Những mặt tích cực và hạn chế của chính sách 'hạn điền' và 'hạn nô' là gì ?
thế nào là chính sách hạn điền,hạn nô ? Nhà hồ thực hiện chính sách hạn điền , hạn nô để làm gì?
Tham khảo:
- Chính sách hạn điền:
+ Là hạn chế số lượng ruộng đất của chủ đất theo quy định của nhà nước phong kiến.
+ Quy định: Đại vương và Trưởng công chúa không bị hạn chế số ruộng đất tư, số còn lại không được sở hữu quá 10 mẫu, số ruộng thừa phải sung công.
- Chính sách hạn nô:
+ Hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
+ Quy định: chiếu theo phẩm cấp, các quan lại quý tộc chỉ được nuôi một số gia nô nhất định. Số thừa ra sung công. Mỗi gia nô thừa ra được nhà nước đền bù 5 quan tiền.
=> Mục đích:
+ Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để hạn chế bớt số ruộng của vương hầu, quý tộc Trần; hạn chế và xóa bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng đất, đặc biệt là điền trang của các quý tộc nhà Trần, là những tầng lớp có nhiều ruộng đất và nô tì nhất.
+ Chính sách hạn điền, hạn nô đã ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của tầng lớp nhân dân, xóa bỏ độc quyền quý tộc nhà Trần, nâng cao quyền lực của chính quyền Trung ương.
- chính sách hạn điền là số đất mà mỗi người tối thiểu có thể có
- chính sách hạn nô là số nô tì , nông nô mà mỗi người có thể có
- nhà hồ thực hiện chính sahs hạn điền hạn nô để giảm số nô tì , nông nô và số ruộng đất mà vương hầu quý tộc có
Nêu những mặt tích cực và hạn chế của các chính sách kinh tế thời Nguyễn?
* Những mặt tích cực:
- Hết sức coi trọng vấn đề ruộng đất và sản xuất nông nghiệp
+ Đo đạc lại ruộng đất, lập địa bạ.
+ Ban hành chính sách quân điền.
+ Thực hiện chính sách khai hoang. Lập doanh điền.
- Phát triển các nghề thủ công dân gian, tăng cường xây dựng các quan xưởng.
- Chú trọng đến việc khai khoáng các mỏ, tăng nguồn thu thuế cho nhà nước.
* Những hạn chế:
- Không bảo vệ được ruộng đất công, ruộng đất công chỉ còn 20% tổng diện đất cả nước. Chính sách quân điền chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, thực chất, chỉ là hình thức cấp ruộng đất cho quan lại và binh lính.
-Trong chính sách khai khoáng, các mỏ do nhà nước khai thác kém hiệu quả và chỉ hoạt động được trong một thời gian ngắn rồi lại giao cho tư nhân lĩnh trưng
- Về thương nghiệp, nhà Nguyễn thi hành chính sách thuế khóa phức tạp va chế độ kiểm soát ngặt nghèo đối với các hoạt động buôn bán. Về ngoại thương, thi hành chính sách độc quyền và hết sức dè dặt với các tàu buôn phương Tây.
nêu những mặt tích cực và hạn chế của những chính sách kinh tế thời nguyễn
1. Các cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân Nguyên có gì giống và khác so với 2 lần trước?
2. So sánh cách đánh giặc của nhà Trần và nhà Lý.
3. So sánh điểm giống và khác nhau trong trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền và trận Bạch Đằng năm 1288 của nhà Trần.
4. Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc?
5. Em hiểu thế nào là chính sách hạn điền, hạn nô? Mặt tích cực? Mặt hạn chế?
6. Những cải cách của Hồ Quý Ly ?
Mặt tích cực, mặt hạn chế?
7. Theo em, thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên đã có bài học gì đối với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước?
8. Hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
-Chính sách Hạn điền là gì?
-Chính sách Hạn nô là gì?
Giúp mình vs ạ
chính sách hạn điền, hạn nô là gì?
-Hạn điền, hạn nô là hạn chế số lượng nô tì, gia nô, ruộng đất của các quý tộc địa chủ
Hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại
Ngoài những mặt tích cực, của cuộc cách mạng công nghiệp thì vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Vậy theo em, ta phải làm gì để phát huy tính tích cực và hạn chế những mặt chưa tích cực đó?.
hãy phân tích những điểm tích cực và hạn chế chính sách của Hồ Quý Ly
* Tiến bộ:
- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
- Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
* Hạn chế:
- Một số chính sách chưa triệt để: gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.
- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
Tích cực:
- Tăng nguồn thu nhập và tăng cường quyền lực của nhà nước.
Hạn chế:
- Chính sách đó chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế và chưa phù hợp với lòng dân.
- tác dụng:
+góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất
+tăng nguồn thu nhập và quyền lực cho nhà nước quân chủ chuyên chế
-hạn chế:
+chưa phù hợp với tình hình thực tế
+chưa giải quyết đc những yêu cần bức thiết của đông đảo nhân dân
Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì?
- Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để hạn chế bớt số ruộng của vương hầu, quý tộc Trần; hạn chế và xóa bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng đất, đặc biệt là điền trang của các quý tộc nhà Trần, là những tầng lớp có nhiều ruộng đất và nô tì nhất.
- Chính sách hạn điền, hạn nô đã ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của tầng lớp nhân dân, xóa bỏ độc quyền quý tộc nhà Trần, nâng cao quyền lực của chính quyền Trung ương.
Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì?
- Chính sách hạn điền:
+ Là hạn chế số lượng ruộng đất của chủ đất theo quy định của nhà nước phong kiến.
+ Quy định: Đại vương và Trưởng công chúa không bị hạn chế số ruộng đất tư, số còn lại không được sở hữu quá 10 mẫu, số ruộng thừa phải sung công.
- Chính sách hạn nô:
+ Hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
+ Quy định: chiếu theo phẩm cấp, các quan lại quý tộc chỉ được nuôi một số gia nô nhất định. Số thừa ra sung công. Mỗi gia nô thừa ra được nhà nước đền bù 5 quan tiền.
=> Mục đích:
+ Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để hạn chế bớt số ruộng của vương hầu, quý tộc Trần; hạn chế và xóa bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng đất, đặc biệt là điền trang của các quý tộc nhà Trần, là những tầng lớp có nhiều ruộng đất và nô tì nhất.
+ Chính sách hạn điền, hạn nô đã ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của tầng lớp nhân dân, xóa bỏ độc quyền quý tộc nhà Trần, nâng cao quyền lực của chính quyền Trung ương.
Mục đích:
+ Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để hạn chế bớt số ruộng của vương hầu, quý tộc Trần; hạn chế và xóa bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng đất, đặc biệt là điền trang của các quý tộc nhà Trần, là những tầng lớp có nhiều ruộng đất và nô tì nhất.
+ Chính sách hạn điền, hạn nô đã ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của tầng lớp nhân dân, xóa bỏ độc quyền quý tộc nhà Trần, nâng cao quyền lực của chính quyền Trung ương.