Những câu hỏi liên quan
Lan ĐoànThị
Xem chi tiết
Lan ĐoànThị
Xem chi tiết
Hương Nguyễn
Xem chi tiết
Đức Kiên
12 tháng 4 2023 lúc 19:03

bài nào bạn , phần câu hỏi hả ??

Bình luận (3)
Hoàng Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
Hoàng Thị Ngọc Anh
27 tháng 11 2016 lúc 17:04

Mk ko cần bài thành ngữ nữa, các bạn giúp mk bài" Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Bình luận (0)
Minh Thư
1 tháng 12 2016 lúc 10:26
Câu 1:a. Bài văn viết về bài ca dao : Đêm qua ra đứng bờ ao.b. Ghi lại bài ca dao :“Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn, trông sao sao mờBuồn trông con nhện giăng tơNhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?Buồn trông chênh chếch sao maiSao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?Đêm đêm tưởng giải Ngân HàChuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm trònĐá mòn nhưng dạ chẳng mònTào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ”.Câu 2:

-Tưởng tượng : Bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh ánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.

-Liên tưởng :..một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt đang kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương.

-Hồi tưởng : Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng. Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ…đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện.

-Suy ngẫm :

+Thì ra cái vùng sao như cát….da diết vô cùng.

+Lại con sông Tào Khê…cũng thấy như thế.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Đào Cẩm
Xem chi tiết
Phạm Trần Thảo Vy
Xem chi tiết
➻❥แฮ็กเกอร์
14 tháng 5 2019 lúc 19:43

Theo sử sách và truyền ngôn, Hà Tĩnh vốn là đất cổ Việt Thường. Lúc đầu, Kinh Dương Vương chọn đóng đô tại đây, nhưng về sau, thấy vùng châu thổ sông Hồng thuận lợi, nên đã dời đô về nơi đó. Hà Tĩnh cũng là vùng biên trấn của quốc gia Đại Việt xưa. Núi Hồng cùng với sông La là hồn cốt, biểu tượng của vùng đất này, đã từng được nhà Nguyễn khắc vào Anh Đỉnh ở Huế.

Nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy cho biết, Ngàn Hống xuất hiện từ kỷ đệ tứ, cách nay khoảng 1 triệu năm và có tới 7 tên gọi khác nhau, như Ngàn Hống, Núi Hồng, Rú Lớn, Rú Cao, Hương Tượng, Hồng Sơn, Hồng Lĩnh. Chiếm diện tích 30 km2, Ngàn Hống nằm trải dài trên địa bàn 3 huyện Nghi Xuân, Can Lộc và Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh.

Tương truyền, Ngàn Hống có 99 ngọn như 99 con chim phượng hoàng về chầu đất tổ. Ngàn Hống không chỉ lưu danh sử sách về vẻ đẹp hùng vĩ, hài hòa giữa trời, non, nước, mà còn vì nhiều huyền thoại và truyền thuyết được sinh ra ở đây. Từng trái núi choàng vai nhau thành dãy núi như cột xương sống bao đỡ, che chở cho các dải đồng bằng rộng lớn. Linh khí núi Hồng cùng với tên tuổi của nhiều danh nhân đã tạo nên vỉa tầng văn hóa sâu dày cho cả vùng đất Hà Tĩnh.

Thuộc địa phận huyện Can Lộc, Ngàn Hống có Chùa Hương Tích được xây dựng từ thế kỷ thứ VIII và trùng tu tôn tạo ở thế kỷ thứ XIII. Nói đến Chùa Hương, người ta thường nghĩ ngay đến Chùa Hương Tích ở Hà Nội (Hà Tây trước đây), ít ai biết rằng, Chùa Hương ở Hà Nội chính là khởi phát của Chùa Hương ở Hà Tĩnh.

Tương truyền, Vua Sở Trang Vương ở Trung Quốc có nàng công chúa tên là Diệu Thiện, đẹp người, đẹp nết, nhưng bị vua cha ép gả cho một gia đình quyền quý. Không chấp nhận cuộc hôn nhân ngang trái đó, nàng đã trốn sang đất Việt Thường, tìm đến hang đá trong một ngọn núi cao nhất của dãy Hồng Lĩnh để lập am tu hành. Nhà vua cho quân lính đi tìm và đốt phá chùa, hòng đưa nàng về để gả bán. Nhờ lòng tốt của người dân, nàng trốn được. Sau này, biết tin vua cha bị bệnh nặng không thuốc gì chữa được, chỉ có một con mắt và một cánh tay của con gái làm thuốc mới chữa khỏi, nàng đã trở về tự nguyện chặt tay, móc mắt để cứu cha và cũng là cứu nạn cho chúng sinh.

Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của nàng, khi nàng viên tịch, Phật Tổ đã cho nàng hóa thành Phật Bà Quan Âm trăm tay ngàn mắt. Sau này, khi đã khỏi bệnh, Vua Sở Trang Vương tìm về nơi con gái đã tu hành, cho xây dựng một ngôi chùa để tưởng nhớ cô công chúa út hiếu thảo. Ngày nay, dấu tích nền ngôi chùa Trang Vương vẫn còn:

Trang Vương nền cũ tùng treo nguyệt

Thánh Mẫu am xưa đá ngậm mây

Tư liệu lịch sử cho thấy, vào thời Lê - Trịnh, các vua Lê - chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh, nên các phi tần, mỹ nữ đa phần được chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm, các cung phi, cung nữ Thanh Hóa- Nghệ An

thường trẩy hội Chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh. Mỗi lần những “người đẹp” đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân, do đó, chúa Trịnh đã gọi một vị hòa thượng xác định địa điểm ở miền rừng núi Hà Sơn Bình (nay là Hà Nội) để xây Chùa Hương Tích thứ hai để các “người đẹp” trẩy hội gần hơn.

Ở độ cao trên 550 m so với mặt nước biển, tọa lạc lưng chừng dãy núi Hồng Lĩnh kỳ vĩ, từ xưa, Chùa Hương đã được mệnh danh là chốn “Hoan Châu đệ nhất danh lam”. Chùa nằm yên tĩnh giữa những bóng cây cổ thụ sừng sững, lưng dựa vào những tảng đá lớn. Giống như những ngôi chùa cổ của nước ta, chùa có điện Tam Bảo, nhà Bái Đường, giếng Trời, nhà thờ Tổ và đặc biệt hơn, còn có am Diệu Thiện, am Bát Cảnh, thần Hổ Trắng, thác Giải oan, khe Quỷ Khốc…, gắn liền với những câu chuyện huyền bí được truyền lại trong dân gian.

Từ chân núi đến Chùa dài khoảng 4.000 m, có du khách đi bằng thuyền để tận hưởng ngọn gió lành trên mặt hồ Nhà Đường gợn sóng và tiếng vỗ cánh xào xạc của những đàn chim khi mặt nước bị khua động. Đi thuyền chừng 40 phút, sau đó, du khách đi bộ khoảng một cây số nữa là đến cáp treo lên Chùa. Những du khách muốn nhanh hơn, có thể đi “xe ôm” từ chân núi chạy thẳng lên đến Nhà ga cáp treo.

Còn có những người chọn cách đi bộ, vừa được chiêm ngưỡng phong cảnh hoang sơ của ngàn thông xanh mướt, hoa rừng đủ loại trong không khí huyền ảo của đất trời, vừa thả mình vào cõi Phật thanh tịnh. Đi bộ lên Chùa, phải lội qua hai đoạn suối nhỏ, tuy không khó đi, nhưng cũng dễ trơn trượt, bởi rêu phong của đá. Lên đến Chùa, du khách tiếp tục cuộc chinh phục lên đến đỉnh, với khoảng 500 bậc cấp. Nơi đây, di tích còn lại là nền Trang Vương, mà theo truyền thuyết, là nền ngôi chùa do Vua Trang Vương lập nên lần đầu tiên để thờ công chúa Diệu Thiện.

Từ trên nhìn xuống, bức tranh sơn thủy hữu tình trải rộng trước mắt. Xa xa là hồ Nhà Đường và hồ Cu Lây như những chiếc gương lớn phản chiếu mây trời và bóng núi. Phong cảnh đẹp và gió mát khiến bao mệt nhọc tan biến nơi du khách.

Bình luận (0)
Phạm Trần Thảo Vy
14 tháng 5 2019 lúc 19:44

Bạn trịnh thủy tiên , cái đó đâu phải soạn đâu bạn mik không hiểu ?????!!!

Bình luận (0)
Trời Lạ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Thùy
Xem chi tiết
Pé Quỷ Cưng
5 tháng 8 2018 lúc 19:56

ở đâu v bn

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Phương Thùy
5 tháng 8 2018 lúc 19:58

Công chúa tình yêu bạn chép đoạn đó giùm mình với

Bình luận (0)
0o0 Nhok kawaii 0o0
5 tháng 8 2018 lúc 19:59

Vào phần lý thuyết ở Vietjack.com ấy bn

Bình luận (0)
Trần Hoa Tham
Xem chi tiết
quỳnh anh shyn
26 tháng 11 2016 lúc 18:42

Mở bài: - Giới thiệu và nêu giá trị của sách nói chung với cuộc sông con người. - Giới thiệu về SGK và tình cảm của em với cuốn SGK Ngữ văn 7, tập một.
Thản bài: - Giới thiệu xuất xứ của sách: + SGK Ngữ văn 7, tập một được ra đời từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. + Các tác giả cuốn sách là những giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành về văn chương của Việt Nam. - Thuyết minh, giới thiệu về hình thức bề ngoài của sách: + Cuốn sách có hình thức đơn giản, hài hòa, khổ 17x24 rất phù hợp và thuận tiện cho học sinh khi sử dụng. + Bìa một của cuốn sách có tông màu nổi bật là màu lòng tôm đậm pha hồng rất bắt mắt. Trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in trang trọng. Dưới đó là tên cuốn sách được viết theo kiểu chữ hoa mềm mại: “Ngữ văn” màu xanh da trời. Số 7 màu trắng nhã nhặn nhưng cũng rất dễ nhìn, dễ nhận ra. . + Bìa bốn của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tê quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách bộ SGK lớp7 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuối trang là mã vạch và giá tiền. - Giới thiệu bao quát bố cục của sách: + SGK Ngữ văn 7, tập một có 17 bài, tương ứng với 17 tuần. + Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ trong đó thường là 2 văn bản, 1 bài Tiếng Việt và 1 bài Tập làm văn. + Quyển sách là sự phát triển kế tiếp SGK lớp 6. - Giới thiệu nội dung, giá trị của cuốn sách: + Ở phần Văn học, học sinh sẽ được làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thê kỉ XIX đến 1945. Đồng thời, sách còn giới thiệu phần văn học nước ngoài với những tác phẩm đặc sắc của Mĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Liên bang Nga. + Phần Tiếng Việt gồm cả từ ngữ và ngữ pháp được sách cung cấp rất dễ hiểu, khoa học, ngắn gọn, vừa cung cấp tri thức, vừa giúp học sinh luyện tập. + Ớ phần Tập làm văn, ngoài việc tiếp tục làm văn tự sự, học sinh còn được học thêm một thể loại rất mới là văn thuyết minh. - Nêu cách sử dụng, bảo quản sách: + Để cuốn sách có giá trị sử dụng lâu bền, chúng ta cần giữ gìn cẩn thận, không quăng quật, không vo tròn, không gập đôi cuốn sách. + Hơn thế nữa, chúng ta nên mặc thêm cho cuôn sách một chiếc áo ni lông vừa bền vừa đẹp để sách sạch hơn, an toàn hơn. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa lớn lao của quyển sách đối với học trò.


 

Bình luận (0)
Quách Triệu Ngọc Hân
15 tháng 12 2017 lúc 20:41

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”. Bài thơ dược ra đời trong thời kì chống Pháp. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, nhưng lại được dịch theo thể thơ lục bát

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

câu thơ đầu tiên Bác đã đưa chúng ta đến dòng sông ấy ánh trăng ấy để cùng cảm nhận thưởng thức cảnh đẹp cùng Bác. Lời thơ thật tự nhiên nhưng cũng thật tinh tế khiến cho chúng ta cảm nhận được bài thơ một cách chân thật nhất. Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Bác không ngắm trăng một cách đơn giản chìm đắm như bao người khác mà người đó đang mang nặng một nỗi lòng đất nước. Giữa đất trời đang đẹp tươi đang tràn ngập không khí mùa xuân thì bác cùng những người chiến sĩ đang bàn việc nước. Chẳng những thế, câu thơ còn gợi những ngạc nhiên về tấm lòng của Bác dành cho thiên nhiên: tại sao vào giờ khắc bận rộn bộn bề việc nước như thế, Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên cảnh vật. Điều đó thể hiện tư thế lạc quan yêu đời của Bác, đó là tư thế ung dung tự tại, không ngại khó khăn gian khổ. Điều này thể hiện nhân cách đạo đức cao đẹp trong con người của Bác, đó là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

Bình luận (0)