Những câu hỏi liên quan
Thien Tu Borum
Xem chi tiết
Sơn Tùng
Xem chi tiết
Diệp Băng Dao
18 tháng 4 2017 lúc 18:40

Những nét chính về kinh tế, văn hóa-giáo dục và quân sự dưới thời Quang Trung:

a, Kinh tế:

*Nông nghiệp:

-Ban hành chiếu khuyến nông.

-Giảm tô, thuế.

*Công thương nghiệp:

-Mở cửa ải, thông chợ búa.

-Nghề thủ công nhanh chóng phục hồi và phát triển.

b, Văn hóa-giáo dục:

-Ban chiếu lập học.

-Khuyến khích mở nhiều trường học.

-Đề cao chữ Nôm.

-Lập viện Sùng Chính.

c, Quân sự:

-Quang Trung cho xây dựng đội quân mạnh, thi hành chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính.

-Quân đội gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kỵ binh. Chế tạo nhiều thuyền lớn và đại bác.

Bình luận (0)
nguyen nho bang
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Huyền
25 tháng 12 2018 lúc 16:45

Đời sống văn hoá thời Trần

Ở thời Trần, những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn như tục thờ tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng, nước v.v...
Đạo Phật phát triển, tuy nhiên không bằng thời Lý. Trong nước có nhiều người đi tu, kể cả những người thuộc giai cấp thống trị. Chùa chiền mọc lên ở khắp nơi.
Thời Trần, Nho giáo ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị. Các nhà nho được bỗ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Địa vị của Nho giáo ngày càng được nâng cao.
Nhân dân ta ở thời Trần rất ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hoá như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuvền... Bởi vậy các hoạt động văn hoá nói trên rất phổ biến và phát triển.
Tập quán sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến. Nhưng bên trong sự giản dị đó là một dân tộc giàu tinh thần thượng võ, yêu quê hương, đất nước thiết tha và trọng nhân nghĩa.

Nguồn: loigiaihay

Bình luận (0)
Tùng Lê
Xem chi tiết
Thanh Hằng
Xem chi tiết
Học Giỏi Đẹp Trai
11 tháng 12 2016 lúc 16:43

Nguyên nhân Văn học, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển : Cần lưu ý đến các nguyên nhân đã thúc đẩy văn học, khoa học giáo dục phát triển như nhà nước chăm lo đến giáo dục, có những chính sách đào tạo (mở rộng trường học Quốc tử giám, lập trường học ờ các lộ, phủ quanh kinh thành, các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, đào tạo được nhiều nho sĩ, trí thức nhân tài (tiến sĩ, trạng nguyên). Nhờ đó, đội ngũ các nhà văn, thơ ngày càng nhiều, sau các lần kháng chiến thắng lợi kinh tế phát triển, xã hội thái bình, đội ngũ trí thức nho học càng thêm tự hào, yêu quê hương, đất nước.

Bình luận (1)
lam
Xem chi tiết
Nguyễn Chí Thành
29 tháng 12 2019 lúc 22:57

- Thời Đinh, Tiền Lê :

+ Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.

+ Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đã đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.

- Thời Lý, Trần, Hồ :

+ Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức đế phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử đã được các triều đại coi trọng.

+ Dưới triều Lý năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long. Năm 1075 đã cho mở khoa thi quốc gia đầu tiên. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.

+ Dưới triều Trần, giáo dục ngày càng mở rộng. Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

+ Dưới triều Hồ đã ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.

- Thời Lê sơ : phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

+ Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.

+ Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.

+ Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.

+ Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.

- Tác dụng : Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ly Ly Yirry Nguyen
Xem chi tiết
nhok hanahmoon
3 tháng 5 2017 lúc 21:42

Bạn vào câu hỏi này nha: Câu hỏi của Nguyễn Khánh Linh - Lịch sử lớp 7 | Học trực tuyến

Mình đã trả lời câu hỏi đó rồi ạ.

Bình luận (0)
Bibi Buon Bibi Buon
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 1 2018 lúc 19:45

1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.

Bình luận (0)
Thảo Phương
1 tháng 1 2018 lúc 19:45

2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.

Bình luận (0)
Thảo Phương
1 tháng 1 2018 lúc 19:47

5. _giống nhau:cùng thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"
_khác nhau:
+quân đội nhà trần được chia làm hai loại:cấm quân và quân ở các lộ,cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành,triều đình và vua.chính binh đóng ở các lộ đồng bằng,phiên binh đóng ở các lộ miền núi,hương binh đóng ở các làng,xã.khi có chiến tranh,còn có các quân đội của các vương hầu
+quân đội nhà lý chỉ được phân chia thành hai loại:cấm quân và quân địa phương.
+quân đội nhà trần được xây dựng theo chủ trương:"quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông

Bình luận (0)
HUỲNH TÔ ÁI VÂN
Xem chi tiết
Thảo Phương
8 tháng 2 2018 lúc 20:02

1.

Những điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ và thời Lý - Trần :
- Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
- Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).

Bình luận (0)