Em hãy nêu cảm nhận của mình về cái hay của đoạn thơ sau :
" Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng "
( Đây mùa thu tới - Xuân Diệu )
Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu của bài thơ “Tràng Giang” (Huy Cận) ?
“ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài ,trời rộng, bến cô liêu”.
1. Mở bài: Trong phần mở đề, cần khẳng định Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
2. Thân bài:
- Khổ 1
+ Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.
+ Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.
- Khổ 2: Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu... nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.
- Nghệ thuật:
+ Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (Sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân,...).
+ Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.
3. Kết bài: Tràng giang của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.
- Tràng giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.
Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu của bài thơ “Tràng Giang” (Huy Cận) ?
“ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài ,trời rộng, bến cô liêu”.
( Trích – Tràng giang – Huy Cận)
1. Mở Bài :
Trong phần mở đề, cần khẳng định Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
2. Thân Bài :
- Khổ 1
+ Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.
+ Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.
- Khổ 2: Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu... nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.
- Nghệ thuật:
+ Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (Sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân,...).
+ Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.
3. Kết bài:
“Tràng giang” của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.
- Tràng giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.
mở đầu bài thơ ''Nhớ con sông quê hương'' của nhà thơTế Hanh viết:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng.
Em hãy phân tích cái đẹp, cái hay mà em cảm nhận được từ 4 câu thơ trên. giúp mình nhanh nhé mai mình phải nộp mình cảm ơn
-Động từ:''có''không chỉ giới thiệu dc về con sông mà còn thể hiện dc niềm tự hào của tác giả với con sông quê mình -Tính từ:''xanh biếc''thể hiện màu xanh đậm gợi làn nước trong,in ánh mặt trời -Ẩn dụ:''nước gương trong''khẳng định làn nước sông trong vắt như chiếc gương soi -Nhân hóa:''soi tóc những hàng tre''khẳng định hàng tre mềm mại in bóng xuống dưới mặt nước như mái tóc của người thiếu nữ -So sánh:''tâm hồn vs buổi trưa hè''thể hiện tinh cảm nồng nhiệt,sôi nổi,cháy bỏng của tác giả vs dòng sông -Từ láy:''lấp loáng''gợi cái nắng chói chang chiếu xuống dòng sông lúc ẩn,lúc hiện như dát bạc trong truyện cổ tích Đây là đáp án nhé!
Tác giả tả con sông quê hương qua hồi ức tuổi thơ.Con sông quê hương đã hiện về và được vẽ lên bằng sắc màu hiền diệu: hàng tre xanh in bóngdưới lòng sông. Trời mùa hè cao rộng; nắng gắt được dòng nước gương trong phản chiếu lấploáng. Tình cảm gắn bó, hòa quyện với con sông quê hương là tình cảm của tác giả khi xa quê.Vì vậy, qua miêu tả bằng so sánh, con sông quê miền Trung thân thương đã hiện lên rất đẹp,hiền hòa và nên thơ. Tình cảm về quê hương, về con sông rất chân thật và mãnh liệt, nó hòaquyện vào lòng sông, ôm ấp, bao trùm cả con sông. Đó là sự gắn bó không bao giờ phai mờ trong kí ức tác giả .
bằng một đoạn văn từ 8-10 câu hãy nêu cảm nhận vẻ đẹp của hai câu thơ sau
quê hương tôi có con sông xanh biếc nước gương trong soi tóc những hàng tre
giúp mình với ạ mình cần gấp ạ
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa trong những câu thơ sau
a, Trong làn nắng ửng khói mơ tan.
Đôi mái nhà gianh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.
b, Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
c, Có một ngày mây bỗng ngừng trôi / Hoa e ấp giữa khung trời đầy nắng / Ôi các tuổi học trò từng giấy trắng / Tuổi thơ em bỏ vắng bên thềm.
a) Các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên:
+ Nhân hóa: "...trêu tà áo biếc"
+Đảo ngữ:"sột soạt gió trêu tà áo biếc"
+Từ láy tượng thanh:"sột soạt"
+Từ láy:"lấm tấm"
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu
Cảm nhận của em trên đoạn văn trên là :
Có lẽ thời gian qua nhanh mẹ tôi không còn trẻ đẹp mái tóc không con mượt mà đen đẹp như ngày xưa mà nó lại trở thành một màu trắng bạc những sợi tóc đó đã trở thành màu trắng có lẽ vì mẹ suốt đêm âu lo vì tôi suốt ngày làm lụng vất vả. Những mùa lũ lụt tới đó cũng là lúc mẹ tôi phải làm lụng dọn dẹp nhiều nên lưng mẹ dần còng xuống. Một buổi trưa nắng gắt tiếng ru ầu ơi còn phát ra từ đâu đó, con hãy về với mẹ nhé .
Ko chép mạng :>
Nguồn: Bình thường ko chép mạng :>
https://h7.net/hoi-dap/ngu-van-8/neu-cam-nghi-ve-doan-tho-thoi-gian-chay-qua-toc-me--faq405546.html
tham khảo nhé
nếu thấy hay thì T,I,C,K
Bài 1: Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ sau:
Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn
Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ
Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị…
Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu!
( Trích“Mùa thu và mẹ” - Lương Đình Khoa)
CẦN GẤP
Tham khảo:
Nguồn: Cô Nguyễn Thu Hương
- Nẻo đường lặng lẽ: là chỉ sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh của mẹ. Mẹ làm vườn, chăm bón, vun trồng rồi lại quẩy gánh đi bán trên khắp nẻo đường. Chi tiết này làm hiện lên hình ảnh người mẹ chịu thương chịu khó, cần cù.
- Ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu: chi tiết này vừa mang nghĩa tả thực vừa mang nghĩa ẩn dụ. Nghĩa tả thực làm hiện lên hình ảnh người mẹ vun xới, làm vườn cần mẫn để có trái chín, làm ra sản phẩm để đem bán. Nghĩa ẩn dụ nói về những vất vả, hi sinh, lo toan của mẹ. Mẹ dành hết tình yêu thương vào công việc để có thành quả tốt nhất. Và thành quả đó, qua từ "chắt chiu" lại chính là sự dành dụm để cho con.
- Nghe mùa thu vọng về những yêu thương: Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã khiến những miền kí ức vốn được cảm nhận bằng tâm tưởng, hồi tưởng, nay lại được cảm nhận bằng cả thính giác. Mùa thu là mùa của hoa cúc, hương cốm mới, đó còn là mùa tựu trường. Mùa thu dường như cũng lưu dấu kí ức, kỉ niệm và sự ân cần chăm sóc của mẹ. Hình ảnh mẹ nắm tay con dẫn qua cánh cổng trường khi bước vào năm học mới như là kỉ niệm ngọt ngào lưu dấu trong cuộc đời con.
- Chiều của mẹ: Phép ẩn dụ cho thấy, đó không phải là khoảng thời gian của một ngày mà là chỉ khoảng thời gian của đời người. Mẹ đã già, đã bước tới tuổi xế chiều. Liên kết với hình ảnh trên ta thấy được, sự hi sinh của mẹ chính là để tạo nên những "trái ngọt cho con".
- Nắng mong manh: gợi tới niềm vui, ngày tươi sáng, tới những kí ức đẹp, miền hoài niệm.
- Sương vô tình: chỉ những khó khăn, trở ngại, thử thách của đời người. Thiên nhiên, vạn vật, vũ trụ vẫn luôn nằm trong vòng luân hồi: sinh, trụ, dị, biệt. Sương gió của cuộc đời cũng như vậy, là những tác động của ngoại cảnh, của dòng thời gian vô thủy vô chung, khiến mẹ già cỗi, hao gầy. Ý thơ hàm chứa sự đau xót và thương mẹ
Em hãy trình bày cảm nhận của em về hai thơ sau bằng một đoạn văn ngắn (6 dòng)
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
(Phò giá về kinh – Trần Quang Khải)
Tham khảo!
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san”
(Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu)
Từ vua đến vương hầu, từ tướng sĩ đến toàn dân, ai cũng phải "tu trí lực", đồng lòng gắng sức đem tài năng, công sức, của cải để tái thiết đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, làm cho giang san ta, đất nước ta được độc lập, thái bình bền vững đến muôn đời, mãi mãi. Nghĩa vụ công dân được đặt ra một cách nghiêm trang, nhẹ nhàng và thấm thía. Câu thơ không có chủ ngữ (chủ ngữ ẩn), nhưng ai cũng cảm thấy mình đang được nhà thơ nhắc đến. Ngòi bút của tác giả rất thâm hậu. Tư tưởng “tu trí lực” mà Trần Quang Khải nêu lên từ thế kỉ 13 thế mà hơn 700 năm sau, mỗi công dân Việt Nam vẫn thấy mới mẻ, lay động.
“Tụng giá hoàn kinh Sư” mang ý nghĩa và giá trị lịch sử như một kí sự chiến trường của thời đại anh hùng ba lần đánh thắng giặc Nguyên – Mông, đồng thời nêu lên sự nghiệp tái thiết, phục hưng đất nước. Câu thơ “Vạn cổ thừ giang san" biểu thị cao độ niềm tin tưởng mãnh liệt vào tiền đồ tươi sáng của đất nước và dân tộc. Hàm súc, anh hùng ca, trữ tình là vẻ đẹp “Tụng giá hoàn kỉnh sư” những vần thơ “sâu xa lý thú” làm rung động hồn người.
Tác giả mong muốn một cuộc sống thái bình, nhân dân được ấm no và hạnh phúc. Đất nước ngày càng hùng mạnh, no ấm, tồn tại tới ngàn năm. Giọng thơ lúc này không còn dồn dập, sôi nổi mà gửi gắm nhiều tâm tư, khao khát. Đó cũng là lời nhắn nhủ tràn đầy niềm tin và hy vọng về tương lai đất nước sẽ giàu đẹp, phát triển. Đó là tầm nhìn xa trộng rộng của một con người hơn người.
Câu thơ 1:
"Thái bình nên gắng sức"
+Sau khi đánh bại quân thù, đất nước giành được độc lập bước vào thời bình, cần phải xây dựng và phát triển đất nước.
- Câu thứ 2:
"Non nước ấy ngàn thu"
+Khẳng định sự tồn vong bất diệt của đất nước đến muôn đời.
=> Đây không chỉ là mong muốn của riêng tác giả mà còn là mong muốn của cả một quốc gia, dân tộc.
đọc đoạn thơ sau
"quê hương tôi có con sông xanh biếc
nước gương trong soi tóc những hàng tre
tâm hồn tôi là một buổi trưa hè tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng"
viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ quê hương
Bài làm
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng…
Chắc có lẽ,khi đặt bút vào những vần thơ,ý thơ đầu tiên thì kí ức cứ như ùa về một cách mãnh liệt.Như thể hiện rõ tiêu đề tác phẩm ngay hình ảnh đầu tiên,Tế Hành đã nhắc đến Quê hương với con sông thân thương,một tỉnh thuộc miền Trung,nơi hầu như quanh năm các con con sông "khoác lên mình tấm lụa xanh biếc".
Ngoài hình ảnh con sông còn là dòng nước,hàng tre.Những chi tiết đẹp đẽ gắn liền vs đất quê dân giã.Biện pháp nhân hoá,phóng đại,giúp bộc lộ cho người đọc cái nhìn,cái tưởng tượng thật kì thú về dòng nước sông trong vắt như chiếc gương,khẻ làm nền soi cho những hàng tre đung đưa với những chiếc lá được nhà thơ ví von như là "tóc" của con người.Vâng!Nhắc lại màu xanh biếc của sông,đó còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ.Tiếp tục là một hình ảnh so sánh.Đắm mình trong cảnh sông nước khá làm hữu tình,nhà thơ muốn hoá thân vào trưa hè,với những tia nắng rực rỡ,nóng bỏnh nhất "toả" khắp dòng nước trôi.Hai gam màu đối lập vàng của năng-xanh của sông như có sức sống kì diệu,ánh lên một vẻ đẹp lấp loáng như trong thơ Tế Hanh viết.Hơn hết khi khôg gian kỷ niệm hiện lên trog ngần, tỏa nắg và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người,đồng thơi mang đến sức lay độg thật mãnh liệt cho quí độc giả.
Đoạn trích trên đã thật sự để lại ấn tượng sâu sắc với những chi tiết gần gũi thân yêu của vùng quê đất Quảng_nơi chôn nhau cắt rốn của chính Tế Hành,qua đó thể hiện tình yêu,nỗi nhớ trong một tâm cảm về quê hưogw là vô cùng đậm nét.
Tế Hanh rất nặng lòng với quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của tác giả. Bài thơ được viết ra bằng tất cả những nỗi nhớ, niềm thương đối với quê hương mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh. Điều mà tác giả nhớ nhất khi xa quê, đó là con sông. Con sông nơi quê hương của ông có “xanh biếc”. Nước trong xanh, trong vắt có thể soi bóng, in bống những hình ảnh đẹp của quê hương. Qua những kỉ niệm, hồi tưởng về con sông trong “nỗi nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt, một hình ảnh quê hương thân thiết, ruột rà. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người. Quê hương chính là sức sống của ông, ở một khía cạnh nào đó, ta lại thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh rất đa chiều và phức tạp. Mỗi chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết, là điểm trở về bình yên của ta trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta vươn lên.