Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thu Ngà
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
15 tháng 12 2016 lúc 22:11

Sáng nay em thức giấc sớm hơn thường nhật bởi những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Cả cánh đồng vàng rộm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiên của một ngày hè oi ả với cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng, dằm dặm mà có lẽ lũ bạn nội thành của em chẳng bao giờ cảm nhận được.

Các bà, các mẹ, các chị từng nhóm, từng nhóm vừa chuyện trò rôm rả vừa rảo buớc ra phía cánh đồng. Sáng sớm mùa hè nên mặt trời cũng dậy sớm hơn, chim chóc cũng rời tổ từ mờ sáng tìm mồi, cả cánh đồng lúa thì nặng nề đong đưa trong làn gió nhẹ. Cây nào cây nấy uốn cong cong chiếc móc câu với bao nhiêu là hạt thóc tròn mây mẩy, hứa hẹn một vụ mùa thóc lúa đầy kho.

Hôm nay mẹ cho em cùng theo ra đồng, mẹ bảo: cho con gái thử cảm nhận những nhọc nhằn của người nông dân ra sao, để trông đó mà gắng học hành! Vậy là lần đầu tiên một con bé vốn vẫn được cưng chiều cầm tới chiếc liềm và thử những nhát cắt đầu tiên. Lần đầu tiên khuôn mặt mình được áp lại gần những cây lúa đến thế! Chao ôi là thú vị! Nhìn kĩ hơn những hạt thóc vẫn cho mình gạo ăn hàng ngày, chúng tròn căng như sắp phả tung ra chiếc áo nhiều gân với chi chít những lông tơ, hạt chen hạt như một đại gia đình đua nhau đi trẩy hội. Mà đúng là hội thật đó! Hôm nay chúng sẽ được những người nông dân gặt về kho, phơi dưới nắng vàng và chẳng bao lâu nữa chúng sẽ được làm những bông hoa trắng nở bung, thơm dẻo. Trông mẹ thoăn thoắt cánh tay gặt sao mà dễ quá vậy, mình thì mướt mồ hôi mà chẳng được bao nhiêu. Chốc chốc lại vươn vai ngó nghiêng xung quanh hàng xóm, thấy ai cũng lom khom, cần mẫn. Những đốm áo màu thấp thoáng đây đó trên cánh đồng trải dài một màu vàng trù phú. Mỗi đợt gió tràn tới, cá biển vàng đỏ lại ào lên rì rào như đang kể cho nhau nghe câu chuyện cuối mùa thu hoạch.

    

Lúa gợn lên từng đợt như mời gọi những chú chim sẻ, chim chiền chiện sà xuống nhặt những hạt thóc rơi vãi. Chúng vui vẻ nhảy nhót trên bờ ruộng xanh mướt cỏ như những đường kẻ trên chiếc ô bàn cờ khổng lồ mà thiên nhiên đã tạo ra một sự phối màu rất ăn ý.

Có lẽ những hoạt động nhà nông thế này chính là ví dụ rõ ràng mà gần gũi cho đời sống làng xã mà trước nay em vẫn được nghe nhắc đến trong những bài giảng ở trường. Một cảm giác thân quen mà nếu sống trong thành thị sẽ chẳng bao giờ thấy được. Tuy chẳng phải một nhà mà ai nấy nói chuyện với qua từng khoảnh ruộng như thể anh em một nhà vậy! Từ những chuyện con trâu cái cày cho tới chuyện ông Ba-ma gì đó là tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ… Tất cả đều rộn ràng như một khúc nhạc ngẫu hứng làm mọi người quên đi cái oi ả của buổi trưa hè trên cánh đồng đang trong mùa gặt.

Cả không gian thoảng mùi thơm dịu mát của lúa mới, mùi ngai ngái cũa thân và lá lúa; Đó là mùi của quê hương, mùi của một thế giới những người lao động lam lũ mà vinh quang.

Nếu một lần ghé qua một vùng quê, bạn hãy nán lại bên một khoảnh ruộng và thử cảm nhận chút hương của hương đồng gió nội, để rầm rì đọc lại những câu ca “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, và để cảm nhận rõ hơn cuộc sống muôn màu.

Minh Thư
16 tháng 12 2016 lúc 12:26

Khi cái nắng oi ả của mùa hè còn vương trên mặt đất, đó cũng là lúc những cánh đồng lúa trải dài tới chân trời vào mùa thu hoạch. Đã có biết bao người lớn lên từ cánh đồng lúa chín. Dù xa quê và màu thời gian có phai, thì mùi lúa chín, mùi rơm rạ, mùi khói lam vẫn không hề phai nhạt trong ký ức tuổi thơ mỗi người con lớn lên từ đồng quê.

Cuối tháng 5, những người dân quê tôi lại bắt tay vào mùa thu hoạch lúa. Người làm ruộng thì mùa nào cũng hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa hối hả nhất. Bởi gia đình nào cũng vận động hết nhân lực ra đồng thu hoạch, cho thóc được nắng, để cày bừa cho đất ải, còn cấy vụ mùa. Nhìn thấy thóc vàng là nhìn thấy no ấm, vì thế, khi lúa được mùa, không khí đồng áng cũng vui vẻ hơn. Những ngả đường, những cánh đồng dẫn về làng đều tấp nập xe cộ, người gồng gánh... Lúa có thể sẽ được tuốt ngay tại đồng, hoặc được chở về nhà. Và phải khi nào phơi được khô, thóc vàng thơm, đổ vào bồ thì bà con mới yên tâm.

 

Mùa lúa chín, cũng là lúc các em học sinh trong làng được nghỉ hè về phụ giúp gia đình, tiếng cười nói râm ran của các em làm xao động cả một cánh đồng. Những động tác chỉ bảo của cha mẹ hướng dẫn cầm liềm, cách gặt lúa như còn in đậm trong mỗi chúng ta. Vào mùa gặt, lúa trĩu bông và đó là công lao chăm sóc của cha mẹ, của những người nông dân lam lũ, một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Với những người con xa quê, khi nhớ về mùa gặt, lại liên tưởng về mùa mà áo mẹ cha ướt bởi những giọt mồ hôi! Đó còn là mùa mà trán mẹ cha như nhăn nheo, cái nhăn nheo của vất vả, của nhọc nhằn. Mà mùa này, mưa giông chẳng cần báo trước. Không gì khổ bằng lúa ướt, giông tới thì mưa cũng vừa trút, chỗ lúa bị ướt phải phơi, hong khô thật kỹ chứ không là phải bỏ. Có mùa gặt thì nắng như đổ lửa, nhân dân phải chạy nắng, đi gặt khi tiếng gà chưa gáy, mặt trời chưa tỏ. Thế mới biết, để có hạt gạo ăn, người nông phải vất vả đến nhường nào.
 Mỗi mùa lúa chín, những mẹ, người cha tần tảo vẫn thường dạy các con phải biết quý hạt gạo. Đó là hạt ngọc của trời, là mồ hôi nước mắt của bao người làm ra nó. Vậy nên, mỗi khi ăn cơm, có hạt nào rơi vãi, mẹ bảo nhặt vào bằng được, không được dẫm lên. Người không ăn thì để đó vật ăn. Cố gắng ăn hết cơm trong bát, đừng để thừa, trước khi rửa chén cũng tráng đi lớp cơm còn đó, đừng vứt đi dù chỉ một hạt nhỏ nhoi.
 Mùa lúa chín, đi đâu cũng thấy bà con í ới hỏi thăm nhau “lúa năm nay được mùa không”, giá bán có cao không? Lúa càng trĩu hạt thì lưng cha mẹ càng còng. Trên gương mặt sạm đen vì nắng gió của những người nông dân. Tôi vẫn thấy màu nắng cũ, màu vàng của lúa, màu xanh với trắng của mây, màu tuổi thơ trên những cánh diều hay những ước mơ bé bỏng chập chờn trên cánh võng. Chỉ có bờ vai cha mẹ thì mòn đi, già hơn và chậm hơn. Còn những người con mong sao, ước mình là cơn gió mát, đổ về trên cánh đồng, hay ít nhất cũng là bóng cây cho cha mẹ bớt nóng, khô bớt mồ hôi. Và ao ước những mùa gặt nguyên lành, bình yên quê mình sẽ không bao giờ mất, để những người con xa quê, để mỗi người trong chúng ta, có lúc hoài niệm có thể trở về, tìm lại những ký ức đẹp trong lòng quê hương. Ở nơi đó có cha mẹ, có quê hương và có cả những mùa gặt- mùa lúa chín tình người.Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Đinh Thị Vi Thảo
Xem chi tiết

Cảm nghĩ về 1 cảnh đẹp của quê hương em

Bài làm ( đúng cánh đồng đó)

“ Em đi giữa biển vàng
Nghe mênh mang trên đồng lúa hát
Hương lúa chín thoang thoảng bay
Làm lung lay hàng cột điện
Làm xao động cả hàng cây.”
Đây là câu thơ mà tôi thích nhất. Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên đây là lần đầu tiên tôi được về thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ và tôi thích thú nhất chính là cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời.
Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi toi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang rộ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, nhìn từ xa trông như một tấm thảm khổng lồ. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bạc làm cho cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Ánh nắng ban mai đã tỏa sáng khắp nơi trên cánh đồng. Ngọn gió thổi rì rào như các cây lúa đang nói chuyện với nhau. Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ đã ánh lên màu pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn làm tang thêm vẻ đẹp của đồng quê. Đã đến giờ các cô chú đã bắt đầu vào công việc của mình. Những chiếc nón trắng xen giữa biển lúa vàng trông thật đẹp mắt. Họ đang đưa những chiếc liềm để cắt lúa thật là nhanh. Người các cô chú ướt đẫm mồ hôi. Vừa làm việc, họ vừa ca hát rất vui. 
Từng khóm lúa ngả nghiêng vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm. Lá bao quanh thân, có nhiều phiến dài và mỏng. Trong một năm có hai vụ lúa: vụ chiêm và vụ xuân.
Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhieu giọt mồ hôi rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của những người nông dân đã tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Cây lúa đóng vai trò chính, chủ yếu trong việc cung cấp lương thực cho nhân dân Việt Nam, nó góp phần làm giàu đất nước qua việc xuất khẩu thu ngoại tệ. Ngày nay, Việt Nam được xem là một trong các nước có sãn lượng lúa, gạo xuất khẩu thứ hai trên thế giới. Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Trước đây, cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị.
Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những người nông dân thêm ửng hồng, khỏe mạnh. Nụ cười làm gương mặt họ bừng sáng lên. Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê tôi, tôi thấy những nhình ảnh ấy thân thương làm sao. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước của mình. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.

Boy
22 tháng 12 2018 lúc 21:08

Trần Minh Phong chép mạng

Nguyễn Bá Huy
22 tháng 12 2018 lúc 21:13

Trần minh Phong chép mạng,chẳng trung thực gì cả

Haibara
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 11 2017 lúc 5:56

Phạm Gia Khánh
Xem chi tiết
Võ Thái Khang
Xem chi tiết
Nguyen Thai Son
18 tháng 11 2021 lúc 10:24
   

Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích

Học Tập - Giáo dục » Văn mẫu » Bài văn hay lớp 6

 Cảnh đẹp thiên nhiên xung quanh chúng ta vô cùng phong phú vậy nên với đề văn Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích sẽ khá dễ dàng đối với các em học sinh, tuy nhiên, để làm được đề văn này đúng trình tự bài văn miêu tả và thu hút người đọc, các em cần nắm vững các bước làm một bài văn miêu tả, chuẩn bị vốn từ phong phú và cách diễn đạt tự nhiên, linh hoạt.

Bài viết liên quan

Dàn ý tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thíchCảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hèViết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương emTả một loại trái cây mà em thíchDàn ý viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em   Tổng đài hỗ trợ văn học: Gọi 1900.63.63.81 (văn ngắn, điểm cao)Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3
5. Bài mẫu số 4
6. Bài mẫu số 5
 

Đề bài: Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích

ta mot canh thien nhien ma em yeu thich

5 bài văn mẫu Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích
 

I. Dàn Ý Tả Một Cảnh Thiên Nhiên Mà Em Yêu Thích

1. Mở bài

Giới thiệu về cảnh đẹp thiên nhiên mà em định tả (Cảnh cánh đồng)

2. Thân bài

- Cánh đồng rộng lớn
- Xa xa là những hàng tre xanh mướt
- Buổi sáng trên cánh đồng không gian thoáng đãng, mát mẻ.
- Hương lúa mới thoang thoảng trong không khí
- Những tia nắng mới phủ lên cánh đồng sắc màu nhàn nhạt...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích tại đây.

 

 

II. Bài Văn Mẫu Tả Một Cảnh Thiên Nhiên Mà Em Yêu Thích

 

1. Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích, mẫu số 1:

Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: Năm nay chắc được mùa to.

Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.

Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.

đinh thị ngọc lan
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
23 tháng 11 2021 lúc 12:32

Tham khảo!

Các phép so sánh được sử dụng trong bài ca dao: Mây trắng như bông, bông trắng như mây, đội bông như thể đội mây. Mây trắng như bông: Câu mở đầu miêu tả cảnh những đám mây trắng, xốp trôi nhẹ nhàng trên bầu trời. Bông trắng như mây: Cảnh mặt đất: Những “núi” bông nối tiếp nhau như những đám mây bồng bềnh trắng xốp. 2 câu ca dao sử dụng 2 phép so sánh tạo sự đối chiếu từ trên trời xuống mặt đất, từ mặt đất đến bầu trời. Cả không gian rộng lớn tràn ngập 1 màu trắng tinh khiết, tuy nhiên 2 phép so sánh tập trung nhấn mạnh 1 vụ mùa bông bội thu. Trên nền màu trắng của bông và mây, xuất hiện màu đỏ trên sắc má các cô gái, màu đỏ trở nên nổi bật,và tràn đầy sức sống, đó chính là vẻ đẹp của người lao động. Đội bông như đội mây: Hình ảnh con người lao động đang chuyển bông về làng một cách nhanh nhẹn, thanh thoát. Công việc lao động không những không phải là gánh nặng của con người, không đè bẹp con người mà trái lại, như nâng tầm vóc và vẻ đẹp con người, hình ảnh những cô gái đội bông như những nàng tiên nữ xinh đẹp đang bay lượn trong không gian tràn ngập màu trắng đó. Bài ca dao là bài ca về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước và trân trọng đối với người lao động.

S - Sakura Vietnam
23 tháng 11 2021 lúc 12:33

Có một bài thơ rất mộc mạc, giản dị đã đi vào lòng bao thế hệ học trò và cả những người dân quê chân chất như một bài ca dao. Đó là bài thơ “Mây và Bông” của nhà thơ Ngô Văn Phú.

 

     Mà ca dao thật, ca dao từ giọng điệu, màu sắc, ngôn từ, chất liệu, lối so sánh giản dị, mộc mạc hồn nhiên đến việc ca ngợi vẻ đẹp chân chất của con người lao động với những giá trị lao động sáng tạo.

 

     Không giống như nhiều bài thơ khác của ông, “Mây và Bông” ngay khi vừa ra đời đã trở thành một bài ca dao, khi được làm theo thể lục bát truyền thống. Bài thơ được lưu truyền trong đời sống nhân dân, mà nhiều người không biết đến tác giả:

 

“Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây”

 

     Chất liệu tạo nên những câu thơ thật mộc mạc, gần gũi và giản dị, chỉ là thiên nhiên xung quanh mỗi người, những thứ mà ai cũng nhìn thấy hàng ngày. Đó là mây và bông, những thứ không bao giờ thiếu trong những quan sát thường nhật của người nông dân khi mà họ luôn phải “trông trời, trông đất, trông mây” và trông mong cho thành quả lao động của họ là cánh đồng bông được mùa, nhanh chóng thu hoạch để mang lại cho họ một cuộc sống no ấm, bình yên.

 

     Cái làm nên ca dao, làm nên hồn cốt của ca dao cũng thường mộc mạc, dung dị và hết sức đời thường như thế. Đó là những chất liệu dân gian được chưng cất, được ủ men từ trong cuộc sống hăng say lao động, từ trong tình yêu lao động của những người dân quê chân chất một nắng hai sương. Chất liệu ấy đã trở nên trong sáng hơn, lung linh hơn, đằm thắm hơn khi mang những sắc màu tươi mới với sự kết hợp hài hoà của những gam màu cuộc sống nơi thôn dã. Người đọc nó nhiều khi quên vấn đề kỹ thuật, vần điệu đã làm nên một bài lục bát:

 

“Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng”

 

     Hình ảnh những áng mây trắng xốp như bông, trải rộng dài trên bầu trời đầy nắng và cánh đồng bông trải rộng mênh mông, mang màu trắng tinh khiết của mây trong những ngày thu hoạch được chấm phá bởi những bóng thôn nữ đang độ xuân thì má “hây hây” đỏ, đang đội bông trên đầu vừa chân thật, vừa lãng mạn, vừa lung linh như những thiên thần.

 

     Ngôn ngữ trong “Mây và Bông” vì thế cũng không cầu kỳ, chau chuốt, không ẩn ý cao xa, không bóng bẩy nhiều nghĩa mà khá tuềnh toàng, nôm na, dễ hiểu:

 

 “Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng”

 

     Đơn giản như một lời kể chuyện thủ thỉ, một lời thông báo về một mùa thu hoạch bông được mùa. Cả một cánh đồng bông phơi một màu trắng mênh mông, ngút ngát tận chân trời chính là thành quả lao động đạt được của người nông dân sau những tháng ngày vất vả. Điều đó làm cho mọi người vui hơn, nên các cô thôn nữ cười tươi hơn, má hây hây đỏ dưới ánh nắng trời nhàn nhạt và phủ trắng những đám mây trắng xốp bồng bềnh. Cách nói thật thà, đơn giản và nôm na như thế là cách nói của ca dao. “Trên trời”, “Ở dưới cánh đồng”, “Mấy cô”, “như thể”, “Mây trắng như bông”, “Bông trắng như mây”,  … là cách nói, cách so sánh theo kiểu ước lệ, hồn nhiên trong ca dao, mang theo những lời nói chân thành, mộc mạc trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người lao động nơi làng quê. Cách nói ví von, so sánh đến thật thà, đến đơn giản, thậm chí còn như luẩn quẩn thì chỉ trong ca dao, trong lời ăn tiếng nói của những người nông dân xưa kia mới có.

 

     Bài thơ đã mượn hình ảnh và lối nói, ngôn ngữ của ca dao để làm phép so sánh giống ca dao khi ca ngợi vẻ đẹp của thành qủa lao động bằng lối so sánh, liên tưởng rất trong sáng. Ca dao luôn là sự ca ngợi sự cần cù lao động, ca ngợi những con người thật thà, chất phác, ca ngợi những thành quả của lao động sáng tạo bằng những hình ảnh đầy ước lệ như thế. Cho nên, bài thơ mang đậm chất ca dao khi nó mang trong mình cả hồn cốt, chất liệu, ngôn ngữ, màu sắc, hình ảnh, sự so sánh, liên tưởng của ca dao.

 

     Hình ảnh mấy cô thôn nữ đội bông về làng thật đẹp và lãng mạn, một vẻ đẹp của sự tin tưởng, của sự thanh tao, lung linh toát lên từ cuộc sống lao động thường ngày. Những cô thôn nữ, người lao động chính trên cánh đồng bông mang cả vẻ xuân thì của mình lẫn vào trong màu trắng bạt ngàn của thiên nhiên là hình ảnh người lao động đang vui vẻ hạnh phúc trong niềm vui được mùa.

 

     Với ca dao, “Mây và Bông” đã hoà vào làm một, còn với “Mây và Bông”, nhà thơ Ngô Văn Phú đã thổi được vào đó cái hồn của ca dao, màu sắc của ca dao, giọng điệu của ca dao nên người đọc đã chấp nhận bài thơ như một bài ca dao thực sự. Càng đọc “Mây và Bông”, càng thấy yêu hơn cái tinh tế, cái hay của ca dao, càng thấy rõ màu sắc ca dao đậm nét trong một bài thơ mộc mạc.

Phạm Gia Khánh
Xem chi tiết
Hà Hương Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Cảnh Hào
22 tháng 11 2016 lúc 21:18

Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt. Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc chân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình.