Dưới thời pháp thuộc, các giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi như thế nào?
Dưới thời Pháp thuộc, các giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi như thế nào?
- Địa chủ phong kiến:
+ Đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng tăng thêm.
+ Địa vị kinh tế được tăng cường, nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các địa phương.
+ Một số bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Nông dân:
+ Chiếm số lượng đông đảo, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, bị phá sản, có người phải bỏ làng quê đi làm thuê. Cuộc sống của họ cực khổ trăm bề.
+ Có tinh thần yêu nước và hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
Chính sách khai thác bóc lột của thực dân pháp đã làm ảnh hưởng đến xã hội việt nam, trong đó giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân đã có những thay đổi như thế nào? Em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc có tần lớp công nhân.
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến xã hội Việt Nam rất nhiều. Các đặc điểm của tác động này bao gồm:
- Pháp đã áp đặt chế độ thuế và hạn chế thương mại, gây ra sự bất công và khó khăn cho người dân Việt Nam.
- Pháp đã áp đặt các chính sách phân biệt chủng tộc và đàn áp các phong trào đấu tranh độc lập của người dân Việt Nam, gây ra sự bất ổn và xung đột trong xã hội.
- Pháp đã khai thác tài nguyên và đưa chúng về châu Âu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của các nước phương Tây, gây ra sự thiếu hụt tài nguyên và làm giảm năng suất nông nghiệp của Việt Nam.
Đối với giải phóng dân tộc, các tầng lớp giai cấp trong xã hội có thái độ khác nhau. Các tầng lớp nông dân và công nhân thường ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, vì họ là những người bị đàn áp và khai thác nặng nề nhất. Các tầng lớp trí thức và quý tộc thì có thái độ khác nhau, có người ủng hộ và có người phản đối. Tuy nhiên, với sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, nhiều người trong các tầng lớp này cũng đã tham gia và ủng hộ phong trào này.
Chính sách khai thác bóc lột của thực dân pháp đã làm ảnh hưởng đến xã hội việt nam trong đó giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân đã có những thay đổi?
giúp mik nha
- Những biến động lớn của các giai cấp cũ :
+ Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến trở nên giàu có, được Pháp
nâng đỡ, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc
chèn ép, ít nhiều có tinh thần yêu nước.
+ Giai cấp nông dân có số lượng đông đảo nhất, bị áp bức, bóc lột nặng nề, căm
thù đế quốc và phong kiến.
- Các giai cấp, tầng lớp xã hội mới :
+ Công nhân (xuất hiện từ cuối thế kỉ XIX) ngày càng đông, phần lớn xuất thân từ
nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy..., bị bóc lột thậm tệ, lương
thấp nên đời sống khổ cực. Họ sớm có tinh thần yêu nước, tích cực tham gia phong
trào chống đế quốc, cải thiện đời sống.
+ Tầng lớp tư sản, xuất thân từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ
công, chủ hãng buôn,... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, gồm những chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở
buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do,...
Câu 1: Em hãy phân tích sự thay đổi của giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân đối với cách mạng phong trào giải phóng dân tộc cuối XIX đầu thế kỉ XX
Câu 2: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam 1897-1914, Pháp tập trung khai thác nhiều nhất vào lĩnh vực nào ? Vì sao ?
tk :
https://ukunifair.vn/chinh-sach-khai-thac-thuoc-dia-cua-thuc-dan-phap-va-nhung-chuyen-bien-ve-kinh-te-xa-hoi-o-viet-nam-giai-lich-su-8/
Dưới thời Pháp thuộc, các giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi như thế nào ?
* Địa chủ phong kiến:
- Một bộ phận địa chủ phong kiến đầu hàng làm tay sai, cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân, số lượng ngày càng tăng thêm.
- Địa vị kinh tế được tăng cường, nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các địa phương.
- Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
* Nông dân:
- Cuộc sống của người nông dân cực khổ trăm bề.
+ Bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu nhiều thứ thuế và khoản phụ thu khác.
+ Những người nông dân bị phá sản, có người ở lại nông thôn làm tá điền, một số phải bỏ làng quê đi làm phu cho các đồn điền hoặc ra thành thị kiếm sống,…
- Có tinh thần yêu nước, hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
*Địa chủ phong kiến:
- Đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng tăng thêm.
- Địa vị kinh tế được tăng cường, nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các địa phương.
- Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
*Nông dân:
- Chiếm số lượng đông đảo, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, bị phá sản, có người phải bỏ làng đi làm thuê.
- Có tinh thần yêu nước và hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
Câu trả lời ngắn gọn hơn nè mọi người:3
Các giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân dưới thời Pháp thuộc có những thay đổi sau:
-Địa chủ phong kiến:
+đã đầu hàng làm tay sai cho thực dân Pháp số lượng ngày càng tăng thêm .
+địa vị kinh tế tăng cường nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các địa phương một số bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức bóc lột nhân dân .
-Nông dân:
+chiếm số lượng đông đảo, bị cướp đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa bị phá sản .
+có tinh thần yêu nước và hăng hái tham gia đấu tranh chống đế quốc.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.
Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.
Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.
Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tại Việt Nam?
A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
C. Nông dân, địa chủ phong kiến.
D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.
Đáp án B
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.
- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới
Câu 1 Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế diễn ra như thế nào
Câu 2 Mục đích của phong trào Cần Vương
Câu 3 Thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
Câu 4 Vì sao một số quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra những đề nghị cải cách
Câu 5 Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp ở nước ta trong chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp để lại hệ quả gì
Câu 6 Vẽ sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương? Nêu nhận xét về bộ máy nhà nước này
Câu 7 Dưới thời Pháp thuộc các giai cấp địa chủ phong kiến và nhân dân có những thay đổi như thế nào
Câu 8 So sánh sự khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần Vương
Câu 1 :
Diễn biến:
- Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.
Câu 2 :
Mục đích của phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt Nam là giúp vua cứu nước, đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập.
Câu 3 :
Khởi nghĩa Ba Đình
(1886 - 1887)
Ng lãnh đạo : Phạm Bành, Đinh Công Tráng
Địa bàn hoạt động :Ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê thuộc huyện Nga Sơn (Thanh Hóa)
Nguyên nhân thất bại :
- Xây dựng căn cứ Ba Đình còn nhiều hạn chế.
- Thực dân Pháp đàn áp dã man
- Diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc
- Chưa có sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn (những hạn chế của thời đại)
Ý nghĩa, bài học
- Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp
- Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau
Khởi nghĩa Bãi Sậy
(1883 - 1892)
Ng lãnh đạo : Nguyễn Thiện Thuật
Địa bàn hđ : Nổ ra ở Bãi Sậy (Hưng Yên) sau lan rộng ra các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình,…
Ng nhân thất bại :
- Tổ chức, lực lượng còn yếu kém
- Thực dân Pháp đàn áp dã man
- Diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc
- Chưa có sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn (những hạn chế của thời đại)
Ý nghĩa , bài học :
- Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp
- Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau
Khởi nghĩa Hương Khê
(1885 - 1896)
Ng lãnh đạo : Phan Đình Phùng
Địa bàn hđ : 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Ng nhân thất bại :
- Tổ chức, lực lượng còn yếu kém
- Thực dân Pháp đàn áp dã man
- Diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc
- Chưa có sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn (những hạn chế của thời đại)
Ý nghĩa, bài học :
- Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp
- Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau
Câu 4 :
Các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách vì:
- Tình trạng đất nước ngày một nguy khốn: kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng rối ren.
- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.
- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến những thành tựu của nền văn hoá phương Tây và nhận thấy canh tân đất nước là việc làm cấp bách lúc bấy giờ.
Câu 6 :
Nhận xét: về hệ thống chính quyền của Pháp :
+ Chặt chẽ , với tay xuống tận nông thôn .
+ Kết hợp giữa nhà nước thực dân và phong kiến .
+ Chia Việt Nam thành ba quốc gia riêng biệt là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ .
+ Tất cả đều phục vụ cho lợi ích tư bản Pháp .
Câu 7 :
* Địa chủ phong kiến:
- Một bộ phận địa chủ phong kiến đầu hàng làm tay sai, cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân, số lượng ngày càng tăng thêm.
- Địa vị kinh tế được tăng cường, nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các địa phương.
- Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
* Nông dân:
- Chiếm số lượng đông đảo, cuộc sống của người nông dân cực khổ trăm bề.
+ Bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu nhiều thứ thuế và khoản phụ thu khác.
+ Những người nông dân bị phá sản, có người ở lại nông thôn làm tá điền, một số phải bỏ làng quê đi làm phu cho các đồn điền hoặc ra thành thị kiếm sống,…
- Có tinh thần yêu nước, hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
Câu 13: Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu u là?
A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô
C. Quý tộc địa chủ và nông nô, nô tì
D. Lãnh chú phong kiến và nông dân lĩnh canh
Câu 15. Dưới thời của Đinh Bộ Lĩnh, đất nước ta đến năm nào được bình yên trở lại
A. Đầu năm 967
B. Đầu năm 965
C. Cuối năm 965
D. Cuối năm 967
Em hãy phân tích sự thay đổi của giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân đối với cách mạng phong trào giải phóng dân tộc cuối XIX đầu thế kỉ XX?