Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 3 2018 lúc 5:15

Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm về chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam qua nhiều thời kì trong nhiều mối quan hệ đa dạng :

- Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên: Đây là một nội dung quan trọng, xuyên suốt trong văn học Việt Nam, thể hiện rõ qua ba giai đoạn phát triển của văn học dân tộc:

    + Văn học dân gian kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên; miêu tả thiên nhiên đầy tươi đẹp, thân thiết và gần gũi với đời sống của con người.

    + Văn học trung đại gắn vẻ đẹo của thiên nhiên với quan niệm thẩm mỹ của con người.

    + Văn học hiện đại miêu tả thiên nhiên gắn liền với những cảm xúc giản dị trong cuộc sống của con người: tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống; tình cảm lứa đôi.

- Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc:

    + Là phần nội dung quan trọng, phong phú và mang giá trị nhân văn sâu sắc, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.

    + Được văn học đề cập đến ở nhiều khía cạnh như: tinh thần yêu nước, tình yêu làng xóm, yêu quê cha đất tổ, căm ghét các thế lực giày xéo quê hương, ý thức về quốc gia dân tộc, ý chí đấu tranh, khát vọng tự do, độc lập….

    + Tinh thần yêu nước là nội dung tiêu biểu, mang những giá trị quan trọng của văn học Việt Nam.

- Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:

    + Thể hiện lòng nhân ái và mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

    + Lên tiếng tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức trong xã hội có giai cấp đối kháng.

    + Là một tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc.

- Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:

    + Văn học đã ghi lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam.

    + Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, trung tâm của văn học (cộng đồng hoặc cá nhân) có những giá trị và cách phản ánh riêng.

    + Xu hướng chung của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, giàu đức hi sinh, …

Nội dung chính

Văn học Việt Nam có hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết Việt Nam gồm văn học trung đại và văn học hiện đại, phát triển qua ba thời kì, thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.

Học văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và trau dồi tiếng mẹ đẻ.

Bình luận (0)
Công Nguyễn
Xem chi tiết
Công Nguyễn
Xem chi tiết
Tôi Là Tôi
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
10 tháng 8 2016 lúc 17:32

ĐỜI SỐNG, TƯ TƯỞNG CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC | Soạn Bài - Đơn giản wá

Bình luận (0)
Lê Nguyên Hạo
10 tháng 8 2016 lúc 17:34

1.Văn học trung đại ( từ thế kỷ X-XIX)
+, Đây là bộ phận văn học viết Việt NAm phát triển từ thế kỉ X-XIX, trong 1 bối cảnh lịch sử cụ thể, gắn với sự suy vong, hưng thịnh của các triều đại phong kiến. Văn học trung đại chịu ảnh hưởng nhiều mặt của hệ tư tưởng phong kiến (tôn Quân)
+, Chịu ảnh hưởng của nhiều học thuyết, quan niệm chính trị, đạo đức, thẩm mĩ (đặc biệt là hệ "tam giáo đồng nguyên" Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo)
+, văn học trung đại Việt NAm là bộ phận văn học sử dụng 2 loại chữ viết chính: Văn học bằng chữ Hán và văn học bằng chữ Nôm. Văn học chữ Nôm ra đời sau văn học chữ Hán nhưng càng ngày càng phát triển và thu được nhiều thành tựu rực rỡ.
+, Văn học trung đại Việt Nam là bộ phận có hệ thống thể loại và thi pháp riêng, do các nhà thơ, nhà văn việt An m tiếp nhận có sáng tạo thi pháp Trung Quốc, đồng thời có những sáng tạo mang bản sắc dân tộc, bản sắc cá nhân riêng của tác giả.
+, Hệ thống thể loại của Văn học Trung đại rất phong phú: văn xuôi tự sự, thơ Đường luật, hát nói....
+, Hệ thống thi pháp riêng: Những quy tắc, tổ chức, quan niệm, cách cảm nhận , nghệ thuật xây dựng hình tượng của thi pháp trong văn học trung đại.
+, Văn học trung đại là bộ phận lớn của văn học nước nhà, có đóng góp to lớn và tích cực cho văn học dân tộc, để lại những áng văn, những tên tuổi vĩ đại.

2. Văn học hiện đại.
+, Văn học hiện đại là bộ phận văn học phát triển từ đầu thế kỷ XX- nay. Đây là thời kì mà Văn học Việt NAm thoát ra khỏi ảnh hưởng của thi pháp trung đại, tiếp cận những trào lưu của Văn học Thế giới (những xu hướng mới), tạo nên những thành tựu xuất sắc.
+, văn học Hiện đại hình thành trong 1 bối cảnh liịch sử xuất hiện nhiều biến động, chịu ảnh hưởng của nhiều hệ tư tưởng và thẩm mĩ hiện đại.
+, Văn học hiện đại Việt Nam một mặt kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, mặt khác tiếp thu tinh hoa của những nền văn học, văn hóa lớn trên Thế giới nhằm tạo nên những sự đổi mới:

----Tác giả: xuất hiện đội ngũ các nhà thơ, nhà văn chuyên nghiệp.
----Đời sống văn học: Sự xuất hiện của báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại làm cho văn học đến với độc ỉa nhanh hơn, đời sống văn học sôi động hơn
----thể loại: Xuất hiện một hệ thống thể loại mới thay thế hoc hệ thống thể loại cũ đã lỗi thời
----Thi pháp: xuất hiện 1 hệ thống thi pháp mới, lối viết phong phú, giàu cá tính sáng tạo của tác giả, người viết.
+, Văn học hiện đại phát triển qua nhiều thời kì:
----Đầu thế kỉ XX-1945
----1945-1975
----Sau 1975 đến nay.

2)

Không hiểu vì sao cứ mỗi lần nghĩ đến đất nước và con người VN ,chúng ta lại nghe vang vọng trong tâm trí mình những câu thơ của Huy Cận :

 

“ Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực , sang hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, bao dung.”
 Sảng khoái biết bao! Tự hào biết bao! Trong tâm trí ta bỗng cuồn cuộn đổ về dòng lịch sử hang ngàn năm của dân tộc. Bừng sang trong tâm hồn của cha ông ta là công cuộc lao động , là chiến công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , là trời bể ân tình thủy chung như nhất , yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người quen đứng đầu song ngọn gió , chống mọi thế lực thù địch. Qua bao phong ba của lịch sử , dân tộc ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt “ Lưng đeo gươm , tay mềm mại bút hoa” .Quả thật văn học dtộc là một thứ máu của Tổ quốc . Dòng máu văn học ấy chảy và thắm vào tâm hồn chúng ta hôm nay với một sức sống rạo rực mãnh liệt . Yêu biết bao nền văn học ấy , nền văn học mà nội dung cũng như hình thức đều phản ánh chân thực , sâu sắc tư tưởng , tình cảm và sức sống , sự vươn lên của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng.Sức sống ấy bắt đầu bằng mối quan hệ gần gũi,gắn bó với thế giới tự nhiên vô cùng chân thực , sinh động và độc đáo.Mỗi mảnh đất quê hương chúng ta đều mang hơi thở cuộc sống của những ngày cha ông gian khổ khẩn hoang vỡ đất để xây dựng non sông đất nước tươi đẹp và tích lũy nhiều hiểu biết phong phú , sâu sắc về thiên nhiên. Dưới hình thức của tư duy huyền thoại , các tác phẩm dân gian đã vô tình trở thành cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân , nhất là những người lao động VN. Con người VN đổ mồ hôi , xương máu gắn chặt tâm hồn mình với mảnh đất thiêng liêng ấy. Thiên nhiên đất nước giàu đẹp nhưng cũng lắm thử thách , hăm họa rình rập theo mỗi bước đi lên của con người VN . Mặc dù vậy , cái tình ta yêu đời , cái tình ta yêu cuộc sống , gian khổ mấy cũng vui được , cái vui vừa ngời chói , vừa trong sang lạ lùng .Với quy mô hoành tráng , sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường đã tái hiện lại những hồi ức thô sơ nhưng hấp dẫn về một cộng đồng người trong quá khứ xa xưa vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển . Hay câu chuyện truyền thuyết “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” ngàn năm rồi vẫn sống trong long dân tộc , âm vang dữ dội , phản ánh những cố gắng không mệt mỏi của người Việt cổ để chiến thắng nạn lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ . Truyện đề cao sức sống mạnh mẽ của loài người và phần nào giải thích hiện tượng lũ lụt hang năm. Ngoài ra , nhân dân lao động cũng tích lũy được khá sâu sắc về tự nhiên , thiên nhiên dưới hình thức những câu nói cô đúc . Những triết lí , trí tuệ trong tục ngữ bắt rễ từ cuộc sống sinh động phong phú nên nội dung cũng như hình thức của tục ngữ không khô khan mà nó vẫn như cây đời xanh tươi . Tục ngữ VN có rất nhiều chủ đề trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên , lao động sản xuất , về con người và xã hội :“ Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.”
 
Bình luận (2)
Ly Đinh
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trung
20 tháng 8 2017 lúc 20:19

a. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên

Các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên. Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn tâm tình, tri kỉ. Trong văn học dân gian: thiên nhiên tươi đẹp, đáng yêu: cây đa, bến nước, vầng trăng…. Văn học trung đại: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ: tùng, cúc…. Văn học hiện đại: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.

Vì vậy, thiên nhiên hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và thơ mộng. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.

b. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc

Dòng văn học yêu nước đã phản ánh con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc. Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của dân tộc ta. Nội dung tiêu biểu và xuyên suốt nền văn học nước ta: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lư­ợc để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Tình yêu nước trong văn học trung đại thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước, ... Văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, tình yêu đối với nơi chôn rau cắt rốn, hoặc qua thái độ căm thù các thế lực ngoại xâm giày xéo quê hương, ... Văn học trung đại: ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc. Văn học hiện đại: yêu nước gắn liền với sự đấu tranh và lý tưởng XHCN.

c. Phản ánh mối quan hệ xã hội

Trong xã hội phong kiến, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp cho nhân dân. Nhìn thẳng vào thực tại để phê phán, lên án và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.

d. Phản ánh ý thức về bản thân

Ở ph­ương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm ngư­ời của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư­ tư­ởng vị kỉ và tư tư­ởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người
Bình luận (0)
Đạt Trần
20 tháng 8 2017 lúc 20:34

Tham khảo nha:

a. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên

Các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên. Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn tâm tình, tri kỉ. Trong văn học dân gian: thiên nhiên tươi đẹp, đáng yêu: cây đa, bến nước, vầng trăng…. Văn học trung đại: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ: tùng, cúc…. Văn học hiện đại: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.

Vì vậy, thiên nhiên hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và thơ mộng. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.

b. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc

Dòng văn học yêu nước đã phản ánh con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc. Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của dân tộc ta. Nội dung tiêu biểu và xuyên suốt nền văn học nước ta: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lư­ợc để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Tình yêu nước trong văn học trung đại thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước, ... Văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, tình yêu đối với nơi chôn rau cắt rốn, hoặc qua thái độ căm thù các thế lực ngoại xâm giày xéo quê hương, ... Văn học trung đại: ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc. Văn học hiện đại: yêu nước gắn liền với sự đấu tranh và lý tưởng XHCN.

c. Phản ánh mối quan hệ xã hội

Trong xã hội phong kiến, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp cho nhân dân. Nhìn thẳng vào thực tại để phê phán, lên án và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.

d. Phản ánh ý thức về bản thân

Ở ph­ương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm ngư­ời của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư­ tư­ởng vị kỉ và tư tư­ởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người
Bình luận (0)
Eren Jeager
21 tháng 8 2017 lúc 12:01

Bài làm

1. Con nguoi VN trong quan he the gioi tu nhien
- Nhan thuc, cai tao, chinh phuc the gioi tu nhien (than thoai, truyen thuyet)
- Thien nhien la nguoi ban tri am, tri ky (cay da, ben nuoc, vang trang)
- Thien nhien gang bo voi li tuong dao duc, tham my cua nha Nho (Tung, Cuc, Truc, Mai)
=> T/y thien nhien la mot noi dung quan trong

2. Con nguoi VN trong quan he quoc gia, dan toc:
- Nguyen nhan de chu nghia yeu nuoc tro thanh nhung noi dung quan trong va noi bat nhat cua VHVN
+ Do nhan dan ta som y thuc xay dung quoc gia, doc lap
+ Do vi tri dia li dac biet ma dat nuoc ta da nhieu lan dau tranh voi giac ngoai xam de gianh va giu nen doc lap tự chủ
- Dac diem, noi dung cua chu nghi yeu nuoc trong VHVN:
+ VHDG: the hien t/y thien nhien, lang xom, cam ghet moi the luc bạo tàn
+ VHTĐ: truyen thong van hien lau doi, y thuc sau sac ve quoc gia, dan toc
+ VHCM: the hien tinh than, xả than vi doc lap, tu do cua to quoc
=> Chu nghia yeu nuoc la mot noi dung tieu bieu, gia tri quan trong cua VHVN

3. Quan he VH trong quan he XH
- To cao, phe phan cac the luc chiêm quyền va bay to su thong cam doi voi nguoi dan bi ap buc
- Mo uoc ve mot XH cong bang, tot dep
- Nhan thuc, phe phan, cai tao XH
- Cam hung XH sau dam la 1 tien de quan trong cho su hinh thanh chủ nghĩa XH và chủ nghĩa nhân đạo trong VH dan toc
- Sau 1975, VH di sau phan anh cong cuoc xay dung cuoc song moi, XH moi

4. Quan he y thuc, ban than:
- VHVN ghi lai qua trinh lua chon, dau tranh de khang dinh dao ly lam nguoi cua con nguoi VN trong su ket hop hai hoa 2 phuong dien: y thuc ca nhan và y thuc cong dong
- Trong hoan canh dau tranh chong ngoai xam, cai tao tu nhien khac nghiet. Con nguoi VN thuong de cao y thuc cong dong ma xem nhe y thuc ca nhan. Nhan vat trung tam thuong noi bat y thuc trach nhiem XH, hy sinh cai toi ca nhan
- Trong hoan canh khac, cai toi ca nhan duoc de cao o TK XVIII (1930 - 1945), con nguoi nghi den quyen song ca nhan, quyen huong t/yeu tu do, hanh phuc,...
- Xu huong chung cua VH nuoc ta la xay dung dao ly lam nguoi voi nhung fam chat tot dep: nhan ai, thuy chung, tinh nghia, duc hy sinh vi su nghiep chinh nghia
- De cao quyen song con nguoi ca nhan nhung khong chap nhan chu nghia ca nhan cuc doan
--> VH: văn học; t/y: tình yêu

Bình luận (1)
BUI THI HOANG DIEP
Xem chi tiết

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

   Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

Bình luận (0)
Huỳnh Quang Sang
30 tháng 1 2019 lúc 20:23

Ngay từ khi sinh ra, người dân quê ta đã gắn liền với đất. Đất là cuộc sống, là máu thịt, là linh hồn của mỗi con người. Do đó họ rất gắn bó và yêu thương tha thiết đối với nơi chôn rau cắt rốn của họ. Tình yêu ấy chính là những cảm hứng dạt dào để họ cất lên những bài ca bày tỏ tâm tình của mình.

Trước hết người dân quê khẳng định rất rõ sự quý giá bất khả hoán đổi của quê hương:

“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ao chỉ là hình ảnh hoán dụ để chỉ làng quê. Họ không vì tham ánh sáng hoa lệ đô thành mà rời bỏ quê cha đất tổ. Bởi vì quê nhà còn đất “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang, bao nhiêu tấc đất tức vàng bấy nhiêu”. Bởi vì quê nhà còn có ông bà cha mẹ “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”.

Yêu quê hương còn là yêu những gì thân thương mà chỉ cần mở mắt ra, ngày họ đều thấy:

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát, đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông”. Cảnh quê hương đẹp tươi chứa đựng biết bao tình “Làng ta phong cảnh hữu tình…” họ tự hào về vẻ đẹp độc đáo của quê hương. Khi thì người dân ca ngợi cảnh Lạng Sơn “Đồng Đăng có phố Kì Lừa…” Khi thì ca ngợi cảnh Hồ Tây “Gió đưa cành trúc la đà…” khi thì ca ngợi các đặc sản đáng tự hào của quê nhà (Nhớ cháo làng Ghè, Nhớ canh phố Mía, Nhớ chè Đông Viên… Thấy dừa thì nhớ Bến Tre, thấy sen nhớ đồng quê Tháp Mười). Dù có đi xa họ vẫn nhớ về quê hương nơi đó có cuộc sống tuy đạm bạc nhưng thắm thía nghĩa nặng tình “Anh đi, anh nhớ…” -> Điệp từ thân gắn bó… là nỗi nhớ nao lòng đối với ai xa quê. Cũng chính vì tình yêu ấy mà dù đang thổ lộ tình cảm khác đi nữa, lòng họ vẫn không quên nhắc đến những hình ảnh quê hương thân quen đã ăn sâu vào lòng họ. Những hình ảnh cây bưởi, hoa bưởi, cây tầm xuân, vườn cà, đầu đình, ao sen, cây trúc, cây mai, vườn hồng, giếng nước, gốc đa, con đò, bến sông… đã đi vào ca dao như những biểu tượng của quê hương.

Yêu quê hương còn biểu hiện cao hơn trong tình yêu nước, tự hào về đất nước: “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”.

Chính là cái tình yêu quê hương tha thiết mặn nồng từ xa xưa ấy đã tạo nên một nét rất đẹp trong truyền thống của người Việt Nam, đã là chất men nên thơ nên nhạc, là động lực chủ yếu để dân tộc tồn tại trước bao lần ngoại xâm và nội chiến.

Học tốt

Bình luận (0)
응 우옌 민 후엔
Xem chi tiết
Guen Hana  Jetto ChiChi
24 tháng 10 2017 lúc 21:24

Mình nghĩ là cách 1.

Bình luận (0)
sweet
24 tháng 10 2017 lúc 21:25

c1bạn viết câu yêu cuộc đời này lặp nhiều quá.

c2 hay hớn câu 1

Bình luận (0)
Elly Nguyễn
24 tháng 10 2017 lúc 21:25

C1 :   Được sinh ra trên đời này tôi đã cảm thấy tôi yêu cuộc đời này biết bao . Và nếu còn nhận được những tình cảm đẹp đẽ từ những người thân thì tôi càng cảm thấy yêu cuộc đời này hơn . Tôi nhận được nhiều tình cảm từ cha mẹ ... Ngoài sự yêu thương đó , các bạn có nhận được tình cảm của ai nữa không ? Riêng tôi , tôi còn yêu cả ông nội - người ông , người thầy , người mà sống tình cảm nhất . Với tôi , ông là tất cả , ông là tấm gương sáng để tôi noi theo từng bước , từng lúc đi theo .

Bình luận (0)
Phan uyển nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 7 2017 lúc 13:21

Có 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thấm sâu vào tư tưởng, bản sắc văn hóa dân tộc

Để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, người Việt cần xác nhận tư tưởng tôn giáp:

    + Phật giáo không được tiếp nhận ở góc độ trí tuệ hay cầu giải thoát

    + Nho giáo không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều hà khắc

- Người Việt tiếp nhận tôn giáo tạo ra cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp hài hòa, thanh lịch của những người sống nghĩa tình

Bình luận (0)