Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Xuân
Xem chi tiết
Tuấn Linh Nguyễn
3 tháng 5 2018 lúc 16:23

cảnh tương phản trong đoạn văn trên:

 Người dân: chân lấm tay bùn, ra sức chống lũ >< quan : trong chiều đình, ung dung không chút lo lắng (dẫu nước to cũng không việc gì)

=>dụng ý của tác giả : thể hiện sự thờ ở, vô trách nghiệm của tên quan phụ mẫu.

phamletrongvinh
4 tháng 5 2018 lúc 17:20

Phép tương phản được sử dụng :

cảnh dân chúng khốn khổ vật lộn với thiên tai , bão lũ > < cảnh quan chọn cho mình một chỗ an toàn , nhàn nhạ chơi tổ tôm

\(\rightarrow\)T/D : Thể hiện sự đối lập giữa một bên là đan chúng đang phải chống chọi với thiên tai và một bên là thái độ thờ ơ , vô trách nhiệm đến mức độc ác của quan lại đương thời.

KNocha
Xem chi tiết
⭐Hannie⭐
17 tháng 4 2022 lúc 14:13

Tham khảo

Qua truyện ngắn Sống chết mặc bay, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công chân dung một viên quan phụ mẫu độc ác, sa đọa và vô nhân tính. Quan phụ mẫu, danh xưng đó được gọi nên từ bao yêu thương của con dân, với kì vọng vào một vị quan liêm minh công chính, thương dân như con. Thế nhưng, sự thật là gì? Khi muôn dân oằn mình dưới mưa bão, lũ lụt, quan cha mẹ lại ngồi trong đình cao đánh bài, hút thuốc phiện. Khi muôn dân đau đớn đến van nài, tìm kiếm sự giúp đỡ, thì quan cha mẹ can tâm đánh đuổi đi để tiếp tục tập trung cho việc quan trọng hơn là đánh đề. Khi muôn dân mất trắng tất cả dưới dòng nước lũ tàn độc, đến tính mạng cũng khó dữ, thì quan cha mẹ lại sung sướng vỡ òa khi được ù ván bài. Thông qua sự tương phản tuyệt vọng ấy, hình ảnh viên quan phụ mẫu đã được khắc họa rõ nét, với sự vô lương tâm và độc ác (Câu bị động). Một kẻ như thế, lại được gọi bằng cái tên “quan phụ mẫu”, thật mỉa mai thay, thật đắng cay thay cho biết bao số phận tội nghiệp đang chìm nổi ở ngoài kia.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 2 2017 lúc 8:56

- Hai mặt tương phản trong truyện:

Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng

b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo

   + Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử

   + Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên

⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực

Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn

   + Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm

   + Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga

⇒ Quan lại tắc trách, tham lam

c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã

   + Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà

   + Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị

   + Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ

→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại

d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:

   + Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại

   + Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ

   + Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 5 2017 lúc 8:27

Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc và vô trách nhiệm của viên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu trong sinh hoạt của cá nhân y. Nhưng y đánh bạc khi làm công vụ, cụ thể là khi đi hộ đê, liên quan đến tính mạng và tài sản của dân chúng thì đó là sự vô trách nhiệm. Y thắng ván bài đã chờ thì y sung sướng là lẽ thường tình. Nhưng y thắng bài khi đê vỡ, y sung sướng khi bao người dân khổ sở, cùng cực thì sự vui mừng của y là một hành động phi nhân tính của kẻ lòng lang dạ thú. Chính sự kết hợp này đã làm cho tính chất tố cáo và phê phán thêm sâu sắc.

Hoàng Thu Huyền
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
8 tháng 5 2019 lúc 11:30

Chỉ có lời nói độc thoại của Va-ren, còn Phan Bội Châu im lặng. Từ đó cho thấy Va-ren chỉ hứa suông, là kẻ thực dụng, đê tiện, sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được mục đích, quyền lợi cá nhân. Phan Bội Châu là anh hùng dân tộc, kiên trung, bất khuất, đại diện cho tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam.

Nguyễn Thùy Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
23 tháng 6 2020 lúc 11:24

       Câu hỏi của 7A3 lop       

bạn tham khảo link này nhé !  

https://olm.vn/hoi-dap/detail/257970036939.html

Khách vãng lai đã xóa
Gia Hân Vũ
Xem chi tiết
Phong Thần
4 tháng 9 2021 lúc 17:49

- Chi tiết cho thấy rõ mối quan hệ tương phản giữa cảnh vật và tâm trạng con người khi tạo ra sự đối lập tương phản này: "Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc mộ ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này."

 

Tác dụng: Khắc họa rõ nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay. Tạo cảm giác não nề góp phần làm sâu sắc thêm tâm trạng cho hai anh em. Cảnh thiên nhiên  là phương tiện để tác giả ký thác tâm trạng buồn thương của nhân vật lên.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

Cách đặt nhan đề có mối tương quan chặt chẽ với nội dung của văn bản, vì VB trình bày 3 nội dung chính:

1. Hình ảnh tàu điện trong quá khứ.

2. Hiện tại – thời điểm người viết viết bài này – hệ thống tàu điện đã bị gỡ bỏ.

3. Đề xuất xây dựng hệ thống tàu điện hiện đại nhưng vẫn mang hình bóng của tàu điện lịch sử.

Yến Vy Trần
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
19 tháng 2 2019 lúc 13:53

a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương theo Hoài Thanh là xuất phát từ tình yêu thương con người, sau đó mở rộng ra là lòng thương muôn vật, muôn loài. Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ ấn độ thể hiện dụng ý của tác giả đó là khẳng định mối quan hệ giữa văn chương, nghệ thuật và đời sống. Văn chương được khơi gợi từ đời sống và vẻ đẹp chân thực giản dị của cuộc sống là nguồn cảm hứng lớn đối với thi nhân.

b. Tác giả còn đề cập tới công dụng của văn chương đó là: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, gợi cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương vừa có tác dụng khơi gợi, vừa có tác dụng cảm hóa, làm thay đổi con người, khiến con người sống nhân văn, nhân ái, chan hòa hơn.

c. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng sau đó đưa ra kết luận về nguồn gốc, công dụng của văn chương. Cách lập luận ấy vừa chặt chẽ, vừa thuyết phục người đọc. Khiến văn bản hấp dẫn và gây ấn tượng được với độc giả.