vi sao noi dia hinh chau a da dang va chia cat phuc tap
chau au co nhung dang dia hinh chinh nao ?cho biet dac diem va su phan bo cac dang dia hinh chinh cua chau au
Châu Âu có 3 dạng địa hình đó là : đồng bằng , núi già , núi trẻ
Đồng bằng là chủ yếu , chiếm 2/3 diện tích lục địa
núi già ở Phía Bắc và Trung Tâm
Núi trẻ ở phía nam
Chúc bạn học tốt
Có ba dạng địa hình chính :
+ Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu Âu, kéo dài từ tây sang đông, lớn nhất là đồng bằng đông Âu.
+ Núi già ở phía bắc ( trên bán đảo Xcan-đi-na-vi ) và vùng trung tâm, đỉnh tròn, sườn thoải độ cao trung bình 500-1000 m.
+ Núi trẻ ở phía nam, gồm nhiều dãy với những đỉnh cao nhọn, xen kẽ là những thung lũng sâu, đồ sộ nhất là dãy An-pơ.
doc thong tin quan sat hinh 9 va lien he voi kien thuc da hoc hay xac dinh vi tri dia li cac moi truong tu nhien cua chau phi va hoan noi dung bang sau
Hay cho biet hinh dang noi song cua dia y hinh pheu dia y bach mac va dia y giap xac
Danh cho nhung ban chuan bi thi sinh hoc lop 6 ( giong minh ) :
1. a. Dia y co hinh dang nhu the nao ?
b. Trinh bay cau tao dia y , vai tro ?
2. Tai sao nguoi ta noi hut thuoc la co hai cho suc khoe con nguoi ?
3. Da dang thuc vat trong hien trang nhu the nao ? Nguyen nhan cua hien trang tren va bien phap bao ve da dang thuc vat ?
4 . Neu loi ich cua tao trong tu nhien va trong doi song con nguoi ?
5. Tai sao noi : " Rung cay nhu 1 la phoi xanh cua con nguoi " ?
6 . Nam co phai la thuc vat khong ? Hay neu dac diem sinh hoc va tam quan trong cua nam ?
1. Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.
Về hình dạng, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.
- Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.
b. Địa y là một dạng đặc biệt được hình thành do chung sống giữa một số loại tảo và nấm. Cấu tạo của địa y gồm các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo có chất diệp lục sử dụng nước và muối khoáng chế tạo ra chất hữu cơ dùng chung cho cả 2 bên (nấm và tảo).
Vai trò
- Địa y phân hủy đá thành đất và khi chết tạo thành lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật đến sau và đóng vai trò “tiên phong mở đường”.
- Một số địa y là thức ăn chủ yếu của loài hươu Bắc cực.
- Địa y còn được sử dụng chế tạo rượu, nước hoa, phẩm nhuộm, làm thuốc.
1. Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.
Về hình dạng, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.
- Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.
cho hinh vuong abcd tren cac canh ab bc cd da lan luot thay 4 diem m n p q sao cho am = 1/3 ab bn=1/3bc cp=1/3 cd dq = 1/3 da noi an cat bp va dm tai g va k . noi cq cat bp va dm tai h va i. tinhs dien tich hinh tu giac gkih biet dien tich hinhf vuong abcd bang 900cm2
Cho hinh vuong ABCD. Tren canh AB; BC; CD; DA lần luot lay cac diem M; N; P; Q sao cho AM = 1/3 AB; BN =1/3 BC; CP =1/3 CD; DQ =1/3 DA. Noi AN cat BP va DM tai G va K. Noi CQ cat BP va DM tai H va I. Tinh dien tich hinh tu giac GKHI biet dien tich hinh vuong ABCD bang 900cm2
Nhìn vào hình vẽ trên ta nhận thấy (không chứng minh) diện tích tứ giác GKHI tương đương với 4 hình vuông nhỏ đã chia và các 4 hình tam giác còn lại ghép với 4 hình thang lớn được 4 hình vuông nhỏ như vậy, mặt khác 4 hình thang nhỡ cũng ghép được 2 hình vuông nhỏ.(Vì không đạt tên các điểm nên gọi tạm là như vậy)
Tổng số hình vuông nhỏ ghép được : 4 + 4 + 2 = 10 (hình)
Diện tích tứ giác GKHI là : 900 : 10 x 4 = 360 (cm2)
vi tri dia ly va dia hinh , khoang san va MT tu nhien cua Chau Phi? Giai thich tai sao chau Phi la chau luc co khi hau kho va nong va co nhieu hoang mac nhat tren the gioi
- Vị trí địa lý của Châu Phi: Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
- Địa hình Châu Phi: Địa hình Châu Phi khá đơn giản, toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình là 750m. Trên đó phủ chủ yếu là các sơn nguyên và các bồn địa, nhiều thung lũng. Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.
- Khoáng sản Châu Phi: Có nhiều khoáng sản phong phú ( vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng,...) Ngoài ra còn có dầu mỏ và khí đốt.
- Môi trường của Châu Phi: Nam đối xứng qua xich đạo. Gồm môi trường xích đạo ẩm, 2 môi trường nhiệt đới, 2 môi trường hoang mạc và 2 môi trường địa trung hải ( bn tìm đặc điểm nha ❤️)
1.trinh bay dac diem dia hinh cua chau a
2.neu dac diem song ngoi chau a
3.chung minh rang khi hau chau a phan hoa rat da dang
4.trinh bay ke ten cac chung toc cua chau a ke ten cac chung toc
5.chung minh rang canhr quan chau a co su phan hoa tu bac xuong nam .giai thich vi sao
3.
- Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng tại vì do châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến xích đạo nên có nhiều đới khí hậu khác nhau (5 đới).
+ Ở mỗi đới khí hậu lại phân hoá thành nhiều kiểu địa hình khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí gần hay xa biển, địa hình cao hay thấp.
- Có hai kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á: Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
2. ( Câu này mình rút gọn lại )
- Có nhiều hệ thống sông lớn.
- Phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.
- Bắc Á: sông đổ vào Bắc Băng Dương.
- Đông Á, Nam Á: sông đổi vào TBD và AĐD.
- Sông ngòi châu Á có giá trị KT lớn: GTVT, thuỷ điện...
4.
- Thuộc các chủng tộc: Môn-gô-lô-it, ơ-rô-pê-ô-it, 1 số thuộc chủng tộc ô-xtra-lô-it
- Tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và khả năng như nhau trong mọi hoạt động KT, văn hoá, XH.
cho hoi dia hinh chau a co nhung net gi noi bat hay dep hon cac chau luc khac
Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng. Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là:
* Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh
Địa hình châu Á
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.
Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng...
* Hướng của hệ thống núi
Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam.
Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á.
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam...
*Sự phân bố địa hình
Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính:
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi;
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu;
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á.
Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau:
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc.
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển.
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên.
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.
=> Từ đó ta thấy được rằng địa hình Châu Á đặc biệt hơn hẳn so với các châu lục khác.