Những câu hỏi liên quan
Đỗ Quốc Tiến
Xem chi tiết
Lê Thị Minh Trâm
8 tháng 3 2017 lúc 14:25

bạn viết rõ hơn được không vậy, có gì mk sẽ giúp đc

Bình luận (0)
Phương Trâm
10 tháng 3 2017 lúc 10:13

Cấu tạo của vành tai gồ ghề có vai trò là khi truyền âm đến tai thì bề mặt tai gồ ghề sẽ hấp thụ tốt làm cho tai ta nghe rõ hơn, còn khi cấu tạo tai nhẵn thì âm thanh phát ra đến tai sẽ bị phản xạ đi chỗ khác làm cho người khó nghe hơn.

Bình luận (0)
Nguyen Duy Phong
Xem chi tiết
Hồ Huỳnh Thục Đoan
15 tháng 12 2017 lúc 20:33

Đặc điểm và cấu tạo

-Độ dày: từ 5 - 70 km.

-Trạng thái: rắn chắc.

-Nhiệt độ: càng xuống sâu nhiệt độ càng cao.

-Có thể tích=1% và trọng lượng=0.1% .

-Lớp vỏ là các địa mảnh.

Vai trò

-Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên và là nơi sinh sống của xã hội loài người.

Bình luận (0)
Lythimyhanh
27 tháng 12 2017 lúc 16:53

Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:

Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa) Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất. Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

- Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

Bình luận (0)
Bích Ngọc
Xem chi tiết
Trương ly na
2 tháng 5 2017 lúc 20:05

1. Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.

Về hình dạng, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.

- Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.

Bình luận (0)
Trương ly na
2 tháng 5 2017 lúc 20:07

b. Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do chung sống giữa một số loại tảo và nấm. Cấu tạo của địa y gồm các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo có chất diệp lục sử dụng nước và muối khoáng chế tạo ra chất hữu cơ dùng chung cho cả 2 bên (nấm và tảo).

Vai trò

- Địa y phân hủy đá thành đất và khi chết tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật đến sau và đóng vai trò “tiên phong mở đường”.

- Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu Bắc cực.

- Địa y còn được sử dụng chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.


Bình luận (0)
kaneki
22 tháng 10 2021 lúc 13:12

1. Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.

Về hình dạng, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.

- Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.

Bình luận (0)
pham ngô phuong an
Xem chi tiết
Hoàng Chibi (Crush)
6 tháng 5 2017 lúc 16:06

Câu 1: Thụ phấn là hiện tượng tiếp xúc giữa hạt phấn với đầu nhụy.

Thụ tinh là quá trình giao tử đực (tinh trùng) kết hợp vs giao tử cái (trứng) tạo thành hợp tử

Câu 2:

-Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả để phân biệt quả khô (khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng) và quả thịt (khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả).
- Quả khô nẻ: Khi chín, vỏ quả tự tách ra được. Ví dụ: Quả bông, quả đậu Hà lan, quả điệp, quả nổ…
-Quả khô không nẻ: Khi chín, vỏ quả không tự tách ra được. Ví dụ: Quả me, quả thìa là, quả chò, quả lạc…

Câu 3: thí nghiệm:

Ta lấy 3 cốc đều lót bông gòn sau đó đạt hạt đâu. Cốc thứ nhất không tưới nước. Cốc thứ 2 thì tưới nước nhưng để ở nơi có nhiệt độ nóng. Cốc thứ 3 vừa có nước và để ỡ nơi có nhiệt độ thích hợp. Sau 2 ngày ta sẽ thấy được, cốc thứ nhất hay kh nảy mầm, Cốc thứ 2 cũng không nảy mầm. Cốc thứ 3 cây nãy mầm tốt. Vì thế ta kết luận hạt nảy mầm cần có cả nhiệt độ thích hợp và nước.

Câu 4: Đặc điểm chung của thực vật hạt kín:

+ Hạt kín là nhóm thực vật có hoa

+ Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn hoàn thiện

+ Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả là ưu thế của các cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhìu dạng khác nhau

+ Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả

Câu 5: Tảo trong đời sống thiên nhiên:

- Tảo có khả năng quang hợp,hút CO2,thải O2 vào nước làm tăng lượng o2 trong nước.
- Tảo tạo ra một lượng hữu cơ rất lớn.
- Có khả năng tự làm sạch môi trường do tảo có khả năng hấp thu khuấy chất trong nước cung cấp O2 cho sinh vật hiếm khí hoạt động.
- Tảo là nguồn thức ăn cho các động vật nhỏ sống trong nước và là nguồn thức ăn của tôm cá,côn trùng…….
-Tảo đa số sống ở nước (ngọt và mặn).Sống trôi nổi ở trên mặt nước làm thành phần chủ yếu và nơi trú ngụ cho bọn sinh vật phù du.
Vai trò của tảo trong đời sống của con người
Tảo có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người:
Nhiều tảo làm thức ăn cho con người
như:rau diếp biển, rau câu, rong thạch, rong mứt…
Tảo chứa các chất hữu cơ,khoáng chất như iod, moliden, fluo, kali và nhiều vitamin…,nên có rất nhiều giá trị trong các lĩnh vực: làm đẹp, sức khỏe, dinh dưỡng

Câu 6: Vì:

Hành tinh chúng ta được gọi là hành tinh xanh, bởi gì có thực vật tồn tại. Nếu thực vật mất đi, loài chim và động vật trên cạn bị tuyệt chủng vì không có thức ăn và chỗ ở, nồng độ CO2 tăng cao, gây ra mưa axit và các loại mưa nhiễm chất độc khác, làm cho nước nhiễm đọc trầm trọng, kéo theo các động vật dưới nước và lưỡng cư tuyệt chủng. Khí hậu tăng cao, băng hai cực tan nhanh, làm đất liền chìm ngập. Không có cây, đất bị xói mòn, bạc màu, nghèo dinh dưỡng, trở thành đất chết, làm các sinh vật sống dưới đất chết theo. Không có đất, không có nước, không có thức ăn, liệu con người có sinh tồn được không bạn!

Câu 7: Thức ăn để lâu bị ôi thiu vì:

Khi để lâu vi khuẩn sẽ xâm nhập làm mốc thức ăn => thức ăn bị ôi thiu

Xát động vật chết sau một thời gian sẽ kh còn nữa vì:

Động vật chết => Xát sẽ bị phân hủy

hazz mệt muốn die luôn =(( hic hic

Chúc bn hok tốt

theo dõi mk và ib lm wen nhé

Bình luận (0)
pham ngô phuong an
6 tháng 5 2017 lúc 15:33

giup minh vs nhe 10/55 la minh kiem tra roikhocroi

Bình luận (0)
Thu Thủy
6 tháng 5 2017 lúc 15:38

pham ngô phuong an

Câu 1 :

Thụ phấn :

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

Thụ tinh :
Thụ tinh là quá trình hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con cái. Có nhiều loại thụ tinh như thụ tinh trong, thụ tinh ngoài, thụ tinh nhân tạo, thụ tinhtự nhiên. Nói về đại thể, thụ tinh là quá trình hình thành tạo hợp tử từ các giao tử, và thụ tinh là khi hợp tử đã qua lần phân bào thứ nhất để phát triển.

Bình luận (0)
phambaoanh
Xem chi tiết
cấn thị thu hiền
20 tháng 4 2016 lúc 9:45

Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước là: 

+ Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước ->giảm sức cản của nước khi bơi

+da trần phủ chất nhầy vá ẩm dễ thấm khí -> giúp hô hấp trong nước 

+các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón ->tạo thành chân bơi  để đẩy nước

tích cho mình nhé 

Bình luận (0)
cấn thị thu hiền
20 tháng 4 2016 lúc 9:51

đặc điểm cáu tạo ngoài của ếch thich nghi với đời sống ở cạn là : 

+ mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu ( mũi ếch thông với khoang miệng và phổi dể ngửi và để thở )-> dễ quan sát 

+mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra tai có màng nhĩ -> bảo vệ mắt gúp mắt không bị khô nhận biết âm thanh trên cạn 

+chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt -> thuận lợi cho việc di chuyển

Bình luận (0)
Bui Phuong Thao
Xem chi tiết
ATNL
14 tháng 12 2015 lúc 10:19

Cấu tạo ngoài của thân gồm có:

- Thân chính

- Cành

- Chồi ngọn

- Chồi nách (gồm Chồi lá và Chồi hoa)

Cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành để tập trung chất dinh dưỡng nuôi một thân chính, để thu được thân gỗ có đường kính thân to, thẳng, dài.

Cây ăn quả người ta thường bấm ngọn để cho ra nhiều cành. Nhiều cành sẽ có nhiều hoa và nhiều quả. Hơn nữa, bấm ngọn để cây hạn chế phát triển chiều cao. Cây thấp, nhiều cành sẽ có nhiều quả và dễ thu hoạch quả.

Bình luận (0)
Tiểu thư kayama haru
13 tháng 1 2016 lúc 21:52

Cấu tạo ngoài của thân gồm có:

- Thân chính

- Cành

- Chồi ngọn

- Chồi nách (gồm Chồi lá và Chồi hoa)

Cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành để tập trung chất dinh dưỡng nuôi một thân chính, để thu được thân gỗ có đường kính thân to, thẳng, dài.

Cây ăn quả người ta thường bấm ngọn để cho ra nhiều cành. Nhiều cành sẽ có nhiều hoa và nhiều quả. Hơn nữa, bấm ngọn để cây hạn chế phát triển chiều cao. Cây thấp, nhiều cành sẽ có nhiều quả và dễ thu hoạch quả.

Bình luận (0)
Phạm Thị Ngọc Bích
Xem chi tiết
Ngọc Quang tô
Xem chi tiết
thinh phat
Xem chi tiết