giúp mk bài này với . mk sắp phải nộp rồi
tinh thần phản kháng của chị dậu được miêu tả qua mấy chặng ? theo em các miêu tả như thế có hợp lí khoog?
Câu 1
Trích đoạn "Tức nước vỡ bờ" có mấy tuyến nhân vật?Cách xây dựng các nhân vật như trên có ý nghĩa nghệ thuật gì?
Câu 2
Tinh thần phản kháng của chị Dậu đc miêu tả qua mấy chặng,theo em cách miêu tả như trên có hợp lý không?
Câu 3
Qua hay văn bản : " Tức nước vỡ bờ"và "Lão Hạc", em có suy nghĩ gì về phẩm chất của những nông dân trong xã hội cũ
Help Me mai mình nộp bài rồi có ai giúp k :D
I.Tức nước vỡ bờ
1. Văn bản có mấy tuyến nhân vật? Cách xây dựng các tuyến nhân vật như trên có ý nghĩa, nghệ thuật gì?
2. Tìm những chi tiết nói về tình cảnh chị Dậu trước khi bọn cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào?
3. Tinh thần phản kháng của chị Dậu được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả như thế có hợp lí không?
Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?
- Chị Dậu nhẫn nhịn, chịu đựng:
+ Ban đầu "van xin tha thiết", lễ phép xưng "cháu" gọi "ông"
+ Chỉ đến khi cai lệ "bịch luôn vào ngực chị… mấy bịch rồi sấn đến trói anh Dậu" không chịu được nữa, chị mới liều mạng cự lại.
+ Chị dùng lí lẽ phân trần, nói lí lẽ tự nhiên "chồng tôi đau ốm…hành hạ" -> xưng hô "tôi" – "ông" ngang hàng, cứng rắn, cảnh cáo kẻ ác.
+ Sau khi cai lệ "tát vào mặt chị một cái đánh bốp" chị "nghiến răng" : "mày trói chồng bà đi" -> chuyển xưng hô từ tôi- ông sang mày- bà.
+ Đẩy tên cai lệ ngã chỏng quèo, túm tóc lẳng tên người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm.
=> sự phản kháng, trỗi dậy của chị Dậu do uất ức, phẫn nộ, căm tức. Hành động của chị tự phát nhưng bản lĩnh, cương quyết, phù hợp với diễn biến tâm lí. Chị Dậu là nhân vật yêu chồng, thương con, tảo tần nhưng mạnh mẽ, bản lĩnh.
Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài văn này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài theo trình tự tuyến tính (hành trình của con thuyền)
+ Tả cảnh ở vùng đồng bằng êm đềm, thơ mộng, không gian mở ra rộng lớn, phóng khoáng
+ Cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì sự vật hiện ra đột ngột “ núi cao như đột ngột hiện ra chắn trước mặt”
+ Đến đoạn vượt thác đặc tả cảnh dữ dội, nguy hiểm của địa hình
- Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ
-> Vị trí này thuận lợi cho việc miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên và con người.
Dựa vào bài thơ "Mưa sông" và qua thực tế, em hãy viết bài văn miêu tả cảnh mưa trên sông.
Giúp mk với, tối mk phải nộp rồi!!!
Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.
Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây. Mối già bay thấp, có con bay là là mặt đất. Mối bay ra rất nhiều tưởng như vơ tay lên là bắt được đến vài con mối. Ngoài vườn, mẹ gà cục cục dẫn đàn con tìm nơi ẩn nấp, những chú gà con như những nắm bông vàng chạy lon ton, thỉnh thoảng lại kêu "chiếp chiếp". Gió ngày càng thổi mạnh, bãi mía trước nhà được cơn gió thổi làm lá mía xào xạc như muôn ngàn thiếu nữ đang múa gươm. Bụi cuốn mù trời, lá khô cuốn theo chiều gió chạm xuống đất nghe xào xạc dồn vào một góc sân như một bàn tay vô hình đã quét lại. Ngoài đầu ngõ, những chú kiến hối hả hành quân về tổ mang theo bao nhiêu là thức ăn dự trữ báo hiệu trước một trận mưa rất to sắp đến. Gió thổi mát ơi là mát. Những cọng cỏ gà rung rinh tai nghe ngóng. Đến cả bụi tre đầu ngõ cũng kẽo kẹt đưa võng, lá tre choẽ xuống như những cô thiếu nữ đang ngổi tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi ven bờ ao đu đưa bế những đứa con đầu tròn trọc lốc.
Bỗng chớp loé sáng rực, cả bầu trời như có một chiếc bút kỳ lạ đã vẽ lên bầu trời một nét vẽ thật rõ sáng rồi vụt tắt, ông sấm được thể ra oai ghé xuống sân cười khanh khách, có lúc phát ra những tiếng đùng đoàng như mìn phá đá. Cây dừa vốn thường ngày đứng im lặng ở góc vườn nay thả sức sải tay bơi như những vận động viên đang bơi lội. Những chị mùng tơi ở hàng rào cạnh tường lâu nay uốn éo giờ được nhảy múa hả hê.
Lộp bộp, lộp bộp, trời đã mưa. Trẻ em trong xóm reo lên. Mưa ù ù như xay lúa, mưa sầm sập giọt ngã giọt bay. Nước sùi bọt trắng xoá cả sân. Đất trời mù trắng nước, mưa chéo mặt sân, mùi nước mưa ngai ngái, ngòn ngọt. Mưa rào rào trên mái tôn. mưa bùng nhùng trên các tàu lá chuối, lá khoai. Nước chảy ồ ồ, xối xả. Nước ngập cả sân. Mấy ông cóc cụ nhảy chồm chồm bì bõm trong nước mưa. Nước chảy đục ngầu ngầu, cuồn cuộn dồn về ao, nước mấp mé vườn nhà. Bỗng lóe lên một ánh chớp, sấm kêu "đùng" một cái làm trẻ con trong xóm hét lên một tiếng rõ to. Cây lá trong vườn hả hê run rẩy.
Mưa ngớt dần rồi lạnh hẳn, mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran như đón ông Mặt Trời lại mỉm cười, những tia nắng vàng óng ánh sau những vòm lá bưởi. Bầu trời lại trong xanh và cao như một bàn tay vô hình đã gột rửa sạch những đám mây đen. Tiếng bàn chân chạy lép nhép ngoài đường. Trẻ em trong xóm rủ nhau đi bắt cá rô ngược dòng nước.
Trận mưa rào thật là thích đã đem đến cái không khí trong lành, khoan khoái dễ chịu. Cây cối như vụt lớn hẳn lên, sum suê hơn mọi ngày, cái bể nhà em lại đầy ắp nước mưa.
BN THAM KHẢO DÀN Ý ĐỂ SÁNG TẠO THÊM NHÁ
1. Mở bài: giới thiệu cảnh mưa
2. Thân bài:
_Dấu hiệu báo hiệu cơn mưa
_ Miêu tả chi tiết cơn mưa
_ Tạnh mưa
3. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân.
Bài làm
Thiên nhiên quanh ta đa màu sắc vô cùng. Thiên nhiên với đủ mưa gió, bão giông đã và đang làm thế giới này trở nên nhiệm màu. Trong một lần đi sang nhà ngoại và dừng chân nơi bến đò, em cũng đã được chứng kiến một cơn mưa trên sông thật đẹp.
Tín hiệu đầu tiên báo hiệu cho cơn mưa đến chính là những cơn gió rít. Gió làm nghiêng ngả mấy cây bàng ven mô đất phía xa. Gió trong một không gian trống càng trở nên đáng sợ hơn. Bác lái đò không dám đi mà cố định đò lại một chỗ yên ắng và trở vào bờ. Mọi người ai nấy cũng đều nín lặng nhìn cơn mây đen đáng sơ phía xa đang kéo tới. Mây đen phủ kín bầu trời đêm và chẳng thấy một chút ánh sáng nào le lói.
Mưa thật rồi. Hạt mưa rả rích. Sóng chẳng còn yên ả mà vỗ bờ nữa. Hạt mưa tí tách qua đi như chớp nhoáng. Mưa nặng hạt. Từng hạt mưa lớn rơi xuống mặt sông. Mưa dường như hòa cùng nươc sông lạnh lẽo. Trắng xóa cả một khung cảnh dòng sông êm đềm ban nãy. Thế giới như được phân tách giữa một bên là thiên nhiên, là sông nước ồn ã với một bên là cái lạnh lẽo của mọi người chứng kiến cơm mưa. Nước sông dường như dâng cao hơn hẳn. Sóng, nước hòa vào nhau tạo nên âm thanh dữ dội của đất trời. Nửa tiếng đồng hồ trôi đi mà cơn mưa vẫn không ngớt. Từng chút một nó tác động vào tâm trí, làm con người nhìn thấy được sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên.
Khoảng nửa tiếng sau mưa ngớt. Mưa nhẹ dần. Mặt sông không còn lỗ rỗ như trước bởi muôn ngàn hạt mưa lớn. Mưa nhỏ hơn, ánh sáng cũng dần trở lại. Những áng mây làm bừng sáng mặt sống. Thủy quái đã lùi dần và nhường lại mặt sông êm ả. Gương mặt ai nấy vui mừng, háo hức. Mọi người đều thấy an tâm, nhẹ nhõm vì được trở lại với công việc sau một ngày dài. Cơn mưa đi qua để lại cái mát lạnh của đất trời, làm sức sống trỗi dậy trên con sông, trên những rặng cây. Thiên nhiên như được gột rửa và tưng bừng sức sống sau cơn mưa.
Với em, cơn mưa dừng lại trên dòng sông thân thương như một sự đổi thay. Mưa mãi, mưa làm dòng sông khác lạ, dòng sông đi vào lòng ta với bao trăn trở. Sông trong cơn mưa như tắm gội, như bừng tỉnh và nay lại dịu hiền như một người mẹ, một người chị thân thương. Em thấy thêm yêu, thêm gắn bó vơi dòng sông quê mình.
Diễn biến tâm lí và hành động bảo vệ chồng của chị Dậu được tác giả miêu tả như thế nào thông qua các từ xưng hô trong văn bản?
- Cách xưng hô: từ cháu - ông, nhà tôi - ông, bà - mày.
- Làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị “ra đòn” bất ngờ.
Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập 1, tr.28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào?
- Cai lệ là nhân vật hống hách, nhẫn tâm, luôn ra oai. Trong hội thoại hắn thường xuyên cướp lời người khác:
+ Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp sưu mau.
+ Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước dám mở mồm ra khất!
- Người nhà lý trưởng nịnh bợ, khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu:
+ Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!
+ Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho.
- Anh Dậu nhân vật luôn sợ sệt, ngại va chạm, tránh xô xát với người khác:
+ U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta phải tù phải tội.
- Nhân vật chị Dậu thương yêu chồng con, đảm đang nhưng khi cần thiết, tính cách của chị trở nên dứt khoát, mạnh mẽ:
+ Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
+ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
+ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
mấy bạn ơi giúp mk với
thầy giáo ha-men được miêu tả qua những chi tiết nào?
giúp mk với mai mk phải nộp rùi
Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.
Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.
Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.
Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.
Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.
Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:
- Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.
- Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng r'nrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.
- Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nổ trot: chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng IÌÔ lề chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được ch' klìoá chốn lao tù ...
- Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc dộng trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy ngliẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”
Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ để và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.
Tick cho mình với nhé bạn!
Chúc bạn học tốt!
Bài 1:
a,Tìm các từ miêu tả tài năng của Sơn Tinh Thủy Tinh.
b, Theo em, nhân dân lao động ( tác giả dân gian ) đã thể hiện thái độ ủng hộ dối với Son Tinh hay Thủy Tinh ? Vì sao?
c, Thảo luận về ý nghĩa củ truyện Sơn Tinh Thủy Tinh theo gợi ý:
- Truyện phản ánh hiện thực điều gì?
- Truyện thể hiện nguyện vọng gì của nhân dân lao động thời xưa?
d, Hãy miêu tả ngắn gọn cuộc chiến giữa Sơn Tinh Thủy Tinh .
Bài 2 :
a, Các sự việc và chi tiết trong truyện bao giờ cũng phục vụ cho việc bộ lọc một chủ đề thống nhất. Hãy chứng minh điều đó với ST TT.
giúp mk với , mk cần gấp mai mk phải nộp rồi.
Ain nhanh và đúng nhất mk sẽ tickk cho.
a. Sơn Tinh: dời núi, lấp biển. Thủy Tinh: Tài gọi gió, hô mưa.
b. Ủng hộ sơn Tinh vì tất cả những lễ vật vua Hùng cần đều có trên núi, thuận lợi cho Sơn Tinh tìm kiếm.
c. Truyện phản ánh hiện thực hàng năm lũ dâng lên ở đồng bằng sông Hồng.
Phản ánh ước mơ chế ngự thiên nhiên, chiến thắng thiên tai, bão lụt..