Tại sao Nguyễn Tâm Như toàn chép mạng ý nhỉ ! Các bạn cho ý kiến với .
Sao mk thấy hầu như câu hỏi Văn Sử Địa nào Ng Tâm Như cg tl vậy, mà hình như toàn bộ đều chép mạng hết á, các bn cho ý kiến vs!?!?
Chắc là các bạn ấy ngại nên chép trên mạng để được tick đó mà
mk đồng ý với bạn
Bạn ấy viết 1 đoạn văn trong 1 phút
Không chép mạng là gì.
Văn bản “Tại sao nên có vật nuôi trong nhà” mang lại điều gì cho bản thân em? Giữa hai luồng ý kiến của tác giả đưa ra trong văn bản và ý kiến của 1 số bạn trong lớp cho rằng vật nuôi trong nhà cũng mang lại nhiều phiền phức và mối nguy hại cho con người, ý kiến của em như thế nào?
KO CHÉP MẠNGÝ kiến của em đứng về trung lập hơn, vì luồng nào cũng có ý kiến của nó. Nhưng theo em thì vật nuôi nó có nguy hiểm hay không là do người chủ của nó, nếu được nuôi dạy đúng cách thì cũng không đến nỗi mà nguy hại đến vậy. Tuy nhiên trong bản tính của chúng vẫn còn bản chất hoang dã. Nên cũng có lúc nó hiền, nếu nó bị cảm thấy bị đe dọa và nguy hiểm thì mới tấn công. Tóm lại thì em cũng không quan tâm, điều quan trọng là hãy yêu thương nó để không bị tấn công để nguy hiểm.
khôn bảo ngta ko tham khảo trên mạng
Có ý kiến cho rằng: Đi học chỉ cần tập chung học, ko cần quan tâm đến bạn bè hay thầy cô và các hoạt động của nhà trường, có như thế mới học giỏi. Vậy theo em đồng tình hay phản đối ý kiến trên, tại sao?
tham khảo :
theo em, em ko đồng tình với bạn vì nếu quan tâm đến thầy cô , bạn bè thì sẽ đc thầy cô bạn bè quý mến , giúp đỡ mk lúc khó khăn
không vì làm vậy mình sẽ không có những ý kiến hay từ bạn bè và thầy cô,làm vậy còn khiến tâm hồn của mình trở xa lánh ngoài xã hội
Có ý kiến cho rằng: Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước. Em đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Tham khảo:
♦ Không đồng ý với ý kiến: triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước. Vì: có nhiều nguyên nhân (khách quan và chủ quan) khiến cuộc kháng chiến chống Pháp thất bại của nhân dân Việt Nam thất bại.
- Nguyên nhân khách quan: tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch và ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực. Điều này khiến cho nội lực đất nước suy yếu, sức dân suy kiệt, do đó, Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc đương đầu với một kẻ thù mạnh như Pháp.
+ Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.
+ Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân diễn ra lẻ tẻ; có nhiều hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo,...
♦ Tuy nhiên, nhà Nguyễn cần chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm lớn nhất trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp. Vì:
+ Trước vận nước nguy nan, nhiều sĩ phu tiến bộ, đã mạnh dạn đề nghị triều đình cải cách, canh tân đất nước. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã khước từ hoặc thực hiện một cách nửa vời, đồng thời tiếp tục thực hiện những chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu khiến cho sức nước, sức dân suy kiệt.
+ Trong quá trình chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, nhà Nguyễn đã thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao, dẫn đến việc bỏ lỡ nhiều thời cơ phản công quân Pháp.
Em đồng với ý kiến trên vì:
Ngay từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam (1858), khả năng đánh bại Pháp dưới sự lãnh đạo của triều đình có thể thắng lợi,nhưng vì do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta càng ngày càng giảm sút khiến cho quân địch đục nước lấn tới, từng bước tôn tính nước ta.. Hơn thế nữa, triều đình sẵng sàng hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào của quần chúng ( sau sai lầm này lại tới sai lầm khác cụ thể nhất là trong hiệp ước Nhâm Tuấn năm 1862) và cả chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều đại Nguyễn cũng là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân...Thế nên:Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước.
Dường như hiện nay chúng ta đang vô tư nhận sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ dành cho bản thân mình. Còn bản thân chúng ta chưa dành cho bố mẹ sự quan tâm chăm sóc mà chúng ta có thể hoàn toàn làm được.em có suy nghĩ gì với ý kiến trên ?
GIÚP MÌNH VỚI Ạ! MÌNH CẦN GẤP, CÁC BẠN ĐỪNG COPY MẤY BÀI TRÊN MẠNG NHA
Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Please đừng chép lên mạng ạ!
em có tán thành với ý kiến đó, vì ngày khai trường để vào học lớp 1 là ngày mà mỗi người chúng ta được làm quen với thầy cô mới, bạn bè mới, ngôi trường mới, kiến thức mới. Vì vậy ngày khai trường để vào lớp 1 là ngày tạo cho chúng ta nhiều ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn con người
Có ý kiến cho rằng: “Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858 đến năm 1884 do triều Nguyễn lãnh đạo kết thúc thất bại. Sự thất bại đó trách nhiệm hoàn toàn thuộc về triểu Nguyễn.” Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
A. Đồng ý, vì triều Nguyễn lãnh đạo đất nước nên việc mất nước hoàn toàn do nhà Nguyễn.
B. Không đồng ý, vì việc để nước ta rơi vào tay Pháp có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân lớn là thực dân Pháp mạnh hơn Việt Nam rất nhiều.
C. Không đồng ý, vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp nhưng có thể nói trách nhiệm lớn thuộc về triều Nguyễn.
D. Đồng ý, vì vua quan triều Nguyễn bạc nhược, hèn nhát, run sợ trước thực dân Pháp nên đã để Việt Nam rơi vào tay Pháp.
Cả 2 bài thơ "Qua đèo ngang" của Bà Huyện Thanh Quan và "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến đều kết thúc bằng cụm từ "ta với ta".Có ý kiến cho rằng tâm trạng của 2 nhà thơ là giống nhau qua cách kết thúc ấy.Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?
Ta không đồng ý với ý kiến đó được.
Vì:
Qua đèo Ngang: tác giả phải đối diện với chính mình, thể hiện nỗi buồn khi phải xa nhà, xa nước, cảm giác buồn tủi.
Bạn đến chơi nhà: tác giả với bạn tác giả là hai người, thể hiện niềm vui.
tại sao bài kể chuyện một phát minh nho nhỏ lại nói bát đựng trà có nước thì lại không bị trượt ra nhỉ bạn nào có ý kiến về câu hỏi của mình thì hảy trả lời cho mình biết các bạn nghĩ như thế nào nhé để có thêm kiến thức thôi nhé cám ơn!
đó là lực ma sát
Bạn nào giúp tớ lập dàn ý đề văn này với, đừng chép mạng nha ( tại gv tớ k cho chép)
đề :Suy nghĩ của em về tình cảm gia đình trong chiến tranh qua tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng
Hướng dẫn
I. Mở bài:
Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.II. Thân bài:
1. Tình cảm của cha con ông Sáu:
a. Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:
Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng (bé Thu) chưa đầy một tuổi.Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má.b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng:
* Bé Thu rất yêu ba:
Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha (khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má).Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh (để bảo vệ tình yêu em dành cho ba…).Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi…* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt:
Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con.Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng (khi con cương quyết không chịu gọi “ba”).Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.Ân hận vì đã đánh con.Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng...2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh
Cảm động trước tình cha con sâu nặng.Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn.Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.III. Kết bài
"Chiếc lược ngà" – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh.Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình, tình cha con...luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.