Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 1 2019 lúc 3:30

- Nhân vật được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập:

   + Va- ren ( kẻ bất lương thống trị) >< Phan Bội Châu ( người cách mạng vĩ đại đang thất thế)

   + Tác giả dùng nhiều ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách Va- ren

   + Đối lập với Va- ren là Phan Bội Châu luôn im lặng, điềm tĩnh

→ Cách viết vừa tả, vừa gợi sinh động, thâm thúy

- Trong cuộc thoại tưởng tượng giữa Va-ren và Phan Bội Châu thì chỉ có Va- ren nói, Phan Bội Châu im lặng

   + Ngôn ngữ Va-ren là độc thoại

- Ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ của Varen chứng tỏ:

   + Qua lời nói, cử chỉ bộc lộ y là người nham hiểm, thâm độc

   + Không ngừng ngọt nhạt, dụ dỗ, lừa phỉnh một cách bịp bợm, trắng trợn

- Ngược lại, Phan Bội Châu ngoan cường, điềm đạm

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 12 2019 lúc 13:37

Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối Phan Bội Châu chỉ im lặng. Ông phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 12 2018 lúc 13:11

Bằng khả năng tưởng tượng và hư cấu vô cùng phong phú, với giọng văn sắc sảo, tác giả đã thành công trong việc khắc hoạ hai nhân vật, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc:

• Phan Bội châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam. Đứng trước lời dụ dỗ, mua chuộc của một kẻ có quyền lực cao nhất ở Đông Dương lúc bấy giờ - Va-ren, nhưng Phan Bội Châu không những không sợ mà còn không hề bị thuyết phục bởi lời lẽ đường mật của Va-ren. Ông chỉ im lặng suốt cuộc trò chuyện.

• Va-ren: ba hoa, huênh hoang như một con rối, gian dối, lố bịch, xảo quyệt, kẻ phản bội nhục nhã, thậm chí là hèn hạ và đê tiện, là đại diện cho thực dân Pháp phản động, tầng lớp thống trị tàn bạo ở Đông Dương lúc bấy giờ.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 6 2017 lúc 7:12

Truyện không thể kết thúc ở: “…cũng như Va-ren không hiểu Bội Châu”

- Truyện sẽ kém thú vị, hấp dẫn nếu không có lời bình hấp dẫn và sắc sảo của tác giả

- Chữ “không hiểu” được giải thích một nửa ( không phải vì không hiểu tiếng nói của nhau vì đã có thông ngôn), bỏ ngỏ để độc giả tự ngẫm.

- Ý nghĩa chi tiết đoạn kết:

   + Phan Bội Châu vẫn giữ im lặng thể hiện thái độ khinh bỉ trước sự ba hoa, khoác lác của Varen

   + Sự im lặng của Phan Bội Châu cho thấy bản lĩnh kiên cường trước tên Toàn quyền Đông Dương

No name
Xem chi tiết
nguyễn minh ngọc
18 tháng 3 2019 lúc 22:11

Trong bài " Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu " , ta thấy được Va - ren vốn là đảng viên xã hội Pháp , nhưng lại phản đảng và được cử làm Toàn quyền Đông Dương ngay sau khi Toàn quyền cũ là Méc - lanh bị giết hại . Va - ren là một kẻ phản bội , lừa đảo ,đáng để khinh bỉ , đại diện cho xã hội thực dân Pháp . 

Phan Bội Châu là lãnh tụ của phong trào Đông du và Việt Nam Quang phục hội . Nhưng trong một lần chiến đấu , ông bị giặc bắt vè nước và bị xử án tù chung thân . Mặc kệ những lời dụ ngon ngọt của Va - ren nhưng ông quyết tâm giữ vững ý chí quyết tâm , lòng yêu nước nồng nàn , không vì ham lợi lộc , ham sống mà phản lại tổ quốc .Thấy được Phan Bội Châu là 1 vị anh hùng , vị thiên sứ , đấng xả thân vì độc lập , tự do của đất nước , đại diện cho đất nước Việt Nam

=> Từ đó , tác giả của bài đã khắc họa vô cùng thành công tính cách đối lập , trái lập hoàn toàn nhau của Va -ren và Phan Bội Châu . Thấy được Va- ren là người đáng khinh , gian trá còn Phan Bội Châu thì kiên cường , bát khuất , xứng đáng là 1 vị anh hùng để nhân dân ta nhớ mãi . 

Mình góp ý câu 1 thôi ạ , bn đọc và tham khảo nhé !

Cristiano Ronaldo
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
27 tháng 4 2018 lúc 20:11

Sự im lặng của Phan Bội Châu chính là một hình thức đấu tranh. Cái im lặng của sự bất hợp tác của sự cảnh giác cao độ trước mọi âm mưu thâm độc từ kẻ thù của người chiến sĩ. Không sửng sốt sao được khi hắn nghĩ rằng tự do, danh vọng và cả tương lai sáng lạn giả tạo mà hắn mang đến cho Phan Bội Châu, mà Pháp mang tới cho Việt Nam chẳng mấy tác động tới con người đang ngồi trước mặt. Tưởng rằng có thể mua được Phan Bội Châu một cách dễ dàng chỉ bằng giọng lưỡi ngon ngọt và hứa danh dự của một kẻ phản bội, song Va-ren đã nhầm. Vậy là màn kịch của Va-ren hoàn tất thất bại thảm hại. Tài hùng biện hắn vốn tự hào chẳng có chút giá trị nào trước nhân cách hiên ngang, bất khuất của cụ Phan. Đối với một vĩ nhân, một vị thiên xứ, bậc anh hùng... Va-ren thực sự là kẻ vô lại tiểu nhân.

What The Hell
26 tháng 4 2018 lúc 20:54

có người khi đọc xong những trò lố hay là va ren và phan bội châu cứ băn khoăn : vì sao nguyễn ái quốc không để nhân vật phan bội châu vạch tội hay thét mắng vào mặt và rên mà chỉ im lặng với nụ cười ruồi thoáng qua kín đáo vô hình trên gương mặt . người đó cũng không hiểu vì sao cái im lặng dửng dưng của phan bội châu lại có thể làm cô và ren sửng sốt cả người 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 5 2017 lúc 16:42

Trong cuộc đối thoại (tưởng tượng) của tác giả, hầu như chỉ có Va-ren nói, còn Phan Bội Châu thì im lặng. Bởi vậy, ngôn ngữ của Va-ren thực chất là ngôn ngữ độc thoại, tự nói một mình. Qua lời nói, cử chỉ, Va-ren bộc lộ rõ tính cách nham hiểm, thâm độc. Y không ngừng ve vuốt, dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn nhằm thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ tư tưởng cách mạng, cộng tác với chúng (thực chất là đầu hàng). Thậm chí y còn đem cả thân thế (từng là một kẻ phản bội đồng đội, đồng chí trong Đảng Xã hội) ra để thuyết phục Phan Bội Châu hãy theo gương y để có được một cuộc sống sung sướng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 5 2019 lúc 6:20

Trước khi sang Đông Dương, do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương, Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu.

Nhưng thực chất đó chỉ là một lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.

Đặng Ngô Thanh Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Bảo
20 tháng 4 2016 lúc 19:01

“Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là một truyện ngắn có tính chất châm biếm sâu cay. Nội dung tư tưởng của câu chuyên được người đọc hình dung trọn vẹn khi chúng ta chứng kiến toàn bộ cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu. Trong cuộc chạm trán ấy, Nguyễn Ái Quốc đã để cho Phan Bội Châu hoàn toàn im lặng. Thế nhưng sự im lặng ấy chẳng những đã thể hiện được bản lĩnh và nhân cách của nhà cách mạng mà còn làm cho Va-ren sửng sốt cả người.

Đọc xong câu chuyện quả thực mới đầu chúng ta cũng cảm thấy ngạc nhiên bởi không hiểu vì sao Nguyễn Ái Quốc lại không để Phan Bội Châu vạch tội hay thét mắng vào mặt kẻ thù mà chỉ im lặng với nụ cười ruồi thoáng qua kín đáo và vô hình trên khuôn mặt. Thế nhưng đọc lại câu chuyện nhiều lần chúng ta mối thấy cách ứng xử kia là hoàn toàn có lý.

Phan Bội Châu im lặng thế nhưng sự im lăng ấy lại là câu trả lời kiên quyết nhất. Câu trả lời ấy chứa đựng tất cả sự coi thường và khinh bỉ của Phan Bội Châu với một tên phản đẳng. Với những người như kiểu Va-ren “con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng loại đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình” thì chẳng có điều gì cần nói. Cái nhân cách ấy hiện diện trước mặt nhà cách mạng mới xấu xa bỉ ổi làm sao. Bởi trước mặt hắn rõ ràng là một sự khác biệt vô cùng lớn, một con người đã “hy sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình" một nhân cách sáng ngời và cao khiết biết bao.

Như vậy, ở một khía cạnh, sự im lặng của Phan Bội Châu thực sự là một câu trả lời thích đáng khiến Va-ren vừa phải xấu hổ lại vừa phải cảm thấy bực mình, ở trong hoàn cảnh ấy, càng tự đối thoại, càng để lộ ra cái thủ đoạn xảo quyệt, xấu xa. Và như vậy, hóa ra Va-ren lại đang tự phơi bày tất cả cái bản chất của mình.

Sự im lặng và cái nụ cười thoáng qua kín đáo, vô hình của Phan Bội Châu còn thể hiện cái tầm hiểu biết và cái bản lĩnh cứng cỏi của nhà cách mạng. Bởi cuộc đời sóng gió phong ba đã giúp Phan Bội Châu hiểu rằng những lời hứa ngon ngọt của kẻ quyền cao chức trọng đang hiện diện trước mặt ông kia chỉ là những lời hứa phỉnh. Bọn cầm quyền và bọn xâm lược không bao giờ chịu từ bỏ những mục đích xấu xa, tàn ác. Và vì thế cuộc chiến đấu của chúng ta không bao giờ được phép ảo tưởng ngây thơ.

Truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc thường rất giàu trí tuệ. Vì thế mà ý nghĩa của nó cũng thường rất thâm thuý, sâu xa. ở truyện ngắn này, với một tình huống độc đáo và sắc sảo, với một giọng văn đả kích châm biếm đầy khinh bỉ và với một lối viết ngắn gọn, tài hoa, Nguyễn Ái Quốc đã biến những trang văn của mình thành một lời gươm sắc sảo chống thực dân. Đồng thời những trang văn ấy cũng ngợi ca phẩm chất, nhân cách và bản lĩnh cao đẹp của Phan Bội Châu – nhà cách mạng ưu tú của dân tộc những năm đầu thế kỷ.

Chúc bạn học tốt!hihi

Đặng Ngô Thanh Vân
25 tháng 4 2016 lúc 5:55

thanks bảo

Trần Vỹ Đình
2 tháng 5 2016 lúc 11:30

mình ko biết hj