Điểm khác nhau cơ bản (nguyên nhân, cơ chế, tính chất biểu hiện, vai trò) giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến.
Giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen có điểm nào khác nhau nào?
1. Đột biến gen là biến dị di truyền còn biến dị tổ hợp là biến dị tổ hợp thì không di truyền.
2. Đối với sự tiến háo của loài thì đột biến gen có vai trò quan trọng hơn; đột biến gen xuất hiện đột ngột gián đoạn còn biến dị tổ hợp có thể định hướng trước.
3. Đột bién gen làm gen thay đổi cấu trúc còn biến dị tổ hợp thì không.
4. Nguyên nhân của đột biến gen là do tác nhân môi trường còn biến dị tổ hợp là do sự tổ hợp lại vật chất di truyến vốn có của bố mẹ cho con qua giảm phân và thụ tinh.
Phương án đúng là:
A. 1, 2
B. 2, 3
C. 2, 4
D. 3, 4
Giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen có điểm nào khác nhau nào?
1. Đột biến gen là biến dị di truyền còn biến dị tổ hợp là biến dị tổ hợp thì không di truyền.
2. Đột biến gen xuất hiện đột ngột gián đoạn còn biến dị tổ hợp có thể định hướng trước.
3. Đột biến gen làm gen thay đổi cấu trúc gen còn biến dị tổ hợp thì không.
4. Nguyên nhân của đột biến gen là do tác nhân môi trường còn biến dị tổ hợp là do sự tổ hợp lại vật chất di truyến vốn có của bố mẹ cho con qua giảm phân và thụ tinh.
Phương án đúng là:
A. 1, 2
B. 2, 3
C. 2, 4
D. 3, 4
Đáp án C
Điểm khác nhau giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen là: 2, 4.
1 sai vì biến dị tổ hợp và đột biến gen đều là biến dị di truyền.
3 sai vì biến dị tổ hợp cũng có thể làm thay đổi cấu trúc gen (hoán vị gen xảy ra do tiếp hợp trao đổi chéo trong giảm phân)
Điểm giống nhau cơ bản giữa đột biến và biến dị tổ hợp là
A. đều tạo ra kiểu hình không bình thường
B. đều mang tính chất đồng loạt và định hướng
C. đều không di truyền cho thế hệ sau
D. đều là biến đổi có liên quan đến cấu trúc vật chất di truyền
Đáp án D
Đột biến gen và biến dị tổ hợp đều là biến đổi có liên quan đến cấu trúc vật chất di truyền
Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.3.
Bảng 66.3. Các loại biến dị
Biến dị tổ hợp | Đột biến | Thường biến | |
---|---|---|---|
Khái niệm | |||
Nguyên nhân | |||
Tính chất và vai trò |
Biến dị tổ hợp | Đột biến | Thường biến | |
---|---|---|---|
Khái niệm | Là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P. | Là những biến đổi về cấu trúc, số lượng của ADN và NST, khi biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến. | Là những biến đổi của kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. |
Nguyên nhân | Bằng sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen quy định các cặp tính trạng đó trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. | Do sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài cơ thể. | Cùng 1 kiểu gen nhưng khi sống trong các điều kiện môi trường khác nhau (đất, nước, không khí, thức ăn, điều kiện chăm sóc…) khác nhau thì cho nhiều kiểu hình khác nhau. |
Tính chất và vai trò | - Tính chất: xuất hiện với tỉ lệ lớn, di truyền được. - Vai trò: là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. |
- Tính chất: mang tính cá biệt, ngẫu nhiên, có lợi hoặc hại, di truyền được. - Vai trò: là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. |
- Tính chất: biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, không di truyền được. - Vai trò: cho thấy kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. |
Giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen có điểm nào sau đây giống nhau
I. Đều làm biến đổi vật chất di truyền
II. Đều làm biến đổi kiểu hình
III. Đều là các biến dị di truyền
IV. Đều xuất hiện do tác động của nhân tố lý hóa, môi trường
V. Đều có vai trò cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa
A. I,III,V
B. II, III, V
C. II, III, IV, V
D. I, II, III, I
Đáp án B
Điểm giống nhau giữa đột biến gen và biến dị tổ hợp là: làm biến đổi kiểu hình (II), đều là biến dị di truyền (III), cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống (V)
Ý I sai vì chỉ có đột biến gen làm biến đổi vật chất di truyền
Ý IV sai vì chỉ có đột biến gen xuất hiện do tác động của nhân tố lý hóa môi trường, còn biến dị tổ hợp là do sự tổ hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh.
Ghép hợp nào giữa (I) với (II) là đúng theo quan điểm tiến hoá hiện đại?
I | II |
1. Nguyên liệu | a. quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. |
2. Đối tượng | b. phân hóa khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau. |
3. Thực chất | c. đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen. |
4. Vai trò | d. cá thể, dưới cá thể, trên cá thể. |
A. 1-d, 2-c, 3-b, 4-a.
B. 1-d, 2-c, 3-a, 4-b.
C. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a.
D. 1-c, 2-d, 3-a, 4-b.
Biến dị tổ hợp là loài biến dị được hình thành do sự tổ hợp lại các gen có sẵn ở bố mẹ. Có bao nhiêu quá trình sau đây là cơ chế tạo nên các biến dị tổ hợp?
(1) Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân
(2) Sự nhân đôi của các gen trong phân bào nguyên phân
(3) Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng
(4) Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Các quá trình là cơ chế tạo nên các biến dị tổ hợp là : (1) (3)
Đáp án D
Biến dị tổ hợp là loại biến dị được hình thành do sự tổ hợp lại các gen sẵn có
ở bố mẹ. Có bao nhiêu quá trình sau đây là cơ chế tạo nên các biến dị tổ hợp?
(1) Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân.
(2) Sự nhân đôi của các gen trong phân bào nguyên phân.
(3) Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit khác nguồn gốc trong cặp
NST tương đồng.
(4) Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 1: Nội dung quy luật phân li độc lập? Điều kiện nghiệm đúng?
Câu 2:
a. Thế nào là Biến dị tổ hợp?
b. Cơ chế xuất hiện Biến dị tổ hợp?
c. Ý nghĩa của Biến dị tổ hợp?
d. Vì sao Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở hình thức sinh sản hữu tính
caau 1:Điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập của Menđen là: Các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì sẽ phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh tạo nên các biến dị tổ hợp.
cau 2:
Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ (P) qua quá trình sinh sản.
- Sự phân li độc lập của các loại nhân tố di truyền (cặp gen) trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh là cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp.
- Ý nghĩa:
+ Trong chọn giống: tính đa dạng ở vật nuôi và cây trồng giúp con người có những điều kiện để chọn và giữ lại những dạng phù hợp nhằm tạo ra giống mới có năng suất và phẩm chất tốt.
+ Trong tiến hóa: Tính đa dạng giúp mỗi loài có khả năng phân bố và thích nghi ở nhiều môi trường sống khác nhau làm tăng khả năng đấu tranh sinh tồn của chúng.