biểu cảm về cây bàng vào mùa thu hoặc mùa đông
(lập dàn ý, viết bài)
Trước sân trường em có một cây bàng to lớn. Dưới gốc bàng nổi lên nhiều cái u rất to. Cành bàng xòe ra rất rộng. Mùa đông lá bàng màu đỏ. Mùa hè lá bàng lại màu xanh.
Dựa vào những ý trên , em hãy viết một bài văn miêu tả về cây bàng
Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.
Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.
Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.
Nguồn: gg
Trong sân trường nơi em học tập có rất nhiều cây xanh nào thì cây thông, cây bằng lăng, cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng, bởi nó có tán lá rộng và quả bàng hình giống nhọn.
Cây bàng được trồng trong sân trường em, nó được chúng em chăm sóc rất cẩn thận, mỗi tuần đều có các lớp lao động để tưới nước cho nó, mỗi khi trời mưa thì mới không phải tưới, chúng em chăm sóc nó từ khi nó mới được trồng chỉ cao hơn đầu người một chút, hình ảnh cây bàng luôn xuất hiện trong tâm trí của em bởi hình ảnh của nó mang những vóc dáng lớn lao và thân của nó thuộc dạng gỗ có màu nâu, lá của cây bàng to, mỗi khi chúng em học thể dục nóng chúng em thường nhặt những lá bàng rụng xuống để quạt mát, lá xanh to bản và khi vàng thì nó rụng xuống, hình ảnh cây bàng rất đẹp khi tán của nó xòe rộng ra, giống như một cái ô đang che cho chúng em, những buổi thể dục nóng, đó là nơi chúng em nghỉ ngơi và vui chơi ngồi nói chuyện, thân cây to và có nhiều tán, cây bàng còn có rất nhiều quả, quả của nó nhọn, có màu xanh, quả bàng còn có thể ăn được, khi nó chín nó màu vàng, lá của cây bàng to bằng bàn tay xòe, mỗi lá có các gân lá ở giữa và được xếp dày dặt trên cây, cành của nó cũng có màu nâu, đặc trưng của cây bàng đó là có rất nhiều tán.
Mỗi tán cây có rất nhiều cành và mỗi cành có nhiều lá và quả, lá bàng non và xanh vào mùa hè, đến mùa thu bắt đầu nó ra mầm non, và mùa thu thì nó rụng lá, lúc đó nhìn cây bàng chỉ xơ xác còn lại cành nhưng sau một vụ chút lá đó nó lại ra những mầm lá mới, người ta thương so sánh nó để ví cây bàng đang thay áo mới, hình ảnh cây bàng trong tâm trí của những người học sinh rất gần gũi và nó gắn bó trực tiếp với mỗi con người chúng ta, hình ảnh cây bàng đã in sâu trong tâm trí của mỗi lứa học sinh khi nó gắn bó trực tiếp với mỗi người học sinh, và nó là loại cây quen thuộc của chúng ta, hình ảnh cây bàng xanh hiện trước sân trường làm cho chúng em có những giây phút thoải mái để ngắm nhìn nó, hình ảnh của nó hiện diện lên gần gũi và thật đáng kính.
Em rất thích hình ảnh của cây bàng, nó mang những vẻ đẹp nhẹ nhàng và gắn bó trực tiếp với mỗi chúng ta, những lứa học sinh của trường, cây bàng đã gắn bó mật thiết với lứa tuổi học sinh của chúng ta.
Chúc bạn học tốt~~~
Những ai đã từng đi học chắc hẳn không thể nào quên ngôi trường của mình. Từng tán lá hàng cây sẽ luôn nằm trong kí ức của người đó. Bàn ghế, bảng đen, lớp học,.. những cảnh sắc khuôn viên sân trường không phải là những gì đó quá xa lạ đối với bất cứ ai đã từng ngồi trên ghế nhà trường. Và hình ảnh cây bàng sừng sững xòe tán lá cũng như vậy.
Cây bàng được trồng nhiều ở khuôn viên trường học. Bởi những đặc điểm của nó phù hợp với khuôn viên trường. Cây bàng lớn rất nhanh, phát triển cực kỳ tốt. Vẫn còn nhớ từ khi tôi bắt đầu đi học, cây bàng đã to lớn lắm rồi. Nó cao vượt cả nóc trường tôi. Thân cây bàng xù xì cong queo chứ không thẳng đứng như cây bạch đàn. Thân cây bàng cũng to mấy vòng người ôm. Cây bàng ít cành tán, lên đến gần ngọn, cành mới bắt đầu đâm ra như những cánh tay vươn ra để đón nắng mặt trời. Chính vì lẽ đó mà cây bàng che phủ cả một góc sân giữa ngày hè oi ả, để chúng tôi có thể ngồi nghỉ chân dưới tán lá bàng rộng.
Lá bàng xòe rộng như cái quạt mo của bà. Lá bàng mọc thành từng cụm, từng cụm với nhau. Lớp lá này chồng lớp lá khác không để lọt bất kỳ tia nắng nào xuống mặt sân. Lá bàng cứ xanh rờn trong nắng hạ mặc cho cái nắng ngoài kia có oi ả thế nào. Mùa hè là mùa lá bàng phát triển nhanh nhất, xanh nhất. Vào mùa đông, cây bàng rụng lá trơ trọi chỉ còn lại những cành khô đen sừng sững giữa trời đông. Nhưng chỉ cần chớm xuân, những búp lá non đã đâm ra tua tủa đỏ chót. Lúc còn nằm trong búp non, chưa ào ra đón lấp khí trời xuân sang, lá bàng non cứ nhọn hoắt màu đỏ gạch mơn mởn sức sống. Chừng như chỉ cần một cơn mưa xuân chúng sẽ túa ra, phát triển, như nhựa sống đang tràn về.
Lại bắt đầu một chu trình sống mới, xuân rồi sang hạ lại sang thu. Mùa thu đến là mùa cây bàng đơm hoa kết quả. Hoa bàng mọc thành từng chùm nhỏ li ti giống như hoa xoài. Chúng mọc ra từ những búp, ngọn cây, chùm lá xanh rờn xòe ra xung quanh lại thêm hoa bàng nở, hoa bàng có màu vàng càng làm cho cây bàng thêm rực rỡ. Hoa bàng rất dễ rụng, chỉ cần một đợt gió nhỏ, làn gió nhẹ lướt qua, hoa cũng có thể rụng. Những bông hoa li ti rụng xuống vàng cả một góc sân.
Hoa tàn là lúc quả đâm ra. Quả bàng có hình bầu dục. Lúc mới thành quả, quả bàng nhìn rất cứng, có thể cảm nhận được điều đó khi nhìn thấy những quả bàng xanh rì. Đợi chúng to hơn một chút, chúng tôi sẽ lấy xuống đập ra để ăn cái nhân của quả bàng. Quả thực nếu ai đã trải qua một thời gian như thế mới thấy thèm cái hương vị ấy một lần nữa. Hoặc là chúng tôi sẽ hai xuống để cốc đầu nhau. Lúc quả bàng còn xanh non, nhân của nó rất cứng, cốc đầu nhau rất đau, đau điếng người sưng u trán. Nhiều hôm không tránh được bị bạn cốc nhiều về sưng u một cục tròn thế lại bị mẹ mắng cho một trận, nhưng hôm sau vẫn trêu đùa nhau.
Quả bàng khi chín dần chuyển sang màu vàng. Quả chín rồi, lớp màu vàng ấy lại có vị ngọt ngọt thơm thơm. Lũ học trò nghịch ngợm chúng tôi lại hái xuống ăn. Lá bàng chúng tôi hái xuống làm quạt khi trời nóng, quả bàng chúng tôi nghịch ngợm, thân bàng chúng tôi chơi trốn tìm. Cây bàng đã gắn liền với những trò chơi của tuổi thơ tôi. Làm sao có thể quên được hình ảnh loài cây gắn liền với những năm tháng học sinh thơ ngây, tinh nghịch.
Cây bàng, một loài cây được trồng phổ biến trong khuôn viên trường học. Đâu chỉ làm đẹp cho khuôn viên trường, cây bàng còn là trò chơi, là bóng mát, là thức quả ngon lành của chúng tôi mỗi dịp tựu trường. Cái không khí nô đùa dưới bóng cây cùng bạn bè, những lần bị cốc sưng u đầu rồi cả khi thưởng thức cái hương vị quả bàng… Tất cả sẽ luôn là kí ức đẹp trong tâm trí tôi.
Cảm nghĩ về mùa xuân . Bám sát vào dàn ý a. Mở bài: Một năm có bốn mùa, mỗi mùa có một đặc điểm riêng nhưng em yêu nhất là mùa xuân vì đó là sự khởi đầu cho một năm mới. Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc,... b. Thân bài: * Biểu cảm về mùa xuân: + Cảm nghĩ của em với vẻ đẹp, sức sống của thiên nhiên mùa xuân. - Không khí ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc - Trăm hoa đua nở, khoe sắc, chim én chao liệng - Nắng xuân hây hẩy, nồng nàn. + Có thể hồi tưởng về một kỉ niệm đẹp của bản thân trong mùa xuân. - Hoạt động của con người. - Đón tết Nguyên Đán, lễ hội mùa xuân. - Kỉ niệm với mùa xuân: sum vầy bên gia đình,... + Cảm nghĩ của em đối với không khí và cuộc sống của con người trong mùa xuân. c. Kết bài: Nêu cảm xúc của bản thân về mùa xuân
biểu càm về cây BƯỞI i khi vào mùa đông (viết 1 đoạn)
biểu càm về cây bưởi khi vào mùa thu (viết 1 đoạn)
Có lẽ ai cũng có một loài cây mình yêu quý. Riêng tôi, tôi luôn nhớ về cây bưởi ở góc sân nhà tôi thời thơ ấu.
Không biết cây bưởi có từ khi nào. Khi tôi lớn lên nó đã toả bóng um tùm che kín một góc sân. Đó là cây bưởi do bố tôi trồng, mẹ tôi nói vậy. Nó thuộc giống bưởi đào, ăn rất ngọt và ngon. Mỗi mùa xuân về, nó lại ra rất nhiều hoa. Từng chùm hoa trắng tinh, thơm ngát. Mùi hương hoa tràn ngập khắp không gian gọi bao ong bướm về làm mật. Mẹ và chị tôi thường lấy hoa ướp nước gội đầu, còn tôi thì mỗi buổi sáng lại thêm một việc là quét sạch những cánh hoa rụng dưới sân. Nhưng tôi không bao giờ oán trách cây khiến tôi thêm việc. Rồi cũng hết những ngày hoa rụng vì hoa đã kết quả. Những quả nhỏ li ti cứ lớn dần, lớn dần theo năm tháng. Tháng sáu, tháng bảy quả treo trĩu cành ai trông cũng thích. Bọn trẻ trong xóm thường bảo tôi về lấy trộm bưởi ra bờ đê để bổ. Cây bưởi đã gắn liền với tuổi thơ của tôi giấu bố trộm bưởi cho bạn bè. Cả lũ thường len lén dưới gốc bưởi đợi tôi lấy sào chọc một quả rơi đánh bộp rồi ù té chạy ra bờ đê. Bố tôi biết nhưng không mắng. Hôm sau bố chỉ bảo: “Bưởi còn bé thế mà con đã lấy cho bạn ăn à?”. Từ tháng 8 âm lịch trở đi bưởi ăn mới ngon. Đến Tết Trung thu bố tôi thường lấy bưởi bày cỗ cúng tổ tiên rồi cho chúng tôi ăn. Và năm nào bố cũng dành cho tôi mấy quả phá cỗ với bạn bè. Tôi rất tự hào vì bưởi nhà tôi ngon ngọt hơn bưởi nhà các bạn khác. Vào tháng mười phải đi gặt, đạp lúa mệt nhọc, lúc đó được ăn một múi bưởi thôi ai cũng tỉnh cả người. Hồi đó hoa quả còn rất quí hiếm. Năm nào nhà tôi cũng để dành đến Tết vài chục quả bưởi. Sắp đến tết, bưởi chín vàng ươm, mẹ tôi thường hái hết bưởi xuống, bôi vôi vào cuống bưởi cho khỏi bị thối rồi mang đi chợ bán mua sắm quần áo mới cho chúng tôi.
Ngày bố tôi đi xa không được bao lâu thì cây bưởi cũng bị sâu rồi chết. Mẹ tôi và mọi người đều rất tiếc, anh tôi đã trồng một cây bưởi khác nhưng cả nhà tôi chẳng ai quên được nó.
Trước sân nhà em có trồng một cây bưởi rất to và đẹp. Chẳng ai biết cây bưởi đã bao nhiêu tuổi, mà tán lá xum xuê đến thế. Chỉ biết, khi gia đình em dọn về đây sống, thì cây bưởi đã tươi tốt ở đó rồi.
Cây bưởi cao chừng phải hơn năm mét, vì nó còn cao hơn cái mái nhà của em. Thân cây to chắc nịch, chừng bằng một người trưởng thành. Riêng phần gốc thì còn to hơn nữa. Từ cách mặt đất khoảng gần hai mét, các cành con cành mẹ bắt đầu thi nhau tỏa ra. Cành to thì chừng cái bắp chân, cành nhỏ đến cũng phải bằng cái cổ tay. Từ các cành, các nhánh, lá tỏa ra xanh um. Lá bưởi hình như quả bầu, dày hơn lá mít một chút, màu xanh sẫm. Đặc biệt, nếu ngắt, hay vò nát thì nó tỏa ra mùi hương rất thơm, thanh thanh, dễ chịu hơn cả lá chanh nữa.
Nhắc đến cây bưởi, thì đương nhiên phải nói đến quả bưởi rồi. Sau những mùa hoa trắng muốt, thơm lừng, cây bưởi sẽ kết trái. Với kích thước đồ sộ, cây bưởi nhà em mỗi mùa cho ra nhiều trái lắm. Vừa ăn, vừa cho cũng chẳng xuể. Thường những trái trên cao sẽ để cho tự rụng. Những trái bưởi ấy to nhất thì cũng chỉ như một quả dừa, nhưng mà vỏ mỏng, múi to, đều lại mọng nước, ngọt thanh. Ăn đứt những giống bưởi siêu to ngoài chợ. Cái cảm giác nhìn những chùm bưởi xanh to như nắm tay từ từ lớn lên, chuyển vàng nặng đến trĩu cả cành xuống thú vị vô cùng.
Em rất yêu cây bưởi trước vườn. Hình ảnh cây bưởi ấy lúc lỉu những cành sai trở thành bức tranh không thể thiếu được trong khu vườn nhà em.
Trước trường em có một cây bàng to lớn.Trên thân cây bàng nổi lên nhiều cái u rất to.Cành lá bàng xòe ra rất rộng.Mùa xuân lá bàng mọc lút nhút,mùa hè cây bàng xanh lè,mùa thu lá bàng màu vàng khè còn mùa đông lá bàng màu đỏ rồi rụng sạch lá
Hẫy sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh để viết lại đoạn văn mới giàu hình ảnh và giàu sức gợi cảm hơn (chú ý viết đoạn văn ngắn)
Trường em có một cây bàng to lớn , hai người ôm không xuể . Thân cây bàng sần sủi , có nhiều u to trông thật đặc biệt . Cành lá cây bàng xòe rộng như cánh tay ôm ấp , che bóng mát cho chúng em vui chơi trong những ngày hè nóng bức . Mùa xuân đén cây bàng như một nhọn nến với những mầm non mọc lút nhút . Vào mùa hè cây bàng mọc lá tốt tươi . Mùa hè đi , mùa xuân lại tới , cây bàng như thay áo mới , một chiếc áo màu vàng thật đẹp . Còn vào mùa đông , những chiếc lá chuyển dần sang màu đỏ rồi rơi xuống để lại một cành cây trơ trụi chống chọi với mùa đơng lạnh giá .
Ở trước trường em có một cây bàng to. Từ xa nhìn lại cây bàng như chiếc ô xanh khổng lồ. Khi tới gần mới thấy, chiếc ô này chắc phải vài chục năm tuổi rồi vì trên thân nó có những vết chai to như cái gáo dừa. những cành bàng như những cánh tay đầy lá xanh vươn ra mọi phía. lá bàng mọc nhiều, to như bàn tay người lớn. Tuy vậy nhưng nó lại thay đổi theo mùa. Mùa hè những cái lá đan vào nhau làm cho nắng không lọt qua được. Mùa thu lá bàng từ màu xanh chuyển sang đỏ đồng. Mùa đông, lá từ màu đỏ đồng chuyển sang màu vàng. Rồi cũng trong mùa đông ấy, từng chiếc lá phải lần lượt theo từng cơn gió nhẹ nhàng rời xa thân mẹ, chao liệng rồi buông mình xuống mặt đất lạnh lẽo. Cây bàng trơ trụi, khẳng khiu tưởng như đã chết. Nhưng không, mùa xuân tới, như có một phép màu kì diệu, từ những cành trơ trụi ấy lại mọc lên những chồi non xanh mơn mởn như những chú chim non đang cất cánh bay.
MK CHO BẠN LUÔN PHẦN NÀY NHÉ.
K MK NHA. CHÚC BẠN HỌC TỐT. ^_^
Lập dàn ý một bài văn biểu cảm về một mùa trong năm mà em thích nhất
Dàn bài biểu cảm về mùa đông
Có bao giờ bạn tự hỏi : “Tại sao người ta hay thích mùa
xuân, hạ, thu mà lại bỏ rơi mùa đông ?”. Bởi vì mùa đông
lạnh lẽo và bầu trời u ám ư ? Hay vì cây cỏ xác xơ úa tàn?
Đấy chỉ là một khía cạnh rất nhỏ, mùa đông cũng có những
nét đáng yêu riêng biệt còn giấu kín bên trong những lớp lá
khô úa tàn đấy !
Này nhé, nếu ngoài trời lạnh giá, gió bấc rít ào ào ngoài cửa,
gia đình bạn ngồi quây quần bên mâm cơm nóng hổi, bạn có
cảm nhận được sự ấm cúng không ? Hẳn là có rồi. Vậy, mùa
đông đã làm cho gia đình bạn đầm ấm, hạnh phúc. Còn nếu
bước ra khỏi nhà thì sao? Lúc đó gió sẽ rít lên từng hồi, thấm
lạnh da thịt bạn, dù bạn đã được bọc trong mấy lớp áo dày
cộm. Lúc đó, bạn có chạnh lòng nghĩ đến những bạn nhỏ
bằng tuổi chúng ta đang sống cảnh màn trời, chiếu đất, mùa
đông cũng như mùa hè chỉ có độc một tấm áo mỏng manh
không ? Hay vào buổi đêm sương giá, đang say sưa nghe
nhạc trong đệm ấm, chăn êm, bạn chợt nghe một tiếng rao
lanh lảnh : “Ai bánh mì, bánh khúc nóng không?”. Tiếng rao
yếu ớt dần rồi như bị cuốn theo cơn gió ào ào. Thế là bạn
vùng dậy và chạy ra... Vậy là mùa đông gợi mở tấm lòng
bạn. Mùa đông thắp những ngọn nến yêu thương ngời sáng
trong vô vàn trái tim nhân ái. Mùa đông tưởng như lạnh lẽo
mà lại ấm áp tình người.
Bạn thấy mùa đông thật đáng yêu và tốt bụng với mọi người
nhưng còn mình thì sao ? Mùa đông luôn phải gắng sức, vượt
lên sự khắc nghiệt ! Sao vậy ? Vì mùa đông phải chắt chiu
cho mình từng giọt nắng hiếm hoi. Một chiều đông bất chợt,
vài giọt nắng rớt xuống bên hiên nhà lặng lẽ, mùa đông nở
một nụ cười mừng rỡ, lòng tràn ngập niềm vui sướng. Lúc đó,
gió không thổi mạnh nữa, bầu trời trở nên thoáng đãng, hiền
hòa hơn. Mùa đông yêu nắng lắm nhưng sao nắng dành cho
mùa đông lại ít ỏi ? Vậy chúng ta có thể góp cho mùa đông
một chút nắng không? Có chứ ! Bạn hãy nhìn những bông cải
vàng kia. Đó là màu vàng của nắng đấy ! Chắc chắn mùa
đông sẽ sung sướng rạng ngời nhờ sắc vàng hoa cải, các bạn
nhỉ ?
Mùa đông thật tốt bụng và thân thiện ! Chúng ta nên an ủi và
sẻ chia với mùa đông. Hãy mở lòng ra và mỉm cười với mùa
đông bạn nhé! Biết thông cảm và thấu hiểu mọi người, bạn
sẽ thấy tâm hồn mình thanh thản và ngập tràn tình yêu
thương, hạnh phúc.
Có mùa Đông, ta mới thấy yêu và trân trọng vầng thái dương ấm áp của mùa Xuân – vầng thái dương chở bao nỗi mong đợi. Và mỗi một mùa Đông đến, ta biết ta đã và đang dần lớn lên, lớn để thành người, lớn để làm những việc giúp ích cho xã hội.
Minh họa: Ngọc Diệp
Mỗi mùa trong tôi đều là những màu sắc và thế giới êm đẹp. Theo dòng tuần hoàn của thời gian, mùa xuân màu ngọc bích trong trẻo, mùa hè tràn đầy sức sống, mùa thu màu hổ phách ứa tràn những cảm xúc rồi cũng qua đi. Mùa đông đến, và mùa đông màu xám luôn là mùa dài nhất trong xứ sở của tôi. Đầu Đông, Bà chúa mùa Đông ban tặng riêng cho Đông một màu hoa sữa – loài hoa trắng trong, tinh khiết. Tôi gọi riêng mùa hoa sữa là mùa hoa đón đưa, màu trắng tinh khôi là màu của đến và đi, là màu của hạnh phúc và của nỗi buồn. Đông cũng vậy…
Có ai đã từng định nghĩa về mùa Đông?
Có lẽ với một số người, họ chỉ nghĩ rằng mùa Đông là mùa tiếp nối của mùa Thu; là mùa “khó ưa” nhất trong bốn mùa. Tôi lại nghĩ khác. Mùa Đông – mùa của những bàn tay đôi bạn trẻ đan xen vào nhau khi cùng bước trên con phố vắng. Mùa Đông – mùa của từng cơn gió lạnh, thổi tung bay chiếc khăn choàng ấm áp và mái tóc dài của các cô gái. Còn gì thú vị hơn khi thong thả dạo quanh các ngõ nhỏ, lắng nghe gió hát bản tình ca mùa Đông, và ngước đôi mắt lên, đếm từng chiếc lá vàng cuối cùng của mùa Thu còn sót lại? Còn gì vui hơn khi được cầm chiếc bánh nóng, cắn từng miếng thật nhẹ để cảm nhận vị nóng thấm vào từ đầu lưỡi, làm ấm đi cái bụng đang “biểu tình” giữa cơn gió buốt? Tôi yêu mùa Đông, bởi cảm giác lạnh lẽo và ấm áp xen lẫn nhau trong từng dòng cảm xúc mà chỉ Đông về mới có thể cảm nhận thật rõ rệt và sâu sắc.
Mùa Đông là mùa của yêu thương. Nhìn mẹ giục con mặc chiếc áo len mẹ mới đan cho ấm, nghe tiếng bố nhẹ nhàng hỏi xem con có lạnh không mà không khỏi nao lòng. Ngồi trong căn nhà ấm, nhìn ra ngoài đường, khi nghe thấy tiếng rao của một người bán hàng rong, ta thấy lòng dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Thương bác phải đi bán hàng giữa trời giá rét, không biết bác có lạnh lắm không, có đói lắm không? Và ta nghĩ đến bà ở quê, cũng phải lội ruộng để gieo từng nắm mạ. “Giờ này bà có rét không? Bà có đeo ủng và găng tay khi xuống ruộng không? Hàng trăm câu hỏi cứ cuộn tròn trong suy nghĩ của cháu, để đến lúc không thể chịu được nữa, cháu phải nhấc máy gọi cho bà, chỉ để ấp úng nói một vài câu nhắc bà mặc nhiều áo, và để nghe bà cười hiền dặn dò lại cháu nhiều điều hơn cả cháu nghĩ. Và khi cúp máy, cháu nghe thấy giọt nước mắt rơi trong tim! Cháu rất nhớ bà! Và cháu nghĩ: cháu “ghét” mùa Đông, vì nó làm bà lạnh, làm cóng đôi tay và đôi chân bà…”
Mùa Đông là mùa của sự ấm áp. Buổi tối giá lạnh, ngồi quây quần bên ấm nước chè xanh nghe bà kể chuyện ngày xưa thì còn gì vui bằng! Nhớ ngày nào mình còn bé xíu, nằm ngủ hay rúc vào lòng bà cho ấm, mà bây giờ đã lớn bổng lên rồi. Và khi nằm vào lòng bà như ngày còn nhỏ, vẫn cái cảm giác thân yêu đó ùa về, vẫn vòng tay ấm áp đó quàng ra sau lưng cháu, và kèm theo một giọng nói xen lẫn yêu thương và: “Cha bố cô, lớn rồi mà như con nít!” Cháu chợt thấy, mình còn bé nhỏ lắm! Ở bên bà, cháu vẫn luôn là con bé con như ngày nào. Cháu chợt yêu mùa Đông lạ, vì nó mà cháu thấy trân trọng hơn những giây phút được gần bên bà. Hơi thở của bà chính là ngọn lửa ấm áp, xua tan đi những lạnh giá mà không một loại quần áo, chăn mền nào ủ ấm cháu được….
Mùa Đông là mùa của những món ăn đặc biệt. Vui nhất là khi tay cầm một que kem mà nửa muốn ăn, nửa lại sợ lạnh. Chỉ cần cắn một miếng, vị ngọt đã thấm vào đầu lưỡi, lan nhanh xuống cuống họng và để lại một cái rùng mình! Ăn xong que kem, cả tay và người đều trở nên tê cóng, nhưng niềm vui thì được giữ mãi trong lòng, như một kỉ niệm đẹp. Và khi đêm xuống, dạo quanh phố cổ, bụng thì đói mà gió thổi vù vù bên tai thì còn gì vui hơn là một bát phở, một bát cháo sườn? Đôi mắt dõi theo tay bà bán phở làm phở, mũi hít hà mùi phở thơm, bụng thì đói cồn cào, cái cảm giác này vừa vui, vừa lâng lâng khó tả. Hẳn sau này lớn lên, đi xa quê hương Việt Nam yêu dấu, thứ ta nhớ da diết nhất chính là món phở ăn vào năm cùng tháng giá! Món phở gợi nhớ mùa Đông êm đẹp của quê hương. Ăn kem lạnh mùa Đông để cảm nhận giá trị của sự ấm áp, cũng như ăn phở mùa Đông để nhắc ta nhớ cơn gió lạnh làm ta xuýt xoa không ngớt…
Mùa đông làm ta cảm nhận rõ sự hiện diện của những miền băng giá trong tâm hồn. Có ai không mang những mặc cảm riêng, những giá buốt riêng? Tôi chưa từng thấy ai cả! Và tôi chỉ biết, tôi hay buồn – những nỗi buồn mênh mang vô hạn, những nỗi buồn bâng khuâng chẳng biết từ đâu đến. Hay chính cái lạnh đã thổi nỗi buồn ấy vào sâu trong trái tim tôi, để tôi hay suy tư về một nỗi niềm mỏng manh mà chỉ mùa Đông mới cảm nhận hết được? Cái lạnh làm mỗi người sống chậm rãi hơn đôi chút, và khi giống như đi chậm lại quãng đường, mỗi người lại cảm thấy thêm vững tâm, chắc chắn hơn về cuộc sống này. Mùa Đông giúp ta cảm nhận rõ về từng ngóc ngách tâm hồn của mình mà bấy lâu nay ta bỏ quên…
Mùa Đông của những người nghèo là mùa Đông cơ cực! Cha đi làm về muộn hơn vì phải lo bán cho hết số bánh mì đã lấy. Nhưng cha ơi! Trời lạnh như thế này làm gì có ai ngoài đường mà mua bánh chứ? Mẹ trở về nhà với tấm áo nâu mỏng manh lấm tấm những bụi mưa lây rây. Mùa Đông, nước dưới ruộng cóng như nước đá, vậy mà mẹ vẫn phải lội xuống với vẻ mặt bình thản kẻo con gái đứng trên bờ sẽ lo. Lạnh là vậy, mệt là vậy, nhưng khi trở về đến nhà, cả mẹ và cha đều trút bỏ những tấm áo của công việc, để vui vầy cùng các con. Ngồi thu lu bên bếp lửa, vừa nấu cơm phụ mẹ, vừa nghe mẹ hỏi tình hình học tập ở lớp, con thấy vui sướng, êm đềm trong lòng. Cha đun phích nước nóng để con gái có nước tắm và lấy nước pha trà. Bên ngoài, gió lạnh thổi vù vù, gió luồn lách qua khe cửa sổ, nhưng trong nhà, không khí ấm cúng như một ngọn lửa rực rỡ trong trái tim con, xua tan cái lạnh lẽo, dần đẩy lùi mùa Đông giá rét.
Nhiều người sợ mùa Đông, ghét mùa Đông. Họ nói: Mùa Đông lạnh lắm, mùa Đông làm khô hanh đôi bàn tay. Những cô cậu học trò không thích mùa Đông vì phải đi học trong cơn gió bấc lạnh lẽo. Người nông dân lo trận sương muối mùa Đông làm cây lúa, giàn trầu bị rét. Cả đôi khi, đứa con ghét mùa Đông vì cái lạnh làm bầm tím đôi chân mẹ mỗi khi mẹ từ ruộng trở về. Nhưng tôi không ghét mùa Đông. Có mùa Đông, ta mới thấy yêu và trân trọng vầng thái dương ấm áp của mùa Xuân – vầng thái dương chở bao nỗi mong đợi. Và mỗi một mùa Đông đến, ta biết ta đã và đang dần lớn lên, lớn để thành người, lớn để làm những việc giúp ích cho xã hội. À phải rồi, lớn để còn yêu mùa Đông nữa chứ!
Tôi vẫn dành một sự ưu ái cho mùa đông và những cảm xúc về mùa đông. Hôm nay là một ngày mùa đông gió lạnh... Lạnh đến mức tôi chỉ muốn ở yên trong phòng, trùm chăn co ro với đống sách vở hỗn độn của mùa thi. Khánh Huyền Người ta bảo rằng mùa thu dành cho sự lãng mạn và bay bổng, mùa hè thì sôi động những niềm vui còn mùa xuân cho sức sống căng đầy, vậy mùa đông thì sao? Cô đơn và lạnh lẽo chăng? Không hẳn là yêu, nhưng tôi thích mùa đông - mùa của những cử chỉ yêu thương, mùa của những cảm xúc nhẹ nhàng và lãng mạn và mùa của những ký ức ngọt ngào, mến yêu khi tâm hồn ta xao động. Mùa đông để nhớ, để yêu thương và mùa đông để chờ đợi một cái gì đó quen thuộc mà mới mẻ. Mùa đông, mùa để quan tâm, để yêu thương, và mùa cho cái lãng mạn được hồi sinh mạnh mẽ. Thử nghĩ cuộc sống thiếu lãng mạn, thiếu những cử chỉ quan tâm nhẹ nhàng, thiếu những lúc chúng ta sống chậm lại để cảm nhận cuộc sống, cảm nhận thiên nhiên và cảm nhận tình yêu thì đó có phải là sống không? Sống một cuộc sống nếu thiếu tình yêu thì có thật là sống không hay chỉ tồn tại mà thôi?
Liệu nó có như quy luật xuân - hạ - thu - đông không? Sao mùa đông lại trước mùa xuân? Tự nhiên luôn có cái lý của nó. Mùa đông, mùa của sự khắc nghiệt nhưng cũng là mùa của những ai biết cách yêu thương. Mà khi đã có thể sưởi ấm con tim nhau qua mùa đông ấy, hãy bình yên đón nhận tình yêu, vì đó chính là mùa xuân, mùa của sức sống căng tràn, mùa của yêu thương đích thực. Nhiều người bảo: Tình yêu bắt đầu từ ánh mắt, được nuôi dưỡng bởi nụ hôn và kết thúc bằng nước mắt. Nhưng với tôi, dù đã thực sự chứng kiến nhưng tôi vẫn muốn tin: tình yêu sẽ được bắt đầu từ những cử chỉ yêu thương nhẹ nhàng, được nuôi dưỡng bởi sự quan tâm và chỉ kết thúc khi người ta ngừng yêu thương nhau nữa! Mùa đông là thế - lạnh lẽo thật, nhưng nó sẽ ấm áp nếu ta tìm cho mình một sự yêu thương nhỏ bé mà đủ sức nóng để sưởi ấm cả một con tim. Mùa đông gắn với bao kỷ niệm và yêu thương như cái cảm giác gió lạnh phả vào mặt từng cơn, từng cơn khiến đôi khi thấy cô đơn và lạnh lẽo. Và chính những lúc ấy, quá khứ lại hiện về. Ký ức về mùa đông ấy đôi khi vẫn hiện hữu, rõ nét và đầy đủ. Đôi khi tôi vẫn còn cảm nhận được hơi thở của mùa đông ấy, mùa đông mà tôi từng rất yêu thương, mùa đông mà tôi thực sự cảm nhận được một chiếc khăn len có ý nghĩa thế nào. Một chiếc khăn là đủ để sưởi ấm cả một mùa đông, sưởi ấm một tâm hồn, một trái tim.. Nhưng giờ thì có lẽ nó đã trở nên lạnh, rất lạnh và có lẽ cũng vô nghĩa với tôi rồi... Tôi đang thử thay đổi, thử làm những gì mình không nghĩ là mình sẽ làm. Có người bảo, ừ thì cứ thử đi... mở rộng lòng hơn một chút.. .Biết đâu "mùa đông ấm áp sẽ về"... Thật sự cũng muốn.. Nhưng lại sợ. Sợ lại phải gặp mùa đông không mong đợi, không chào đón... Mà thôi cứ kệ. What will be will be... Nếu ai hỏi tôi muốn nhận được gì vào mùa đông này, tôi sẽ nói đó vẫn là một chiếc khăn và thêm tách cafe nóng. Một chiếc khăn cho tôi sự ấm áp, một chiếc khăn có khi lại giúp tôi không còn sống trong hơi thở của quá khứ nữa. Còn tách cafe có lẽ sẽ giúp tôi tỉnh táo hơn, lý trí hơn..Để rồi tôi lại tiếp tục trên con đg` của mình... Tôi yêu sự ấm áp trong cái gió lạnh của mùa đông.
:)
Cảm Nghĩ về loài cây mà em yêu thích (tre chuối dừa bàng phượng đa ...) a.lập dàn bài cho đề bài trên b.từ dàn ý trên hãy viết hoàn chỉnh bài văn biểu cảm
Them khẻo(Tham khảo)
A/ Dàn ý chi tiết
I. Mở bài
- Giới thiệu chung về các loài cây.
- Giới thiệu về loài cây em yêu thích nhất.
II. Thân bài
- Biểu cảm về hình dáng, đặc điểm của cây:
+ Rễ
+ Thân
+ Cành
+ Lá
+ Hoa
+ Quả
- Biểu cảm về công dụng, vai trò của cây:
+ Đối với mọi người
+ Đối với trường học của em
+ Đối với gia đình em
+ Đối với bản thân em
- Giá trị tinh thần mà loài cây ấy mang lại.
- Sự gần gũi của em với loài cây mà em yêu thích nhất.
III. Kết bài
- Khẳng định lại tình cảm của em dành cho loài cây em yêu thích.
B/ Sơ đồ tư duy C/ Bài vănCảm nghĩ về loài cây mà em yêu thích nhất – mẫuThời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quý, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây “Hoa học trò.”
Nhìn từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi, chúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẻ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng, vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường thầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè. Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa. Nhưng rồi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường, thầy cô, bạn bè. Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đoá phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chẳng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.
lập dàn bài các đề văn sau
a,Tả cây bàng mùa đông
b,Tả mẹ
c,Tả 1 con vật nuôi
1. Mở bài: ( trực tiếp hay gián tiếp ) (3-4 dòng)
Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?)
2. Thân bài:
a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi dặc điểm 2-3 câu)
- Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da.
- Tả từng bộ phận: đầu ( tai, mắt...), thân hình, chân, đuôi.
b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu)
- Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật.
- Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu ( gáy, sủa...)...
- Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật.
3. Kết luận:
Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)
Đề b , Dàn ý tả mẹ :
Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.
Thân bài:
a) Tả hình dáng:
- Dáng người tầm thước, thon gọn.
- Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà mẹ thường buộc tóc gọn sau gáy.
- Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b) Tả tính tình, hoạt động:
- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.
- Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
- Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.
Kết bài:
Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.
Dàn ý c, Tả vật nuôi
I. Mở bài
Nhà em có chuột, mẹ mua một con mèo, nay nó đã lớn.
II. Thân bài
a. Tả hình dáng
- Mèo dài gần hai gang tay, loại mèo tam thể: trắng, nâu, xám.
- Lông mèo dày và rất mượt.
- Đầu mèo tròn như cuộn len nhỏ tròn, thân thon thon.
- Chân cao, rắn rỏi: ngón chân ngắn có móng vuốt nhọn sắc.
- Mắt mèo xanh, tròn như hai hòn bi ve trong suốt.
- Mũi hồng hồng, nhỏ xíu; ria mép dài vươn về hai phía như những chiếc ăng-ten cực nhạy.
b. Tả hoạt động, tính nết
- Ban ngày mèo thường thong thả dạo chơi trong nhà, thỉnh thoảng nhảy nhót đùa giỡn, vồ đuổi mấy chú gián.
- Khi ăn từ tốn, gọn gàng.
- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.
III. Kết luận
- Con mèo nhà em rất dễ thương. Nó thường xán đến mỗi khi em đi học về.