cho mình xin dàn ý đề 4 của bài viết số 1 nhé!
đừng chép trên mạng
Các bạn giúp mình lập dàn ý bài văn tả chị gái nhé
( Đừng chép trên mạng nhé, viết dàn ý trình độ lớp 5 thôi )
I. Mở bài: giới thiệu người cần tả
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Chị em bao nhiêu tuổi?
- Chị em học ở đâu?
- Chị em học trường gì?
- Em thương chị em như thế nào?
2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng
- Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
- Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
- Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
- Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b. Tả tính tình
- Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
- Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
- Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
- Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia dình và mọi người xung quanh
- Chị là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về chị em
Chị em là một người hết sức đặc biệt. chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em
MB: Giới thiệu về người mà mình tả (chị gái). Người đó có ấn tượng gì với mình: là người luôn sẻ chia với mình, Không chỉ là chị mà còn là 1 người bạn.
TB:
* tả hình dáng, đặc điểm:
- Dong dỏng cao
- nước da trăng hồng
- mái tóc dài suôn mượt luôn được buộn cao trông rất năng động
- Đôi mắt đen láy, là nơi chưa bao câu động viên, sẻ chia với em mỗi khi em buồn
- bàn tay búp măng nấu ăn, giặt quần áo
* Tính tình:
+ hiền lành, nhân hậu
+ Vui tính, đảm đang, dễ thương,
* Hoạt động:
- Chị thường hay nấu cơm cho cả nhà. Ai cũng khen khéo tay
- Chị đi học về là giặt giũ, quét nhà,...
-> 1 người chị đảm đang
- Mỗi lần em ôm chị là người chăm sóc. mỗi lần chị đặt tay lên trán em thì lại như có 1 luồng điẹn yêu thương chạy qua ng` làm em khỏe lại.
- Chị dạy cho học, dạy cho em những điều hay trong cuộc sống
- mỗi lần buồn chị luôn động viên chia sẻ
* Kỉ niệm với chị: làm chị buồn nhưng chị ko giận
KB: Cảm nghĩ về chị. yêu chị. Sẽ không bao giờ làm chị buồn
Lập dàn ý cho đề văn phát biểu về bài thơ "qua đèo ngang"
Đừng chép mạng nhé
A) MỞ BÀI:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Nội dung bài thơ.
B) THÂN BÀI:
- Thơ của bà hay nói về hoàng hôn, giọng điệu du hương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp & lưu luyến.
- Trên đường vào Phú Xuân, bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc đâng trào, tác giả đã sáng tác nên thơ " Qua Đèo Ngang".
- Đây là lần đầu tiên, tác giả bước tới Đèo Ngang đứng dưới chân con đèo.
*) 2 câu đề: "cỏ cây chen đá, lá chen hoa"( điểm nhìn gần)
- Nơi đây chỉ có hoa rừng and cỏ dại. Cảnh vật haong sơ đến não lòng.
*) 2 câu thực:
- BP nghệ thuật đối & đảo ngữ sử dụng rất điêu luyện & ấn tượng, âm điệu du hương khi đọc lên ta thấy thật thú vị.
- Điểm nhìn của tác giả đã thay đổi, đứng từ trên cao nhìn xuống & nhìn ra xa. Thế giới con người ở đây là "vài chú tiều". Hoạt động cảu các chú đang "lom khom" vác củi xuống núi. Cảnh vật nơi đây chỉ có mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác.
=> Như vậy cảnh & người đều ít ỏi, cảnh thì hoang vắng, heo hút, nơi con đèo hoang sơ lúc bóng xế tà.
*) 2 câu luận:
- 2 câu thơ tiếp theo tác giả tả âm thanh tiếng chim rừng gọi là bầy lúc hoàng hôn. Điểm âm "quốc quốc, gia gia" tạo âm hương du dương cảu khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người. Tác giả đã lấy cái đông của tiếng chim rừng để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm của Đèo Ngang.
- kà 1 nữ sĩ nên nỗi nhớ nước, nhớ khinh kì Thăng long, nhớ nhà, nhớ chồng con, nhớ làn Nghi Tàn thân thuộc ko thể nào kể xiết.
*) 2 câu kết:
- 4 chữ "dừng chân đứng lại" thể hiện niềm xúc động đến bồn chồn của tác giả. Tác giả nhìn xen ra nhìn gần nhìn 4 phía thấy vô cung buồn đau "ta với ta".
- Tác giả đã lấy cái bao la vô tận của vũ trụ tương phản với cái nhỏ bé để tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người khách trên đỉnh Đèo Ngang lúc chiều tà, tâm trạng nhớ quê, nhà của nữ sĩ Thanh Quan.
C) KẾT BÀI:
"Qua Đèo Ngang" & bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt cú. Cảnh sắc Đèo Ngang hữu tình thấm 1 nõi buồn man mác. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với tình yêu đất nước, quê hương đậm đà qua 1 hồn thơ trang nhã. E rất yêu thích bài thơ naykf. Ngày nay & mai sau bài thơ vẫn là lời tâm sự của biết bao người.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
– Đèo Ngang là ranh giới tự nhiên ngăn cách giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đây cũng là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng.
– Rất nhiều thi sĩ đã làm thơ tả cảnh đèo Ngang, trong đó nổi tiếng nhất là bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
– Tác giả sáng tác bài thơ này trong dịp từ Thăng Long vào Huế để nhậm chức Cung trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ).
– Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng cô đơn và hoài niệm về một thời đại phong kiến huy hoàng đã qua, không bao giờ trở lại.
2. Thân bài:
* Hai câu đề:
+ Câu thứ nhất: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.
– Thời điểm nữ sĩ đặt chân tới đèo Ngang là lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống.
– Cảnh vật rất dễ gợi buồn trong lòng người lữ thứ.
+ Câu thứ hai: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
– Miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tràn đầy sức sống của đèo Ngang qua điệp từ chen và hai vế đối: cỏ cây chen đá lá chen hoa.
– Cảnh đẹp nhưng vẫn nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu của một miền sơn cước.
* Hai câu thực:
+ Câu thứ ba: Lom khom dưới núi tiều vài chú.
– Đảo ngữ trong câu đặc tả dáng vẻ mấy tiều phu kiếm củi sườn núi, nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi của con người trước thiên nhiên hùng vĩ.
+ Câu thứ tư: Lác đác ven sông chợ mấy nhà.
– Hình ảnh ngôi chợ là bộ mặt của cuộc sống một vùng nhưng ở đây, chợ chỉ là vài túp lều tranh xiêu vẹo ven sông.
– Không khí vắng vẻ, quạnh hiu bao trùm lên cảnh vật.
* Hai câu luận:
+ Câu thứ 5: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc.
– Tiếng cuốc kêu khắc khoải lúc chiều buông càng làm cho không gian thêm tĩnh lặng.
– Có thể là tiếng cuốc kêu mà cũng có thể là tiếng vọng từ trong tâm tưởng hoài cổ của nữ sĩ đang nuối tiếc thời đại huy hoàng đã qua, thể hiện nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.
– Nghệ thuật đối câu (câu 5 >< câu 6) rất chỉnh, kết hợp với lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình (cuốc cuốc = quốc quốc); gia gia = quốc gia (nước nhà), tô đậm ý nghĩa tượng trưng của hai câu luận.
– Điều băn khoăn lớn nhất của nữ sĩ không ngoài chuyện của quốc gia, của thời đại.
* Hai câu kết:
+ Câu thứ 7: Dừng chân đứng lại, trời, non, nước.
– Cảnh đẹp của đèo Ngang thật hùng vĩ, khiến nữ sĩ phải đừng chân để chiêm ngưỡng, để thu nhận vẻ đẹp kì diệu ấy vào tâm hồn.
– Giữa cảnh vật và lòng người có nét tương phản: thiên nhiên cao rộng >< con người nhỏ bé.
+ Cậu thứ 8: Một mảnh tình riêng ta với ta.
– Nét tương phận càng tô đậm sự cô đơn, buồn bã trong lòng người.
– Nỗi buồn không thể san sẻ nên kết tụ lại trong lòng thành mảnh tình riêng, chỉ có ta với ta mà thôi.
– Âm hưởng, nhịp điệu câu thơ giống như một tiếng thở dài ngậm ngùi, nuối tiếc.
3. Kết bài:
– Qua đèo Ngang được đánh giá là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ.
– Thể thơ Đường luật sang trọng đã trở nên gần gũi, dễ hiểu bởi ngôn ngữ trong sáng và những hình ảnh dân dã, quen thuộc.
– Bài thơ có sức sống vĩnh cửu trước thời gian và trong lòng nhiều thế hệ yêu thơ.
Lập dàn ý cho đề bài sau: Trong vai cô bé bán diêm trong truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen Hãy kể cho người bà nghe câu chuyện của mình (ĐỪNG CHÉP TRÊN MẠNG)
Mở bài : Giới thiệu quanh cảnh đêm giao thừa và gia đình của em bé bán diêm, nhân vật chính trong truyện.
Thân bài : * Em bé bán diêm không bán được diêm nên không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét, kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ. * Sau đó em đánh liều quẹt một que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy một viễn cảnh đẹp đẽ và ấm áp. * Ban đầu "em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi" hơi ấm của que diêm khiến em "thật dễ chịu". Thế rồi que diêm vụt tắt, em bé trở lại với hiện tại rét mướt, tê cóng cả chân tay. Tiếp đến que diêm thứ hai, em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn "có cả ngỗng quay". Que diêm tắt, em lại phải đối diện với thực tại của mình. Em lại quẹt que diêm thứ ba, em thấy hiện ra một cây thông Nô-en " trang trí lỗng lẫu" với "hàng ngàn ngọn nến sáng rực ». Nhưng rồi ngọn nến cũng tắt bay về trời. Que diêm thứ tư được đốt lên, em « nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". * Cuối cùng, em quẹt những que diêm còn lại, níu lấy bà bay lên.
Kết bài: * Nhân vật đã chết rét dưới lớp tuyết lạnh. * Truyện Cô bé bán diêm đã làm em xúc động vì cuộc đời đói khổ, nhọc nhằn của một em gái nhỏ. Nghĩ đến cảnh sống của em hiện nay được gia đình thương yêu đùm bọc, em hiểu mình thật là hạnh phúc.
Bài viết số 1: Đề 4: Miêu tả chân dung một người bạn của em.
Các bạn đừng chép trên mạng đc ko, cố gắng làm giúp mình nhé!
Nếu ai hỏi em, người bạn thân nhất của em là ai thì em sẽ trả lời ngay đó là Hiền.
Hiền là người bạn học chung với em suốt thời tiểu học. Dù lên cấp hai, em và Hiền không còn học chung nữa nhưng cả hai vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Hiền có dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt tròn trịa với nước da bánh mật. Bạn có đôi môi nhỏ, lúc nào cũng nở nụ cười rất duyên dáng. Đôi mắt Hiền hai mí, to tròn và đen láy. Mũi Hiền be bé, không cao nhưng khá cân xứng với khuôn mặt. Tóc bạn không nhiều và hơi hoe vàng vì bị phơi nắng. Hiền thường cột tóc đuôi gà trông rất tinh nghịch. Hiền có cách ăn mặc rất giản dị và gọn gàng, sạch sẽ. Bạn thường đeo vòng tay bằng bạc – món quà kỉ niệm mà mẹ Hiền ở dưới quê cho bạn. Nhà Hiền nghèo và ở xa nên bạn phải sống ở nhà bác ruột để tiện đi học. Dù thiếu thốn và sống xa gia đình nhưng Hiền luôn đạt thành tích tốt trong học tập. Năm nào bạn cũng đạt học sinh giỏi. Trên lớp, Hiền luôn chăm chú nghe thầy cô giảng bài. Môn học nào Hiền cũng thường xuyên giơ tay phát biểu. Chính vì thế Hiền luôn được thầy cô và bạn bè yêu quý. Ngoài ra, chữ viết Hiền rất đẹp. Hiền từng đạt giải nhì hội thi viết chữ đẹp toàn trường. Nhờ thành tích học tập tốt, Hiền được cô giáo phân làm tổ trưởng. Hiền rất gương mẫu và công bằng khi giải quyết các vấn đề trong tổ. Có bạn nào trong tổ không hiểu bài là Hiền sẵn sàng chỉ giúp. Phong trào của trường lớp thì Hiền đều tích cực tham gia và vận động các bạn khác. Khi em hỏi sau này Hiền muốn làm gì. Hiền trả lời ngay là muốn làm cô giáo để đi dạy học cho học sinh nghèo. Chình điều này làm em thêm yêu quý bạn. Ngày liên hoan chia tay lớp 5, Hiền thông báo là sẽ về quê học cấp hai để phụ giúp bố mẹ công việc nhà. Hiền tặng em một cây bút và chúc em cố gắng học tốt. Khi quay đi, em thấy Hiền len lén chìu đi những giọt nước mắt đang lăn dài trên má. Vậy là đã gần hai năm em và Hiền xa nhau. Cứ cách vài tháng là hai đứa lại gọi điện, hỏi thăm về tình hình học tập.
Em thật may mắn khi có một người bạn như Hiền. Em sẽ trân trọng và giữ gìn tình bạn này mãi mãi.
Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cái cặp của em ; viết đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả chiếc cặp của em .
(Đừng chép trên mạng nhé các bạn !)
Ai nhanh và hay sẽ đc một cái TiCk nhé ! @_@
Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?
- Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.
- Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Thân bài:
- Tả bao quát:
Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.Loại cặp có quai xách và dây mang.- Tả từng bộ phận:
Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.
Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.
Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:+ Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.
+ Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.
Kết luận: Cảm nghĩ của em.
Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.
DÀN Ý :
I. Mở bài
- Cái cặp là người bạn thân thiết của em
- Nó là vật không thể thiếu mỗi khi em đến trường
- Nó luôn cùng em tiến bước trên con đường học tập
II. Thân bài
a. Tả bao quát
- Cặp hình hộp chữ nhật và có 4 ngăn
- Làm bằng vải da , có quai đeo.
b. Tả chi tiết
- Mặt trước màu xanh lam, có trang trí hình hai chú cún con rất ngộ nghĩnh.
- Đường viền nắp cặp màu vàng, nổi bật trên mặt cặp.
- Khóa cặp làm bằng sắt xi bóng nhoáng.
- Mặt sau hình chữ nhật, màu xanh đậm hơn mặt trước.
- Dây đeo màu xanh đậm, lót xốp rất êm.
- Bên trong có ba ngăn, một ngăn chính và hai ngăn phụ.
- Có một túi nhỏ để đựng đồ dùng học tập.
- Mỗi ngăn được ngăn cách một lớp vải dù, mềm và chắc.
- Mỗi khi đóng, mở khóa nghe lách cách.
III. Kết bài
- Cặp giúp em bảo quản sách vở.
- Cặp đồng hành với em tới trường.
- Cặp chứa dựng nguồn kiến thức.
- Em xem cặp như người bạn thân.
- Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền, đẹp.
KẾT BÀI MỞ RỘNG: Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn đồng hành của em và luôn giữ gìn nó thật cẩn thận
đê bài: 1 người bạn nước ngoài của em đang có ý định đến việt nam du lịch. Người bạn đó đã bạn đó đã viết thư cho em để xin lời khuyên về chuyến đi này. Em hãy viết 1 bức thư trả lời cho bạn.
*không sao chép trên mạng nhé, với lại mình chỉ cần dàn ý thui, không cần nguyên bài đâu
gấp gấp giúp mình nha
Lập dàn ý cho đề văn sau: Viết đoạn văn chứng minh rằng "Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta"
Các cậu có thể lập dàn ý từ những bài văn mấu trên mạng nhé, nhưng đừng cop dàn ý mẫu
thank you!
Rừng còn có công dụng quan trọng trong điều hòa bầu không khí tạo ra môi trường xung quanh trở nên trong lành và thoải mái.
– Hậu quả nếu chặt phá rừng
Bầu không khí bị ô nhiễm, thiên nhiên thay đổi có nhiều thiên tai xảy ra như hạn hán, lũ lụt…
Đất đai dễ xói mòn, lũ quét, sạt lở đất.
3. Kết bài
Tổng kết vai trò của rừng với thiên nhiên muôn loài và con người.
Trách nhiệm cá nhân, cộng đồng nhằm bảo vệ rừng không chỉ là nâng cao ý thức mà còn là hành động nhằm giữ gìn lá phổi xanh của nhân loại.
1. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.
2. Thân bài
- Giải thích các khái niệm:
+ "Rừng" là gì? Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, thường ở cao hơn đồng bằng và là nơi tập trung nhiều loại cây và động vật quý hiếm.
+ "Bảo vệ: Là giữ gìn, ngăn chặn sự phá hoại rừng để cho rừng được phát triển.
- Chứng minh vấn đề cần bàn luận:
+ Rừng cung cấp cho chúng ta nhiều loại gỗ quý (lim, mun, trắc, gụ,...) để làm ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như bàn ghế, tủ,... làm nhà, xây dựng đình chùa,...
+ Cung cấp nhiều cây thuốc chữa bệnh: Thuốc nam, thuốc bắc, đông y,...
+ Là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm như chim, hổ, khỉ, báo,...
+ Cung cấp oxi và giúp điều hòa khí hậu, làm môi trường trong lành, mát mẻ hơn.
+ Thành trì vững chắc chống lại xói mòn, lũ lụt, hạn hán.
+ Là khu sinh thái du lịch cho cả nước: Rừng Cúc Phương (Ninh Bình), Nam Cát Tiên (Lâm Đồng), U Minh (Kiên Giang),...
+ Là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ như Thế Lữ, Tố Hữu, Nguyễn Xuân Sanh, Hoàng Việt,...
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?
+ Tích cực trồng cây gây rừng, tránh tình trạng rừng xuống cấp.
+ Ngăn chặn nạn phá rừng, đốt rừng bừa bãi.
+ Có kế hoạch phòng chống cháy rừng....
3. Kết bài
- Khẳng định vai trò của rừng đối với con người.
- Có những biện pháp bảo vệ rừng nghiêm ngặt vì bảo vệ rừng chính là chúng ta đang tự bảo vệ cuộc sống của chính mình.
1. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.
2. Thân bài
- Giải thích các khái niệm:
+ "Rừng" là gì? Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, thường ở cao hơn đồng bằng và là nơi tập trung nhiều loại cây và động vật quý hiếm.
+ "Bảo vệ: Là giữ gìn, ngăn chặn sự phá hoại rừng để cho rừng được phát triển.
- Chứng minh vấn đề cần bàn luận:
+ Rừng cung cấp cho chúng ta nhiều loại gỗ quý (lim, mun, trắc, gụ,...) để làm ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như bàn ghế, tủ,... làm nhà, xây dựng đình chùa,...
+ Cung cấp nhiều cây thuốc chữa bệnh: Thuốc nam, thuốc bắc, đông y,...
+ Là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm như chim, hổ, khỉ, báo,...
+ Cung cấp oxi và giúp điều hòa khí hậu, làm môi trường trong lành, mát mẻ hơn.
+ Thành trì vững chắc chống lại xói mòn, lũ lụt, hạn hán.
+ Là khu sinh thái du lịch cho cả nước: Rừng Cúc Phương (Ninh Bình), Nam Cát Tiên (Lâm Đồng), U Minh (Kiên Giang),...
+ Là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ như Thế Lữ, Tố Hữu, Nguyễn Xuân Sanh, Hoàng Việt,...
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?
+ Tích cực trồng cây gây rừng, tránh tình trạng rừng xuống cấp.
+ Ngăn chặn nạn phá rừng, đốt rừng bừa bãi.
+ Có kế hoạch phòng chống cháy rừng....
3. Kết bài
- Khẳng định vai trò của rừng đối với con người.
- Có những biện pháp bảo vệ rừng nghiêm ngặt vì bảo vệ rừng chính là chúng ta đang tự bảo vệ cuộc sống của chính mình.
ai giúp mình với!
viết đề 1 bài văn số 1 lớp 7 nha mình ko cần dàn ý
ko chép mạng nha hoặc các bạn có thể gợi ý ý tưởng viết cho mình nha
Lập dàn ý cho đề bài sau
Viết bài văn chứng minh rằng “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
các bạn đừng chép mạng nha
DÀN Ý :
A. MỞ BÀI :
nêu luận điểm khẳng định : mỗi ngày đến trường là một ngày vui .
B. THÂN BÀI :
*Nêu lý do vì sao bạn lại khẳng định như trên ?hay niềm vui đó là gì ?
⇒nêu cái thú vui ; và hoạt động ở trường bạn bằng biện pháp liệt kê .
*Cùng với đó là kết hợp những biện pháp tu từ đã học .
* Nêu lên những lợi ích và niềm vui khi đến trường . Đồng thời nêu lên tác hại của việc nghỉ học không phép ; trốn học hay bỏ tiết ,.....
C, KẾT BÀI :
gửi lời nhắn nhủ tới các bạn học sinh . và khẳng định lại luận điểm chính một lần nữa .
“Mỗi ngày đến trường là một niềm vui!”. Có lẽ với mỗi chúng ta ai ai cũng đã từng đọc, từng nghe thấy câu khẩu hiệu này. Nhưng có ai đã từng đặt câu hỏi ngôi trường mang lại niềm vui gì cho chúng ta? Và không biết có ai đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này không? Mỗi người sẽ có một cách nhìn, cách cảm nhận của riêng mình, nhưng với bản thân tôi ngay từ thời cắp sách đến trường cho đến bây giờ được đứng trên giảng đường của một trường đại học, cảm nhận về ngôi trường vẫn không thay đổi. Nơi đây không chỉ tạo ra một môi trường học tập xây dựng kiến thức mà còn giúp cho bản thân có được những bài học trong cuộc sống trong từng lời chỉ bảo của thầy cô từ những lần phạm lỗi, hay sai trái để bản thân được hoàn thiện và đi đến thành công. Vì vậy với cương vị là một giáo viên làm việc trong ngôi trường đại học hiện đại và phát triển, tôi luôn mong muốn cho sinh viên đến trường có một tâm trạng như tôi. Để làm được điều đó không phải đơn giản cần sự quyết tâm, kết hợp của nhiều yếu tố, nhiều ý tưởng. Và qua buổi Semina “Lời phê hơn điểm số” do trường ĐH Đông Á tổ chức đã tạo cho tôi nhiều trăn trở, nghĩ suy tìm lời giải cho vấn đề này, bởi đây cũng là một yếu tố khá quan trọng mang lại niềm vui cho sinh viên mỗi khi đến trường. Do đó bản thân cũng có đôi dòng trao đổi nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
Với chúng ta ai ai cũng hiểu khi nghe đến câu “Lời phê hơn điểm số” bởi ngay từ thời phổ thông chúng ta luôn được nhận các điểm số kèm lời phê cho mỗi bài văn, bài toán. Điểm số sẽ định lượng kết quả của các em, còn lời phê giúp các em cảm nhận được thành quả mình đã bỏ ra được đánh giá như thế nào, đồng thời qua đó cũng thể hiện được sự quan tâm của người thầy người cô đối với những gì mà các em đã bỏ ra. Các em sẽ biết được mình đã đạt đến mức nào và cần phải cố gắng khắc phục ở phần nào để có kết quả như mong muốn. Chính những lời phê lời chỉ dẫn của thầy cô sẽ giúp các em định hướng đúng con đường đi của mình dù hiện tại kết quả các em đạt tốt hay chưa tốt.
Và bây giờ khi các em không còn là học sinh phổ thông mà đã trở thành các sinh viên trong các trường đại học, các em đã tự lập, làm chủ bản thân làm chủ cuộc sống thì lời phê có hơn điểm số với các em không? Nhưng một điều tôi chắc chắn là với các em điểm số là điều kiện cần nhưng lời phê là điều kiện đủ giúp cho các em tìm được sự thoải mái, thỏa mản trong học tập. Các em sẽ không còn đặt các câu hỏi vì sao mình đạt điểm số đó, vì sao mình có kết quả đó. Đồng thời qua các lời phê sẽ giúp các em có động lực hơn trong học tập.
Tuy nhiên lời phê trong các bài thi, bài kiểm tra sẽ không giúp sinh viên có được kết quả như mong muốn. Để đem lại một hiệu ứng, một tín hiệu tốt cho sự tương xứng giữa lời phê và điểm số thì chúng ta cần sử dụng lời phê ngay trong từng buổi lên lớp, buổi trò chuyện. Cụ thể trong mỗi giờ lên lớp giáo viên cần tạo không khí lớp học sôi nổi cho sinh viên tránh làm cho sinh viên tự ti, và thu mình. Mỗi khi sinh viên hoạt động trả lời bài, giáo viên cần tìm ra những điểm mạnh, điểm tích cực của từng sinh viên để khen ngợi sau đó mới chỉ dẩn cho sinh viên những điều em chưa làm được cần khắc phục để hoàn thiện và khắc sâu hơn. Và sau này điểm số trong các bài thi giữa kì, kết thúc môn là câu trả lời cho lời phê mà giáo viên đã đưa ra. Như vậy lời phê mới có ý nghĩa và giá trị đối với sinh viên.Bên cạnh đó các lời khuyên những lơi chỉ bảo trong các buổi trò chuyện sinh hoạt giữa thầy và trò cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp các em tạo hứng thú yên tâm trong học tập, có điểm tựa để định hướng cho con đường mà các em đã chọn.
Nhưng điều mà một người giáo viên cần lưu ý khi sử dụng lời phê đó là cần sử dụng đúng cách, đúng lúc bởi như thế mới phát huy tác dụng. Chúng ta cần xác định chúng ta sẽ phê trong hoàn cảnh nào, phê cái gì để chúng ta chọn cách phê như thế nào cho hiệu quả. Nếu phê cho bài thi, bài kiểm tra chúng ta sẽ phê ngắn gọn, đúng trọng tâm, chỉ cái được, cái chưa được nhưng cũng cần lưu ý chúng ta đang phê cho môn học nào, bởi mỗi môn học có một đặc thù riêng, chúng ta phải có cách phê khác nhau. Còn nếu khi chúng ta đưa ra “lời phê” trong tiết học chúng ta không nên phê quá ngắn mà nên đưa ra những lời phê có tính chất khích lệ, cổ súy mang lại lòng tin của sinh viên trong lòng mọi người trong lớp: “Bạn A hôm nay làm bài rất tốt, bạn đã biết vận dụng tốt kiến thức cũ và kiến thức mới để làm bài, lần sau cần phát huy nha, cô sẽ cộng điểm cho bạn vào điểm giữa kì, các bạn trong lớp cũng cố gắng nha” Hay nếu sinh viên trả lời chưa đúng thì là giáo viên không nên nhận xét là em trả lời vậy là sai mà giáo viên nên bắt đầu bằng một lời khen sau đó phân tích vì sao câu trả lời đó chưa đúng ví dụ "Cô rất cảm ơn về câu trả lời của bạn,bạn đã có tinh thần xây dựng bài, câu trả lời của em đã có ý tuy nhiên vấn đề cần giải quyết ở đây có một điểm bạn chưa nhận ra vì vậy cô và các em sẽ cùng giải quyết”. Qua từng lời khen sẽ giúp sinh viên tự tin vào mình, vui mừng về kết quả đóng góp của mình được lớp và cô ghi nhận. Còn những đóng góp của giáo viên sẽ giúp sinh viên sửa đổi để hoàn thiện hơn nhưng những lời góp ý phải xuất phát từ tình thần xây dựng, làm sao sinh viên dễ tiếp nhận, tiếp nhận vui vẻ và sửa đổi khi đó điều chúng ta làm là thành công.
Để kết thúc bài viết của mình tôi xin trích dẫn câu danh ngôn “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” để làm kim chỉ nam cho những suy nghĩ, hành động của mình trong sự nghiệp trồng người, giúp cho các thế hệ sinh viên luôn có được niềm vui khi đến trường, có niềm tin ở thầy cô, xem trường là ngôi nhà thứ hai, thầy cô là người anh, người chị tâm giao chứ không phải là những người thầy, người cô khó tính./.