Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 2 2017 lúc 17:44

CHƯƠNG TRÌNH TUẦN HÀNH TUYÊN TRUYỀN

VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

I. Mục đích

- Giúp người dân tăng cường ý thức về an toàn giao thông (ATGT).

- Giúp các bạn đội viên học sinh trong trường, lớp hiểu thêm về ATGT vfa gương mẫu hơn nữa trong chấp hành ATGT.

II. Phân công chuẩn bị

- Ban tổ chức: Lớp trưởng + Lớp phó + 4 Tổ trưởng.

- Công tác chuẩn bị: Loa cầm tay, cờ Tổ quốc, cờ Đội, biểu ngữ, tranh cổ động về ATGT, trống ếch, kèn.

- Phân công cụ thể:

+ Tổ 1: 1 loa cầm tay, 1 lá cờ Tổ quốc.

+ Tổ 2: 1 lá cờ đội, 1 tranh cổ động về ATGT.

+ Tổ 3: 1 biểu ngữ, 2 trống ếch.

+ Tổ 4: 2 kèn, 1 loa cầm tay.

+ Nước uống: thủ quỹ Thu Hương + Thư.

- Trang phục: đồng phục, khăn quàng đỏ.

III. Chương trình cụ thể

Địa điểm: đường An Dương Vương từ ngã ba Nguyễn Văn Cừ - An Dương Vương đến chợ An Đông.

- 8 giờ: Tập trung tại trường, điểm danh (xếp thành hàng 1).

- 8 giờ 30 phút: Bắt đầu diễu hành cùng các lớp.

+ Tổ 1: Đi đầu với cờ Tổ quốc (Cường), trống ếch (Tú, Thái).

+ Tổ 2: Cờ đội (Tuấn), hô khẩu hiệu (Quang, Lâm, Tùng).

+ Tổ 3: Kèn (Minh), biểu ngữ (Nguyệt, Linh).

+ Tổ 4: Tranh cổ động (Thi, Trúc), đọc Luật giao thông.

* Lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng kiểm tra chung.

- 10 giờ: Diễu hành về trường.

- 10 giờ 30 phút: Tổng kết toàn trường.

Bình luận (0)
Trang vu lam
Xem chi tiết
nhân lê
29 tháng 1 2018 lúc 20:30

Bài làm đề 1:

CHƯƠNG TRÌNH TUẦN HÀNH TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

I. Mục đích :

– Giúp người dân tăng cường ý thức về an toàn giao thông (ATGT).

– Giúp các bạn đội viên học sinh trong trường, lớp hiểu thêm về ATGT và gương mẫu hơn nữa trong chấp hành ATGT.

II. Phân công chuẩn bị :

– Ban tổ chức : lớp trưởng và lớp phó 4 tổ trưởng.

– Công tác chuẩn bị : loa cầm tay, cờ Tổ quốc, cờ Đội, biểu ngữ tranh cổ động về ATGT, trống ếch, kèn.

– Phân công cụ thể :

+ Tổ 1 : 1 loa cầm tay, 1 lá cờ Tổ quốc.

+ Tổ 2 : 1 lá cờ đội, 1 tranh cổ động về ATGT.

+ Tổ 3 : 1 biểu ngữ, 2 trống ếch

+ Tổ 4 : 2 kèn, một loa cầm tay.

+ Nước uống : Thủ quỹ Thu Hương + Thư.

– Trang phục : đồng phục, khăn quàng đỏ.

III. Chương trình cụ thể :

Địa điểm tuần hành : đường An Dương Vương (Từ ngữ ba Nguyễn Văn Cừ – An Dương Vương đến chợ An Đông).

– 8h : Tập trung tại trường, điểm danh (xếp thành hàng 1).

– 8h 30 phút : Bắt đầu diễu hành cùng các lớp.

+ Tổ 1 : Đi đầu với cờ Tổ quốc (Cường), trống ếch (Tú, Thái).

+ Tổ 2 : Cờ đội (Tuấn), hô khẩu hiệu (Quang, Lâm, Tùng).

+ Tổ 3 : Kèn (Minh), biểu ngữ (Nguyệt, Linh).

+ Tổ 4 : Tranh cổ động (Thi, Trúc), đọc luật giao thông.

* Lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng kiểm tra chung.

– 10h : Diễu hành về trường.

– 10h 30 : Tổng kết toàn trường.

Bình luận (0)
mai Hoàng ngọc
Xem chi tiết
châu_fa
26 tháng 12 2022 lúc 21:08
1. Kế hoạch tuyên truyền về An toàn giao thông chủ đề “Cổng trường an toàn giao thông” số 11.1. Nội dung kế hoạch Cổng trường an toàn giao thông

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT cho các em học sinh lồng ghép với kế hoạch bài dạy bổ ích, các hoạt động ngoại khóa năng động, thú vị. Từ đó giáo dục các em học sinh tiểu học những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các em để phòng chống tai nạn giao thông.

 

Phát huy tinh thần tự giác, tự nguyện thực hiện và tham gia giao thông an toàn, tuân thủ pháp luật của phụ huynh và các em học sinh, nâng cao văn hóa giao thông.

- Gắn biển cổng trường an toàn giao thông;

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền ATGT theo kế hoạch

- Đoàn TN tham gia hướng dẫn và hỗ trợ trật tự giao thông tại khu vực cổng trường.

1.2. Mục đích kế hoạch Cổng trường an toàn giao thông

- Nhằm tiếp tục tuyên truyền, giáo dục sâu rộng pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cho học sinh và cha mẹ học sinh.

- Nâng cao chất lượng của người đứng đầu nhà trường, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường trong công tác giáo dục an toàn giao thông. Tăng cường phối hợp trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT), duy trì hiệu quả Cổng trường an toàn giao thông.

- Giảm hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT và giảm tối đa tai nạn giao thông trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Xây dựng thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật, không vi phạm quy tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông; tạo môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện.

 

- Xây dựng Công trình Cổng trường an toàn giao thông trở thành công trình thanh niên của cán bộ, đoàn viên, học sinh trường Tiểu học Mỹ Đức 1

1.3. Công tác tuyên truyền kế hoạch tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thông

- Kiện toàn Ban An toàn giao thông, ban an toàn giao thông nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện cụ thể, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên theo dõi, quản lý. Kế hoạch ATGT được triển khai đến các thành viên trong ban an toàn giao thông nhà trường, triển khai và phổ biến trong CBGV, NV và toàn thể học sinh, thông báo tới phụ huynh học sinh và công an xã... theo dõi, phối hợp trong việc quản lý học sinh.

- Phát động đợt cao điểm tuyên truyền về ATGT trong tháng 3;4;5/2022, đặc biệt là dịp Lễ 30/4 và 01/5 với nhiều nội dung và hình thức phong phú.

- Tiếp tục tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường kí cam kết thực hiện và vận động gia đình chấp hành các quy định về ATGT: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không uống rượu, bia khi tham gia giao thông.

- Gắn biển công trình Cổng trường an toàn giao thông và panô tuyên truyền nội dung quyết tâm thực hiện trường học thân thiện, học sinh tích cực, cổng trường an toàn giao thông, văn minh.

- Lồng ghép, tích hợp nội dung Giáo dục ATGT vào các môn học các hoạt động trong ngày theo chủ đề giáo dục.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho CBGV, NV, học sinh và phụ huynh học sinh về việc thực hiện tốt ATGT vào các giờ đưa, đón học sinh, các phiên họp PHHS, đưa tiêu chí ATGT vào việc đánh giá xếp loại thi đua công tác chủ nhiệm các lớp theo định kỳ từng tháng, từng học kỳ và cả năm học.

 

Nhà trường:

- Thường xuyên nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc pháp luật về trật tự ATGT.

- Đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự ATGT vào nội quy nhà trường và là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thi đua cho cá nhân. Có hình thức biểu dương kịp thời những cá nhân thực hiện tốt, đồng thời nhắc nhở, phê bình những trường hợp vi phạm hoặc thực hiện chưa tốt vào các buổi họp.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai tới các nhóm lớp và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao nhất.

- Phối hợp với đài truyền thanh tuyên truyền các nội dung giáo dục an toàn giao thông với cộng đồng toàn xã.

- Giải tỏa thông thoáng không gian trước cổng trường, kẻ vạch dừng đậu xe hợp lý cho phụ huynh khi đưa đón học sinh.

- Kịp thời hỗ trợ, giải quyết những sự cố, vi phạm an toàn giao thông trước cổng trường.

- Ủng hộ, duy trì Cổng trường an toàn giao thông, nhắc nhở phụ huynh học sinh không đi xe vào sân trường khi đưa đón học sinh.

Banner tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thông

Banner tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thông

Cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, giáo viên triển khai thực hiện với mục đích, yêu cầu và nội dung, giải pháp thực hiện phù hợp điều kiện của nhóm lớp mình phụ trách.

- Lựa chọn nội dung thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục ATGT vào các môn học, các hoạt động trong ngày theo chủ đề giáo dục phù hợp vào nội dung giảng dạy.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục ATGT cho học sinh và thực hiện văn hóa giao thông.

 

Học sinh:

- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông.

- Thực hiện nghiêm việc đội mũ khi ngồi sau xe gắn máy. Khi đi xe đạp không đùa giỡn, dàn hàng đôi khi tham gia giao thông...

- Tuyên truyền bố mẹ đội mũ bảo hiểm và đưa đón đúng thời gian và địa điểm quy định.

Phụ huynh học sinh:

- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông.

- Thực hiện nghiêm việc đội mũ khi đi xe gắn máy đưa đón học sinh.

- Đưa đón học sinh đúng thời gian và đỗ xe đúng địa điểm quy định.

1.4. Tiến độ kế hoạch tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thông

Từ tháng 3/2022:

-Xây dựng kế hoạch; Kẻ vạch dừng xe tại khu vực đưa đón học sinh.

-Tuyên truyền vận động Cha mẹ học sinh thông qua họp PHHS đầu năm học, thông qua tuyền truyền của học sinh. Phối hợp cùng Công an xã đôn đốc nhắc nhở CMHS nghiêm túc thực hiện.

- Duy trì mô hình Cổng trường an toàn giao thông.

- Phát thanh trên hệ thống loa học đường hàng ngày vào đầu giờ và cuối mỗi buổi học khi phụ huynh đến trường và đón học sinh.

Trên đây là kế hoạch xây dựng và thực hiện mô hình Cổng trường An toàn giao thông lớp 5, hi vọng kế hoạch được duyệt và mọi người nghiêm túc thực hiện để hoàn thành kế hoạch đã đề ra./.

2. Kế hoạch tuyên truyền an toàn giao thông trong trường học số 2

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cho học sinh toàn trường.

- Xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông” trở thành hoạt động của cán bộ, đoàn viên, thanh niên, học sinh.

2. Yêu cầu

- Mô hình thu hút được đông đảo học sinh tham gia;

- Duy trì mô hình hết năm học 2022-2023;

- Phát huy được tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên thanh niên trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đẩy mạnh cuộc vận động “Học sinh với văn hóa giao thông”.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC

1. Nội dung

Học sinh và nhà trường cùng thực hiện các hoạt động sau:

- Gắn biển cổng trường an toàn giao thông;

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền ATGT theo kế hoạch

- Đoàn TN tham gia hướng dẫn và hỗ trợ trật tự giao thông tại khu vực cổng trường.

Đoàn TN tham gia hướng dẫn và hỗ trợ trật tự giao thông tại khu vực cổng trường

Đoàn TN tham gia hướng dẫn và hỗ trợ trật tự giao thông tại khu vực cổng trường

 

2. Hình thức

Thành lập đội TNTN, có 1 nhóm trưởng và 1 nhóm phó phụ trách;

- Đội TNTN tuyên truyền ATGT, tham gia hướng dẫn hỗ trợ trật tự ATGT ở cổng trường vào các buổi trong tuần.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập ban tổ chức

Ví dụ: 

- Thầy Đỗ Thanh Phúc – BT Đoàn trường Trưởng ban

- Cô Nguyễn Thị Thương -Phó BT Đoàn trường Phó trưởng ban

- Thầy Lê trung Kiên -Phó BT Đoàn trường Phó trưởng ban

....

Lưu ý: Thành viên ban tổ chức không nhất thiết phải là thầy cô mà có thể là các bạn học sinh.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

2. Thành lập các tiểu ban thực hiện

- Các thầy cô trong BCH Đoàn trường, các thầy cô GV tham gia với tư cách là thành viên, các em học sinh là các thành viên trong tiểu ban.

3. Lịch trực

 

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

 

Sáng

 

 

 

 

 

 

Chiều

 

    

 

Trên đây là kế hoạch xây dựng và thực hiện mô hình “Cổng trường An toàn giao thông”. Hy vọng các thành viên được đề cập trong bản kế hoạch và toàn thể giáo viên, học sinh nhà trường sẽ hưởng ứng nhiệt tình và nghiêm túc để hoàn thành kế hoạch đã đề ra.

3. Em hãy xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông cổng trường an toàn giao thông số 3

 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xây dựng nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông;.

2. Việc triển khai xây dựng Công trình “Cổng trường an toàn giao thông” phải đồng bộ, bảo đảm hiệu quả, tránh hình thức.

II. NỘI DUNG

1. Địa điểm tổ chức:

Tại Liên đội trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm.

2. Phương thức xây dựng công trình:

– “Cổng trường an toàn giao thông” do Liên đội đăng ký với Ban giám hiệu nhà trường để xây dựng.

– Trong khu vực cổng trường có bố trí nơi để treo biển công trình (thiết kế theo ma két đính kèm).

Trong khu vực cổng trường có bố trí nơi để treo biển

Trong khu vực cổng trường có bố trí nơi để treo biển cổ động ATGT

3. Nội dung hoạt động

– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông; phối hợp tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về giao thông.

– Phối hợp tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động hỗ trợ học sinh kỹ năng tham gia giao thông an toàn; vận động học sinh ký cam kết không vi phạm pháp luật về giao thông và thực hiện văn hóa giao thông.

– Thành lập các tổ chức đội, tình nguyện tham gia hướng dẫn giao thông tại khu vực cổng trường trong giờ cao điểm; vận động người dân ở khu vực cổng trường không vi phạm hành lang giao thông.

4. Kinh phí xây dựng và tổ chức hoạt động:

Các tổ chức Đoàn, Đội tại xây dựng và triển khai kế hoạch, hoạt động từ nguồn quỹ Đoàn, Đội, từ hỗ trợ của nhà trường.

4. Kế hoạch tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thông số 4 (2 mẫu) 

Tham khảo bài viết:

Kế hoạch tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thông
Bình luận (6)
luan nguyen
10 tháng 3 2023 lúc 20:18

1. Kế hoạch tuyên truyền về An toàn giao thông chủ đề “Cổng trường an toàn giao thông” số 11.1. Nội dung kế hoạch Cổng trường an toàn giao thông

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT cho các em học sinh lồng ghép với kế hoạch bài dạy bổ ích, các hoạt động ngoại khóa năng động, thú vị. Từ đó giáo dục các em học sinh tiểu học những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các em để phòng chống tai nạn giao thông.

 

Phát huy tinh thần tự giác, tự nguyện thực hiện và tham gia giao thông an toàn, tuân thủ pháp luật của phụ huynh và các em học sinh, nâng cao văn hóa giao thông.

- Gắn biển cổng trường an toàn giao thông;

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền ATGT theo kế hoạch

- Đoàn TN tham gia hướng dẫn và hỗ trợ trật tự giao thông tại khu vực cổng trường.

1.2. Mục đích kế hoạch Cổng trường an toàn giao thông

- Nhằm tiếp tục tuyên truyền, giáo dục sâu rộng pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cho học sinh và cha mẹ học sinh.

- Nâng cao chất lượng của người đứng đầu nhà trường, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường trong công tác giáo dục an toàn giao thông. Tăng cường phối hợp trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT), duy trì hiệu quả Cổng trường an toàn giao thông.

- Giảm hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT và giảm tối đa tai nạn giao thông trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Xây dựng thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật, không vi phạm quy tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông; tạo môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện.

 

- Xây dựng Công trình Cổng trường an toàn giao thông trở thành công trình thanh niên của cán bộ, đoàn viên, học sinh trường Tiểu học Mỹ Đức 1

1.3. Công tác tuyên truyền kế hoạch tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thông

- Kiện toàn Ban An toàn giao thông, ban an toàn giao thông nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện cụ thể, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên theo dõi, quản lý. Kế hoạch ATGT được triển khai đến các thành viên trong ban an toàn giao thông nhà trường, triển khai và phổ biến trong CBGV, NV và toàn thể học sinh, thông báo tới phụ huynh học sinh và công an xã... theo dõi, phối hợp trong việc quản lý học sinh.

- Phát động đợt cao điểm tuyên truyền về ATGT trong tháng 3;4;5/2022, đặc biệt là dịp Lễ 30/4 và 01/5 với nhiều nội dung và hình thức phong phú.

- Tiếp tục tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường kí cam kết thực hiện và vận động gia đình chấp hành các quy định về ATGT: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không uống rượu, bia khi tham gia giao thông.

- Gắn biển công trình Cổng trường an toàn giao thông và panô tuyên truyền nội dung quyết tâm thực hiện trường học thân thiện, học sinh tích cực, cổng trường an toàn giao thông, văn minh.

- Lồng ghép, tích hợp nội dung Giáo dục ATGT vào các môn học các hoạt động trong ngày theo chủ đề giáo dục.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho CBGV, NV, học sinh và phụ huynh học sinh về việc thực hiện tốt ATGT vào các giờ đưa, đón học sinh, các phiên họp PHHS, đưa tiêu chí ATGT vào việc đánh giá xếp loại thi đua công tác chủ nhiệm các lớp theo định kỳ từng tháng, từng học kỳ và cả năm học.

 

Nhà trường:

- Thường xuyên nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc pháp luật về trật tự ATGT.

- Đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự ATGT vào nội quy nhà trường và là một trong những tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thi đua cho cá nhân. Có hình thức biểu dương kịp thời những cá nhân thực hiện tốt, đồng thời nhắc nhở, phê bình những trường hợp vi phạm hoặc thực hiện chưa tốt vào các buổi họp.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai tới các nhóm lớp và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao nhất.

- Phối hợp với đài truyền thanh tuyên truyền các nội dung giáo dục an toàn giao thông với cộng đồng toàn xã.

- Giải tỏa thông thoáng không gian trước cổng trường, kẻ vạch dừng đậu xe hợp lý cho phụ huynh khi đưa đón học sinh.

- Kịp thời hỗ trợ, giải quyết những sự cố, vi phạm an toàn giao thông trước cổng trường.

- Ủng hộ, duy trì Cổng trường an toàn giao thông, nhắc nhở phụ huynh học sinh không đi xe vào sân trường khi đưa đón học sinh.

Banner tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thông

Banner tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thông

Cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, giáo viên triển khai thực hiện với mục đích, yêu cầu và nội dung, giải pháp thực hiện phù hợp điều kiện của nhóm lớp mình phụ trách.

- Lựa chọn nội dung thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục ATGT vào các môn học, các hoạt động trong ngày theo chủ đề giáo dục phù hợp vào nội dung giảng dạy.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục ATGT cho học sinh và thực hiện văn hóa giao thông.

 

Học sinh:

- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông.

- Thực hiện nghiêm việc đội mũ khi ngồi sau xe gắn máy. Khi đi xe đạp không đùa giỡn, dàn hàng đôi khi tham gia giao thông...

- Tuyên truyền bố mẹ đội mũ bảo hiểm và đưa đón đúng thời gian và địa điểm quy định.

Phụ huynh học sinh:

- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông.

- Thực hiện nghiêm việc đội mũ khi đi xe gắn máy đưa đón học sinh.

- Đưa đón học sinh đúng thời gian và đỗ xe đúng địa điểm quy định.

1.4. Tiến độ kế hoạch tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thông

Từ tháng 3/2022:

-Xây dựng kế hoạch; Kẻ vạch dừng xe tại khu vực đưa đón học sinh.

-Tuyên truyền vận động Cha mẹ học sinh thông qua họp PHHS đầu năm học, thông qua tuyền truyền của học sinh. Phối hợp cùng Công an xã đôn đốc nhắc nhở CMHS nghiêm túc thực hiện.

- Duy trì mô hình Cổng trường an toàn giao thông.

- Phát thanh trên hệ thống loa học đường hàng ngày vào đầu giờ và cuối mỗi buổi học khi phụ huynh đến trường và đón học sinh.

Trên đây là kế hoạch xây dựng và thực hiện mô hình Cổng trường An toàn giao thông lớp 5, hi vọng kế hoạch được duyệt và mọi người nghiêm túc thực hiện để hoàn thành kế hoạch đã đề ra./.

2. Kế hoạch tuyên truyền an toàn giao thông trong trường học số 2

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cho học sinh toàn trường.

- Xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông” trở thành hoạt động của cán bộ, đoàn viên, thanh niên, học sinh.

2. Yêu cầu

- Mô hình thu hút được đông đảo học sinh tham gia;

- Duy trì mô hình hết năm học 2022-2023;

- Phát huy được tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên thanh niên trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đẩy mạnh cuộc vận động “Học sinh với văn hóa giao thông”.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC

1. Nội dung

Học sinh và nhà trường cùng thực hiện các hoạt động sau:

- Gắn biển cổng trường an toàn giao thông;

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền ATGT theo kế hoạch

- Đoàn TN tham gia hướng dẫn và hỗ trợ trật tự giao thông tại khu vực cổng trường.

Đoàn TN tham gia hướng dẫn và hỗ trợ trật tự giao thông tại khu vực cổng trường

Đoàn TN tham gia hướng dẫn và hỗ trợ trật tự giao thông tại khu vực cổng trường

 

2. Hình thức

Thành lập đội TNTN, có 1 nhóm trưởng và 1 nhóm phó phụ trách;

- Đội TNTN tuyên truyền ATGT, tham gia hướng dẫn hỗ trợ trật tự ATGT ở cổng trường vào các buổi trong tuần.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập ban tổ chức

Ví dụ: 

- Thầy Đỗ Thanh Phúc – BT Đoàn trường Trưởng ban

- Cô Nguyễn Thị Thương -Phó BT Đoàn trường Phó trưởng ban

- Thầy Lê trung Kiên -Phó BT Đoàn trường Phó trưởng ban

....

Lưu ý: Thành viên ban tổ chức không nhất thiết phải là thầy cô mà có thể là các bạn học sinh.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

2. Thành lập các tiểu ban thực hiện

- Các thầy cô trong BCH Đoàn trường, các thầy cô GV tham gia với tư cách là thành viên, các em học sinh là các thành viên trong tiểu ban.

3. Lịch trực

 

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

 

Sáng

 

 

 

 

 

 

Chiều

 

    

 

Trên đây là kế hoạch xây dựng và thực hiện mô hình “Cổng trường An toàn giao thông”. Hy vọng các thành viên được đề cập trong bản kế hoạch và toàn thể giáo viên, học sinh nhà trường sẽ hưởng ứng nhiệt tình và nghiêm túc để hoàn thành kế hoạch đã đề ra.

3. Em hãy xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông cổng trường an toàn giao thông số 3

 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xây dựng nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông;.

2. Việc triển khai xây dựng Công trình “Cổng trường an toàn giao thông” phải đồng bộ, bảo đảm hiệu quả, tránh hình thức.

II. NỘI DUNG

1. Địa điểm tổ chức:

Tại Liên đội trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm.

2. Phương thức xây dựng công trình:

– “Cổng trường an toàn giao thông” do Liên đội đăng ký với Ban giám hiệu nhà trường để xây dựng.

– Trong khu vực cổng trường có bố trí nơi để treo biển công trình (thiết kế theo ma két đính kèm).

Trong khu vực cổng trường có bố trí nơi để treo biển

Trong khu vực cổng trường có bố trí nơi để treo biển cổ động ATGT

3. Nội dung hoạt động

– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông; phối hợp tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về giao thông.

– Phối hợp tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động hỗ trợ học sinh kỹ năng tham gia giao thông an toàn; vận động học sinh ký cam kết không vi phạm pháp luật về giao thông và thực hiện văn hóa giao thông.

– Thành lập các tổ chức đội, tình nguyện tham gia hướng dẫn giao thông tại khu vực cổng trường trong giờ cao điểm; vận động người dân ở khu vực cổng trường không vi phạm hành lang giao thông.

4. Kinh phí xây dựng và tổ chức hoạt động:

Các tổ chức Đoàn, Đội tại xây dựng và triển khai kế hoạch, hoạt động từ nguồn quỹ Đoàn, Đội, từ hỗ trợ của nhà trường.

4. Kế hoạch tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thông số 4 (2 mẫu) 

Tham khảo bài viết:

Kế hoạch tuyên truyền Cổng trường an toàn giao thông

Bình luận (0)
dat nguyen
Xem chi tiết
Mẫn Nhi
30 tháng 12 2022 lúc 20:29

tk : 

Hiện nay trên các tuyến đường giao thông vẫn thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc, thương tâm. Đặc biệt, ở những nơi có tầm nhìn bị che khuất thì số vụ tai nạn giao thông nhiều đáng kể. Trước tình hình đó, em lựa chọn chủ đề "chú ý những nơi có tầm nhìn bị che khuất" để xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến tất cả mọi người.

Kế hoạch tuyên truyền này nhằm mục đích giúp mọi người biết được mối nguy hiểm ở những nơi tầm nhìn bị che khuất và biết cách phòng tránh va chạm tại những nơi đó. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người, góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Để đạt được mục đích này đòi hỏi tất cả nội dung được đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu nhất để hướng tới tất cả mọi người đều có thể hưởng ứng tham gia và biết tới.

Ở những đoạn đường có vật cản lớn che khuất (góc khuất, cây xanh, bức tường lớn, biển quảng cáo, ô tô đỗ sai quy định..) tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại, ví dụ như: Che lấp các biển báo, đèn giao thông, làm hạn chế tầm nhìn của người lái xe, làm cho mất phương hướng rất dễ xảy ra tai nạn giao thông... Vì vậy, nội dung tuyên truyền cần phải nhấn mạnh các cách xử lí khi tham gia giao thông ở khu vực này: cần giảm tốc độ, chú ý nghe ngóng xung quanh; ở những nơi góc khuất nhiều, cần dừng xe lại để quan sát xung quanh, nếu an toàn, không có xe nào đang đến gần mới đi tiếp; khi đi bộ qua đường, cần quan sát cẩn thận, giơ cao tay để người lái xe có thể nhận ra mình một cách dễ dàng; khi đi vào buổi tối, cần lắng nghe tiếng còi xe, nếu không có tiếng xe nào đang đến mới tiếp tục đi để đảm bảo an toàn,.... Bên cạnh đó, việc đội mũ bảo hiểm và không xử dụng chất kích thích khi tham gia giao thông là nội dung không thể thiếu khi tham gia giao thông.

Việc tuyên truyền có thể thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như: vẽ tranh tuyên truyền, tham gia các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông ở lớp, ở trường hoặc tổ chức các tình huống, cuộc thi về cách xử lí khi tham gia giao thông ở những nơi tầm nhìn che khuất.

Nội dung này rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống, về nhà, em sẽ tuyên truyền tới gia đình và các cô chú trong tổ dân phố để mọi người đều biết để tham gia giao thông an toàn, góp phần xây dựng văn hóa giao thông an toàn, văn minh.

 

Bình luận (2)
ice ❅❅❅❅❅❅ dark
Xem chi tiết
✿.。.:* ☆:**:.Lê Thùy Lin...
4 tháng 12 2019 lúc 17:41

Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong 9 tháng qua (năm 2015), cả nước đã xảy ra 16.000 vụ tai nạn giao thông, làm 6.518 người tử vong và gần 15.000 người bị thương

Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên.

 Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành - thậm chí chống người thi hành công vụ. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành pháp luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người, việc chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông phải trở thành ý thức, thói quen của mọi người dân. Vì vậy việc tìm hiểu pháp luật về giao thông là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số nội dung cơ bản quan trọng trong pháp luật về giao thông theo quy định hiện hành:

 I. Quy tắc chung khi tham gia giao thông

 1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

 2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

II. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định:

 1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

 Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

 2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

 a) Đăng ký xe;

 b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

 c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

 d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

 III. Một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông.

 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 nghiêm cấm các hành vi sau đây:

 1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

 2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

 3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

 5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

 6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

 7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

 8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

 Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

 9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

 Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

 10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ. 

11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

 12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

 13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

 14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.

 15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

 16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

 17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

 18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

 19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

 20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

 21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

 22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ミ★ᗰᗩIᗪᗩYY2K11★彡
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Lê Phương Nhung
14 tháng 5 2021 lúc 10:48

Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, bình quân mỗi ngày trên cả nước xảy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông làm chết khoảng 30 người, gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động. Mỗi chúng ta hãy nâng cao trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông.

Chủ đề Năm An toàn giao thông 20...: “An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy”; kết hợp tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hoạt động vận tải hành khách công cộng… nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt; không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, không vi phạm bảo vệ các công trình đường sắt; không vượt rào, chắn đường ngang; không vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng.

Đối với người dân ven các tuyến đường, tuyến phố: không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, treo, đặt biển quảng cáo, làm mái che mái vẩy gây cản trở giao thông; không vứt rác ra đường; gương mẫu trong các hành vi văn hóa giao thông.

Đối với người đi bộ: đi bộ trên vỉa hè; sang đường đúng nơi quy định; đi đúng vạch sơn tại nút giao; bảo đảm đi đúng phạm vi đèn tín hiệu cho phép; quan sát kỹ khi đi đường nhất là khi qua nút giao; không tụ tập dưới lòng đường.

Đối với người điều khiển phương tiện giao thông: Không vi phạm về nồng độ cồn, quy định về tốc độ, không vượt đèn đỏ, không đi vào đường cấm, ngược chiều; không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách; không vi phạm làn đường, vạch sơn; không đi xe trên hè phố; dùng còi xe phù hợp; dừng, đỗ đúng nơi quy định; nhường đường khi tham gia giao thông.

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trên tất cả các tuyến đường góp phần giảm hậu quả tai nạn giao thông cho chúng ta. Mỗi cá nhân chúng ta cần nhớ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn đăng mạnh
13 tháng 5 2021 lúc 14:21

bh jimkk

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Nam Khánh
10 tháng 8 2021 lúc 8:22

mày điên à

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
An hoà Vũ Thị
Xem chi tiết
Lương Ngọc Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Cường
21 tháng 1 2022 lúc 8:29

Tham khảo nhé bạn^

Bài tuyên truyền để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn bằng xe đạp, xe đạp điện

Mỗi khi chúng ta được đọc báo, hay nghe những thông tin về tai nạn giao thông cũng khiến cho chúng ta có sự đau xót khôn nguôi. Đây là một vấn đề khá lớn đối với những đất nước đang phát triển như chúng ta. Mỗi năm hàng ngàn người bị thương vong do tai nạn giao thông. Vậy nên khi tham gia giao thông chúng ta cần phải nâng cao trách nhiệm của bản thân đặc biệt là thế hệ trẻ, những “ chủ nhân tương lai của đất nước”.

Với những học sinh trung học như chúng ta việc khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp hay xe đạp điện thì việc bảo vệ an toàn cho bản thân và cho gia đình là điều vô cùng cần thiết. Chúng ta mỗi khi tham gia giao thông cần phải tuân thủ những quy định của luật giao thông. Không đi ngược chiều, không dàn hàng hai hàng 3. Khi đến ngã ba, ngã tư có đèn xanh đèn đỏ thì cần phải dừng lại. Đi đúng đường quy định cho xe đạp và xe đạp điền. Nếu không chúng ta sẽ phải chứng kiến những tai nạn thương tâm, đó sẽ là một nỗi đau của những người thân yêu xung quanh chúng ta.

Chúng ta không những phải tham gia giao thông an toàn, mà bạn hãy là những tuyên truyền viên cho đến cho bạn bè, người thân về việc tuân thủ giao thông. Nếu khi thấy hành vi vi phạm bạn có thể khuyên, hoặc nhắc nhở họ.

Bình luận (0)