Những câu hỏi liên quan
loan nguyen
Xem chi tiết
ONLINE SWORD ART
20 tháng 4 2022 lúc 16:45

LUẬT

BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA QUỐC HỘI SỐ 57-LCT/HĐNN8 

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi.

Điều 2

Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc của người nuôi dưỡng, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 3

Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân.

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Điều 4

Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.

Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em, đều bị nghiêm trị.

Chương 2:

CÁC QUYỀN CƠ BẢN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

Điều 5

1- Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.

2- Trẻ em không rõ cha, mẹ, khi có yêu cầu, được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ xác định cha, mẹ cho mình.

Điều 6

1- Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2- Trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng cao, hải đảo, vùng xa xôi hẻo lánh, được Nhà nước tạo điều kiện trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.

3- Trẻ em tàn tật, trẻ em có khuyết tật, được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng để hoà nhập vào cuộc sống xã hội; được thu nhận vào các trường, lớp đặc biệt.

4- Trẻ em không nơi nương tựa, được Nhà nước và xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.

Điều 7

Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của đứa trẻ.

Việc giao, nhận trẻ em làm con nuôi phải theo quy định của pháp luật, bảo đảm cho đứa trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt.

Mọi trường hợp đưa trẻ em ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào, phải theo quy định của pháp luật.

Điều 8

1- Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.

2- Nghiêm cấm việc ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em; bắt trộm, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; kích động, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hoặc làm những việc có hại đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

Điều 9

1- Trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế của Nhà nước theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.

2- Cơ quan y tế Nhà nước có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc phòng bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em.

3- Nghiêm cấm việc sử dụng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật, có hại cho sự phát triển bình thường của trẻ em.

Điều 10

1- Trẻ em có quyền được học tập và có bổn phận học hết chương trình giáo dục phổ cập. Trẻ em học bậc tiểu học trong các trường, lớp quốc lập không phải trả học phí.

2- Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho con em học tập.

3- Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền học tập của trẻ em, khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu.

Điều 11

1- Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

2- Nhà nước khuyến khích và bảo trợ việc xây dựng, bảo vệ, sử dụng tốt những cơ sở vật chất, kỹ thuật và phương tiện phục vụ trẻ em học tập, sinh hoạt và vui chơi.

3- Nghiêm cấm việc sử dụng những cơ sở vật chất, phương tiện công cộng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác.

Điều 12

Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế, quyền hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Cha mẹ, người đỡ đầu hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em khi đến tuổi thành niên.

Điều 13

Trẻ em có bổn phận:

1- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình;

2- Chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể; tuân theo nội quy của nhà trường;

3- Tôn trọng pháp luật; thực hiện nếp sống văn minh, trật tự công cộng và an toàn giao thông; giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác;

4- Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Điều 14

1- Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ.

2- Nghiêm cấm việc lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.

3- Nghiêm cấm việc dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi truỵ, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

Điều 15

Việc truy cứu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự đối với trẻ em vi phạm pháp luật, phải theo quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH, NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI

Điều 16

1- Cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.

2- Cha mẹ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình, người đỡ đầu phải làm gương tốt về mọi mặt cho trẻ em noi theo; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.

3- Trong trường hợp ly hôn hoặc trong các trường hợp khác, người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên có nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng, giáo dục con; có quyền và nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc con theo quy định của pháp luật.

Nghiêm cấm hành vi xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, gia đình hoặc người đỡ đầu.

Điều 17

Cha mẹ, người đỡ đầu phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự về những thiệt hại do hành vi của đứa trẻ mình nuôi dạy gây ra.

Điều 18

1- Nhà trẻ, trường, lớp mẫu giáo, trường phổ thông phải có những điều kiện cần thiết để bảo đảm chất lượng nuôi dạy trẻ em, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của Nhà nước.

2- Cô nuôi dạy trẻ, giáo viên, tổng phụ trách Đội phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, phải có sức khoẻ, có phẩm chất, đạo đức tốt, yêu nghề, yêu trẻ, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 19

1- Nhà nước dành một tỷ lệ ngân sách thích đáng trong kế hoạch hàng năm cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2- Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, theo chức năng, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo đảm thực hiện các quyền của trẻ em.

3- Các cơ quan bảo vệ pháp luật, theo chức năng của mình, có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp thực hiện việc bảo vệ các quyền và lợi ích của trẻ em, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em, giáo dục trẻ em hư và cải tạo trẻ em vi phạm pháp luật.

Điều 20

Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em có nhiệm vụ giúp Hội đồng bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tổ chức sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế có liên quan để thực hiện việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Điều 21

1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm:

a) Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành tốt pháp luật về trẻ em;

b) Vận động các gia đình thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ em;

c) Chăm lo, bảo vệ quyền lợi của trẻ em, giám sát việc chấp hành pháp luật về trẻ em, đưa ra những kiến nghị cần thiết đối với các cơ quan Nhà nước hữu quan để thực hiện những nhiệm vụ đó; ngăn ngừa những hành vi và kháng nghị đối với những quyết định xâm phạm quyền, lợi ích của trẻ em.

2- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1, Điều này, có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan để tổ chức, hướng dẫn việc nuôi con khoẻ, dạy con ngoan.

3- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 1, Điều này, có nhiệm vụ phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, tổ chức, hướng dẫn hoạt động của thiếu nhi.

Điều 22

1- Nhà nước bảo trợ các công trình khoa học và công nghệ, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, mọi sáng kiến, việc làm có lợi cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; khuyến khích các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần dành một phần quỹ phúc lợi hoặc lợi nhuận vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2- Quỹ bảo trợ trẻ em được thành lập bằng sự đóng góp của các cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế, văn hoá, tổ chức từ thiện, tổ chức nhân đạo và các tổ chức xã hội khác, của các cá nhân ở trong nước, ngoài nước, viện trợ quốc tế cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

3- Nghiêm cấm việc sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em và các nguồn tài chính khác dành cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào mục đích khác.

Chương 4:

KHEN THƯỞNG VÀ XỦ LÝ VI PHẠM

Điều 23

Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

Điều 24

Người xâm phạm quyền của trẻ em, ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em; kích động, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em làm hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em hoặc vi phạm các quy định khác của Luật này, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 5:

ĐIỀU KHỎAN CUỐI CÙNG

Điều 25

Những quy định trước đây trái Luật này đều bãi bỏ.

Điều 26

Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
7 tháng 1 2019 lúc 5:15

Ngoài Điều 6 đã nêu trong phần đặt vấn đề, có Điều 8 .Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em: trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
30 tháng 8 2019 lúc 17:05

- Đánh người;

- Dùng những lời lẽ thô tục xúc phạm người khác;

- Đùa dai, trêu chọc bạn;

- Hàng xóm xô xát chửi bới nhau;

- Đua xe, lạng lách gây thương tích cho người khác;

- Bạo lực trong gia đình: chồng đánh đập vợ, bố mẹ đánh đập con cái..

Phạm Mai Phương
22 tháng 5 2023 lúc 17:32

Một số ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân mà em biết đó là: Đánh người bị thương tích. Chửi bới, xúc phạm nhau chỉ vì những lí do không đáng. Đua xe, lạng lách đánh võng gây thương tai nạn cho người đi đường.

nhớ tick nhá

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phạm Gia Huy
3 tháng 4 2017 lúc 16:38

Dùng những lời lẽ thô tục xúc phạm người khác;

– Đùa dai, trêu chọc bạn;

– Hàng xóm xô xát chửi bới nhau;

– Đua xe, lạng lách gây thương tích cho người khác;

– Bạo lực trong gia đình: chồng đánh đập vợ, bố mẹ đánh đập con cái..

Diệp Tử Đằng
3 tháng 4 2017 lúc 20:33

Ví dụ:

_ Chửi nhau, xúc phạm danh dự lẫn nhau

_ Đánh đập, gây thương tích nặng

_ Không quan tâm đến tính mạng người khác

_ ...

Nguyễn Thiên Trang
6 tháng 4 2017 lúc 11:38

- Đánh người;

- Dùng những lời lẽ thô tục xúc phạm người khác;

- Đùa dai, trêu chọc bạn;

- Hàng xóm xô xát chửi bới nhau;

- Đua xe, lạng lách gây thương tích cho người khác;

- Bạo lực trong gia đình: chồng đánh đập vợ, bố mẹ đánh đập con cái..



Nguyễn Thị Huyền Trâm
Xem chi tiết
Thái Công Trực
18 tháng 4 2019 lúc 15:25

Các ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , thân thể, sức khỏe , danh dự và nhân phẩm của con người mà tôi biết là : vu khống , làm nhục , tra tấn , xâm phạm, xâm phạm về tình dục , .v..v...

tớ làm xong r bn tck cho tớ đc ko

Chúc làm bài tốk
 

Lâm Phương VI
18 tháng 4 2019 lúc 19:35

 bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình, vu khống, xâm phạm,...

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
31 tháng 1 2018 lúc 17:37

- Học sinh rất cần có tính kỉ luật:

Mỗi cá nhân học sinh biết thực hiện tốt kỉ luật thì nội quy nhà trường sẽ được thực hiện tốt..

- Học sinh biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần làm cho xã hội ổn định, bình yên.

Mizumi Shio
Xem chi tiết
Milo
Xem chi tiết
Minh
25 tháng 4 2022 lúc 22:52

refer

pháp luật là :Pháp luật là những quy tắc xử sựu chung có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước

kỉ luật là:Kỉ luật là quy định chung trong cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (Ví dụ: Nhà trường, bệnh viện,...) mà mọi người phải tuân theo để đảm bảo sự thống nhất, qua đó đạt hiệu quả cao trong công việc.

VD;

-Pháp luật

 

+Vứt ra rác công cộng bừa bãi

 

+Đi xe ngược chiều 

 

+Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông..

 

-Kỉ luật : 

 

+Đi học muộn

 

+Nói to khi mọi ngươi đang bàn việc

 

+Mặc sai đồng phục trường lớp

You are my sunshine
25 tháng 4 2022 lúc 22:53

Pháp luật

- Do nhà nước ban hành

- Là những quy tắc xử sự chung

- Được áp dụng trên phạm vi rộng

Kỉ luật

- Do tổ chức, cộng đồng, tập thể đề ra

- Là quy định, quy ước

- Được áp dụng trên phạm vi hẹp

VD:

Pháp luật :

- nghiêm cấm buôn chất ma tuý,heroin,...

- mỗi gia đình nhiều nhất chỉ có 2 đứa con

Kỉ luật:

- ko vứt rác trên sân trường

- tuân thủ đúng đầy đủ kỉ luật đc đưa ra

Vũ Ngọc Hải Vân
Xem chi tiết

Công ty cổ phần BINGGROUP © 2014 - 2024
Liên hệ: Hà Đức Thọ - Hotline: 0986 557 525 - Email: a@olm.vn hoặc hdtho@hoc24.vn