Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 4 2018 lúc 2:01

a, Tác giả tập trung vào những yếu tố nổi trội riêng của từng loài (tiếng kêu, cách bay, thói quen, hình dáng…) tạo nên sự phong phú, đa dạng.

   - Chim bồ các kêu "váng" lên

   - Cậu sáo sậu, sáo đen đậu lên cả lưng trâu mà hót mừng được mùa.

   - Chim ngói sạt qua.

   - Nhạn vùng vẫy tít mây xanh "chéc, chéc"

   - Bìm bịp "suốt đêm ngày rúc rích trong bụi cây.

   - Diều hâu bay cao, mũi khoằm, đánh hơi tinh.

   - Chèo bẻo "những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu tới tấp bay đến.

   - Qụa lia lia láu láu…

→ Loài chim hiền được miêu tả bằng tiếng kêu và tiếng hót, loài trung gian được qua miêu tả màu sắc và tiếng kêu, loài chim ác qua miêu tả hoạt động bắt mồi và cách sinh tồn.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 9 2017 lúc 14:02

b, Tác giả kết hợp giữa tả và kể khá nhuần nhuyễn, tuần tự.

  - Sự kết hợp giữa kể, tả trong mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài:

   + Việc tranh cướp mồi giữa diều hâu và chèo bẻo.

   + Tranh mồi giữa chèo bẻo và chim cắt.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 8 2019 lúc 4:07

c, Tác giả kết hợp kể, tả về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát tinh tế , vừa thay đổi được giọng văn mềm mại uyển chuyển.

   - Thể hiện sự quan sát tỉ mỉ, nhấn mạnh vào đặc điểm riêng biệt của loài chim như một xã hội loài người có hiền, dữ, mâu thuẫn được giải quyết bằng bạo lực…

   → Tình cảm, sự gắn bó mật thiết giữa tác giả với thiên nhiên.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
qwerty
25 tháng 4 2017 lúc 9:37

Câu 1:

a. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.

b. Đầu tiên là nhóm những loài chim "đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả" (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói…, sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,…).

c. Lời kể rất tự nhiên

- Cách tả mỗi con vật đều độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hóa mà thế giới chim như thế giới con người rất sinh động.

- Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ. Thí dụ: Ai nghe tiếng bìm bịp kêu

– Nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hóa nen loài chim này.

--> Ông ta tự nhận mình là bịp nên tiếng chim là "bìm bịp". --> Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu --> Chim rúc trong các bụi cây vì là kẻ ác --> Chim kêu thì chim ác, chim xấu mới ra mặt.

Câu 2:

a. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là "cầu nối" (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động.

b. Kết hợp tả và kể: Ví dụ: Chim bìm bịp.

- Giời khoác cho nó bộ cánh nâu (tả).

- Những câu còn lại là kể.

c. Trong từng loài chim tác giả đã quan sát và nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt. Thế giới chim liên kết thành một xã hội như loài người: có hiền, có dữ, có mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực… Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên.

Câu 3: Chất liệu văn hóa dân gian.

- Thành ngữ: Kẻ cắp gặp bà già (xem chú thích (7) trang 113).

- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri - Chim ri là dì sáo sậu ...

- Kể chuyện: Câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp. Cách cảm nhận này tạo cho chúng ta hình dung thế giới loài chim như loài người, tính cách ứng xử giống người nhưng nó có thể làm ta ác cảm với những con chim theo tác giả là "ác" mà thực tế không như vậy.

Câu 4:

Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 10 2023 lúc 15:06

Chọn D.

Bình luận (0)
Nguyễn Đánh Lộn
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 12 2018 lúc 5:04

a, Tác giả quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa:

- Các con vật trước cơn mưa: mối trẻ, mối già bay, gà con ẩn nấp, kiến hành quân đầy đường

- Cây cối trước khi mưa: mía múa gươm, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre gỡ tóc, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa.

- Trong cơn mưa: cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá hả hê…

- Những động từ được sử dụng: hành quân, múa, rung tai, đu đưa… kết hợp với các tính từ: rối rít, trọc lốc, mù trắng, chốc chốc

→ Góp phần diễn tả sinh động cảnh vật lúc trời mưa

Bình luận (0)
TANG GIA BAO
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
11 tháng 3 2020 lúc 8:16

Nhận xét :Văn bản''Bài học đường đời đầu tiên'' cho thấy Tô Hoài có tài quan sát, nghệ thuật miêu tả hình dáng, tính tình của Dế Mèn rất độc đáo. Ông viết truyện này khi mới 16 tuổi, thật tài ba và chững chạc. Bài học về sự khao khát sống tự do, độc lập, tinh thần lao động để sống, không nên ngông cuồng mà làm điều ngu dại, biết ăn năn, hối hận về những khuyết điểm của mình. Cách kể chuyện giản dị, tự nhiên mà chân thành, tạo được nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc.Bằng tài năng nghệ thuật của mình, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.

Rút ra : Cần phải bt quan sát loài vật tỉ mỉ.,chi tiết , miêu tả một cách sinh động cụ thể. phải bt kết hợp vs 1 số phương thức biểu đạt để lm cho bài văn trở nên hay hơn.

học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thái Thịnh
11 tháng 3 2020 lúc 8:17

Nhận xét: Thông qua nghệ thuật so sánh, nhân hóa, Tô Hoài đã được tác giả gắn cho một tính cách và 1 cá tính riêng. Dế Mèn trở thành 1 chàng dế cường tráng và tự nhận mình nổi trội hơn tất cả mọi người . 

Rút ra: Cần phải biết quan sát loài vật tỉ mỉ, chi tiết, miêu tả một cách sinh động cụ thể. Phải kết hợp phương thức biểu đạt để làm cho bài văn thêm hay hơn!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ta là dệ nhất Quốc Sư HO...
Xem chi tiết
•๛♡长เℓℓëɾ•✰ツ
15 tháng 4 2020 lúc 16:44

Câu 1

Những ấn tượng ban đầu của tác giả:

    + Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện

    + Tất cả đều màu xanh

    + Âm thanh rì rào bất tận

    + Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu

⟹ Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.

⟹ Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau

                                              ~Học tốt!~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lan Nguyen
3 tháng 3 2021 lúc 17:15

Hello trần Hổ

Bình luận (0)
Ngu Thị Ngu
Xem chi tiết