-Tại sao đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long lại phát triển mạnh nghề trồng lúa nước?
-Biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng gì đến tài nguyên đất ở nước ta?
Nước ta có mấy nhóm đất chính? Nêu đặc tính chung của các nhóm.Tại sao đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long lại phát triển mạnh nghề trồng lúa nước ? Biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng gì đến tài nguyên đất ở nước ta ?
-Nước ta có 3 nhóm đất chính
-đặc tính :
+ nhóm đất feralit: chứa ít mùn, chúa, nhiều set, có màu đồ vàng do nhiều hợp chất sắt và nhôm. thích hợp trong các loại cây công nghiệp.
+nhóm đất mùn núi cao: xốp nhiều mùn, màu xám hoặc đen. trồng rừng.
+ nhóm đất bồi tụ phù xa: tôi, xốp, ít chua , giàu mùn. để canh tác, độ phì nhiêu cao. phù xa sông, phù xa biển. thích hợp trong nhiều loại cây trồng , đồng bằng là cây lúa.
- vì có đất bồi tụ phù xa.
Điểm khác nhau trong sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là
A. gia cầm phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, còn ở Đồng bằng sông Hồng là chăn nuôi gia súc lớn.
B. cây trồng vụ đông chỉ phát triển ở Đồng bằng sông Hồng trong khi ở Đồng bằng sông Cửu Long không có.
C. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng hoa lớn nhất nước trong khi Đồng bằng sông Hồng là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất.
D. Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lúa lớn nhất còn Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa cao nhất.
Giải thích nha !!!
Cho bảng số liệu sau:
Tình hình sản xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long và cả nước, năm 2010
a) Hãy so sánh tình hình sản xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước rút ra nhận xét.
b) Giải thích vì sao bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
a) So sánh tình hình sản xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
-Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước (chiếm 52,7% diện tích và 54,0% sản lượng lúa cả nước).
-Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai cả nước (chiếm 15,4% diện tích và 17,0 sản lượng lúa cả nước).
-Đồng bằng sông Hồng có năng suất cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (dẫn chứng).
-Đồng bằng sông Cửu Long có bình quân lương thực đầu người gấp 2,5 lần cả nước, trong khi Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực thấp hơn bình quân chung của cả nước.
b) Bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng lại thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước do dân số dông (mặc dù đây là vùng trọng diểm lương thực thứ hai cả nước).
Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản?
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là do:
- Có vùng biển rộng và ấm quanh năm.
- Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giông tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn.
- Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn.
- Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá, tôm phong phú chính là nguồn thức ăn đế nuôi tôm, cá hầu hết ở các địa phương.
nêu các loại tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, khí hậu, nước và biển đảo) ở đồng bằng sông cửu long
Tại sao vùng đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ?
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:
+ Giáp các vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú.
+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.
+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm
+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.
+ Nguồn gien thủy sản tự nhiên phong phú, đa dậng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết ỗ...
+ Nguồn thức ăn khá dồi dào của trồng trọt, chăn' nuôi
+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.
chúc bạn thi tốt
vì ở đây có lượng nước dồi dào , phù sa màu mỡ thuận lợi cho việc trồng lúa nước và nghề đánh bắt thủy sản
Ở nước ta, vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi phát triển là do:
A. có lực lượng lao động đông đảo, có kinh nghiệm trong chăn nuôi.
B. Các giống vật nuôi địa phương đa dạng, có giá trị kinh tế cao.
C. có nguồn thức ăn phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. có điều kiện tự nhiên thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào.
Chọn: C.
Nhờ có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú (từ ngành trồng trọt), thị trường tiêu thụ rộng lớn (tập trung đông dân cư, gần vùng có nhu cầu cao, nhu cầu nước ngoài).
Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản?
* Thế mạnh để đồng bằng sông Cửu Long phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Diện tích vùng nước trên cạn, trên biển lớn.
+ Nguồn cá tôm dồi dào: nước ngọt, nước mặn, nước lợ.
+ Có các bãi cá, tôm trên biển rộng lớn.
+ Nhiều thức ăn, nhiều lũ.
+ Nhiều ngư trường lớn, biển ấm quanh năm.
+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.
+ Ba mặt giáp biển.
- Nguồn lao động :
+ Lực lượng lao động dồi dào.
+ Lao động có kinh nghiệm, tay nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.
+ Một bộ phận nhỏ dân cư làm nghề nuôi trồng và khai thác thỷ sản.
- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.
- Đồng bằng sông Cửu Long có thị trường tiêu thụ thuỷ sản rộng, lớn ở các nước trong khu vực, EU, Nhật, Bắc Mĩ...
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:
+ Giáp các vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú.
+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.
+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm
+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.
+ Nguồn gien thủy sản tự nhiên phong phú, đa dậng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết ỗ...
+ Nguồn thức ăn khá dồi dào của trồng trọt, chăn' nuôi + Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:
+ Giáp các vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú.
+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.
+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm
+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.
+ Nguồn gien thủy sản tự nhiên phong phú, đa dậng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết ỗ...
+ Nguồn thức ăn khá dồi dào của trồng trọt, chăn' nuôi + Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.
Căn cứ vào biểu đồ và các bài 35,36, hãy cho biết:
a) Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản? (về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ...)
b) Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu?
c) Những khó khăn hiện nay trong ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long . nêu biện pháp khắc phục?
a) Thế mạnh để phát triển thủy sản:
- Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước trên cạn và trên biển lớn;nguồn cá tôm dồi dào: nước ngọt, nước mặn, nước lợ, các bãi tôm , cá trên biển rộng lớn.
- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Người dân Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng linh hoạt với nến kinh tế thị trường , năng động , nhạy cảm với cái mới trong sản xuất và kinh doanh.
- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thủy sản; sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.
- Thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long có thị trường tiêu thụ rộng lớn: các nước trong khu vực, EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ.
b) Bởi vì:
- Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước rộng lớn (vùng ven biển: nuôi tôm sú, tôm thẻ; trong mương vườn: tôm càng xanh), đặc biệt trên bán đảo Cà Mau.
- Nguồn lao động dồi dào, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường, do nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn, nếu trúng mùa, trúng giá, người dân rất sẵn sàng đầu tư lớn, chấp nhận rủi ro, sẵn sàng tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới để phát triển nghề nuôi tôm xuất khẩu.
- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến tôm để xuất khẩu.
- Thị trường tiêu thụ : thị trường xuất khẩu tôm (EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ) là nhân tố quan trọng kích thích nghề nuôi thủy sản xuất khẩu.
c)
- Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long: vấn đề đầu tư cho đánh bắt xa bờ, hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao, chủ động nguồn giống an toàn và năng suất, chất lượng cao, chủ động thị trường, chủ động tránh né các rào cản của các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.
- Biện pháp khắc phục: tăng cường nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để người dân đầu tư nâng cấp và đóng mới tàu thuyền đánh bắt xa bờ, khuyến khích các cơ sở công nghiệp thay đổi dây chuyền, công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống các trung tâm, trạm, trại nghiên cứu, lai tạo giống chất lượng cao, quảng bá sản phẩm trên mạng Internet, tìm kiếm thị trường tiêu thụ