Những câu hỏi liên quan
Đường Mai Anh
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
24 tháng 1 2017 lúc 14:42

- tư tưởng chủ đạo tác chiến : Thực hiện tiến công liên tục mọi lúc, mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ, để quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi

- mưu kế đánh giặc : Mưu là để lừa địch, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị, làm cho chúng bị động, lúng túng đối phó. Kế là để điều địch theo ý định của ta, giành quyền chủ động, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta.

- - Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc

- Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh

- Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận

- nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn : Trong các triều đại phong kiến, ông cha ta đã tổ chức và thực hành các trận đánh lớn để giải phóng đất nước, kết thúc chiến tranh.

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
24 tháng 1 2017 lúc 14:50

- Về mưu kế đánh giặc

Mưu là để lừa địch, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị, làm cho chúng bị động, lúng túng đối phó. Kế là để điều địch theo ý định của ta, giành quyền chủ động, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng, với ý chí kiên cường của dân tộc, triều đại nhà Lí, Trần, hậu Lê...đã tạo được thế trận chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, kết hợp các cách đánh, các lực lượng cùng đánh. Trong chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước, cha ông ta đã kết hợp chặt chẽ giữa quân triều đình, quân địa phương và dân binh, thổ binh các làng xã cùng đánh địch, làm cho lực lượng địch luôn bị phân tán, không thực hiện được hợp quân tại Thăng Long.

Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc

Thực hiện toàn dân đánh giặc là một trong những nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của tổ tiên ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Nét độc đáo đó xuất phát từ lòng yêu nước thương nòi của nhân dân ta, từ tính chất tự vệ, chính nghĩa của các cuộc kháng chiến. Hễ kẻ thù đụng đến nước ta, thì "vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước chung sức, trăm họ là binh", giữ vững quê hương, bảo vệ xã tắc.

Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh

Đây là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta, khi dân tộc ta luôn phải chống lại các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí, trang bị lớn hơn nhiều lần. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh chính là sản phẩm của lấy "thế" thắng "lực". Quy luật của chiến tranh là mạnh được, yếu thua, nhưng từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, cha ông ta đã sớm xác định đúng về sức mạnh trong chiến tranh, đó là : sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, chứ không thuần tuý là sự so sánh, hơn kém về quân số, vũ khí của mỗi bên tham chiến.

- Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận

Chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi quốc gia trong tham chiến. Trong chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã biết kết hợp chặt chẽ các mặt trận nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù. Mỗi mặt trận có vị trí, tác dụng khác nhau, nhưng cùng thống nhất ở mục đích tạo ra sức mạnh để giành thắng lợi trong chiến tranh.

- Về nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn

Trong các triều đại phong kiến, ông cha ta đã tổ chức và thực hành các trận đánh lớn để giải phóng đất nước, kết thúc chiến tranh. Thời nhà Lí có phòng ngự sông Cầu (Như Nguyệt), đây là một điển hình về kết hợp chặt chẽ hai hình thức tác chiến phòng ngự và phản công trên cả quy mô chiến lược, chiến thuật. Tác chiến phòng ngự ở Như Nguyệt không chỉ chặn đứng 30 vạn quân Tống, mà còn làm thất bại ý đồ đánh nhanh, thắng nhanh để chiếm Thăng Long của chúng, khiến quân địch phải chuyển từ chủ động tiến công sang bị động phòng ngự.

Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến

Giải phóng, bảo vệ đất nước là nhiệm vụ quan trọng, là mục tiêu cao nhất của các triều đại phong kiến trong chiến tranh giữ nước. Do đó, cha ông ta luôn nắm vững tư tưởng tiến công, coi đó như một quy luật để giành thắng lợi trong suốt quá trình chiến tranh. Thực hiện tiến công liên tục mọi lúc, mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ, để quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi. Tư tưởng tiến công được xem như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị và thực hành chiến tranh giữ nước. Tư tưởng đó thể hiện rất rõ trong đánh giá đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sách đánh, phòng, khẩn trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho địch suy yếu, tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến công.

Bình luận (0)
Như ý Trịnh
Xem chi tiết
Pimul Sakiko
Xem chi tiết
Trần Kim Chi
25 tháng 12 2016 lúc 14:30

1. Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng và xây dựng lại bộ máy nhà nước tự chủ.

Đinh Bộ Lĩnh có công trong việc dẹp loạn 12 sứ quân

Lý Thường Kiệt có công trong việc đánh bại quân Tống xâm lược nước ta

Trần Quốc Tuấn có công trong việc 3 lần đánh đuổi quân Mông-Nguyên xâm nước ta

2.Chủ động tấn công trước để tự vệ

Xây dựng phòng tuyến bằng đất

Bí mật vượt sông ban đêm

Đọc bài thơ thần

Chủ động giảng hòa

 

Bình luận (1)
Bình Trần Thị
25 tháng 12 2016 lúc 15:57

2.

Các cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tiến công trước để tự vệ
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công
- Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa 
Bình luận (0)
Việt Mai Quý
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
1 tháng 12 2016 lúc 19:07

2.Các cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tiến công trước để tự vệ
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công
- Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
1 tháng 12 2016 lúc 19:07

3.Thái sư Trần Thủ Độ khảng khái trả lời vua Trần "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Vua Trần ra lệnh bắt giam sứ giả Mông cổ vào ngục, khi được tin quân Nguyên chuẩn bị xâm lược, vua Trần ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập quân sự... trong lần kháng chiến thứ nhất...

 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
1 tháng 12 2016 lúc 19:09

4.* Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

*ý nghĩa :

Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực
của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

 

Bình luận (1)
Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
29 tháng 12 2021 lúc 7:22

Tham khảo!

Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

Ý nghĩa lịch sử:

- Đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ âm mưu thôn tính Đại Việt.

- Thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.


 

Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

“Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

Bình luận (0)
Nguyen Van Hieu
Xem chi tiết
Trần Tuyết Tâm
20 tháng 12 2018 lúc 12:29

- Chặn giặc ở chiến tuyến sông Như Nguyệt.

- Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.

- Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến.

- Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc.

Bình luận (0)
songoku  đại đế
20 tháng 12 2018 lúc 12:50



Những nét độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống:
- Chủ trương "Tiên phát chế nhân" (đem quân sang đánh trước để kiềm chế quân giặc, giành thế chủ động; tấn công thành Ung Châu, Khâm Châu, bàn đạp xâm lược quan trọng của địch ). Đây không phải là hành động xâm lược của quân ta.
- Khi quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn vào nước ta, ngay lập tức cho xây dựng phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) làm trận địa mai phục, từ đó đã đánh tan được quân giặc, giành chiến thắng vang dội.
Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông:
- Là một chính sách rất khôn khéo thời bình nhằm củng cố lực lượng quân đội lại kích thích tăng gia sản xuất.
- Giảm bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.
- Là một phương pháp kết hợp hài hòa giữa quân sự và nông nghiệp nhờ đó có thể tập hợp lực lượng chuyển từ thời bình sang thời chiến ngay khi cần; nó phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.
Tóm tắt một số nét chính:
- Chủ động tiến đánh để phòng vệ.
- Đánh vào tâm lý lòng người.
- Xây dựng phòng tuyến vững chắc.
- Chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách "giảng hòa".

Bình luận (0)
Phạm Vũ Hà My
Xem chi tiết
lạc lạc
17 tháng 11 2021 lúc 6:57

_ riêng e m thì em thích ngô quyền nhất 

- Ngô Quyền, còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương hoặc Ngô Vũ Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, chính thức kết thúc gần một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam

-undefined

ÔNG LÀ NGƯỜI  chấm dứt “nghìn năm Bắc thuộc”

 

Đại thắng sông Bạch Đằng mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ca ngợi:

“Trận thắng lợi trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu?”. Sau thắng lợi đó, Ngô Quyền lên ngôi vua, lập ra nhà Ngô, triều đại đầu tiên của thời kỳ độc lập, tự chủ

“Tiền Ngô Vương biết dùng quân mới tập hợp được của nước Việt ta mà đánh tan hàng trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở đất xưng vương, khiến cho quân phương Bắc không dám trở lại, có thể nói một cơn giận mà yên được dân, giỏi mưu tài đánh. Tuy chưa xưng đế và đặt niên hiệu nhưng chính thống của nước ta hầu như được nối LẠI

 

 

+luôn đề cao cảnh giác trƯỚC kẻ thù,luôn có sự chủ động,sự thông minh sáng tạo tìm hiểu,lợi dụng điểm yếu của kẻ thù tẠO RA

 

Bình luận (1)
Ngo Mai Phong
17 tháng 11 2021 lúc 7:03

Em thích nhất Ngô Quyền

Ngô Quyền (898-944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương hoặc Ngô Vũ Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam

Công lao của Ngô Quyền (898-944):

+ Đánh quân Nam Hán với chiến thắng Bặch Đằng vang dội.

+ Ông lên ngôi và trị vì 6 năm .

+ Lật đổ 1000 năm bắc thuộc.

+ Ông được tôn vinh là một trong 4 tứ hùng vương.

Em học được ý chí quyết tâm từ Ngô Quyền

 

Bình luận (2)
Ngô NhuyễnThuỵ Nhiên
Xem chi tiết
Quốc Bảo
24 tháng 11 2021 lúc 17:48

cái đệt m là nhiên 7/6 à ;)

Bình luận (1)
Bing chilling
5 tháng 1 2023 lúc 19:08

Bạn phải Ghi rõ Bạn thích ai nhé

Mình mới Rep đc

 

Bình luận (0)
thanhtuyen nguyen
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
17 tháng 10 2016 lúc 19:05

1. triều đường .

3. các triều đại : ngô , đinh , tiền lê , lý , trần 

4.Thời ngô 

Trung ương : vua đứng đầu nắm mọi quyền hành , giúp việc có quan văn quan võ 

Địa phương : cử các tướng có công coi giữa các châu quan trọng 

Thời  lý 

Trung ương : đứng đầu là vua , giúp việc có quan đại thần , quan văn ,quan võ

Địa phương : cả nước chia thành 24 lộ dưới lộ là phủ , dưới phủ là huyện , dưới huyện là hương xã

6.những nét độc đáo của cách đánh của lý thường kiệt 
- Chủ trương "Tiên phát chế nhân" (đem quân sang đánh trước để kiềm chế quân giặc, giành thế chủ động; tấn công thành Ung Châu, Khâm Châu, bàn đạp xâm lược quan trọng của địch ). Đây không phải là hành động xâm lược của quân ta.
- Khi quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn vào nước ta, ngay lập tức cho xây dựng phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) làm trận địa mai phục, từ đó đã đánh tan được quân giặc, giành chiến thắng vang dội.
Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông:
- là một chính sách rất khôn khéo thời bình nhằm củng cố lực lượng quân đội lại kích thích tăng gia sản xuất.
- Giảm bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.
- Là một phương pháp kết hợp hài hòa giữa quân sự và nông nghiệp nhờ đó có thể tập hợp lực lượng chuyển từ thời bình sang thời chiến ngay khi cần; nó phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.

 

Bình luận (0)