Các bn cho mk một câu so sánh vật với người đc ko
KO CHÉP MẠNG NHA
Các bn ơi cho mk hỏi 1 chút các bạn có thể giúp mk sáng tác về thơ lục bát nói về tình cảm gđ đc ko ,ko chép mạng nha mk cx ko cần hay ạ
đây là mik tự sáng tác bạn coi đc ko:))
Công cha nặng tựa đất trời
Nghĩa mẹ như nước ngoài trời biện Đông
Ơn cha, mẹ như nắng hồng
Báo ơn cha, mẹ bao giờ mới xong
m.n có thể cho mk ảnh cặp đôi gacha đc ko v(oc gacha của các bn á cặp đôi nam hay nữ cux đc,cấm chép mạng)
cảm ơn trc nha,edit cũng đc ko thì cux ko sao
tui ko biết gửi ảnh
Các bn ơi giúp mk vs ạ !
Các bn soạn bài lượm giúp mk ạ!
Lưu ý: ko đc chép trên mạng nha mấy bn
Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)
Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú
+ Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”
+ Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.
- Bố cục:
+ Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế
+ Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ
+ Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.
Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):
- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt
- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường
- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.
- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn
→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.
Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách
- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn
- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)
- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:
+ Nằm trên lúa
+ Lúa thơm mùi sữa
+ Hồn bay giữa đồng
→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.
Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ
→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.
- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả
- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.
Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.
+ Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.
+ Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.
- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.
Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.
Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)
Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú
+ Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”
+ Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.
- Bố cục:
+ Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế
+ Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ
+ Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.
Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):
- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt
- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường
- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.
- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn
→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.
Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách
- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn
- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)
- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:
+ Nằm trên lúa
+ Lúa thơm mùi sữa
+ Hồn bay giữa đồng
→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.
Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ
→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.
- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả
- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.
Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.
+ Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.
+ Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.
- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.
Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.
! Mình tự làm đó
tả khóm tre đầu làng em
các bn giúp mk vs mk tick cho ko lấy mạng nha mk tick cho những ng ko chép mạng
mong cấc bn giúp đỡ
Đầu làng tôi có những khóm tre xanh mát, không biết những khóm tre ấy có từ đời nào, nhưng chỉ biết rằng chúng rất thân với người dân quê tôi.
Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa bão dông, vươn lên trên cao, đón nhận ánh sáng mặt trời. Các cj già trong làng thường bảo: “Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường”.
Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Tôi cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.
Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng tôi nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện ngày xưa … tre cũng vui cùng chúng tôi.
Tre đi vào cuộc sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng tôi. Người làng tôi ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương.
Đề bài:Tả 1 người bạn thân của mình.
Các bn có thể tả bạn nữ cx đc,nhưng mk muốn bài văn nam hơn nha!Nhớ là ko đc coi văn mẫu và chép mạng,ai coi văn mẫu và chép mạng mk bt ngay.Ai nhanh nhất và hay nhất mk cho 3 tik.THANK YOU NHIỀU ^_^
Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.
Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.
Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”
Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.
Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.
Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.
Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.
Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”
Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.
Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.
chúc bn thành công
Trong cuộc sống con người chúng ta luôn có những niềm vui, nỗi buồn, luôn có những khó khăn cần được chia sẻ và giúp đỡ. Chính vì vậy chúng ta cần có những người bạn tốt để giúp ta trong những lúc như vậy. Và em cũng có một người như vậy ngay từ tuổi nhỏ. Cậu ấy tên Quang.
Quang là hàng xóm của em. Chúng em chơi với nhau lúc còn bé xíu. Khi ấy cậu mập mạp, trắng trẻo rất đáng yêu. Lớn hơn một chút, chúng em học cùng lớp mẫu giáo, rồi lại cùng nhau vào trường tiểu học. Càng ngày chúng em càng thân thiết với nhau hơn.
Giờ đây cậu ấy sở hữu một khuôn mặt chữa điền, làn da không còn trắng mịn như con gái mà ngăm đen khỏe mạnh. Cậu ấy chỉ cao hơn em một chút. Mái tóc cắt ngắn trông rất gọn gàng. Quang là một con người thân thiện, luôn tươi cười, cởi mở với mọi người xung quanh. Học nhóm, chơi thể thao, làm bài tập ngữ văn, lúc nào em và Quang cũng thành một cặp, gắn bó với nhau như hình với bóng.
Không chỉ thông minh, nhanh nhẹn, Quang còn rất biết quan tâm giúp đỡ người khác, nhất là với em. Vì em học kém môn Ngữ văn nên Quang ngày nào cũng sang nhà em làm gia sư bất đắc dĩ. Anh bạn gia sư của em còn là một cây văn nghệ cừ khôi. Cậu ấy đã từng dành ngôi vị quán quân trong cuộc thi tiếng hát học sinh toàn trường. Mỗi dịp có lễ hội, nhìn cậu ấy hát trên sân khấu nhà trường, em thấy bạn rất chuyên nghiệp và trong lòng em có cảm giác tự hào khi có được người bạn như Quang.
Không chỉ học giỏi, hát hay, Quang còn rất ngoan ngoãn và biết giúp đỡ cha mẹ. Mỗi chiều đi học về em thường thấy Quang giúp bố mẹ cơm nước, dọn dẹp nhà cửa. Không những thế, những món ăn mà Quang nấu cũng không thể chê vào đâu được. Trong mắt em Quang trở thành một người bạn hoàn hảo. Là tấm gương xứng đáng cho em học tập và cố gắng noi theo.
Mỗi người bạn đều đem lại cho chúng ta những tình cảm tốt đẹp. Nhưng người bạn thân thiết gắn bó khiến ta tự hào, ngưỡng mộ mà trở nên cố gắng tốt đẹp hơn càng đáng quý. Em mong tình cảm giữa em và Quang mãi mãi như bây giờ.
Tả chân dung một người bạn mẫu 4:
Mỗi năm học em đều được quen biết nhiều bạn bè, mỗi gương mặt như một đoá hoa trong khu vườn muôn sắc của cô giáo em. Trong đó có đóa hoa mà em yêu quý và nhớ mãi. Đó là Đang Anh.
Đang Anh là một cô bạn gái có gương mặt bầu bĩnh, mái tóc dài đen mượt ngang vai cột rè hai bên chiếc nơ hồng lấm tấm trắng, đôi mắt sáng hiền hoà và nụ cười hồn nhiên.
Lần đầu em gặp bạn ấy là ngày khai trường năm lớp 1, lúc em và các bạn đang lúng túng tìm lớp 1 thì đã thấy một cỏ bé cầm bảng tên lớp đứng ngay ngắn trong,bộ đồng phục chỉnh tề luôn miệng lên tiếng “Các bạn ơi, lớp Một ba của mình đây nè!”. Từ lúc ấy em và bạn ấy rất có cảm tình với người bạn đầy tự tin, nhanh nhẹn và già dặn ấy. Có bạn còn gọi Đang Anh là “chị Hai” nửa. Năm năm trời trôi qua, Đang Anh luôn được bạn bè tín nhiệm bầu làm lớp trưởng. Càng ngày bạn ấy càng biểu lộ nhiều tính tốt như lễ phép, chăm chỉ, thông minh, đoàn kết, gương mẫu, dù phái làm công tác lớp nhưng bạn luôn đạt điểm tốt ở các môn. Vì thế mỗi lần cô giáo vắng mặt, Đang Anh nhắc nhở trật tự làm cho ai cũng nể nang nghe lời bạn ấy.
Một dạo nào năm lớp 4, cô giáo em bị bệnh nặng phải nghỉ dạy, Đang Anh đã tự giác kêu gọi các bạn góp tiền mua trái cây và kéo cả năm mươi sáu học sinh cùng đến thăm cô. Thấy chúng em đến đông đủ cô cảm động, đù mệt nhưng cô cũng cố gắng ngồi dậy, cô nói: ‘‘Không ngờ các em đến đông đủ cả, cô vui lắm. Thấy các em thương cô thế này cô cũng thấy khoẻ ra”.
Một lúc sau cô còn cố gắng giảng bài cho chúng em khỏi mất bài học. Khi cô ghi bảng thì bạn Đang Anh lau bảng cho cô. Có lúc cô không ghi bảng được thì Đang Anh chép hộ có lên bảng. Nhờ bạn ấy mà sau hai tuần lễ cô đau, chúng em vẫn theo kịp bài học với các lớp khác.
Một hôm em đi học sớm, ghé ngang nhà bạn để hỏi bài. Bước vào góc học tập của bạn ây, em đứng say mè nhìn, thích thú không muốn dời chân. Bàn học của bạn ấy rất đầy đủ đồ dùng học tập: bút ồic xanh, bút Bic đỏ, bút chì các loại, thước kẻ, eke. coinpa. chồng sách vở xếp thật ngay ngắn gọn gàng. Bên cạnh thời khoá biểu được tô những màu sắc vui tươi là những cảnh bướm sặc sở. những bông hoá và những bức hình sinh vật học do bạn ấy tự sưu tầm. Bạn ấy xếp thành từng họ, từng nhóm: như bộ bướm, bộ chuồn chuồn, bộ bò sát,..,
Em trầm trồ: “Ồ những con bướm này đẹp quá, lại hiếm nữa. Bạn bắt ở đâu thế?” Đang Anh múm mím cười, đáp: “Mình bắt một phần lớn trong những ngày về nghỉ ở miền quê. Còn lại là người quen tặng cho mình vì biết mình rất thích”. Nói rồi, bạn lấy chiếc kính lúp ra đưa em và báo: “Bạn xem này, chiếc kính này cho mình thấy rõ cấu tạo cơ thể của chúng”. Em kêu lên : “Ồ ! Hay quá !”
Đang Anh lại cho em xem những con vật bạn ấy đã sưu tầm được ngâm trong các lọ phoọc môn như rắn lục, bò cạp, rèt… Em rùng mình hỏi: “Bạn không sợ à ?” Đang Anh nói : “Ban đầu cùng sợ nó cắn. Nhưng chúng chét rồi nên không sợ nừa. Mình ao ườc sau này sẽ nghiên cứu nhiều hơn về thẻ giới loài vật". Hỏi bài bạn xong em về và rất tự hào về người bạn tốt có tinh thần say mê khoa học ấy.
Ở trong lớp, ngoài việc học tập và làm công tác lớp trưởng, bạn ấy luôn luôn thân ái đoàn kết, cởi mở và giúp đỡ bạn bè. Bạn cũng là gương tốt về lễ phép với thầy cô và phụ giúp cho mẹ trong việc nhà.
Thật trời chẳng phụ lòng người tốt ! Đang Anh của em luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc trong nhiều năm liền. Bạn ấy là tấm gương tốt cho chúng em noi theo. Truyện cố tích ngày xưa có một tấm gương thần soi vào là biết ai tốt, ai xấu. Bạn Đang Anh chính là tấm gương thần ấy.
Tả chân dung một người bạn mẫu 5:
Như bao trẻ thơ khác, tôi có một đại gia đình hạnh phúc. Đại gia đình ấy là trường học của tôi. Nơi đây luôn vọng ra bao tiếng hát, tiếng cười. Và cũng nơi đây, tôi có một người bạn chí thân. Người ấy chính là Hoàng Minh Phúc.
Năm nay Phúc 13 tuổi. Vóc người mảnh khảnh, nước da ngăm ngăm nên có vẻ rắn rỏi. Nổi bật trên khuôn mạt xương xương của Phúc là cặp mắt đen láy, tròn xoe, hai hàng mi dày cong vút. Cái mũi cao cao rất đáng yêu, cái miệng nhỏ với đôi môi đỏ hồng luôn chúm chím. Mỗi khi Phúc cười, hai hàm răng trắng muốt với hai chiếc răng khểnh lộ ra trong thật có duyên. Hợp với khuôn mặt có duyên ấy là mái tóc đen mượt luôn cắt cao, gọn gàng. Những lúc giải lao, Phúc ngồi trong lớp học nhìn nơi cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh, khuôn mặt bạn như tỏa ra một ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, mái tóc, tư thế ngồi, kể cả trang phục, tôi thấy Phúc rất đẹp. Dưới mắt tôi, Phúc là người hoàn hảo về chân dung êm ngoài.
Không chỉ thế, nét đẹp từ nơi Phúc còn ẩn chứa bên trong. Một con người luôn khiêm tốn, sống giản dị, luôn quan tâm đến mọi người. Phúc học giỏi nhưng không tự cao, không ỉ lại, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, biết chia sẽ cùng mọi người. Phúc là tấm gương kiên trì vượt khó. Tuy gia đình bạn còn khó khăn nhưng Phúc không nản lòng, vẫn vượt lên trong học tập. Phúc chăm học, chăm làm. Vừa học vừa giúp đỡ bạn cùng tiến. Bản không hề nản lòng trước mọi khó khăn. Luôn tin tuongr ở ngày mai là tâm niệm của bạn. Không chỉ tin tưởng mà còn là sự cố gắng. Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập, giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà. Đôi tay nhỏ nhắn của Phúc làm biết bao nhiêu việc. Nào là quét nhà, nấu cơm, nhặt rau, rửa bát... Tôi ở gần nhà Phúc nên chúng tôi thường cùng nhau đi học, trao đổi bài, cùng nhau hướng tới ngày mai tươi sáng. Có lần Phúc hỏi tôi:
- Ước mơ ngày mai của bạn là gì?
Tôi trả lời:
- Mình muốn trở thành một kĩ sư công nghệ thông tin.
Phúc cười tươi tắn rồi nói:
- Thế là cùng ước mơ với mình rồi đấy!
Cả hai chúng tôi đều toát lên một niềm vui khó tả. Chúng tôi cũng nghĩ rằng: không có một thành công nào tự đến mà không phải trải qua gian lao, thử thách và một quá trình bền bị, kiên trì. Phải có nghị lực vươn lên và một ước mơ cháy bỏng để đi đến một thành công trong cuộc sống. Từ những suy nghĩ đó, tôi và Phúc lại miệt mài hơn trong học tập. Mẹ Phúc bảo với tôi:
- Bác rất tự hào về thằng Phúc và rất tự hào về cháu. Chúng cháu thân thiết như anh em ruột thịt và chăm ngoan, học giỏi nên Bác rất mừng. Bác muốn hai cháu mãi là đôi bạn tốt.
Lời động viên ấy đã giúp tôi và Phúc không ngừng vương lên, nó như tiếp sức mạnh cho đôi bạn nhỏ chúng tôi. Hai chúng tôi có cùng một sở thích, muốn khám phá những điều bí ẩn về công nghệ. Có lần chúng tôi đã mở tanh bành chiếc điện thoại điện tử mà bố đã tặng chúng tôi nhân ngày sinh nhật. Vì muốn biết những điều kì diệu bên trong nên tôi và Phúc đã quên rằng đây là món quà có ý nghĩa, không nên làm hỏng. Và đây cũng là một kỉ niệm của đôi bạn chúng tôi ở những ngày thơ ấu.
Tôi thật tự hào khi có một người bạn như Phúc. Một con người sống toàn diện, tình cảm dạt dào và đầy nghị lực. Tấm gương của Phúc đã soi sáng để các bạn của lớp tôi noi theo và hoàn thiện về mình.
Hãy chia sẻ một câu chuyện về ngày Giải phóng miền Nam 30/4.
Ai nhanh nhất, hay nhất, đc nhiều tick đúng nhất thì mk sẽ tặng cho người đó 3 tick lun nha! (Ko chép mạng,ko chép sách, phải là chuyện mà người đọc bị thuyết phục là thật).
Những thế hệ lớn lên
Một người bạn yêu cầu giấu tên, sinh đúng vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, anh ra đời trong lúc mẹ anh đang trên đường di chạy từ Xuân Lộc vào Sài Gòn, chia sẻ: “Nói chung là mình chưa thấy đó là một thiện ý thật sự cho những người muốn đặt ra vấn đề hòa hợp hòa giải, tức là đặt vấn đề với những người có quyền lực ấy. Mà mình thấy cái thiện ý đó chưa chân thành, người ta chỉ nói cái gì đó để tuyên truyền là chính thôi. Mình cứ nghe ti vi, đài ra rả đó, đại khái là những vết tích xưa cũ như là tự hào ấy. Cái đó mình cho rằng hòa hợp hòa giải khó mà đạt được, người ta chưa tin. Với những người Sài Gòn cũ thì còn lâu mới đạt được, nói nôm na ví dụ như Sài Gòn, hãy đổi hãy trả lại cái tên Sài Gòn đi sẽ thấy hòa hợp hòa giải liền.”
Theo người bạn này, sau ba mươi chín năm, sau một quá trình gia đình anh vất vả để cưu mang người cha bệnh tật sau khi rời trại cải tạo và sau đó không lâu ông qua đời, anh nhận ra rằng cuộc đời anh buồn nhiều hơn vui. Và khái niệm quê hương, đất nước gắn trong ký ức anh cùng với mùi khoai mì, mùi hạt kê độn và bánh tráng sắn thời thơ ấu. Tuổi thơ của anh bị ám ảnh bởi tiếng kẻng họp đội, tiếng loa phát thanh ngoài đầu xóm và tiếng gõ mõ liên hồi báo động an ninh… Dường như tất cả những ký ức tuổi thơ của anh đều mang mang một thanh âm đượm buồn trong sắc màu trầm, nặng của nó.
Khi lớn lên, anh phải bỏ học sớm và bươn bả ngoài cuộc đời với cái lý lịch không được tốt cho mấy bởi vì cha của anh là “ngụy quyền”. Mặc dù anh học rất giỏi và ước mơ được học đại học như bao bạn khác nhưng hoàn cảnh nghèo túng của gia đình đã khiến anh phải bỏ học, theo làm bốc vác ở bến xe, sau đó sắm xe ba gác để chở hàng và hiện tại, anh đã có xe tải để chở rau cho chợ đầu mối nhưng anh vẫn thấy tiếc nuối thời đi học của mình. Bởi ngày từ nhỏ, anh luôn tâm niệm rằng không có vốn liếng nào tốt hơn vốn liếng tri thức.
Và anh cũng cay đắng nhận ra rằng nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, trong đó có thế hệ của anh đã không có được thứ vốn liếng quí giá của tri thức mà có chăng chỉ là cơ hội để làm việc cật lực và tích lũy tiền bạc. Nhưng rất tiếc, một khi nền tảng tri thức của con người bị hạn chế thì kéo theo vốn văn hóa cũng có nguy cơ bị hạn chế. Có nhiều tiền trên tay nhưng hạn chế về văn hóa là một tai họa. Anh đã nhìn thấy tai họa đó ngay trong thế hệ của anh cũng như nhiều thế hệ khác khi con người, xã hội mỗi ngày thêm lạnh lùng, vô cảm và tham lam.
Anh nói rằng nếu như có một cơ hội làm trẻ thơ trở lại, anh sẽ tìm đến một chân trời khác để trưởng thành, bởi vì sự trường thành mà mẹ anh đã dạy chính là phải tích lũy văn hóa, phải biết chia sẻ cùng đồng loại và phải tôn trọng quyền con người. Anh luôn dạy cho con cái mình điều này nhưng anh cũng luôn lo lắng trước môi trường giáo dục quá ư thực dụng hiện tại. Đó là anh chưa muốn nghĩ đến một xã hội đầy rẫy thù hận, tham lam, tranh giành… Như vậy, ít có sự hòa hợp hay hòa giải nào giữa con người với con người một khi quyền làm người không được tôn trọng đúng mức.
1.Viết một đoạn văn sử dụng biện pháp so sánh
2.Cho vd một câu so sánh người với vật
3.cho câu vd khác
Ko chép
1. Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
2. So sánh người với vật : Thân em như tấm lụa đào
3. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Viết 1 đoạn văn tả về người bạn thân của mk trong đó có sử dụng 3 hình ảnh so sánh. ( so sánh ngang bằng,so sánh hơn kém )
Ko sao chép trên mạng nha mọi người
Mái trường cấp 2 này thật là vui. Ở đó, em được quen rất nhiều bạn mới. Trong số người bạn đó, có bạn em đã quen từ lâu là Ly.Ly có mái tóc đen như gỗ mun, dài chấm ngang lưng.Bạn có làn da trắng như tuyết,đôi môi đỏ hồng.Đôi mắt bồ câu hiền hòa,hàng lông mày hình lá liễu.Ngón tay thon dài như búp măng, hàm răng trắng sáng, đều tăm tắp như những hạt ngô
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn
Các bn ơi soạn bài phương pháp tả cảnh giúp mk với
Lưu ý ko chép trên mạng nếu ai chép trên mạng thì mk sẽ ko tick cho đâu
Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a*. Qua hình ảnh nhân vật, có thể hình dung những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ vì : động tác con người phải mạnh mẽ, dứt khoát thì mới chống chọi được cái hung dữ của dòng thác mạnh, siết.
b. - Văn bản hai tả cảnh : dòng Năm Căn và rừng đước.
- Miêu tả theo thứ tự gần đến xa (khi tả dòng Năm Căn), thấp đến cao (khi tả rừng đước).
c. Văn bản thứ ba miêu tả lũy làng.
- Phần 1 (Từ đầu ... màu của lũy) : giới thiệu lũy làng.
- Phần 2 (tiếp ... lúc nào không rõ) : miêu tả các vòng của lũy.
- Phần 3 (còn lại) : suy nghĩ tác giả về tình mẫu tử.
* Trình tự miêu tả : ngoài vào trong, thời gian, từ dưới lên trên.
Luyện tập và bố cục bài văn tả cảnh
Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
a. Những hình ảnh tiêu biểu :
- Thầy cô giáo : chép/phát đề lên bảng, coi học sinh làm bài, thu bài khi hết giờ,...
- Các học sinh : chuẩn bị giấy, chăm chú làm bài, ...
b. Thứ tự : thời gian (bắt đầu, kết thúc giờ kiểm tra ...) / không gian (bên ngoài, bên trong, ...).
c. - Mở bài : Sáu mươi phút căng thẳng nô nức đến từ cái không khí nặng nề lan tỏa trên gương mặt cô giáo và các bạn, trên những tờ giấy nắn nót viết tên. Giờ viết tập làm văn đã sẵn sàng.
- Kết bài : Giọng nói rõ ràng của cô giáo thông báo hết giờ làm bài. Các cây bút đồng loạt buông xuống bắt đầu những lời bàn tán sôi nổi mọi phía trong lớp. Cô kết thúc giờ kiểm tra trên tay xấp giấy cứ dày lên theo mỗi bước chân.
Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Các ý cần miêu tả : về khung cảnh (mây, trời, gió, thời tiết, cây cối, ...), về con người (hoạt động học sinh ngoài sân : chơi đá cầu, nhảy dây, ...
- Mở bài : Giới thiệu cái đẹp của cảnh biển.
- Thân bài : + Theo thời gian : sáng, trưa, chiều.
+ Biển thay đổi theo màu sắc mây trời.
- Kết bài : cảm nhận về cảnh biển.
a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ
- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào
- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.
- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước
- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao
- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…
c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng
- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng
- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy
- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:
- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.
b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.
c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.
Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:
+ Sân trường vắng lặng
+ Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi
+ Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…
+ Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối
Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.
Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:
Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai
Thân bài:
Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)
+ Biển trong ngày mưa rào
+ Biển chiều lạnh nắng tắt sớm
+ Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…
Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp
a) Văn bản đầu miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư, trong một chặng đường của vượt thác. Tại sao có thế nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu ở khúc sông có nhiều thác dữ?
b) Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì? Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy theo một thứ tự nào?
c) Văn bản thứ ba là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần. Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn.
Trả lời:
a) Qua hình ảnh dượng Hương Thư, người đọc phần nào có thể hình dung được cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. Đó là bởi vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn ...(nhờ ngoại hình và động tác).
b) Đoạn văn tả cảnh dòng sông Năm Căn.
- Người viết đã miêu tả cảnh theo trình tự từ dưới sông lên bờ, cũng là từ gần đến xa.
c) Đoạn văn của Ngô Văn Phú có 3 phần:
- Phần mờ đầu: từ “Luỹ làng là một vành đai” đến “màu của luỹ”: Giới thiệu khái quát vể luỹ tre làng (phẩm chất, hình dáng và màu sắc).
- Phần thứ hai: tiếp theo đến “không rõ”: Lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng tre của luỹ làng như thế nào.
- Phần ba: Còn lại: Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.
* Trình tự miêu tả:
Tác giả miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian )