loài cây em yêu(cây gạo)
lưu ý làm văn biểu cảm
Em hãy viết một đoạn văn biểu cảm về loài cây em yêu (cây j cx đc)
Lưu ý: Đoạn văn chứ ko phải bài văn
Tham Khảo:
Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây " Hoa học trò."
Nhìn từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng , vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè . Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa . Nhưng rôi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường , thầy cô , bạn bè.
Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đóa phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.
THAM KHẢO
Tre là người bạn thân thiết nhất của nông dân Việt Nam và còn gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. Không chỉ là người bạn của người dân trong cuộc sống mà còn góp phần công sức của mình công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Ngay trong những câu chuyện cổ tích về Thánh Gióng cầm gậy tre đánh giặc đã đi sâu vào tiềm thức của biết bao người dân Việt Nam. Thế mới biết, từ những cuộc kháng chiến chống Mĩ, chông Pháp, ông cha ta đã biết cách sử dụng tre để chiến đấu quân thù. Tre chính là phần ko thể thiếu trong đời sống thường ngày của nhân dân Việt Nam. Tre cống hiến tất cả thân thể của mình để làm thành các dụng cụ phục vụ đời sống và nó trở thành cây tre tinh thần, là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cai quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam. Dù ngày hôm nay, khi xã hội càng phát triển thì hình ảnh lũy tre làng vẫn còn in đậm trong tâm trí mỗi người con Đất Việt như một tiếng gọi thiêng liêng của quê hương, đất nước.
viết đoạn văn biểu cảm về loài cây em yêu * Lưu ý: không chép mạng nha
viết đoạn văn về loài cây em yêu . tìm những câu văn , từ ngữ ngữ bộc lộ cảm xúc khi biểu cảm về loài cây em yêu trong đoạn văn đó ( cây phượng , văm biểu cảm )
Không biết tự bao giờ, cứ mỗi khi nhắc đến ngôi trường thì người Việt Nam ta lại nói đến cây phượng vĩ. Và cũng không biết tự bao giờ, khi nói đến cây phượng vĩ thì chúng ta lại nhớ đến quãng thời gian nhiều kỷ niệm của tuổi học trò. Cây phượng, hoa phượng, tán phượng, gốc phượng đã đi vào thơ ca như những chuổi ngày đẹp nhất của tuổi học trò. Sân trường em cũng như bao sân trường khác, quanh gốc phượng luôn là nơi tụ tập đông đúc của học sinh vào giờ ra chơi. Gốc phượng to xù xì, những nhánh rể dài nổi lên mặt sân và vươn ra xa như bám sâu, bám chặt vào đất để giữ lấy thân mẹ cho thật vững chải trước bão giông. Mùa hè, những lá phượng li ti đang màu xanh ngát bổng chuyển vàng nhạt rồi vàng sậm, bổng chốc gieo mình xuống đất mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua. Từng lớp, từng lớp lá phượng rơi được ngọn gió mát vô tình tung lên xoay tít trên trời xanh để lại trên cây những tàu lá chỉ còn trơ trọi phần khung đang đung đưa trên cành. Và lác đác trên những nhánh cây khô xám, bổng mọc ra những nụ nhỏ màu xanh biếc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, những nụ xanh biếc ấy bổng hé một màu hồng hồng, đỏ đỏ như những đôi môi chợt mỉm cười với từng đàn, từng đàn ong bướm đang nô nức kéo về để tận hưởng hương thơm của hoa phượng. Ôi! Tôi yêu cây phượng xiết bao!
Loài cây em yêu (làm cây quất hộ mik)
(Văn biểu cảm nha)
Tập làm văn : Luyện tập văn biểu cảm
Loài cây em yêu : cây bưởi
Nhắc đến Việt Nam, người ta thường chỉ nhớ đến những cây tre, cây chuối dân dã mà ít ai nghĩ đến cây bưởi - một loài cây cũng khá quen thuộc với người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Bưởi cho hoa thơm, quả ngọt, vỏ bưởi còn dùng để đun nước gội đầu cho các bà, các cô nữa. Đó là một loài cây có rất nhiều tác dụng.
Để trồng được một cây bưởi thì có rất nhiều cách, nhưng người ta thường chiết bưởi để trồng. Cách đó rất nhanh và hiệu quả. Khi chiết nên chọn những cành nhiều lá, không cần thiết là phải có quả, khi cành đó mọc rễ, ta có thế lấy đi, cắm xuống đất để trồng. Bưởi chiết khi mới trồng sẽ rụng hết lá để bắt đầu một cuộc sống mới, một năm sau bưởi đã ra lá mới và hai, ba năm sau nó đã to cao hơn trước rất nhiều, có khả năng ra hoa kết quả được. Có rất nhiều giống bưởi ngon: bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi...
Bưởi là loại cây ăn quả, rễ cọc, thân cành xù xì. Khi lớn bưởi có thể cao đến ba mét hoặc bốn mét, có nhiều cành, xum xuê. Lá bưởi rất đặc biệt, lá nhỏ ở gần cuống hình trái tim, lá to nối tiếp lá nhỏ hình bầu dục (trông rất giống "trâu lá đa" mà trẻ con nông thôn thường làm để chơi). Bưởi ra hoa kết quả vào hai mùa: mùa thu và mùa xuân. Hoa bưởi trắng, năm cánh mịn uốn cong xuống dưới để lộ ra nhị vàng, hoa cũng rất thơm nữa, một mùi thơm dịu, nhẹ nhàng, tinh tế. Bưởi có quả tròn, nhỏ, nhưng cũng có quả rất to, thường để bày trên mâm ngũ quả.
Cây bưởi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Bưởi chua thường rộ vào khoảng tháng 8 âm lịch - tức là mùa trung thu. Thật vậy! Trung thu phá cỗ mà không có bưởi là mất vui. Ngon nổi tiếng là bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. Quả bưởi nhỏ, múi đều, ăn rất ngon. Vào đêm trung thu, các nhà thường bày mâm ngũ quả lên bàn thờ và bưởi là thứ quả không thể thiếu. Tết âm lịch là mùa ra quả của bưởi ngọt. Ngày Tết, nhà nhà đều mua bưởi về ăn để thưởng thức vị ngọt mát của bưởi, ăn nó như ăn cả mùa xuân vào lòng vào dạ. Cây bưởi còn có rất nhiều tác dụng khác nữa: lá bưởi, vỏ bưởi đun với hương nhu, lá sả có thể làm nước gội đầu cho thiếu nữ, rất sạch và thơm. Đó là thứ nước gội đầu được ưa chuộng chỉ sau nước bồ kết mà thôi! Hạt bưởi còn có thể chữa rụng tóc nữa cơ! Và nếu vào một nhà dân mà vườn nhà đó trồng những cây bưởi sai trĩu trịt quả, thưởng thức mùi hoa thơm cùa bưởi ta mới thấy trong lòng nhẹ nhõm và cảm thấy bưởi tuyệt vời biết bao.
Cây bưởi đúng là một loại cây không thể thiếu đối với cuộc sống của người dân Việt Nam. Nó là một phần của những ngày lễ, ngày hội quan trọng ở Việt Nam. Nếu thiếu bưởi, cuộc sống của người dân Việt Nam hẳn sẽ thiếu đi nhiều điều thú vị.
Bạn có thẻ tham khảo nhé mình k bt có hay k nữa chúc bạn Học Tốt
Nhắc đến Việt Nam, người ta thường chỉ nhớ đến những cây tre, cây chuối dân dã mà ít ai nghĩ đến cây bưởi - một loài cây cũng khá quen thuộc với người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Bưởi cho hoa thơm, quả ngọt, vỏ bưởi còn dùng để đun nước gội đầu cho các bà, các cô nữa. Đó là một loài cây có rất nhiều tác dụng.
Để trồng được một cây bưởi thì có rất nhiều cách, nhưng người ta thường chiết bưởi để trồng. Cách đó rất nhanh và hiệu quả. Khi chiết nên chọn những cành nhiều lá, không cần thiết là phải có quả, khi cành đó mọc rễ, ta có thế lấy đi, cắm xuống đất để trồng. Bưởi chiết khi mới trồng sẽ rụng hết lá để bắt đầu một cuộc sống mới, một năm sau bưởi đã ra lá mới và hai, ba năm sau nó đã to cao hơn trước rất nhiều, có khả năng ra hoa kết quả được. Có rất nhiều giống bưởi ngon: bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi...
Bưởi là loại cây ăn quả, rễ cọc, thân cành xù xì. Khi lớn bưởi có thể cao đến ba mét hoặc bốn mét, có nhiều cành, xum xuê. Lá bưởi rất đặc biệt, lá nhỏ ở gần cuống hình trái tim, lá to nối tiếp lá nhỏ hình bầu dục (trông rất giống "trâu lá đa" mà trẻ con nông thôn thường làm để chơi). Bưởi ra hoa kết quả vào hai mùa: mùa thu và mùa xuân. Hoa bưởi trắng, năm cánh mịn uốn cong xuống dưới để lộ ra nhị vàng, hoa cũng rất thơm nữa, một mùi thơm dịu, nhẹ nhàng, tinh tế. Bưởi có quả tròn, nhỏ, nhưng cũng có quả rất to, thường để bày trên mâm ngũ quả.
Cây bưởi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Bưởi chua thường rộ vào khoảng tháng 8 âm lịch - tức là mùa trung thu. Thật vậy! Trung thu phá cỗ mà không có bưởi là mất vui. Ngon nổi tiếng là bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. Quả bưởi nhỏ, múi đều, ăn rất ngon. Vào đêm trung thu, các nhà thường bày mâm ngũ quả lên bàn thờ và bưởi là thứ quả không thể thiếu. Tết âm lịch là mùa ra quả của bưởi ngọt. Ngày Tết, nhà nhà đều mua bưởi về ăn để thưởng thức vị ngọt mát của bưởi, ăn nó như ăn cả mùa xuân vào lòng vào dạ. Cây bưởi còn có rất nhiều tác dụng khác nữa: lá bưởi, vỏ bưởi đun với hương nhu, lá sả có thể làm nước gội đầu cho thiếu nữ, rất sạch và thơm. Đó là thứ nước gội đầu được ưa chuộng chỉ sau nước bồ kết mà thôi! Hạt bưởi còn có thể chữa rụng tóc nữa cơ! Và nếu vào một nhà dân mà vườn nhà đó trồng những cây bưởi sai trĩu trịt quả, thưởng thức mùi hoa thơm cùa bưởi ta mới thấy trong lòng nhẹ nhõm và cảm thấy bưởi tuyệt vời biết bao.
Cây bưởi đúng là một loại cây không thể thiếu đối với cuộc sống của người dân Việt Nam. Nó là một phần của những ngày lễ, ngày hội quan trọng ở Việt Nam. Nếu thiếu bưởi, cuộc sống của người dân Việt Nam hẳn sẽ thiếu đi nhiều điều thú vị.
Nhắc đến Việt Nam, người ta thường chỉ nhớ đến những cây tre, cây chuối dân dã mà ít ai biết đến cây bưởi - một loài cây cũng khá quen thuộc với người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Bưởi cho hoa thơm, quả ngọt, vỏ bưởi còn dùng để đun nước gội đầu cho các bà, các cô nữa. Đó là một loài cây có rất nhiều tác dụng.
Đề trồng được một cây bưởi thì có rất nhiều cách, nhưng người ta thường chiết bưởi để trồng. Cách đó rất nhanh và hiệu quả nhất. Khi chiết nên chọn những cành nhiều lá, không cần thiết là phải có quả, khi cành đó mọc rễ, ta có thể lấy đi, cắm xuống đất để trồng. Bưởi chiết khi mới trồng sẽ rụng hết lá để bắt đầu một cuộc sống mới, một năm sau bưởi đã ra lá mới và hai, ba năm sau nó đã to cao hơn trước rất nhiều, có khả năng ra hoa kết quả được. Có rất nhiều giống bưởi ngon như bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi…
Bưởi là loại cây ăn quả, rễ cọc, thân cành xù xì. Khi lớn bưởi có thể cao đến ba mét hoặc bốn mét, có nhiều cành, xum xuê. Lá bưởi rất đặc biệt, lá nhỏ ở gần cuống hình trái tim, lá to nối tiếp lá nhỏ hình bầu dục (trông rất giống trâu lá đa mà trẻ con nông thôn thường làm để chơi). Bưởi ra hoa kết quả vào hai mùa: mùa thu và mùa xuân. Hoa bưởi trắng, năm cánh mịn uốn cong xuống dưới để lộ ra nhị vàng, hoa cũng rất thơm - một mùi thơm dịu, nhẹ nhàng, tinh tế. Bưởi có quả tròn, nhỏ, nhưng cũng có quả rất to, thường để bày trên mâm ngũ quả.
Cây bưởi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Bưởi chua ra quả vào tháng 8 âm lịch - tức là mùa trung thu. Thật vậy! Trung thu phá cỗ mà không có bưởi là mất vui. Ngon nổi tiếng là bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. Quả bưởi nhỏ, múi đều, ăn rất ngon. Vào đêm trung thu, các nhà thường bày mâm ngũ quả lên bàn thờ và bưởi là thứ quả không thể thiếu. Tết âm lịch là mùa ra quả của bưởi ngọt. Ngày Tết, nhà nhà đều mua bưởi về ăn để thưởng thức hết vị ngọt mát của bưởi, ăn nó như ăn cả mùa xuân vào lòng, vào dạ. Cây bưởi còn có rất nhiều tác dụng khác nữa: lá bưởi, vỏ bưởi đun với hương nhu, lá sả có thể làm nước gội đầu cho thiếu nữ, rất sạch và thơm. Đó là thứ nước gội đầu được ưa chuộng chỉ sau nước bồ kết mà thôi! Hạt bưởi còn có thể dùng để chữa rụng tóc. Vào một nhà dân mà vườn nhà đó trồng những cây bưởi sai trĩu trịt quả, thưởng thức mùi hoa thơm của bưởi ta mới thấy trong lòng nhẹ nhõm và cảm thấy bưởi tuyệt vời biết bao.
Cây bưởi đúng là một loại cây không thể thiếu đối với cuộc sống của người dân Việt Nam. Nó là một phần của những ngày lễ, ngày hội quan trọng ở Việt Nam. Thật không thể tưởng tượng được thiếu bưởi, cuộc sống tinh thần của người dân Việt Nam sẽ vô vị đến mức nào và suy cho cùng thì bưởi quả đúng là một loài cây quen thuộc đối với người dân nước ta.
ĐÚNG THÌ ^.^
Đề bài : Loài cây em yêu. ( Chọn bất cứ cây gì ở làng quê Việt Nam : tre, dừa, chuối, gạo, đa,..., không viết lại về cây sấu)
Các bn giúp mik nhé.Viết về cây tre đi...ko chép mạng, ai làm nhanh nhất mik tik cho...help me...help...NHỚ ĐÂY LÀ VĂN BIỂU CẢM LỚP 7
Nhắc đến nước Nga, chúng ta nhớ ngay đến thủ đô Moscow với những hàng bạch dương “sương trắng nắng tràn”. Nhắc đến Nhật Bản, ta lại nghĩ tới thành phố Tokyo tràn ngập hoa anh đào. Còn với dải đất hình chữ S, có thể nói cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người và mảnh đất Việt.
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
(“Tre Việt Nam”- Nguyễn Duy)
Chẳng biết tre có từ bao giờ mà trong những câu thơ, Nguyễn Duy cũng không thể biết được. Chỉ biết: từ thuở xa xưa, cùng với làng bản, xóm thôn, cùng với cuộc sống con người Việt, tre đã xuất hiện rồi. Ở trên khắp những vùng quê Việt Nam, không khó để có thể bắt gặp và quan sát những dãy tre làng.
Tre là loại thân rỗng, chia thành nhiều đốt, cùng họ với nứa, trúc, mai, vầu, … Tre mang dáng thẳng, vươn cao từ 10-18 m. Ngọn tre cong vút, lá tre mỏng và sắc, gân lá song song như lá lúa, màu xanh đậm. Tre thường sống ở nơi đất đai khô cằn, kém màu mỡ với chiếc rễ tre- loại rễ chùm, cứng, ăn sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng tối đa đi nuôi cây. Chính vì vậy, trong bài thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Duy còn viết:
“Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
(“Tre Việt Nam”)
Dưới gốc tre còn có những lớp măng non nhọn hoắt, được bao bởi những lớp bẹ dày, cứng ở ngoài. Tre mới mọc, mọc thành từng khóm, từng lũy xếp sát với nhau. Có phải vì “thương nhau” mà “tre chẳng ở riêng” như Nguyễn Du nói không?
Tre trên khắp đất nước Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu phân theo ba loại chính.
Loại đầu tiên là những tre xanh được trồng nhiều ở các làng quê, dáng thẳng, vươn cao cho bóng mát. Tre đằng ngà là loại tre có thân màu vàng óng. Truyền thuyết kể lại rằng: ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa làm cháy những bụi tre để lại màu ngả vàng như thế. Còn tre gai là loại tre nhỏ, thân thấp, có nhiều gai rất thuận tiện dùng để làm hàng rào, hàng dậu.
Cây tre từ lâu đã trở nên gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi người dân Việt Nam. Trong đời sống hằng ngày, tre dùng để làm nhà cửa, làm giường, làm bàn ghế. Ngay cả những chiếc rổ rá cũng được làm rất rỉ mỉ và tinh tế bằng tre. Ngày nay, tre còn dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ như những chiếc giỏ, chiếc nàn hay những bộ bàn ghế đầy tinh xảo.
Trong lao động, tre dùng làm chiếc cối xay thóc để làm ra những hạt gạo thơm ngon, trắng ngần. Đúng như nhà văn Thép Mới đã viết: “Cối xay tre nặng nề quay, Từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” Tre làm thành cán cày, cán cuốc của cha, là đòn gánh theo mẹ vào mỗi buổi đi chợ. Trong chiến đấu, gậy che, chông tre chính là vũ khí đặc biệt để chống quân thù; “Tre xung phong vào xe tăng đại bác.
Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Tre đi vào không gian sinh hoạt, cùng con người chiến đấu và chiến thắng oanh liệt mà còn đi vào lịch sử với những câu chuyện li kì của bà và của mẹ. Trong truyền thuyết, khi gậy sắt bị gãy, Thành Gióng đã nhỏ tre để quét sạch lũ giặc Ân độc ác ra khỏi bờ cõi. Rồi năm 938, cũng chính nhưng cây tre ấy, đều được dùng làm cọc đánh xuống lòng sông Bạch Đằng khiến cho quân Nam Hán tan tác.
Sau những năm tháng chiến đấu hào hùng, tre lại trở về với cuộc sống đời thường, cùng vui buồn sinh hoạt với mọi người. Những điếu cày tre từ bao giờ chính là niềm vui của những cụ già, là niềm vui của đám trẻ với những que truyền bằng tre. Và tất nhiên không thể thiếu được những chiếc sáo diều vi vu trên bầu trời những đêm hè của lũ trẻ nghịch ngợm trong làng, những chiếc nôi tre đưa em thơ vào giấc ngủ êm đềm.
Không chỉ có những công dụng và lợi ích trong cuộc sống sinh hoạt, tre còn mang rất nhiều ý nghĩa riêng. Từ lâu, tre đã gắn bó với con người đời đời kiếp kiếp: từ lúc lọt lòng trong chiếc nôi tre đến khi trở về với đất mẹ trên những chiếc chõng tre; tre vẫn luôn bên người. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tre đã cùng con người lao động dựng xây, chiến đấu và sản xuất. Vì thế tre chính là biểu tượng cho người Việt Nam cần cù chịu khó, kiên cường, bất khuất.
Những búp măng non còn là biểu tượng cho thiếu niên nhi đồng đầy sức sống vươn lên. Rồi tự bao gờ, tre đã bước vào những câu thơ, lời hát của những nghệ sĩ để rồi trở thành những câu ca bất hủ. Tre đi vào những bức họa đồng quê, chỉ lặng lẽ đứng một góc nhưng lại cho ta cảm giác yên bình, tĩnh tâm và hạnh phúc. Vì vậy, dù có nơi đâu, lúc nào đi chăng nữa, chỉ cần nơi đâu có những rặng tre, những búp măng xanh thì đều có tâm hồn và vẻ đẹp, nhân cách Việt.
Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, những chiếc giường tre, chõng tre đã dần bị thay thế bởi những thiết bị hiện đại, những lũy tre nơi làng quê cũng thưa thớt dần. Nhưng sẽ có một điều mãi mãi không thay đổi: vẻ đẹp và những giá trị tâm hồn cao quý của con người, mảnh đất này.
văn biểu cảm ( có lập dàn ý )
1.cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ
2.loài cây em yêu
văn biểu cảm ( có lập dàn ý)
1. tả loài cây em yêu
2.cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ
Viết 1 bài văn biểu cảm về loài cây em yêu.
(giúp mk về cây phượng nha, tại mk đang làm đề đó)
Sân trường em có rất nhiều cây xanh có bóng mát cũng như tạo cảnh quan: cây bàng, cây điệp, hoàng hạ… Nhưng phải nói rằng đẹp hơn cả vẫn là cây phượng mà em yêu thích. Cây phượng vừa che bóng mát lại vừa nở những chùm hoa đỏ thắm mà chúng em vẫn thường thân mật gọi là “hoa học trò”.
Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc. Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, xanh xanh những vòm lá vượt trên nóc nhà trường gợi cho người xem liên tưởng đến hình ảnh gà mẹ đang dang rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà con…Càng đến gần, em càng được thưởng thức bầu không khí mát mẻ và màu xanh mươn mướt của lá cây. Em thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng. Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài. Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim. Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?
Thật thương cho cây phượng! Vào mùa thu, tán lá chuyển dần sang màu vàng úa. Chỉ một cơn gió nhẹ là những phiến lá vàng ấy rơi lả tả như mưa bụi, bám đầy trên tóc các bạn gái. Sau những cơn mưa lá ấy, cây phượng trông thật khẳng khiu, chỉ trơ những cành cây trụi hết lá. Trông phượng mà thương biết mấy. Nhưng thật kì lạ! Như có một phép màu cho sự hồi sinh. Mùa xuân, các mầm xanh lại thi nhau mọc lên. Màu xanh nõn nà của các phiến lá báo hiệu một sức sống mới đang dâng trào. Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa. Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.
Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi. Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị. Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang. Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.
Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”
Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt. Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân. Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống. Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…
Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em. Thật hạnh phúc khi hằng ngày đến trường có phượng trên đầu rợp bóng che mát. Sẽ chẳng bao giờ em quên người bạn gắn bó với mình suốt những năm tháng học trò hồn nhiên.
“Hoa học trò”. Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến.
Không biết cây phượng đã được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết ngày đầu tiên bước vào lớp một đã thấy nó đứng sừng sững giữa sân trường. Nó như một người bạn lâu năm gắn bó với mái trường. Nhìn từ xa, cây phượng tựa chiếc ô xanh mát rượi, che rợp cả một khoảng sân. Thân cây to cỡ hai vòng tay của bạn học sinh. Vỏ cây sần sùi nhiều mấu, thời gian đã phủ lên nó một màu nâu bạc dầu dãi nắng mưa. Những chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo nổi gồ ghề trên mặt đất. Từ thân cây toả ra nhiều cành như những cánh tay giang rộng đón làn gió mát. Lá phượng xanh um, mát rượi, mượt mà như lá me non. Những chiếc lá mọc song song hai bên cuống, trông như đuôi chim phượng. Hoa phượng có năm cánh, mềm như nhung. Nhuỵ hoa dài và cong. Nhờ vào tán lá rộng của cây phượng, chúng em có nơi chuyện trò, ôn bài, thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
Mùa huy hoàng của phượng, đó là lúc được thoả sức khoe màu đỏ của hoa phượng lên nền trời xanh bao la. Đó là mùa hè. Lúc này, hoa phượng sáng rực cả một góc trời nhờ vào sắc đỏ của hoa được kết thành những tán lớn. Mùa hoa phượng nở cũng là lúc những nhạc công “ve sầu” râm ran tiếng hát.
Rồi mùa hè đi qua, trên mặt sân lả tả sắc màu đỏ của những cánh phượng rơi. Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng. Mùa hoa phượng rạo rực đã kết thúc. Cây phượng già lại trở về với dáng vẻ thân quen vốn có hàng ngày, vẫn tiếp tục hân hoan chào đón chúng em tung tăng cắp sách đến trường.
Em yêu trường em bởi những nét đẹp thiên nhiên bình dị, yêu cây phượng gắn với hình ảnh mùa hè như người bạn nhỏ thân quen. Mãi mãi hình ảnh ấy cùng thầy, cô, bè bạn vẫn sống trong lòng em với ký ức đẹp đẽ nhất.