Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các từ ngữ : đùn đùn, giương, phun, tiễn, lục, đỏ, hồng
"Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hoè lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương." Câu hỏi: Từ “rồi” đứng riêng 1 nhịp, câu thơ có 6 tiếng , nhịp 1/2/3 gợi lên suy nghĩ gì trong em ?
Tham khảo:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường"
Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi, nhà thơ mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là "Rỗi hóng mát thuở ngày trường". Nhưng "rỗi" hay "rồi" cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc còn đều xong xuôi, đã qua rồi. "Ngày trường" lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả "Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài". Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải dành "hóng mát" cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.
Về với cuộc sống thường nhật, ông lại có cơ hội gần gũi, chan hoà với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của những sự vật dung dị quanh mình:
"Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương".
Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
1)Câu thơ thứ 7 cho thấy nhà thơ thầm trách điều gì? ( chú ý đến từ ngữ “dẽ có”)? Ước ao điều gì?
2)Dòng thơ cuối 6 chữ nhấn mạnh vào điều gì? Có nhịp ngắt như thế nào? Tạo âm điệu ra sao?
Viết bài văn cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè của tác giả Nguyễn Trãi.
Cảnh ngày hè
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
_Nguyễn Trãi_
Đọc văn bản sau:“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
Viết bài văn nghị luận phân tích tác phẩm Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
cíu ạaa
bptt : So sánh
tác dụng : tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.
phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh trong bài Quê hương của tế hanh
Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ: Anh có ở nơi đâu
Nơi sông Hồng, sông Lam, sông Vàm Cỏ
Cũng nghe điệu hát quê em
Điệu hát sông Cầu. Giúp mik vs . Đang cần gấp
BPTT:
- Liệt kê (Nơi sông Hồng, sông Lam, sông Vàm Cỏ)
-> Hiệu quả nghệ thuật: giúp câu thơ tăng giá trị biểu cảm của tác giả, súc tích ngắn gọn nhưng gợi được không gian rộng, thời gian dài.
- Ẩn dụ (Điệu hát sông Cầu)
-> Hiệu quả nghệ thuật: thể hiện tình cảm sâu sắc của người con trai về ký ức đẹp đẽ của hai người.
Câu 9. Phân tích hiệu quả của nghệ thuật đối trong hai câu thơ: Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng.
Nghệ thuật đối "Mây giăng ải Bắc" và "ngày xế non Nam" có tác dụng:
- Diễn tả không gian cao rộng, mênh mông được mở rộng khắp tứ phía.
- Gợi tả không gian ảm đạm, tàn lụi dần.
- Cho thấy nỗi niềm trông ngóng của nhà thơ và kín đáo thể hiện sự trách móc thái độ hờ hững của Chúa Xuân.
- Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.