Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ran Mori
Xem chi tiết
Đặng Châu Anh
10 tháng 2 2017 lúc 22:08

Nếu như một thời độc giả hồ nghi tiên sinh Tản Đà được Ngọc Hoàng đầy xuống hạ giới để thực hiện xứ mệnh trời giao. Thì chúng ta chẳng có gì bỡ ngờ khi rất nhiều người cho rằng đầu thế kỉ thứ VIII - đời nhà Đường có một ông tiên thơ Lý Bạch được phái xuống trần gian. Do vậy thơ của ông mang phong cách “tiên” vừa phóng khoáng, lãng mạn lại kỳ vĩ tráng lệ. Chất thơ ấy thể hiện sâu sắc qua bài Vọng Lư sơn bộc bố.

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên.

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên Phi lưu trực há tam thiên xích Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Dịch thơ:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây

(Tương Như dịch)

Nhan đề bài thơ là vọng (nhìn từ xa) hơn nữa lại là dao khan (trông từ xa). Từ đó ta thấy cảnh thác núi Lư sơn thật hùng vĩ, hoành tráng, mỹ lệ. Tác giả chọn vị trí từ xa để bao quát cảnh vật, đồng thời cảnh thác nước Lư sơn hiện ra vừa thực, vừa ảo lung linh sinh sắc:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

(Nắng rọi Hương Lô khói, tía bay)

Núi Lư là một ngọn núi cao, quanh năm mây mù bao phủ. Tác giả dùng hình ảnh ví von đặc biệt: ngọn núi được ví với Lô Hương giữa đất trời, mây bay chập chờn trên đỉnh Lô Hương. Đã thế tác giả lại khắc hoạ Lô Hương trong một ngày nắng đẹp.

Mặt trời phản chiếu vào Hương Lô sinh làn khói tía. Vì sao vậy? Khói thì màu trắng, mà tử yên là làn khói khá tươi đẹp, màu khói gợi sự mơ mộng, suy tư. Đến câu thơ thứ hai dòng thác hiện ra uyển chuyển:

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

(Xa trông dòng thác trước sông này)

Từ xa quan sát, thác nước như dải lụa trắng xoá mềm mại treo lên giữa lưng chừng núi và dòng sông. Trên thực tế núi thì cao, nước đổ thẳng xuống, và đương nhiên dòng thác sẽ không thể dội thẳng đứng được mà nó mềm mại như dải lụa được treo lên, mà lại treo lơ lửng. Ai có thể treo được một dòng thác? Đọc đến đây ta không khỏi ngỡ ngàng khi nhận thấy trên đỉnh núi Hương Lô mây bay rực rỡ, nghi ngút khói hương. Từ trong chính chỗ đó phun ra dòng thác trắng xoá bay xuống. Lạ kì thay thác chảy mà như lụa bay lơ lửng trước mắt nhà thơ. Từ quải được xem như là nhãn tự của câu thơ khiến dòng thác kỳ vĩ hơn lung linh hơn.

Phi lưu trực há tam thiên xích

(Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước)

Bằng những thanh bằng - bằng, trắc - trắc trong cụm từ (phi lưu trực há), ta cảm thấy như dòng thác lướt nhẹ như những thanh bằng. Ngọn thác cao vút đổ xuống ầm ầm bên sườn núi dựng đứng. Vậy thì tiếng thác chảy, bọt nước sẽ tạo thành màn sương và những âm thanh ào ạt, tiếng nước đổ khiến ta cảm thấy là có thật, nhưng làn khói sương mờ mờ ảo ảo ấy tạo thành bức tranh huyễn hoặc. Vì vậy khiến tác giả hồ nghi:

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

(Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây)

Có nhiều lúc người ta đang chứng kiến một sự thực nhưng lại không tin vào mắt mình. Cái lý trí bị lấn át bởi tình cảm. Trong hoàn cảnh này cũng vậy, dòng thác trước mắt nhà thơ là sản phẩm của sự phối hợp giữa thực và ảo, cái tỉnh và cái mơ, cõi trần gian và nơi thượng giới.

Ngỡ là tức là bản thân tác giả biết rằng nó không phải thế nhưng vẫn muốn tin là thế. Cảnh đẹp đã chắp cánh làm cho tác giả nghĩ đến dòng sông của thần thoại. Một dòng nước dội xuống từ ba ngàn thước, mà ngỡ như dòng sông Ngân rơi tựa chín tầng mây. Đây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ. Trí tưởng tượng tuyệt vời, ngôn ngữ thơ ca đã nâng ngọn bút và cảm hứng lãng mạn thần tiên lên đến tuyệt đỉnh mới tạo bức tranh đẹp đến như vậy.

Cùng đề tài này, cùng tả dòng thác Lư sơn, một nhà thơ Đường khác Từ Tử Ngưng đã viết:

Hư không lạc tuyền thiên nhẫn trực

Lôi bôn nhập giang bất tạm tức

Thiên cổ trường như bạch luyện phi

Nhất diều giới phá thanh sơn sắc.

Rõ ràng khi so sánh dòng thác trong hai bài thơ này ta thấy rằng dòng thác Lư sơn trong bài thơ của Lý Bạch kỳ vĩ huyền ảo và thơ mộng hơn nhiều. Hay nói cho đúng hơn không còn vần thơ nào tả được hay hơn Lý Bạch.

Trong con mắt thi nhân cảnh vật khoáng đạt đẹp đẽ biết bao. Với bút pháp điêu luyện hồn thơ bay bổng, tấm lòng say đắm, trí tưởng tượng diệu kỳ và sự sáng tạo độc đáo, tác giả đã dựng nên bức tranh về dòng thác với muôn nghìn sắc màu làm cho người đọc không khỏi bất ngờ và nhớ mãi.

songngu
Xem chi tiết
lê văn hải
15 tháng 11 2017 lúc 6:58

Nguyên văn chữ Hán của bài thơ là:
 
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
 Dao khan bộc bố quái tiền xuyên
 Phi lưu trực há tam thiên xích
 Nghi thị Ngăn Hà lạc cửu thiên
 
Nghĩa là:
 
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
 Xa trông dòng thác trước sông này
 Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
 Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
 
Nắng rọi lên đỉnh núi chiếu lên làn hơi nước buổi sớm mai khiến sương khói ánh lên một màu tía bao phủ lấy dòng thác. Nguyên văn chữ Hán “tử yên” có nghĩa là khói tím. Câu thơ vẽ nên một khung cảnh lung linh huyền ảo phảng phất màu huyền bí chốn thần tiên. Trong cái mơ màng của khói sương và màu sắc hiện lên hình ảnh một dòng thác mạnh mẽ, dữ dội:
 
“Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
 Phi lưu trực há tam thiên xích”.
 
Nhà thơ dùng từ "quải” nghĩa là "treo" tạo nên một câu thơ đầy sức gợi: Dòng thác đổ từ trên xuống như tấm vải treo rủ từ trên xuống mềm mại và thật quyến rũ lòng người. Câu thơ lấy cái tĩnh của từ "quải" để tả cái động của dòng nước “phi lưu trực há" thật độc đáo. Từ "phi" có nghĩa là bay rất nhanh, rất mạnh. Dòng nước lao nhanh như bay từ trên xuống tung bụi nước trắng xóa: “bay thẳng xuống ba nghìn thước". Vậy ra, dai lụa được "treo" giữa mây trời kia không hề mong manh, yêu đuối chút nào. Ẩn sâu trong vẻ mềm mại ấy là một sự dữ dội đến kinh ngạc. Đến đây tác giả có cảm giác dòng thác là dải Ngân Hà tuột khỏi mây. Ngân Hà là dòng sông của trời, dòng sông sao tuyệt mĩ, nơi ấy tỉ tỉ ngôi sao đua nhau lấp lánh sáng. Điều mà tác giả "nghi thị" ngỡ là vô lí nhưng lại không hẳn vậy. Thác núi Lư bắt nguồn từ đỉnh hương Lô sương khói thần tiên, vậy ngọn thác là đâu không thể thấy rõ, chỉ biết nó tuôn ra từ những áng khói tím mơ màng kì bí.
 
 Đỉnh Hương Lô là nơi “treo" giữ cái dòng thác lạ lùng ấy, nó có vẻ mềm mại của một dải lụa nhưng lại có cái dữ dội, phóng khoáng mang linh hồn của chốn đại ngàn rừng núi. Từ đỉnh núi, thác “bay thẳng xuống ba nghìn thước". Lí Bạch đã dùng lối nói phóng đại để nhấn mạnh vẻ đẹp của dòng thác. Vậy thì, điều mà nhà thơ "nghi thị" ngỡ rằng đó là dòng sông Ngân tuột khỏi mây mà rơi xuống hẳn cũng có lí lắm chứ! Ngôn ngữ của "thi tiên" quả là điêu luyện.
 
Bằng tâm hồn hào phóng tự do, lòng yêu thiên nhiên và sự sáng tạo tuyệt vời, "thi tiên" Lí Bạch đã vẽ nên bức tranh cạnh dòng thác ở núi Hương Lô thật hùng vĩ và tuyệt đẹp!

Nhỏ_Ngốk_Nami
14 tháng 11 2017 lúc 21:21

Lý Bạch là một nhà thơ nổi tiếng. Thơ ông có nhiều bài rất hay về chiến tranh, tình yêu, tình bạn và đặc biệt là về vẻ đẹp của những phong cảnh thiên nhiên. Bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư” là bài thơ hay về cảnh thiên nhiên như thế.

Lý Bạch tính tình phóng khoáng. Ông thường đi thăm thú nhiều nơi và đến đâu ông cũng để lại những áng thơ tuyệt bút. Khi ông đến Hương Lô, một ngọn núi cao ở phía tây bắc của dãy Lư Sơn, ông cũng hạ bút viết những câu thơ tươi sáng.                        

Cảnh Hương Lô được quan sát từ xa vào buổi sáng. Vì thế mà toàn cảnh trông giống như một bức tranh sơn thủy kỳ vĩ lớn lao. Hương Lô đã có mây mù bao phủ, lại có bọt khí từ thác nước bay lên. Nó gặp đúng lúc mặt trời hồng chiếu rọi vì thế mà những làn khói mới sinh màu đỏ tía. Cảnh đã đẹp và kỳ vĩ lại thêm sự thơ mộng, kỳ ảo lung linh. Câu thơ thứ nhất đã là một cái nhìn sáng tạo. Thế nhưng đến câu thơ thứ hai, chúng ta mới thấy nhà thơ Lý Bạch thật tài hoa. Chính vì tác giả đứng từ xa mà dòng thác thực sự hiện lên chẳng khác nào một dòng sông đang dựng ngược và treo ngay trước mặt. Câu thơ đúng như một sự sáng tạo đầy táo bạo và ngẫu hứng của thi nhân. Hai câu thơ đầu bao quát toàn cảnh Hương Lô với những hình ảnh thơ tráng lệ và huyền ảo. Thế nhưng vẻ đẹp của dòng thác và vẻ đẹp tâm hồ của nhà thơ còn bay bổng hơn ở những câu sau .                       

Thật là một sự so sánh rất thần tình. Dòng thác chảy nhưng như là đang bay thẳng xuống. Nó như là một dải lụa trắng tinh ngàn vạn sải treo xuống trần gian từ phía chân trời. Nhưng chưa hết, câu thơ cuối còn là một sự liên tưởng táo bạo hơn. Dòng thác giờ đây không còn là cảnh của trần gian mà nó là dòng sông Ngân bị đánh rơi bởi bàn tay thượng đế. Chữ nghị thị (ngỡ là) dường như được viết bằng cả tâm hồn lãng mạn của nhà thơ. Nó đẩy câu thơ vào giữa hai bờ thực – ảo khiến cho bức tranh phong cảnh mang nhiều nét thơ mộng thần tiên. Cảnh Hương Lô lúc ấy thật đắm say và cuốn hút lòng người. Xa ngắm thác núi Lư là một bài thơ phóng khoáng. Cảnh thiên nhiên được miêu tả toát lên toàn bộ cái khí phách và tâm hồ đầy tài hoa lãng mạn của nhà thơ. Đọc bài thơ, chúng ta say yêu cảnh đẹp đồng thời cũng xúc động trước tình yêu đằm thắm và sâu sắc của nhà thơ.

Nguyễn Thị Minh Nhã
14 tháng 11 2017 lúc 21:23

Nhắc đến Lý Bạch là nhắc đến cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa. Ông sống vào đời Đường (701-762), học rộng, tài cao, tính tình phóng khoáng thích ngao du sơn thuỷ. Thơ ông tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn, khoáng đạt tự do bay bổng. Có lẽ như vậy mà ngọn núi Lư sơn hiện ra như một thắng cảnh tuyệt mỹ trong thơ ông:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

 Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Dịch thơ:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

 Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây

(Tương Như dịch)

Lý Bạch đi nhiều, biết rộng. Hầu như tất cả các danh lam thắng cảnh trên đất nước Trung Hoa rộng lớn ông đều đặt chân tới. Bài thơ này tuyệt bút tả cảnh thác núi Lư hùng vĩ, tráng lệ qua đó biểu hiện một tình yêu thiên nhiên, yêu núi sông Tổ quốc.

Mở đầu bài thơ là cảnh thác núi Lư sơn từ xa nhìn lại:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

Hương Lô là ngọn núi cao nằm phía tây bắc của dãy Lư sơn, đứng xa quan sát nó giống như một chiếc Lư Hương, làm cái phông nền cho dòng thác. Ngọn Hương Lô như gợi cho người đọc một sự liên tưởng và hình dung: ánh nắng mặt trời lan toả khoác lên dãy núi Lư lớp áo choàng huy hoàng rực rỡ. Giữa khung cảnh ấy nổi lên ngọn Hương Lô, chiếc Lư Hương khổng lồ nghi ngút khói trầm hương màu tím. Đây chính là sự khúc xạ ánh sáng, trên đỉnh núi lúc này như được thắp lên những luồng sáng hàng nghìn ánh màu rực rỡ, lộng lẫy huy hoàng. Hình ảnh núi Hương Lô quan sát từ xa như vừa thực vừa ảo làm hiện lên vẻ đẹp kỳ lạ của thác núi Lư. Câu thơ như đầy màu sắc, màu trắng của thác, xanh của núi, vàng của nắng và tím của sương khói. Đằng sau câu thơ ta như thấy vị tiên thơ đang trầm ngâm ngắm cảnh, chiêm ngưỡng sự diệu kỳ này.

Cảnh Hương Lô thật kỳ tuyệt, nhưng thu hút và huyền ảo hơn vẫn là ngọn thác:

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Nhan đề là vọng một vị trí quan sát từ xa, nhìn dòng thác, thác nước tuôn trào đổ xuống ầm ầm tựa ngang trời. Dòng thác qua con mắt thi tiên đã biến thành dải lụa trắng xoá mềm mại treo ngang trời.Từ quải được coi như nhãn tự của câu thơ, nó biến cái động thành cái tĩnh, thể hiện rất thực cảm giác khi nhìn thấy dòng thác từ xa. Đỉnh núi khói tía bao phủ, ngang trời, lưng núi dòng sông tuôn chảy như dải lụa mềm mại uyển chuyển, bức tranh tráng lệ kỳ vĩ biết bao:

Phi lưu trực há tam thiền xích

Đến câu thơ thứ ba này cảnh vật từ tĩnh chuyển sang động. Thế nước chảy như bay (phi lưu) được diễn tả qua hai động từ đi kèm hai trạng từ. Ta hình dung thấy núi cao, nước đổ thẳng xuống như dựng đứng, ba ngàn thước là lối nói khoa trương nhưng người đọc vẫn cảm thấy chân thực.

Bằng cảm hứng lãng mạn của mình, sự liên tưởng kỳ lạ nhà thơ đã thấy:

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Câu thơ trác tuyệt thể hiện tài năng quan sát và cảm hứng lãng mạn tuyệt vời của thi nhân. Tả thác nước thần tình giữa cái ảo và cái thực, cái hình và cái thần diễn tả được cảm giác kỳ diệu do hình ảnh thác nước gợi trong tâm khảm nhà thơ. Do vậy nghi thị (ngỡ là) rất thành công. Hồ nghi mà vẫn cho là thật. Từ trên cao ba ngàn thước, thác nước ầm ầm tuôn trào uyển chuyến mạnh mẽ nhưng mềm mại như dải lụa. Hay hơn thế tác giả ngỡ là dòng sông sao tuột khỏi chín tầng mây đang lơ lửng treo ngang trời. Đây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ, ở đây ngôn ngữ thơ đã chắp cánh cho hồn thơ bay bổng diệu kỳ. Ngắm dòng thác Lư sơn ngỡ như lạc vào chốn bồng lai ngư phủ.

Với tình yêu thiên nhiên say đắm, thi tiên đã dựng lên bức tranh thác nước Lư sơn hoành tráng tuyệt vời. Hơn một thiên niên kỉ trôi qua đã mấy ai được đến núi Lư sơn để ngắm lại dòng thác khi nắng rọi? Quả vậy thác núi Lư làm cho thơ Lý Bạch vĩnh hằng bất tử với thời gian. Một nhà thơ khác đời Đường là Tử Ngưng phải thẹn thùng khi cất bút.

Bài thơi là một tuyệt tác, nó thể hiện trí tưởng tượng hiếm có, nét thậm xưng tráng lệ, cảm hứng lãng mạn dạt dào. Qua đó ta hiểu rõ một tâm hồn thơ say sưa với cảnh đẹp thiên nhiên đất nước. Biết bao danh lam thắng cảnh đã đi vào thơ ông để mãi mãi muôn đời nhớ đến thi tiên - Lý Bạch.

Sabofans
Xem chi tiết
☆Sky๖ۣۜ (*BS*)☆ (Boss๖To...
28 tháng 10 2019 lúc 20:31

Nhắc đến Lý Bạch là nhắc đến cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa. Ông sống vào đời Đường (701-762), học rộng, tài cao, tính tình phóng khoáng thích ngao du sơn thuỷ. Thơ ông tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn, khoáng đạt tự do bay bổng. Có lẽ như vậy mà ngọn núi Lư sơn hiện ra như một thắng cảnh tuyệt mĩ trong thơ ông:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

 Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Dịch thơ:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

 Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây

(Tương Như dịch)

Lý Bạch đi nhiều, biết rộng. Hầu như tất cả các danh lam thắng cảnh trên đất nước Trung Hoa rộng lớn ông đều đặt chân tới. Bài thơ này tuyệt bút tả cảnh thác núi Lư hùng vĩ, tráng lệ qua đó biểu hiện một tình yêu thiên nhiên, yêu núi sông Tổ quốc.

Mở đầu bài thơ là cảnh thác núi Lư sơn từ xa nhìn lại:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

Hương Lô là ngọn núi cao nằm phía tây bắc của dãy Lư sơn, đứng xa quan sát nó giống như một chiếc Lư Hương, làm cái phông nền cho dòng thác. Ngọn Hương Lô như gợi cho người đọc một sự liên tưởng và hình dung: ánh nắng mặt trời lan toả khoác lên dãy núi Lư lớp áo choàng huy hoàng rực rỡ. Giữa khung cảnh ấy nổi lên ngọn Hương Lô, chiếc Lư Hương khổng lồ nghi ngút khói trầm hương màu tím. Đây chính là sự khúc xạ ánh sáng, trên đỉnh núi lúc này như được thắp lên những luồng sáng hàng nghìn ánh màu rực rỡ, lộng lẫy huy hoàng. Hình ảnh núi Hương Lô quan sát từ xa như vừa thực vừa ảo làm hiện lên vẻ đẹp kỳ lạ của thác núi Lư. Câu thơ như đầy màu sắc, màu trắng của thác, xanh của núi, vàng của nắng và tím của sương khói. Đằng sau câu thơ ta như thấy vị tiên thơ đang trầm ngâm ngắm cảnh, chiêm ngưỡng sự diệu kỳ này.

Cảnh Hương Lô thật kỳ tuyệt, nhưng thu hút và huyền ảo hơn vẫn là ngọn thác:

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Nhan đề là vọng một vị trí quan sát từ xa, nhìn dòng thác, thác nước tuôn trào đổ xuống ầm ầm tựa ngang trời. Dòng thác qua con mắt thi tiên đã biến thành dải lụa trắng xoá mềm mại treo ngang trời. Từ quải được coi như nhãn tự của câu thơ, nó biến cái động thành cái tĩnh, thể hiện rất thực cảm giác khi nhìn thấy dòng thác từ xa. Đỉnh núi khói tía bao phủ, ngang trời, lưng núi dòng sông tuôn chảy như dải lụa mềm mại uyển chuyển, bức tranh tráng lệ kỳ vĩ biết bao:

Phi lưu trực há tam thiền xích

Đến câu thơ thứ ba này cảnh vật từ tĩnh chuyển sang động. Thế nước chảy như bay (phi lưu) được diễn tả qua hai động từ đi kèm hai trạng từ. Ta hình dung thấy núi cao, nước đổ thẳng xuống như dựng đứng, ba ngàn thước là lối nói khoa trương nhưng người đọc vẫn cảm thấy chân thực.

Bằng cảm hứng lãng mạn của mình, sự liên tưởng kỳ lạ nhà thơ đã thấy:

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Câu thơ trác tuyệt thể hiện tài năng quan sát và cảm hứng lãng mạn tuyệt vời của thi nhân. Tả thác nước thần tình giữa cái ảo và cái thực, cái hình và cái thần diễn tả được cảm giác kỳ diệu do hình ảnh thác nước gợi trong tâm khảm nhà thơ. Do vậy nghi thị (ngỡ là) rất thành công. Hồ nghi mà vẫn cho là thật. Từ trên cao ba ngàn thước, thác nước ầm ầm tuôn trào uyển chuyến mạnh mẽ nhưng mềm mại như dải lụa. Hay hơn thế tác giả ngỡ là dòng sông sao tuột khỏi chín tầng mây đang lơ lửng treo ngang trời. Đây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ, ở đây ngôn ngữ thơ đã chắp cánh cho hồn thơ bay bổng diệu kỳ. Ngắm dòng thác Lư sơn ngỡ như lạc vào chốn bồng lai ngư phủ.

Với tình yêu thiên nhiên say đắm, thi tiên đã dựng lên bức tranh thác nước Lư sơn hoành tráng tuyệt vời. Hơn một thiên niên kỉ trôi qua đã mấy ai được đến núi Lư sơn để ngắm lại dòng thác khi nắng rọi? Quả vậy thác núi Lư làm cho thơ Lý Bạch vĩnh hằng bất tử với thời gian. Một nhà thơ khác đời Đường là Tử Ngưng phải thẹn thùng khi cất bút.

Bài thơ là một tuyệt tác, nó thể hiện trí tưởng tượng hiếm có, nét thậm xưng tráng lệ, cảm hứng lãng mạn dạt dào. Qua đó ta hiểu rõ một tâm hồn thơ say sưa với cảnh đẹp thiên nhiên đất nước. Biết bao danh lam thắng cảnh đã đi vào thơ ông để mãi mãi muôn đời nhớ đến thi tiên - Lý Bạch.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Kiều Trang
Xem chi tiết
Minh Thư
26 tháng 12 2016 lúc 19:38

Vọng lư sơn bộc bố (Xa ngắm thác núi lư):

Trong con mắt thi nhân cảnh vật khoáng đạt đẹp đẽ biết bao. Với bút pháp điêu luyện hồn thơ bay bổng, tấm lòng say đắm, trí tưởng tượng diệu kỳ và sự sáng tạo độc đáo, tác giả đã dựng nên bức tranh về dòng thác với muôn nghìn sắc màu làm cho người đọc không khỏi bất ngờ và nhớ mãi.

Nếu như một thời độc giả hồ nghi tiên sinh Tản Đà được Ngọc Hoàng đầy xuống hạ giới để thực hiện xứ mệnh trời giao. Thì chúng ta chẳng có gì bỡ ngờ khi rất nhiều người cho rằng đầu thế kỉ thứ VIII - đời nhà Đường có một ông tiên thơ Lý Bạch được phái xuống trần gian. Do vậy thơ của ông mang phong cách “tiên” vừa phóng khoáng, lãng mạn lại kỳ vĩ tráng lệ. Chất thơ ấy thể hiện sâu sắc qua bài Vọng Lư sơn bộc bố.

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên.

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên Phi lưu trực há tam thiên xích Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Dịch thơ:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây

(Tương Như dịch)

Nhan đề bài thơ là vọng (nhìn từ xa) hơn nữa lại là dao khan (trông từ xa). Từ đó ta thấy cảnh thác núi Lư sơn thật hùng vĩ, hoành tráng, mỹ lệ. Tác giả chọn vị trí từ xa để bao quát cảnh vật, đồng thời cảnh thác nước Lư sơn hiện ra vừa thực, vừa ảo lung linh sinh sắc:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

(Nắng rọi Hương Lô khói, tía bay)

Núi Lư là một ngọn núi cao, quanh năm mây mù bao phủ. Tác giả dùng hình ảnh ví von đặc biệt: ngọn núi được ví với Lô Hương giữa đất trời, mây bay chập chờn trên đỉnh Lô Hương. Đã thế tác giả lại khắc hoạ Lô Hương trong một ngày nắng đẹp.

Mặt trời phản chiếu vào Hương Lô sinh làn khói tía. Vì sao vậy? Khói thì màu trắng, mà tử yên là làn khói khá tươi đẹp, màu khói gợi sự mơ mộng, suy tư. Đến câu thơ thứ hai dòng thác hiện ra uyển chuyển:

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

(Xa trông dòng thác trước sông này)

Từ xa quan sát, thác nước như dải lụa trắng xoá mềm mại treo lên giữa lưng chừng núi và dòng sông. Trên thực tế núi thì cao, nước đổ thẳng xuống, và đương nhiên dòng thác sẽ không thể dội thẳng đứng được mà nó mềm mại như dải lụa được treo lên, mà lại treo lơ lửng. Ai có thể treo được một dòng thác? Đọc đến đây ta không khỏi ngỡ ngàng khi nhận thấy trên đỉnh núi Hương Lô mây bay rực rỡ, nghi ngút khói hương. Từ trong chính chỗ đó phun ra dòng thác trắng xoá bay xuống. Lạ kì thay thác chảy mà như lụa bay lơ lửng trước mắt nhà thơ. Từ quải được xem như là nhãn tự của câu thơ khiến dòng thác kỳ vĩ hơn lung linh hơn.

Phi lưu trực há tam thiên xích

(Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước)

Bằng những thanh bằng - bằng, trắc - trắc trong cụm từ (phi lưu trực há), ta cảm thấy như dòng thác lướt nhẹ như những thanh bằng. Ngọn thác cao vút đổ xuống ầm ầm bên sườn núi dựng đứng. Vậy thì tiếng thác chảy, bọt nước sẽ tạo thành màn sương và những âm thanh ào ạt, tiếng nước đổ khiến ta cảm thấy là có thật, nhưng làn khói sương mờ mờ ảo ảo ấy tạo thành bức tranh huyễn hoặc. Vì vậy khiến tác giả hồ nghi:

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

(Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây)

Có nhiều lúc người ta đang chứng kiến một sự thực nhưng lại không tin vào mắt mình. Cái lý trí bị lấn át bởi tình cảm. Trong hoàn cảnh này cũng vậy, dòng thác trước mắt nhà thơ là sản phẩm của sự phối hợp giữa thực và ảo, cái tỉnh và cái mơ, cõi trần gian và nơi thượng giới.

Ngỡ là tức là bản thân tác giả biết rằng nó không phải thế nhưng vẫn muốn tin là thế. Cảnh đẹp đã chắp cánh làm cho tác giả nghĩ đến dòng sông của thần thoại. Một dòng nước dội xuống từ ba ngàn thước, mà ngỡ như dòng sông Ngân rơi tựa chín tầng mây. Đây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ. Trí tưởng tượng tuyệt vời, ngôn ngữ thơ ca đã nâng ngọn bút và cảm hứng lãng mạn thần tiên lên đến tuyệt đỉnh mới tạo bức tranh đẹp đến như vậy.

Cùng đề tài này, cùng tả dòng thác Lư sơn, một nhà thơ Đường khác Từ Tử Ngưng đã viết:

Hư không lạc tuyền thiên nhẫn trực

Lôi bôn nhập giang bất tạm tức

Thiên cổ trường như bạch luyện phi

Nhất diều giới phá thanh sơn sắc.

Rõ ràng khi so sánh dòng thác trong hai bài thơ này ta thấy rằng dòng thác Lư sơn trong bài thơ của Lý Bạch kỳ vĩ huyền ảo và thơ mộng hơn nhiều. Hay nói cho đúng hơn không còn vần thơ nào tả được hay hơn Lý Bạch.

Trong con mắt thi nhân cảnh vật khoáng đạt đẹp đẽ biết bao. Với bút pháp điêu luyện hồn thơ bay bổng, tấm lòng say đắm, trí tưởng tượng diệu kỳ và sự sáng tạo độc đáo, tác giả đã dựng nên bức tranh về dòng thác với muôn nghìn sắc màu làm cho người đọc không khỏi bất ngờ và nhớ mãi.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

phuc le
26 tháng 12 2016 lúc 19:38

Nếu như một thời độc giả hồ nghi tiên sinh Tản Đà được Ngọc Hoàng đầy xuống hạ giới để thực hiện xứ mệnh trời giao. Thì chúng ta chẳng có gì bỡ ngờ khi rất nhiều người cho rằng đầu thế kỉ thứ VIII - đời nhà Đường có một ông tiên thơ Lý Bạch được phái xuống trần gian. Do vậy thơ của ông mang phong cách “tiên” vừa phóng khoáng, lãng mạn lại kỳ vĩ tráng lệ. Chất thơ ấy thể hiện sâu sắc qua bài Vọng Lư sơn bộc bố.

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên.

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên Phi lưu trực há tam thiên xích Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Dịch thơ:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây

(Tương Như dịch)

Nhan đề bài thơ là vọng (nhìn từ xa) hơn nữa lại là dao khan (trông từ xa). Từ đó ta thấy cảnh thác núi Lư sơn thật hùng vĩ, hoành tráng, mỹ lệ. Tác giả chọn vị trí từ xa để bao quát cảnh vật, đồng thời cảnh thác nước Lư sơn hiện ra vừa thực, vừa ảo lung linh sinh sắc:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

(Nắng rọi Hương Lô khói, tía bay)

Núi Lư là một ngọn núi cao, quanh năm mây mù bao phủ. Tác giả dùng hình ảnh ví von đặc biệt: ngọn núi được ví với Lô Hương giữa đất trời, mây bay chập chờn trên đỉnh Lô Hương. Đã thế tác giả lại khắc hoạ Lô Hương trong một ngày nắng đẹp.

Mặt trời phản chiếu vào Hương Lô sinh làn khói tía. Vì sao vậy? Khói thì màu trắng, mà tử yên là làn khói khá tươi đẹp, màu khói gợi sự mơ mộng, suy tư. Đến câu thơ thứ hai dòng thác hiện ra uyển chuyển:

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

(Xa trông dòng thác trước sông này)

Từ xa quan sát, thác nước như dải lụa trắng xoá mềm mại treo lên giữa lưng chừng núi và dòng sông. Trên thực tế núi thì cao, nước đổ thẳng xuống, và đương nhiên dòng thác sẽ không thể dội thẳng đứng được mà nó mềm mại như dải lụa được treo lên, mà lại treo lơ lửng. Ai có thể treo được một dòng thác? Đọc đến đây ta không khỏi ngỡ ngàng khi nhận thấy trên đỉnh núi Hương Lô mây bay rực rỡ, nghi ngút khói hương. Từ trong chính chỗ đó phun ra dòng thác trắng xoá bay xuống. Lạ kì thay thác chảy mà như lụa bay lơ lửng trước mắt nhà thơ. Từ quải được xem như là nhãn tự của câu thơ khiến dòng thác kỳ vĩ hơn lung linh hơn.

Phi lưu trực há tam thiên xích

(Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước)

Bằng những thanh bằng - bằng, trắc - trắc trong cụm từ (phi lưu trực há), ta cảm thấy như dòng thác lướt nhẹ như những thanh bằng. Ngọn thác cao vút đổ xuống ầm ầm bên sườn núi dựng đứng. Vậy thì tiếng thác chảy, bọt nước sẽ tạo thành màn sương và những âm thanh ào ạt, tiếng nước đổ khiến ta cảm thấy là có thật, nhưng làn khói sương mờ mờ ảo ảo ấy tạo thành bức tranh huyễn hoặc. Vì vậy khiến tác giả hồ nghi:

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

(Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây)

Có nhiều lúc người ta đang chứng kiến một sự thực nhưng lại không tin vào mắt mình. Cái lý trí bị lấn át bởi tình cảm. Trong hoàn cảnh này cũng vậy, dòng thác trước mắt nhà thơ là sản phẩm của sự phối hợp giữa thực và ảo, cái tỉnh và cái mơ, cõi trần gian và nơi thượng giới.

Ngỡ là tức là bản thân tác giả biết rằng nó không phải thế nhưng vẫn muốn tin là thế. Cảnh đẹp đã chắp cánh làm cho tác giả nghĩ đến dòng sông của thần thoại. Một dòng nước dội xuống từ ba ngàn thước, mà ngỡ như dòng sông Ngân rơi tựa chín tầng mây. Đây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ. Trí tưởng tượng tuyệt vời, ngôn ngữ thơ ca đã nâng ngọn bút và cảm hứng lãng mạn thần tiên lên đến tuyệt đỉnh mới tạo bức tranh đẹp đến như vậy.

Cùng đề tài này, cùng tả dòng thác Lư sơn, một nhà thơ Đường khác Từ Tử Ngưng đã viết:

Hư không lạc tuyền thiên nhẫn trực

Lôi bôn nhập giang bất tạm tức

Thiên cổ trường như bạch luyện phi

Nhất diều giới phá thanh sơn sắc.

Rõ ràng khi so sánh dòng thác trong hai bài thơ này ta thấy rằng dòng thác Lư sơn trong bài thơ của Lý Bạch kỳ vĩ huyền ảo và thơ mộng hơn nhiều. Hay nói cho đúng hơn không còn vần thơ nào tả được hay hơn Lý Bạch.

Trong con mắt thi nhân cảnh vật khoáng đạt đẹp đẽ biết bao. Với bút pháp điêu luyện hồn thơ bay bổng, tấm lòng say đắm, trí tưởng tượng diệu kỳ và sự sáng tạo độc đáo, tác giả đã dựng nên bức tranh về dòng thác với muôn nghìn sắc màu làm cho người đọc không khỏi bất ngờ và nhớ mãi.



Nguyễn Trần Thành Đạt
27 tháng 12 2016 lúc 6:26

Lí Bạch và Đỗ Phủ là hai ngôi sao sáng của thơ Đường. Mỗi người một vẻ, người này không làm giảm mất giá trị của người kia; tên hai người đã gắn chặt với nhau, làm cho khi nhắc đến người này ta không thể không nhắc đến người kia. Có thể nói thơ của hai người gộp lại mới nói lên được đầy đủ tâm hồn người Trung Quốc thời ấy. Chúng ta sẽ nói về điều này qua việc đối sánh hình tượng thiên nhiên trong thơ của hai ông. Cái độc đáo và thành công của mỗi nhà thơ Đường chính là phải tìm ra những cái hết sức mới, những cái không lặp lại trong vốn đề tài thơ ca cũ kĩ và nghèo nàn. Ví như đề tài thiên nhiên trong thơ Đường: chỉ có một đề tài như vậy nhưng có biết bao cơ man nào là những bài thơ viết về nó, dường như, các nhà thơ trung đại hễ làm thơ Đường là sẽ nhất định có ít nhiều bài viết về đề tài này, nếu không có sáng tạo của riêng mỗi người thì liệu ta có thể có được một kho tàng Đường thi phong phú và giàu màu sắc về mảng đề tài này như ta còn thấy đến nay?

Thiên nhiên trong thơ Lí Bạch và Đỗ Phủ cũng phản ánh sự sáng tạo ấy, và chính điều đó đã giúp họ thành công và bước lên đỉnh cao vinh dự: ba đỉnh cao của giai đoạn thơ ca phát triển bậc nhất thơ ca cổ Trung Quốc – thời Đường. Trong nguồn chung là dòng chảy của đề tài thiên nhiên trong thơ Đường, họ không bị hòa lẫn, tan biến mà họ đã tạo ra được dòng riêng của chính mình, để đến nay, người Trung Quốc nói riêng và những ai yêu thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ nói chung có quyền tự hào về những sáng tác thành công cả về nội dung và nghệ thuật của hai người nói chung và trong mảng đề tài này nói riêng.

Cần phải giới thuyết rằng, ở đây, ta đối sánh thiên nhiên trong thơ của Lí Bạch và Đỗ Phủ trên những nét đại thể, cơ bản, ta không bàn đến các trường hợp dị biệt, ví dụ như khi nói đến vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ Đỗ Phủ mang tính chất bình dị thì không có nghãi là thiên nhiên trong thơ ông không có những bài ngược lại nhưng do những bài đó không tiêu biểu nên ta không bàn đến. Cần lưu ý suốt bài viết này là ta chỉ xem xét ở những nét, những khía cạnh thuộc về tiêu biểu, cơ bản nhất.

Nguyễn Kiều Trang
Xem chi tiết
Linh Phương
28 tháng 12 2016 lúc 21:04

... ‘Xa ngắm thác núi Lư’, ‘Đường đi khó’, ‘cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh’là những bài thơ tuyệt tác của Lí Bạch cho thấy một hồn thơ tuyệt đẹp.

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ ‘Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh’ là nỗi buồn nhớ cố hương sâu lắng của Lí Bạch. Đây là bản dịch thơ:

‘Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt đất phủ sương.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ Cố hương’

Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, vẻn vẹn có 20 chữ nhưng đã tạo nên một bức tranh thủy mặc về cảnh mộng đêm trăng gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân với bút pháp lãng mạn thần tình.

Đêm về khuya càng trở nên thanh tĩnh. Không gian bốn bệ vắng lặng. Không một tiếng gió thổi, một tiếng côn trùng kêu. Cũng chẳng có một tiếng chuông chùa ngân buông. Nhà thơ chợt tỉnh giấc thấy mình nằm dưới trăng:

‘Đầu giường ánh trăng rọi’

Cả một không gian ngập tràn ánh trăng. Ánh sáng rọi vào đầu giường. Hình như trâng đã đánh thức thi nhân dậy. Thật cảm động, trăng đến khơi gợi một nguồn thơ và trăng là chất liệu tạo nên vần thơ dào dạt.

Ánh trăng sáng quá, tải khắp không gian, bao phủ khắp mặt đất. Câu thơ thứ hai biểu hiện một trạng thái ngỡ ngàng của thi nhân vừa tỉnh giấc vừa nhìn trăng. Tràng đẹp và thơ mộng. Đêm đã sang canh, êm đềm thanh tĩnh. Chỉ có trăng và 128

nhà thơ. Thế rồi, Thi tiên Lí Bạch ‘ngẩng đầu’ ngắm trăng. Trăng với thi nhân như đôi bạn tri âm gặp nhau, nhìn nhau cảm động không nói lên lời. Cả ba câu thơ đầu đều tả ánh trăng trong đêm thanh tĩnh với tâm trạng ngỡ ngàng và bồi hồi của thi nhân. Câu 1 và 3 tả trăng bằng trực giác, câu 2 tả trâng bằng cảm giác. Một không gian nghệ thuật vừa thực vừa mộng, huyền ảo lung linh:

‘Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt đất phủ sương.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng’

Lúc bấy giờ, Lí Bạch đang sống nơi đất khách quê người. Giữa đêm khuya thanh tĩnh chỉ có trăng và thi nhân. Ba câu thơ đầu gợi tả một tâm trạng: nỗi buồn cô đơn của khách li hương.

Hai câu thơ 3 và 4 được cấu trúc theo phép đối:

‘Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương’

Hai tư thế: ‘ngẩng đầu’ và ‘cúi đầu’-, hai tâm trạng: ‘nhìn’ và ‘nhớ’-, hai đối tượng làm xúc động và trĩu lòng kẻ xa quê: ‘trăng sáng’ và ‘cố hương’. Hai hình ảnh ‘trăng sáng’ và ‘cố hương’ đi sóng nhau biểu hiện một tâm hồn giàu tình yêu thiên nhiên, một tấm lòng yêu quê hương thiết tha sâu nặng. ‘Cốhương’ là quê cũ thân yêu; ‘nhớ cố hương’ là nhớ tới gia đình, nhớ tới người thân thương ruột thịt, nhớ tới thời thơ ấu với bao mộng tưởng và kỉ niệm đẹp, nhớ lại những thăng trầm một đời người... Ta từng biết, Lí Bạch quê ở Ba Thục, thuở nho thường leo len núi Nga - Mi để ngắm trăng và múa kiếm. Lớn lên, ông mang theo bầu rượu, túi thơ và thanh kiếm hiệp khách đi chu du mọi phía chân trời góc bể, chan hòa với gió trăng và tình bằng hữu... Vì thế, ánh trăng ‘đêm nay’ là ánh trăng gợi nhớ, gợi sầu, vấn vương một hoài niệm, làm sống dậy bao bâng khuâng của một hồn thơ và một tình quê man mác.

‘Ánh trăng’và ‘cố hương’ gắn bó với nhau trong mạch cảm hứng trữ tình, hòa quyện thành một liên tưởng thấm thía, cảm động, nâng cánh cho hồn thơ bay lên. Trăng lênh láng tràn ngập. Cảm xúc thơ dâng lên dào dạt.

Có thể nói ‘Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh’ là một bài thơ trâng tuyệt bút. Lí Bạch rất tinh tế đã lấy ngoại cảnh ‘ánh trăng’ miền đất lạ để biểu hiện tâm tình: nổi buồn nhớ cố hương.

Ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng hoa lệ, cảm xúc mênh mang, gợi lên bao nỗi buồn đẹp - tất cả góp phần tạo nên vẻ đẹp văn chương của bài thơ trăng này. Lí Bạch đã để lại hàng trăm bài thơ trăng. Ai đã từng trải qua nhiều năm tháng li hương, ai đã từng mang một tâm hồn yêu trăng, chắc sẽ bồi hồi xúc động khi đọc bài thơ này của Thi tiên Lí Bạch

nguyen ngoc tieu my
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trung
12 tháng 10 2017 lúc 20:10

XA NGẮM THÁC NÚI LƯ

(Vọng Lư sơn bộc bố)

Lí Bạch

I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả

Lí Bạch (701 - 762), nhà thơ nổi tếng của Trung Quốc đời Đường, quê ở Cam Túc nhưng ngay từ khi mới năm tuổi ông đã theo gia đình về sống ở Tứ Xuyên. Vì thế, nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình. Lí Bạch từ nhỏ đã thích ngao du, mong lập nên công danh sự nghiệp, song đường quan nghiệp của ông có nhiều trắc trở.

Lí Bạch được mệnh danh là “tiên thơ”. Thơ ông thể hiện một tâm hồn tự do phóng khoáng. Hình ảnh trong thơ của ông tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. Thơ ông hay nhất ở những bài vết về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn.

2. Tác phẩm

Vọng Lư sơn bộc bố được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Đây là một trong những bài thơ hay tiêu biểu cho đề tài chiến tranh của Lí Bạch.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Như nhan đề của bài thơ (Xa ngắm thác núi lư) và căn cứ vào nghĩa của hai từ: vọng (trông từ xa), dao khan (nhìn từ xa), có thể thấy cảnh núi Lư được nhà thơ quan sát và miêu tả từ xa. Vị trí đứng này tuy không thể giúp nhà thơ miêu tả được những chi tiết của thiên nhiên, cảnh vật nhưng lại có thể quan sát được vẻ đẹp của toàn cảnh, miêu tả được cái hùng vĩ tự nhiên của thác nước.

2. Ngay ở câu thơ đầu tiên (Nắng rọi Hương Lô khói tía bay), tác giả đã hoạ nên hình ảnh núi Hương Lô thật mĩ lệ. Trong ánh nắng mặt trời chiếu rọi, mây khói chuyển thành màu tía, khói hương huyền ảo, khác thường (có người dịch là mây tím). Câu thứ nhất, với hình ảnh núi Lư, như đã làm nên một cái nền cho bức tranh phong cảnh. Trên cái nền ấy, ở câu thơ tiếp theo, hình ảnh thác nước mới thật nổi bật, sống động: Xa trông dòng thác trước sông này. Xa trông chứ không phải nhìn ngắm ở khoảng cách gần. Phải là từ xa thì, trong cái nhìn, mới thu nhỏ được hình ảnh thác nước để hình dung nó trong toàn cảnh.

3. Bản dịch thơ dịch không sát câu thứ hai. Nguyên tác là: Dao khan bộc bố quải tiền xuyên (nghĩa là: Nhìn xa thấy dòng thác như treo trên dòng sông phía trước). Chữ quải thật thần tình, bản dịch thơ làm mất chữ này. Thác nước cao trông xa như treo trước dòng sông, tựa như một dải lụa khổng lồ (bộc bố: thác nước trên núi chảy xuống, nhìn xa như một tấm vải treo dọc buông rủ xuống). Trước mắt ta hiện ra một cảnh tượng thiên nhiên kì vĩ, phi thường. Hình ảnh dòng thác trên nền cảnh (đã được tạo ra ở câu 1) như một bức ảnh mà ở đó nhà nghệ sĩ đã làm cảnh vật tĩnh lại trong chớp nhoáng, lấy tĩnh mà tả động.

Đến câu thơ thứ ba, hình ảnh dòng thác thoắt chuyển sang trạng thái động: Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước. Từ phi (bay) trong câu này khiến khung cảnh hùng vĩ, ấn tượng mạnh mà không thiếu sự bay bổng. Để ở câu thơ cuối hồn thơ chợt cất cánh một ẩn dụ lãng mạn: Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây. Lối nói khoa trương lại diễn tả được một cách chân thực trạng thái cảm nhận về cái kì vĩ, phi thường. Chẳng có hình ảnh nào diễn đạt hơn được nữa cái sức mạnh nên thơ, như thực mà quá đỗi lạ thường của thác nước trong cái nhìn của thi sĩ như dải Ngân Hà rơi xuống từ chín tầng mây này.

4. Lí Bạch từng được mệnh danh là Thi tiên (tiên thơ). Thơ ông thể hiện một tâm hồn luôn vươn tới tự do, phóng khoáng. Hình ảnh trong thơ ông thường tươi sáng, bay bổng diệu kì bộc lộ một tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư ta phần nào thấy được điều đó.

5.* Về câu thơ thứ hai, em thích cách hiểu nào hơn? (cách hiểu trong bản dịch hay cách hiểu trong chú thích).

Không nhất thiết buộc phải hiểu theo một cách nào. Như thế có thể có ba lựa chọn: chọn cách hiểu trong bản dịch, chọn cách hiểu trong phần chú thích hoặc chủ trương phối hợp cả hai cách hiểu đã nêu. Quan trọng là đưa ra được lời giải thích hợp lí (căn cứ vào điểm nhìn của tác giả và nội dung của cả bà thơ).

Chibi Usa
16 tháng 10 2017 lúc 16:47

Câu 1:

Như nhan đề của bài thơ Xa ngắm thác núi Lư và căn cứ vào nghĩa của hai từ: vọng (trông từ xa), dao khan (nhìn từ xa), có thể thấy cảnh núi Lư được nhà thơ quan sát và miêu tả từ xa. Vị trí đứng này tuy không thể giúp nhà thơ miêu tả được những chi tiết của thiên nhiên, cảnh vật nhưng lại có thể quan sát được vẻ đẹp của toàn cảnh, miêu tả được cái hùng vĩ tự nhiên của thác nước.

Câu 2:

- Hình ảnh được miêu tả trong câu thơ thứ nhất:

+ Nhà thơ Lí Bạch đã miêu tả thác nước vào lúc mặt trời chiếu rọi ánh nắng.

+ Thác nước bắn tung bọt, hơi nước tỏa ra như sương khói, mặt trời phản ánh sáng sinh ra những khói tía huyền ảo.

+ Thác nước ở trên đỉnh núi giống như một chiếc lò khổng lồ nghi ngút khỏi hương trầm tỏa lên bầu trời.

- Ý nghĩa: câu thơ đầu tả núi Hương Lô có tác dụng làm phông nền cho hình ảnh của thác nước được miêu tả cụ thể ở ba câu tiếp theo.

Câu 3:

Bản dịch thơ dịch không sát câu thứ hai. Nguyên tác là: Dao khan bộc bố quải tiền xuyên (nghĩa là: Nhìn xa thấy dòng thác như treo trên dòng sông phía trước). Chữ quải thật thần tình, bản dịch thơ làm mất chữ này. Thác nước cao trông xa như treo trước dòng sông, tựa như một dải lụa khổng lồ (bộc bố: thác nước trên núi chảy xuống, nhìn xa như một tấm vải treo dọc buông rủ xuống). Trước mắt ta hiện ra một cảnh tượng thiên nhiên kì vĩ, phi thường. Hình ảnh dòng thác trên nền cảnh (đã được tạo ra ở câu 1) như một bức ảnh mà ở đó nhà nghệ sĩ đã làm cảnh vật tĩnh lại trong chớp nhoáng, lấy tĩnh mà tả động.

Đến câu thơ thứ ba, hình ảnh dòng thác thoắt chuyển sang trạng thái động: Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước. Từ phi (bay) trong câu này khiến khung cảnh hùng vĩ, ấn tượng mạnh mà không thiếu sự bay bổng. Để ở câu thơ cuối hồn thơ chợt cất cánh một ẩn dụ lãng mạn: Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây. Lối nói khoa trương lại diễn tả được một cách chân thực trạng thái cảm nhận về cái kì vĩ, phi thường. Chẳng có hình ảnh nào diễn đạt hơn được nữa cái sức mạnh nên thơ, như thực mà quá đỗi lạ thường của thác nước trong cái nhìn của thi sĩ như dải Ngân Hà rơi xuống từ chín tầng mây này.

Câu 4:

- Qua cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ ta có thể thấy được tác giả là con người có tâm hồn mạnh mẽ, phóng khoáng, ưa thích những cái hùng vĩ phi thường.

- Tâm hồn say đắm, tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Một năng lực sáng tạo thơ ca độc đáo, phi thường.

Câu 5:

Không nhất thiết buộc phải hiểu theo một cách nào. Như thế có thể có ba lựa chọn: chọn cách hiểu trong bản dịch, chọn cách hiểu trong phần chú thích hoặc chủ trương phối hợp cả hai cách hiểu đã nêu. Quan trọng là đưa ra được lời giải thích hợp lí (căn cứ vào điểm nhìn của tác giả và nội dung của cả bà thơ).

Tô Tuấn Phong
Xem chi tiết
Nhung Trần
Xem chi tiết
Vương Quốc Anh
8 tháng 11 2015 lúc 10:48

Ta thấy được rằng Lí Bạch là một con người yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước sâu nặng, biết trân trọng cái đẹp, cá tính hào phóng, mạnh mẽ.

NHỚ **** MÌNH NHA!

Đặng Đỗ Bá Minh
8 tháng 11 2015 lúc 10:50

Đây là trang Toán chứ có phải Văn đâu ! OLM xóa đi !

Vy Yen
Xem chi tiết
Komorebi
14 tháng 10 2018 lúc 16:57

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt