Bai hoc kinh nghiep cuoc khoi nghia lam son
tinh hinh trong nuoc cua cuoc khoi nghia lam son (kinh te ,chinh tri,quan su ,van hoa)
trinh bay ket qua cua cuoc khoi nghia Lam son
Kết Quả:
-Vương Thông xin hòa và mở hội thề ở Đông Quan (10-12-1427) để an tâm rút về nước .
-Đất nước được gải phóng
Đó là mk tự làm đó có gì nói mk nha
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.
Nguyen nhan dan den thang loi cua cuoc khoi nghia lam son ?
Nguyên nhân:-Nhân dân có lòng yêu nước sâu sắc và căm thù giặc
-Mọi tâng lớp nhân dân đều nhiệt tình tham gia kháng chiến
-Có đường lối chiến thuật đúng đắn sáng tạo
-Người lãnh đạo biết dựa vào sức dân
-Do nhân dân ta có lòng yêu nc nồng nàn và tinh thần độc lập cao cả
-Nghĩa quân Lam Sơn có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn. Bộ chỉ huy tài giỏ, biết dựa vào dân và đoàn kết toàn dân đánh giặc
tran danh nao ket thuc thang loi cua cuoc khoi nghia lam son
cach danh giac cua le loi trong cuoc khoi nghia lam son
neu nhung nguyen nhan dan den thang loi cua cuoc khoi nghia Lam son . theo em ,nguyen nhan nao la quan trong nhat
Câu hỏi của Lữ khánhTrình - Lịch sử lớp 7 | Học trực tuyến
cau 1: neu nhung moc quan trong trong qua trinh phat trien cua cuoc khoi nghia Tay Son
cau 2: phan biet khai niem khoi nghia Tay Son voi Phong trao Tay Son
cau 3: nhan xet chung ve cac cuoc khoi nghia nong dan nua dau the ki XIX ( nguyen nhan, muc tieu, luc luong tham gia, quy mo )
vi sao cac cuoc khoi nghia that bai . bai 16 sgk su 7
Vì đây là các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì chưa đử lực lượng để đánh bại nhà trần. quân chưa được rèn luyện và chưa chuẩn bị chu đáo. Nhưng cũng góp phần là cho nha Trần suy yếu
vì bản thân nó ko có sự liên kết, không tạo ra được sự cách mạng trong chính trị, Thứ đến tất lúc này nhân dân cũng đã chán cái cảnh chiến tranh liên miên, mất đi sự ủng hộ của nhân dân. thứ đến. theo như đánh gia thì các cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ này dù có gây ra tiếng vang thì nó cũng chỉ mang tính chất thảo khấu, không phục vụ cho giải quyết vấn đề chính của dân tộc: thống nhất đất nước sau nhiều thế kỷ bị chia cắt vì nạn cát cứ
viet 1 doan mo bai ve cuoc khoi nghia cua le loi
Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương (anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư). Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm 3 giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh và quân Ai Lao, chịu tổn thất lớn. Các tướng Lam Sơn là Lê Lai và Lê Thạch tử trận. Quân Lam Sơn bấy giờ chỉ có thể thắng những trận nhỏ. Lê Lợi bắt đầu giành thế thượng phong khi ông nghe theo Nguyễn Chích, tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Sau nhiều trận đánh lớn với quân Minh do các tướng Trung Hoa và cộng sự người Việt chỉ huy, quân Lam Sơn giải phóng hầu hết vùng đất từ Thanh Hoá vào Thuận Hóa, siết chặt vòng gây các thành chưa đầu hàng. Cuối cùng, vào năm 1426, Lê Lợi đem đại quân ra Bắc, bao vây quân Minh thành Đông Quan, và đánh tan một lực lượng lớn quân Minh do tổng binh Vương Thông chủ huy trong chiến dịch Tốt Động - Chúc Động. Vương Thông tính giảng hoà, nhưng sau đổi ý và ngầm sai người về xin viện binh. Lê Lợi cắt đứt giảng hoà, sai tướng đánh hạ Điêu Diêu (Bắc Ninh), Tam Giang (Phú Thọ), Xương Giang (phủ Lạng Thương), Kỳ Ôn và tiếp tục vây Đông Quan.
Cuối năm 1427, Minh Tuyên Tông sai Liễu Thăng đem 10 vạn quân, Mộc Thạnh đem 5 vạn quân tiếp viện Vương Thông. Lê Lợi sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú cùng một số tướng khác đón đánh Liễu Thăng, thắng to trong trận Chi Lăng - Xương Giang, làm tổn thất hàng vạn quân Minh, giết các tướng Liễu Thăng, Lương Minh, Lý Khánh, Thôi Tụ. Mộc Thạnh nghe tin liền tháo chạy, bị Trịnh Khả và Phạm Văn Xảo rượt theo đánh tan.[2][3] Vương Thông đành giảng hòa và được Lê Lợi cho phép rút quân về nước. Sau chiến thắng, Lê Lợi khôi phục nước Đại Việt, sai văn thần Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc.[3][4]
Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương (anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư). Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427).
Bối cảnh
Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về bắc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong... Tinh thần chống đối của người Việt lúc đó đã lắng xuống khá nhiều so với thời nhà Hồ mới mất. Một lớp nhân tài nổi lên chống đối trước đây đã bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hoá. Một số cuộc khởi nghĩa chống Minh vẫn hoạt động nhưng lẻ tẻ và không có khả năng mở rộng.
Trong bối cảnh đó, Lê Lợi đã đứng lên khởi nghĩa ở Lam Sơn, đúng như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo:
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên
Chính lúc quân thù đang mạnh
... Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu
Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423)
Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú... tất cả 50 tướng văn và tướng võ chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn[1] (trong đó 19 người đã từng tham gia hội thề Lũng Nhai, năm 1416), xưng là Bình Định Vương, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân xâm lược nhà Minh cứu nước. Địa danh Lam Sơn nay thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.
Thời kỳ hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa là giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại.
Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Một lần bị địch vây gắt ở núi Chí Linh (có sách ghi năm 1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương, người em họ Lê Lợi là Lê Lai theo gương Kỷ Tín nhà Tây Hán phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Lê Lai bị địch giải về Đông Quan và bị giết. (Xem thêm bài Lê Lai)
Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều khó khăn, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao có lực lượng đông hơn. Tuy nhiên do lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ ăn.
Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh năm 1422. Đến năm 1423, khi thực lực được củng cố, lại thấy quân Minh bắt giữ sứ giả, Lê Lợi liền tuyệt giao cắt đứt giảng hoà