Luận cứ trong bài văn nghị luận là gì?
Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận ?
A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết .
B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
C. Là cách sắp xếp các ý, các dẫn chứng theo một trình tự hợp lý.
D. Là nêu cảm xúc,suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm
- Hiểu thế nào là văn nghị luận
- Hiểu vai trò của luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn nghị luận.
- Nắm được bố cục, phương pháp lập luận, cách thức xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn nghị luận giải thích và chứng minh.
- Biết viết đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Biết viếtbài văn giải thích, chứng minh một vấn đề xã hội, văn học đơn giản, gần gũi.
Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?
A. Là những chứng cứ đưa ra để khẳng định sự đúng đắn của vấn đề.
B. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm được nêu ra dưới hình thức khẳng định hay phủ định, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.
C. Là sự phối hợp, tổ chức các dẫn chứng, lí lẽ nhằm làm sáng tỏ vấn đề được nghị luận.
D. Cả A, B, C đều sai.
Lập luận trong bài văn nghị luận là gì?
A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết .
B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
C. Là nêu cảm xúc,suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm .
D. Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.
Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25 và 26, hãy cho biết thế nào là văn nghị luận. Em thấy văn nghị luận trung đại (các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25) có nét gì khác biệt nổi bật so với văn nghị luận hiện đại (văn bản trong bài 26 và các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7)?
So với văn nghị luận hiện đại, văn nghị luận trung đại có những sự khác biệt:
- Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, những hình ảnh có tính ước lệ, câu văn được viết theo lối biền ngẫu, sóng đôi nhịp nhàng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố. Viết bằng chữ Hán, thường được chia ra theo chức năng và mục đích sử dụng, thường gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại.
- Nghị luận trung đại thể hiện rõ thế giới quan con người trung đại: tư tưởng "mệnh trời", đạo "thần chú", lí tưởng nhân nghĩa…
Ngược lại với những đặc điểm trên, văn nghị luận hiện đại thường có lối viết giản dị, câu văn gần với đời sống hằng ngày.
Xem lại Ngữ văn 7, tập hai và cho biết: Luận điểm là gì? Lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a) Luận điểm là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
b) Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
c) Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
a, Những quan điểm, tư tưởng, chủ trương cơ bản mà người viết nói hoặc nêu ra trong bài văn nghị luận.
Trong bài văn nghị luận, khi dẫn luận cứ phải biết
A. Phân tích, bình luận luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm
B. Hướng vào luận điểm của bài văn
C. Chọn những luận cứ hấp dẫn, độc đáo, tiêu biểu
D. Chọn những luận cứ thực tế hoặc những luận cứ lí lẽ
1. Em hiểu thế nào là văn nghị luận? Kể tên một văn bản nghị luận mà em biết
và cho biết văn bản đó bàn về vấn đề gì?
2. Có ý kiến cho rằng: Văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
phần nhiều đề cập đến thói quen xấu trong đời sống xã hội và tác hại của nó;
đó là luận điểm của bài văn nghị luận này. Em có đồng ý với ý kiến đó
không? Vì sao?
3. Xác định luận điểm, luận cứ cho đề bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
4. Lập ý cho đề bài “Không thể sống thiếu tình bạn”.
Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân - kết quả,...). Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?
Khi làm một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định: sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, trình tự quan hệ nguyên nhân - kết quả, điều kiện - kết quả,... Đối với việc sắp xếp này, trạng ngữ có một vai trò quan trọng trong việc nối kết các câu, các đoạn, góp phần làm cho liên kết của văn bản chặt chẽ, mạch lạc.