của một thấu kính, hai tia ló 1, 2 cho ảnh S’ của điểm sáng S. Vì sao em biết thấu kính đã cho là hội tụ?
Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ vì chùm tia ló ra khỏi thấu kính cắt nhau tại ảnh S’ và S’ là ảnh thật.
Hình 44 -45.3 vẽ trục chính Δ, quang tâm O, hai điểm F, F' của một thấu kính, hai tia ló 1, 2 của hai tia tới xuất phát từ một điểm sáng S. Bằng cách vẽ, hãy xác định ảnh S' và điểm sáng S.
Phương pháp xác định S và S':
- Xác định ảnh S': Kéo dài tia ló số 2, cắt đường kéo dài của tia ló 1 tại đâu thì đó là S'.
- Xác định điểm S:
+ Vì tia ló (1) cắt thấu kính tại I và có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F nên tia tới của nó phải đi song song với trục chính của thấu kính. Do đó từ I kẻ tia song song với trục chính Δ ta thu được tia tới (1)
+ Tia ló (2) qua quang tâm O → tia tới (2) trùng với phương của tia ló (20. Do đó, ta kéo dài tia ló (2) qua O thu được tia tới (2)
+ Giao điểm của 2 tia tới (1) và (2) là điểm sáng S cần tìm.
Hình vẽ:
Hình 44 -45.2 vẽ trục chính Δ của một thấu kính, S là một điểm sáng, S' là ảnh của S. Bằng cách vẽ hãy xác định quang tâm O, tiêu điểm F, F' của thấu kính đã cho.
Cách xác định tâm O, F, F' của thấu kính:
- Nối S và S' cắt trục chính của thấu kính tại O.
- Dựng đường thẳng vuông góc với trục chính của thấu kính tại O.
- Từ S dựng tia tới SI song song với trục chính của thấu kính. Nối I với S' cắt trục chính tại tiêu điểm F, lấy F’ đối xứng với F qua O ta được tiêu điểm thứ hai.
Hình 42 – 43.2 SBT cho biết Δ là trục chính của một thấu kính, S là điểm sáng, S’ là ảnh của S tạo bởi thấu kính đó. Vì sao em biết thấu kính đó là hội tụ? Bằng cách vẽ hãy xác định quang tâm O, hai tiêu điểm F, F’ của thấu kính đã cho.
Vì điểm sáng S qua thấu kính cho ảnh thật nên thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ.
+ Xác định quang tâm O, hai tiêu điểm F và F’ bằng cách:
- Nối S với S’ cắt trục chính Δ của thấu kính tại O
- Dựng đường thẳng vuông góc với trục chính tại O. Đó là vị trí đặt thấu kính.
- Từ S dựng tia tới SI song song với trục chính của thấu kính. Nối I với S’ cắt trục chính tại tiêu điểm F’.
- Lấy F đối xứng với F’ qua O (OF = OF’) ta được tiêu điểm vật F.
+ Hình vẽ:
Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng. Hãy nêu cách dựng ảnh và vẽ ảnh của điểm sáng S?
Trên hình vẽ, xy là trục chính của thấu kính, O là quang tâm, S’ là ảnh của điểm sáng S cho bởi thấu kính. Biết độ lớn tiêu cự của thấu kính |f| = 20 cm và SS’ = 18 cm. Cho S dao động điều hòa theo phương vuông góc với trục chính với biên độ 5 cm thì ảnh S’ dao động điều hòa với biên độ gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 8 cm.
B. 10 cm
C. 12 cm.
D. 4 cm
Thấu kính phân kì có tiêu cự f=-10cm. Một điểm sáng S trên trục chính cho ảnh S' qua thấu kính. Biết S' cách S 5cm. Tìm vị trí của S và S'.
Trên hình vẽ, xy là trục chính của thấu kính hội tụ (tiêu cự f), I là điểm trên trục chính cách quang tâm một khoảng 2f, S’ là ảnh thật S của điểm sáng S cho bởi thấu kính. Biết các khoảng cách SI = 24 cm, SS’ = 64 cm. Tiêu cự của thấu kính bằng
A. 7,6 cm hoặc 12 cm.
B. 20 cm hoặc 31,6 cm.
C. 15 cm hoặc 7,6 cm.
D. 12 cm hoặc 18 cm.