Kể lại câu chuyện Vợ Chồng A Phủ
Kể lại những câu chuyện tình cảm, anh em, vợ chồng mà em đã đọc
Tham khảo:
Monica mới vừa cưới Hitesh. Cuối tiệc cưới, mẹ Monica đưa cho cô một cuốn sổ tiết kiệm mới mở với số tiền 1000 đồng Rs.
Mẹ cô nói: “Monica, hãy cầm lấy cuốn sổ tiết kiệm này và dùng nó để ghi lại cuộc sống hôn nhân của con.
Khi có chuyện gì vui và đáng nhớ trong cuộc sống mới này của con, hãy gửi vào đó ít tiền. Ghi lại lý do và cứ tiếp tục như thế.
Càng có nhiều sự kiện đáng nhớ thì con càng có nhiều tiền trong tài khoản. Mẹ đã gửi khoản tiền đầu tiên cho con hôm nay. Con hãy gửi những khoản khác cùng với Hitesh. Sau vài năm nhìn lại, con có thể biết được mình đã có được bao nhiêu hạnh phúc.”
Monica kể lại với Hitesh khi họ về nhà của mình và đôi vợ chồng trẻ nghĩ rằng đó quả là một ý tưởng tuyệt vời và mong chờ cơ hội được gửi khoản tiền thứ hai vào sổ.
Và đây là những gì họ ghi vào cuốn sổ đó sau đó một thời gian:
– Ngày 7/2: 1000 Rs, sinh nhật đầu tiên của Hitesh sau khi cưới
– Ngày 1/3: 1000 Rs, Monica được tăng lương
– Ngày 20/3: 2000 Rs, đi du lịch đảo Bali
– Ngày 15/4: 3000 Rs, Monica có thai
– Ngày 1/6: 2000 Rs, Hitesh được lên chức
– …
nhiên, sau nhiều năm, họ bắt đầu tranh cãi về những thứ tầm thường vặt vãnh. Họ không nói chuyện với nhau nhiều. Họ thấy hối hận vì cưới phải người khó chịu nhất thế giới… chẳng còn tình yêu nữa. Nghe chừng rất quen, phải không?
Một ngày, Monica nói chuyện với mẹ cô: “Mẹ, bọn con không thể như vậy hoài nữa. Bọn con đồng ý ly hôn. Con không thể tưởng tượng được vì sao con lại quyết định cưới người đán ông này!!!”
Mẹ cô trả lời: “Chắc chắn rồi, con gái, chẳng có vấn đề gì cả. Hãy làm việc mà con muốn nếu con thực sự không thể chịu đựng thêm được nữa. Nhưng trước khi làm vậy, hãy làm việc này trước đã. Con còn nhớ cuốn số tiết kiệm mẹ đưa cho con hôm đám cưới chứ? Hãy rút toàn bộ tiền trong đó và tiêu hết tiền trước đã. Con không nên giữ lại gì từ cuộc hôn nhân tệ hại này đâu.”
Monica nghĩ điều này cũng đúng. Cô đến ngân hàng, ngồi đợi đến lượt mình giao dịch tất toán sổ tiết kiệm.
Trong khi đợi, cô xem qua những ghi chú trong cuốn sổ. Cô xem từng dòng ghi chú về những khoản tiền vợ chồng cô từng gửi vào. Ký ức về tất cả những niềm vui và hạnh phúc bỗng chốc ùa về trong tâm trí. Và nước mắt dâng lên trong mắt cô.
Cô rời ngân hàng và về nhà. Khi về đến nhà, cô đưa cuốn sổ cho Hitesh, và bảo anh hãy tiêu hết số tiền trước khi họ ly dị.
Ngày hôm sau, Hitesh đưa lại cho Monica cuốn sổ tiết kiệm. Cô nhận thấy một khoản tiền 5000 Rs mới được gửi thêm vào với dòng ghi chú: “Đây là ngày anh nhận ra rằng anh yêu em nhiều thế nào sau những năm qua. Em đã mang đến bao nhiêu là hạnh phúc cho anh.”
Họ ôm nhau và khóc, đặt lại cuốn sổ tiết kiệm vào nơi cất an toàn.
Bạn có biết họ đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền đến khi về hưu không? Tôi không hỏi điều đó. Tôi tin rằng số tiền đó cũng chẳng quan trọng nữa sau những gì họ đã trải qua trong suốt những năm tháng chung sống hạnh phúc của mình.
“Khi bạn ngã, theo một nghĩa nào đó, đừng chỉ nhìn vào nơi bạn ngã xuống mà hãy nhìn vào nơi bạn bắt đầu trượt chân. Cuộc đời là để sửa chữa những sai lầm.”
Tôi nghĩ rằng điều này có thể áp dụng cho mọi mối quan hệ.
~ Học tốt ~
Dựa theo các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện Kho báu :
a) Đoạn 1 : Hai vợ chồng chăm chỉ.
b) Đoạn 2 : Dặn con.
c) Đoạn 3 : Tìm kho báu.
a) Đoạn 1 : Hai vợ chồng chăm chỉ.
- Thức khuya dậy sớm : Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.
- Không lúc nào ngơi tay : Cấy lúa, gặt hái xong, họ lại trồng khoai, trồng cà.
- Kết quả tốt đẹp : nhờ làm lụng chuyện cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đoàng hoàng.
b) Đoạn 2 : Dặn con.
- Tuổi già : Hai ông bà mỗi ngày lại già yếu, ít lâu sau bà lão qua đời, ông lão cũng lâm bệnh nặng.
- Hai người con lười biếng : Hai người con ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.
- Lời dặn của người cha : Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.
c) Đoạn 3 : Tìm kho báu.
- Đào ruộng tìm kho báu : Hai người con nghe theo lời cha đào bới cả đám ruộng.
- Không thấy kho báu : Vụ mùa đến, hai người con trồng lúa. Nhờ làm đất kĩ nên vụ ấy bội thu. Mấy mùa tiếp theo cũng vậy.
- Hiểu lời dặn của cha : Ai chăm chỉ, yêu quý đất đai sẽ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Dựa theo các tranh sau, kể lại các đoạn 1 và 2 của Chuyện quả bầu :
Em hãy quan sát hoạt động của hai vợ chồng trong bức tranh, kết hợp nội dung đã đọc và kể lại đoạn 1, 2.
- Tranh 1 : Hai vợ chồng đi rừng bắt được con dúi. Dúi xin tha mạng và báo cho hai vợ chồng biết sắp có mưa lớn gây ngập lụt. Nó mách cho hai người biết cách chuẩn bị để thoát nạn.
- Tranh 2 : Hai vợ chồng chui ra từ thân cây gỗ khoét rỗng. Mặt đất vắng tanh không có một bóng người.
Vợ Chồng A Phủ
Cho đoạn trích "Bây giờ Mị cũng .... Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi". Phân tích Mị trong đêm tình mùa xuân.
Tác giả vẫn coi "Rừng xà nu là truyện của một đời và được kể trong một đêm". Hãy cho biết:
a. Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài), hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn.
a, Người anh hùng được cụ Mết kể: Tnú. Với phẩm chất, tính cách:
+ Gan dạ, dũng cảm, trung thực (còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho Quyết)
+ Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách (giặc bắt, tra tấn, lưng ngang dọc vết bị chém nhưng vẫn gan góc
- Số phận đau thương: không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt mười ngón tay)
- Kiên cường đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù
- Tnú may mắn hơn thế hệ đàn anh mình như anh hùng Núp và A Phủ:
+ Không sống kiếp tù đày cam chịu
+ Được giác ngộ lí tưởng cách mạng từ khi từ nhỏ
Bàn về kết thúc đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước; lại có người khẳng định: Đó là một kết thúc tự nhiên, tất yếu.
Bằng hiểu biết về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, anh chị hãy bình luận các ý kiến trên.
Giải thích ý kiến
- Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc.
- Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình.
Phân tích, chứng minh:
- hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: trong tác phẩm, Mị và A Phủ cùng là nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra, song họ không có quan hệ tình cảm gì cụ thể, thậm chí là Mị đã gần như tê liệt hoàn toàn về ý thức, chỉ còn như con trâu, con ngựa. Trong hoàn cảnh A Phủ bị trói đứng đến gần chết, Mị vẫn thờ ơ đến mức như vô cảm trước nỗi khổ của A Phủ. Không ai có thể ngờ rằng, người con dâu bất hạnh và câm lặng ấy lại đột ngột cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạy trốn theo anh. Đây là hành động hoàn toàn không hề có sự chuẩn bị, tính toán từ trước.
- Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: Đặt trong sự phát triển tính cách của hình tượng Mị thì đây lại là một hành động tự nhiên, tất yếu. Bởi lẽ, Mị là cô gái ham sống, yêu đời, yêu tự do, khát khao hạnh phúc. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở Mị dù có bị vùi dập đến kiệt cùng vẫn không lụi tắt. Đêm tình mùa xuân là minh chứng rõ nét cho sức sống ấy. Mặt khác, Mị vốn là cô gái giàu tình thương, vị tha, biết nghĩ, biết hi sinh cho người khác. Hành động của Mị là kết quả tất yếu của sự bóc lột, đàn áp tàn nhẫn của cha con thống lí nói riêng, tầng lớp phong kiến miền núi cao Tây Bắc nói chung đối với những người lao động nghèo. Hành động ấy chứng tỏ sức phản kháng mãnh liệt, khả năng hướng về cách mạng một cách tự nhiên của người dân Tây Bắc.
Bình luận, đánh giá chung:
Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Đồng thời, ta càng trân trọng hơn .tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả đối với người dân nơi đây.
Tác giả vẫn coi “Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đem”. Hãy cho biết”
a/ Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ (trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn?
b/ Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “ Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”?
c/ Câu chuyện của Tnú cũng như lời của dân làng Xô Man nói lên chân lý lớn lao của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ? Vì sao cụ Mết muốn chân lý đó phải được nhớ, được ghi để truyền cho con cháu?
d/ Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của tác phẩm?
2. Tìm những từ ngữ thể hiện sự khác biệt giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh trong hai đoạn trích sau:
a. Đoạn trích kể lại cảnh vợ chồng người em thấy chim ăn khế:
Một buổi sáng, hai vợ chồng ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Hai vợ chồng nhìn lên thì thấy có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai người đợi cho chim ăn xong bay đi mới lên cây hái. Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.
Một hôm đứng đợi chim ăn, người vợ nói:
- Ông chim ơi, ông ăn như thế còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!
b. Đoạn trích kể lại cảnh vợ chồng người anh thấy chim ăn khế:
Họ chỉ ăn và chờ ngày chim đến. Một buổi sáng, hai vợ chồng thấy luồng gió mạnh nổi lên và ngọn cây khế rung chuyền. Hai người hớt hải chạy ra thì quả nhiên thấy một con chim lớn đang ăn khế. Họ vội tru tréo lên:
- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn ráo ăn tiệt thì tôi cậy vào đâu.
Vợ chồng anh | Vợ chồng em |
Họ chỉ ăn và chờ ngày chim đến | Hai vợ chồng ra hái khế đi bán |
Ngay lập tức chạy ra tru tréo | Hai người đợi cho chim ăn xong bay đi mới lên cây hái. |
Bắt đền ngay lập tức " Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn ráo ăn tiệt thì tôi cậy vào đâu. | Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng. Hai vợ chồng để chim ăn trong một tháng |
Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1950
B. 1951
C. 1952
D. 1953