Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Bá Tài Anh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 6 2019 lúc 4:52

Biểu hiện của tư tưởng nhân đạo:

- Ca ngợi, khẳng định những giá trị tốt đẹp của con người

- Tố cáo, lên án những thế lực đen tối, phản động, chà đạp lên phẩm chất và nhân cách con người

- Tin tưởng vào bản chất tốt đẹp, lương thiện của con người

- Bảo vệ bênh vực quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, nhất là phụ nữ và trẻ em

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hằng
8 tháng 5 2021 lúc 7:31

Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm của mình là “Đoạn trường tân thanh” nhưng nhân dân ta quen gọi là “Truyện Kiều” vì:

- Toàn bộ tác phẩm xoay quanh cuộc đời và số phận của nàng Kiều, nàng là nhân vật chính, là nhân vật trung tâm của truyện. Lấy tên nhân vật chính làm nhan đề cho tác phẩm cũng là điều dễ thấy.

- Bên cạnh đó, thân phận của nàng Kiều cũng giống như thân phận của biết bao phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nỗi bất hạnh, vì vậy mà nàng Kiều hiện lên thật gần gũi, người đọc cảm thông với những nỗi bất hạnh của Kiều và yêu mến những phầm chất tót đẹp của nàng. Vì vậy, gọi tên “Truyện Kiều” cũng là cách để thể hiện tình cảm của nhân dân ta với Thúy Kiều.

- Tên gọi “Truyện Kiều” dễ nhớ, dễ đọc, gần gũi với người đọc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Song Tuyên
8 tháng 5 2021 lúc 12:21

 trong số người đọc chúng ta ít ai có thể hiểu được số phận đau khổ của người phụ nữa xưa,chúng ta gọi là truyện Kiều bởi nhân vật Kiều  một người phụ nữ tượng trưng và tiêu biểu cho những người phụ nữ ấy

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Hoàng Yến Vy
8 tháng 5 2021 lúc 21:33

vì:

- Toàn bộ tác phẩm xoay quanh cuộc đời và số phận của nàng Kiều, nàng là nhân vật chính, là nhân vật trung tâm của truyện. Lấy tên nhân vật chính làm nhan đề cho tác phẩm cũng là điều dễ thấy.

- Bên cạnh đó, thân phận của nàng Kiều cũng giống như thân phận của biết bao phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nỗi bất hạnh, vì vậy mà nàng Kiều hiện lên thật gần gũi, người đọc cảm thông với những nỗi bất hạnh của Kiều và yêu mến những phầm chất tót đẹp của nàng. Vì vậy, gọi tên “Truyện Kiều” cũng là cách để thể hiện tình cảm của nhân dân ta với Thúy Kiều.

- Tên gọi “Truyện Kiều” dễ nhớ, dễ đọc, gần gũi với người đọc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
tamanh nguyen
Xem chi tiết
nthv_.
21 tháng 10 2021 lúc 20:12

Truyện thơ (thơ lục bát)

Bình luận (0)
RF huy
Xem chi tiết

Câu 1: Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền Văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du đã được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về Văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sự của giai thoại cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự ngiệp văn học của ông gồm những tác phẩm rất có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như '' Thanh Hiên thi tập '', '' Đoạn trường tâm thanh '', ....

- Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nói nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng: 

+) Giúp chúng ta hình dung rõ nét được về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.

+) Hơn thế nữa, các tác phẩm đặc biệt nhất là Truyện Kiều đều đã thể hiện được tất cả những tư tưởng nhân đạo rõ nét.

+) Qua đó, chúng ta hiểu được nguyên nhân sâu sắc tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho những độc giả đều thu hút và thành công đến thế. 

Câu 3: Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều đã được ra đời từ cách đây rất lâu rồi nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến cho con người ta vô tình quên đi mất những giá trị tinh hoa của các tác phẩm Văn học, thơ ca thì '' Truyện Kiều '' vẫn còn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của nó không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà còn có ở khắp tất cả mọi nơi trên các đất nước thế giới. 

- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy những giá trị của Truyện Kiều - Nguyễn Du trong tình hình/ hoàn cảnh hiện nay: Phát huy giá trị của Truyện Kiều ra khắp các nước ở trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiếng khác nhau. 

+) Tuyên truyền những ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại cho chúng ta. 

+) Gìn giữ nó, tuyệt đối không thể để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi những hạt bụi của thời gian. 

Câu 4: Theo tôi nghĩ, nó có ý nghĩa rất to lớn đối với các thế hệ sau. Nó nhắc nhở học sinh chúng ta về nét đẹp văn hóa của cả dân tộc Việt Nam, đó là một điều rất đáng để tự hào. Nó còn nhắc nhở ta về công lao của đại thi hào Nguyễn Du, dã có công đưa tác phẩm Truyện Kiều trở thành một kiệt tác lớn. Truyện Kiều là thể hiện của Nguyễn Du về một ước mơ - cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Qủa thật, tác phẩm là tiếng lòng, nỗi niềm của tác giả đã hi vọng đến mai sau để lại cho hậu thế nhiều niềm xúc động đồng cảm thật tha thiết làm sao! Cuộc thi này thật sự có rất nhiều ý nghĩa lớn trong việc nhắc nhở thế hệ mai sau về một kiệt tác, đỉnh cao tinh hoa của Văn học dân tộc. 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trinh Nguyễn
Xem chi tiết
meme
3 tháng 9 2023 lúc 7:42

"Truyện Kiều" của Nguyễn Du là một tác phẩm văn học Việt Nam nổi tiếng và có giá trị về cả nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm kể về cuộc đời bi thảm của Kiều, một cô gái trẻ xinh đẹp và tài năng, bị ép buộc vào những hoàn cảnh khó khăn và đau khổ. Từ đó, tác giả đã khắc họa một cách tinh tế những nỗi đau, sự hy sinh và lòng trung thành của nhân vật chính. "Truyện Kiều" cũng được coi là một tác phẩm nghệ thuật với những câu thơ uyển chuyển, sắc sảo và ý nghĩa sâu sắc. Tác phẩm đã góp phần làm nên văn học Việt Nam và được coi là một biểu tượng văn hóa của dân tộc.

Bình luận (0)
chang
Xem chi tiết
Milly BLINK ARMY 97
2 tháng 9 2021 lúc 11:38

Tham khảo:

Nguyễn Du là đại thi hào nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, là cha đẻ của kiệt tác “Truyện Kiều” để đời cho nhân loại. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng truyện thơ, thúc đẩy thể loại này phát triển. Với “Truyện kiều”, Nguyễn Du đã mang một hơi thở mới cho văn học trung đại Việt Nam. Lần đầu tiên, người ta bắt gặp một câu chuyện đời, chuyện người được diễn tả trọn vẹn bằng 3254 câu thơ lục bát, không câu nào trùng với câu nào.Với việc vận dụng thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc Nguyễn Du đã kể cho người đọc nghe câu chuyện về tài nữ Thuý Kiều - một kiếp hồng nhan bạc phận. Kiều là một cô gái con nhà vương giả, có mối nhân duyên trời định với chàng Kim. Do bị hãm hại, gia đình kiều gặp nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha, để rồi từ đó cô rơi vào kiếp lầu xanh đầy tủi nhục, bẽ bàng. Trải qua biết bao thăng trầm, qua tay biết bao nam tử, cuối cùng kiều cũng chẳng tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho chính mình. Cô đành lỡ mất mối duyên với Kim Trọng, để lại cho người đời câu chuyện đầy xót thương cho một kiếp người. Có thể nói, với “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã thực sự thành công và để lại tiếng vang lớn trong lịch sử văn học nước nhà.

Bình luận (0)
Milly BLINK ARMY 97
2 tháng 9 2021 lúc 11:39

Tham khảo:

Nguyễn Du là một trong những cây bút sáng trong văn học Việt Nam , là nhà văn trong truyện hiện đại , đã đóng góp rất lớn cho công cuộc cách mạng Việt Nam và những tác phẩm tiêu biểu của ông như " Truyện Kiều , Đoạn trường Tân thành , Trao duyên .. " Nguyễn du là một nhà thơ dẫn đầu truyện hiện đại , tạo ra những tác phẩm đi vào lòng người , ông còn được khắc họa vào những danh nhân văn hóa Thế giới giúp cho Việt Nam đi lên một tần lớp mới . Ông còn là người có tinh thần nhân đạo sâu sắc, có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật , thất ngôn luật, ca, hành... Đặc biệt Truyện Kiều của ông giúp ta dễ hiểu hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa mỗi tác phẩm, tâm tình hay tình cảm mà tác giả dành vào từng tác phẩm đó . Chính vì thế , Nguyễn Du là một con người suy nghĩ nhiều về cuộc sống đương thời, có thái độ yêu ghét khá rõ trước cái tốt cái xấu, nhưng không sao thoát khỏi buồn phiền vì không giải thích nổi cuộc đời và không biết phải làm thế nào để thay đổi cuộc đời đó . Tóm lại , những gì ông để lại là một gia tài , một kinh nghiệm quí gía để lại cho con cháu sau này . 

Bình luận (0)
ßé•ɡấʉッ
Xem chi tiết
ßé•ɡấʉッ
29 tháng 8 2020 lúc 17:31

Không chép mạng nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Hà Anh
29 tháng 8 2020 lúc 17:35

1.Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên sinh ngày 3-1-1766 mất năm 1820. Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự nghiệp văn học của ông gồm những tác phẩm có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như "Thanh Hiên thi tập", "Đoạn trường tân thanh",...

 Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:

+ Giúp chúng ta hình dung rõ nét về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du, đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.

+ Hơn thế nữa, các tác phẩm mà đặc biệt là Truyện Kiều đều thể hiện tư tưởng nhân đạo rõ nét.

+ Qua đó, chúng ta hiểu được sâu sắc nguyên nhân tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho bạn đọc đều thu hút và thành công đến thế.

2.Một vấn đề then chốt trong nghiên cứu Truyện Kiều hiện nay là xác định tính sáng tạo của Truyện Kiều của Nguyễn Du, một tác phẩm sáng tác dựa vào cốt truyện và nhân vật của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, nhưng lại trở thành một kiệt tác nghệ thuật vô song.

Con đường duy nhất để giải quyết vấn đề là khám phá cái thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du được xây dựng trên một cốt truyện có sẵn đó. Truyện Kiều của Nguyễn Du mang quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du, một quan niệm thể hiện cách nhìn, cách cảm, hệ thống giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của ông gắn liền với truyền thống văn hoá dân tộc.

Truyện Kiều của Nguyễn Du bảo tồn được phần lớn tinh hoa của nguyên bản tiểu thuyết Trung Quốc tuy có tăng giảm về nội dung và nghệ thuật của nguyên tác, song phần nhiều vẫn bảo tồn được, vì vậy có cống hiến cho sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và Việt Nam. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm đáng được khẳng định. Truyện Kiều của Trung Quốc bị mai một, thậm chí bị đánh giá thấp trong thời gian dài. Hiện tượng kỳ lạ đó chứng tỏ chúng ta vẫn còn thiếu nhận thức đầy đủ về kho báu văn học nghệ thuật phong phú mà tổ tiên để lại cho chúng ta; công tác nghiên cứu văn học cổ đại về cơ bản vẫn dừng ở một số ít tác giả và tác phẩm nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn mà chưa hứng thú bao nhiêu với tác giả và tác phẩm loại hai. Việc nghiên cứu cô lập đó không thể thích hợp với tình hình phát triển của học thuật hiện nay. Vì vậy, việc đi sâu vào công tác nghiên cứu tiểu thuyết quý giá cuối đời Minh đầu đời Thanh có tác dụng gợi mở quan trọng nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu toàn bộ văn học cổ điển của nước ta. Tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân cần được đánh giá lại ảnh, hưởng quan trọng của nó trong lịch sử văn học Trung Quốc và lịch sử văn học thế giới cần được thừa nhận và đánh giá công bằng. Mệnh đề “tiểu thuyết tài tử giai nhân” không thể khái quát một cách khoa học tất cả tiểu thuyết bạch thoại của các văn nhân mà tuyến cốt truyện là tình yêu và hôn nhân. Cần phân tích so sánh nhiều tác phẩm với nhau, nhận thức lại bộ mặt vốn có của số tiểu thuyết này, bổ sung những đoạn còn yếu trong lịch sử tiểu thuyết truyền thống. Chúng ta thấy rất rõ hai tác phẩm này có cùng một cốt truyện, cùng một hệ thống nhân vật và cả kết cấu tự sự. Thế nhưng Nguyễn Du đã đem tài năng của mình vào để thay đổi số phận của tác phẩm. Ông biến nó thành viên ngọc sáng của phương Đông, trải qua bao thế kỉ vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học.Nguyễn Du thực sự đã thay một tấm áo mới cho tác phẩm. Những cái mới trong Truyện Kiều mà Thanh Tâm Tài Nhân đã không làm được trong Kim Vân Kiều truyện của mình có phải là nguyên nhân chính của sự khác biệt? Một bên là văn xuôi tự sự một bên là truyện thơ – thể loại khác nhau thì thông điệp nghệ thuật làm sao có thể giống nhau? Rõ ràng truyện thơ có nhiều ưu thế hơn hẳn trong việc thể hiện cảm xúc, đồng thời nó cũng dễ chạm vào trái tim bạn đọc hơn là ngôn ngữ của một cuốn tiểu thuyết. Không chỉ thế Nguyễn Du đã đem thiên nhiên vào trong tác phẩm của mình – một thiên nhiên thực nhưng cũng có khi là thiên nhiên của cảm xúc, tâm tưởng. Trong khi đó Kim Vân Kiều truyện hoàn toàn vắng bóng thiên nhiên. Nguyễn Du xây dựng lại các tình tiết cũng như hình tượng nhân vật của nguyên tác cho phù hợp với suy nghĩ, cảm nhận của mình. Đó là cái riêng và cũng là cái sáng tạo làm nên sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm. Công lao của Thanh Tâm Tài Nhân không nhỏ. Không có Thanh Tâm Tài Nhân thì ắt hẳn không thể có Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhưng cũng lại phải nói cho công bằng, chính nhờ Truyện Kiều của Nguyễn Du ngày một nổi tiếng, vượt ra khỏi biên giới nước mình, mới là một động cơ để những học giả như ông Đồng Văn Thành cố gắng làm cho Kim Vân Kiều truyện được độc giả trong và ngoài Trung Hoa quan tâm tới lại. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tác phẩm tiểu thuyết chương hồi thuộc thể tài văn xuôi, kết cấu theo thời gian, theo trình tự diễn biến của các sự kiện, theo quá trình hành động của các nhân vật. Nó thiên về mô tả sự kiện, đi sâu miêu tả thực tại, khắc họa chân dung nhân vật một cách cụ thể - điều mà đôi khi ta cảm thấy hơi khó chịu. Cũng như các tiểu thuyết chương hồi khác, tác phẩm gần như không đề cập đến diễn biến tâm lý nhân vật mà chỉ có các biến cố, hành động của nhân vật. Tác phẩm lại đặc biệt coi trọng mâu thuẫn xung đột, tập trung mô tả nhiều chi tiết để tô đậm một tính cách nào đấy của nhân vật. Diện mạo nhân vật gần như chỉ là những nét chấm phá chứ không miêu tả cụ thể. Trong tác phẩm, tác giả cũng đã đưa vào những đoạn thơ, bài phú miêu tả thiên nhiên, nhưng thiên nhiên ấy lại bị tách rời khỏi cốt truyện và đôi khi lại không gắn bó gì với tâm trạng của nhân vật. Trong khi đó, Truyện Kiều lại là một cuốn truyện thơ, một tác phẩm văn học vừa cổ điển vừa hiện đại, có sự hài hòa giữa hình thức và nội dung. Các nhân vật trong tác phẩm, các vấn đề xã hội không đợi tác giả tự thuật lại nhiều mà tự nó có thể tự hiện diện, tự bộc lộ một cách tinh vi. Nguyễn Du đã biến thể loại tiểu thuyết khô khan thành thơ lục bát - thể thơ của riêng dân tộc ta,mục đích là để thơ ca đi vào đời sống con người, thân thuộc, giản dị.Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng tất cả những gì gần gũi nhất để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ. Nguyễn Du chỉ dựa vào cái sườn của cốt truyện văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân mà sang tạo ra hẳn một thi phẩm của riêng mình. Cần phải nói rõ ràng rằng, trong lao động nghệ thuật thì sự sáng tạo của người nghệ sĩ là điều quan trọng hơn cả, không chỉ sáng tạo ở số liệu mà cái quan trọng hơn là cách nhào nặn dữ liệu để tạo nên những hình tượng nghệ thuật, những nhân vật điển hình có cá tính và có ý nghĩa khái quát. Trải qua hàng trăm năm, với biết bao thăng trầm của cuộc sống, Truyện Kiều vẫn nóng bỏng hơi thở của nó, vẫn trường tồn sức sống trong lòng mọi thế hệ độc giả.Đóng góp của Thanh Tâm Tài Nhân là không nhỏ, nhưng chúng ta cũng không thể không thừa nhận rằng chính Nguyễn Du mới là người mang đến thành công rực rỡ cho Truyện Kiều, nâng Truyện Kiều lên trở thành tiếng nói của dân tộc. .

3. Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều được ra đời cách đây rất lâu nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến con người ta vô tình quên đi những giá trị tinh hoa của các tác phẩm văn học, thơ ca thì "Truyện Kiều" vẫn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của "Truyện Kiều" không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà nó còn ở cả khắp các nước trên thế giới.

- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay:

+ Phát huy giá trị của "Truyện Kiều" ra khắp các nước trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiêng khác nhau.

+ Tuyên truyền ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại.

+ Gìn giữ nó, tuyệt đối không để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi bụi thời gian.

4.

 Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh sinh viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động kỉ niệm 255 năm Ngày sinh, tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820), khẳng định công lao của ông cho đất nước và nhân loại, từ đó giáo dục truyền thống yêu nước.

- Cuộc thi làm chúng ta nhớ đến công lao to lớn của Nguyễn Du trong công cuộc đóng góp lớn về phát triển và sáng tác đặt nền móng cho thơ ca Việt Nam

- Việc tổ chức cuộc thi có thể làm cho chúng ta có thể tìm hiểu sâu rộng hơn về Nguyễn Du và những tác phẩm nổi tiếng của ông, sau đó có thể học hỏi và chỉ dạy cho những người khác về kĩ thuật làm thơ của ông, và nó có thể đem lại ấn tượng mạnh cho những thế hệ đời sau về và hình tượng cao cả của ông.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Mai Anh
29 tháng 8 2020 lúc 17:36

Hà Anh bạn làm đúng đấy

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thanh Thanh
Xem chi tiết
nthv_.
4 tháng 10 2021 lúc 10:41

sgk trang 79, nó có ghi á.

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Quỳnh
4 tháng 10 2021 lúc 10:42

- Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước

Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng trong một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “Êm đềm chướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Trong buổi đi chơi xuân, Thúy Kiều đã gặp Kim Trọng, một người thư sinh “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp đẽ, sau đó hai người đã đính ước với nhau.

- Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc  

Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Thúy Kiều bị mắc oan, nàng đã bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha, nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó Thúy Kiều được Thúc Sinh chuộc ra nhưng vợ của hắn ta là Hoạn Thư là người ghen tuông tàn nhẫn, Thúy Kiều bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, Thúy Kiều gặp Từ Hải, người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”, Từ Hải đã giúp Thúy Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Thúy Kiều đau đớn trầm mình xuống sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu lần hai. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.

- Phần thứ ba: Đoàn tụ

Kim Trọng sau nửa năm chịu tang chú đã trở lại tìm Kiều, biết Kiều bán mình cứu cha thì đau lòng khôn nguôi. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Dù kết duyên với Thúy Vân nhưng Kim Trọng vẫn lưu luyến mối tình với Kiều, chàng cất công tìm kiếm, gặp được Thúy Kiều, gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ “danh tiết” và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.nhưng cả hai nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

3. Giá trị nội dung

- Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, phẩm chất và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc.



 

Bình luận (0)