Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trương Minh Nhật
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 2 2022 lúc 20:50

Em tham khảo:

Vũ Đình Liên là một con người rất đa tài, ông có thể viết văn, làm thơ, nghiên cứu văn học và dạy học. Ông cũng là một nhà thơ tích cực của phong trào thơ mới, tuy nhiên, nhắc đến ông người ta mới chỉ nhớ mặt chỉ tên qua tác phẩm thơ “Ông đồ”. Đoạn thơ cũng thể hiện sự cảm thông, xót thương của nhà thơ , cũng như nỗi niềm hoài cổ tiếc thương cảnh cũ người xưa một cách âm thầm mà da diết. “Ông Đồ vẫn ngồi đấy/ Qua đường không ai hay”. Vẫn công việc đó, vẫn vị trí đó nhưng thời thế đổi thay, hoàn cảnh hiện tại của những ông đồ đáng thương đến mức xót xa. “Ông đồ vẫn ngồi đấy” thể hiện được tĩnh tại, ở sự không đổi thay của con người. Tuy nhiên, lòng người đã đổi khác “Qua đường không ai hay”, dòng người qua lại vẫn tấp nập như vậy nhưng dường như hình ảnh của ông đồ giờ đây đã trở nên nhạt nhòa. Do vậy mà dù vẫn “ngồi đó”, nhưng “không ai hay”, sự đơn độc, lạc long của ông đồ được tái hiện vô cùng chân thực. Sự vô tình của con người khiến cho hình ảnh ấy càng trở nên đáng thương, cô độc đến cùng cực. Nên ông đồ dù vẫn hiện hữu nơi góc phố năm nào, giấy đỏ, mực tàu vẫn sẵn sàng song đối với người đi đường cùng tâm lí đổi thay của thời thế khiến tất cả trở nên vô hình. “ Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay” Sự nhộn nhịp của dòng người đối lập hoàn toàn với khung cảnh vắng lặng nơi ông đồ cho chữ. Sự vắng vẻ, hiu quạnh nơi ông đồ cho chữ được đẩy lên cực điểm. Dường như sự xót xa của lòng người và sự xót xa của thiên nhiên đất trời đã hòa quyện làm một. “Lá vàng rơi trên giấy” có thể là hình ảnh thực song cũng có thể là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Không gian vắng lặng, vắng vẻ khiến chiếc lá vàng rơi và lưu lại trên giấy mà không ai hay. Tuy nhiên, “lá vàng” lại là biểu tượng của mùa thu tàn úa, chia lí. Hiểu theo nghĩa này ta có thể thấy thiên nhiên thể hiện sự đồng cảm của mình với hoàn cảnh thực tại của nho học. “Ngoài trời mưa bụi bay” cũng có thể hiểu là dòng nước mắt xót thương của thiên nhiên với thực tại. Như vậy, khổ 4 bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên đã thể hiện sự tiếc thương cho lớp người vốn được trọng dụng mà giờ trở nên bọt bèo, lạc lõng đến đáng thương.

Kudo shinichi
Xem chi tiết
minamoto mimiko
7 tháng 5 2018 lúc 18:12

Đã lâu rồi, anh không gặp lại em
Cây phượng vĩ trước thềm đang thay lá
Ngày mai đây, em về miền đất lạ
Em để buồn để bã ở sau lưng.

Nhìn em đi, nước mắt cứ rưng rung
Nén cảm xúc đừng để tuôn dòng lệ
Dẫu biết rằng, mình không nên như thế
Nhưng khi buồn ai ngăn được lòng ta
 
Xuân thoảng qua, vẫn thắm sắc đậm đà
Sao em vội đi về miền xa thẳm
Anh ở lại, một mình anh nhớ lắm
Chiều tan trường dạo bước cuối hoàng hôn
 
Em phương xa, có xao xuyến tâm hồn
Có cô đơn tim có sầu băng giá
Có nhớ thương, đến anh người xa lạ
Người đã là quá khứ của từng đêm
 
Chiều cuối xuân ngắm hoa rụng bên thềm
Chắp tay cầu gửi trời cao vời vợi
Nơi xa xăm, hi vọng em biết tới
Có một người mang nỗi nhớ tình xa.

❤  Hoa ❤
7 tháng 5 2018 lúc 16:26

lại nữa ! 

chủ đề tình yêu thật ak ??

bảo ny lm thơ cho 

~~ chịu ~~

Hồ Trần Yến Nhi
7 tháng 5 2018 lúc 16:27

viết thơ về tình yêu?

ko lẽ bạn thất tình

Nguyễn Huỳnh San San
Xem chi tiết
Cô Mỹ Linh
6 tháng 1 2023 lúc 14:37

Em tham khảo bài thơ sau nhé!

Theo em đến trường

Biết bao bạn tốt

Nào cặp, nào sách

Nào bút, nào thước

 

Bạn cặp giúp em

Thu gọn đồ dùng

Em mang trên vai

Tung tăng đến lớp

 

Bạn sách thân yêu

Luôn luôn giúp ích

Giúp em biết viết

Giúp em biết đọc

 

Và đây bạn bút

Nhỏ nhỏ xinh xinh

Bạn cùng em vẽ

Cùng em viết bài

 

Ô kìa bạn thước

Dễ mến biết bao

Bạn giúp cho em

Kẻ bao đường thẳng

 

Thương quý các bạn

Đã luôn bên em

Cùng em phấn đấu

Tiến tới tương lai

Thảo Anh ^-^
Xem chi tiết
huy hoang
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Tuấn Anh
28 tháng 1 2022 lúc 9:00

Câu 4

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ

Nguyễn Lê Tuấn Anh
28 tháng 1 2022 lúc 9:06

Câu 1

Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. ... Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Câu 2

Lẩn thức giấc thứ hai không được kể bởi vì Ịần này đã tiếp liên với lần thứ nhất trong một trạng thái nửa thức, nửa ngủ "Anh đội viên mơ màng - như nằm trong giác mộng". Ta có thể xem như lần thức giấc thứ nhất và lần thức giác thứ hai mơ màng đó chỉ là một.

Câu 3

Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.

Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ – đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.

Suốt một đời Bác có ngủ yên đâu (Hải Như). Trước lúc ra đi, Bác còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.

NIJINO YUME
Xem chi tiết
nguyenvankhoi196a
22 tháng 3 2018 lúc 16:23

sau 6 năm đại học ( đại)

 về lại quê Minh Hải ( lại)

ôi quê hương của tôi

 vẫn đẹp như ngày nào!

Bài này mk tự nghĩ nha 

(:#)

Trang
22 tháng 3 2018 lúc 16:18

Sớm mai mới thức dậy

Tiếng ve râm ran hè

Mặt trời càng lên cao

Trời càng trong xanh nhé

Nguyễn Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Đào Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Nhật
7 tháng 12 2021 lúc 15:49

Link tham khảo :

https://pnrtscr.com/kprkc7

Nguyễn Minh Nhật
7 tháng 12 2021 lúc 15:49

https://pnrtscr.com/kprkc7

Pi Kasuwua
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 3 2021 lúc 21:03

Tham khảo nha em:

Hồ Bán Nguyệt chính là trái tim của Hưng Yên giống như hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội. Đây chính là danh thắng nổi tiếng bậc nhất của Hưng Yên.

Hồ Bán Nguyệt dáng cong hình trăng khuyết, là một khúc sông Hồng bỏ lại khi đổi dòng, dân gian ở đây đều ví hồ là mảnh gương của Hằng Nga đánh rơi xuống trần. Hồ không thông với đâu, nhưng quanh năm nước đầy ắp trong vắt.

Hồ Bán Nguyệt là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã cho đắp con đường nhỏ từ cửa đền Mẫu sang điếm canh đê chia đôi hồ để bơi thuyền vui chơi trong những giờ nhàn rỗi. Cách mạng tháng Tám thành công, con đường này bị phá, trả lại vẻ đẹp nguyên sơ cho hồ. Năm 1905, Tổng đốc Lê Hoan đã tổ chức một cuộc thi vịnh Kiều ở ngay bên hồ Bán Nguyệt với sự tham gia của cả Nguyễn Khuyến và Chu Mạnh Trinh.

Ngày nay, vào những ngày lễ hội như: lễ hội đền Mẫu, đền Trần, lễ hội dân gian Phố Hiến... hay các hoạt động lớn của thành phố đều diễn ra ở hồ Bán Nguyệt, như: hát quan họ trên hồ, ca nhạc chào mừng tách tỉnh Hưng Yên, bắn pháo hoa dịp tết, tổ chức thi bơi, đua thuyền,…

Trong khung cảnh ồn ã, sầm uất của đô thị, hồ Bán Nguyệt như một nét thơ điểm xuyết làm cho không gian thoáng đãng, phong cảnh thêm hữu tình. Một bên là phố phường tấp nập, một bên là con đê sông Hồng chạy dài với bờ đê trải thảm cỏ xanh mướt. Cảnh hồ mây lồng bóng nước, mặt hồ phẳng lặng, nước hồ trong xanh tựa như một tấm gương lớn lung linh soi bóng những hàng cây ven hồ.

Chênh chếch như một vầng trăng khuyết, hồ Bán Nguyệt không những thơ mộng mà còn nằm ở một vùng đất linh thiêng với nhiều đền, chùa, đình, miếu. Soi bóng xuống mặt nước hồ là đền Mẫu, từ lâu đã là điểm đến tâm linh của người dân đất Việt. Cạnh đó là đền Trần thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị đức thánh cha của dân tộc.

Về với Phố Hiến - Hưng Yên, là tìm về những giá trị tâm linh cao đẹp, chiêm ngưỡng nét trầm mắc của những ngôi đền, ngôi chùa cổ kính rêu phong. Và hồ Bán Nguyệt là nơi du khách tản bộ, hòa mình với thiên nhiên cây cỏ, cảm nhận không gian yên tĩnh, thanh bình của một vùng đất xưa kia đã từng nổi tiếng với câu ca: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.