Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Kim Loan
Xem chi tiết
Tran Van Dat
3 tháng 2 2016 lúc 17:09

gianroi??

Bình luận (0)
Phạm Thị Thanh Huyền
18 tháng 4 2017 lúc 16:03

???????

Bình luận (0)
Nguyễn Thế Hưng
6 tháng 3 2020 lúc 14:06

TÔI CẦN MỌI NGƯỜI GIÚPhumNgữ văn lớp 6

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
non đô em mông
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 6 2018 lúc 17:43

Đáp án: D

→ Vượt thác là sự phối hợp hài hòa giữa việc tả thiên nhiên với việc tả hoạt động của con người

Bình luận (0)
Tạ Thanh Trà
Xem chi tiết
Bùi Hà Chi
18 tháng 2 2016 lúc 23:13

1.    Cảnh thiên nhiên trước khi vượt thác

–    Trời thổi gió nồm và con thuyền bắt đầu rẽ sóng lướt tới, đến ngã ba thì bắt gặp một nương dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít -> cảnh đẹp cổ xưa có từ bao đời nay
–    Tiếp đó là những thuyền bè chở đầy thức quả, nào là mít, cau tươi dây mây…
–    Rồi bao nhiêu là núi non hiện lên, những cây cổ thụ được nhân hóa nhìn trầm ngâm xuống mặt nước
->    Chốn đây quả thật là một nơi phong cảnh hữu tình, nước non thiên nhiên hòa quyện với thuyền bè của con người tạo nên một khung cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa rất mực đời thường giản dị

2.    Con thuyền đi qua đoạn sông có thác dữ

–    Nước từ trên cao phóng xuống có thể làm đứt đuôi rắn -> sức chảy quá mãnh liệt những người trên thuyền phải kiên cường lắm mới có thể chống lại được
–    Chỗ nước bị chặn thì văng bọt tứ tung con thuyền chỉ muốn lật hay quay đầu lại
->    Với những ngôn ngữ gợi hình gợi cảm tác giả đã đem đến trước mắt chúng ta một con thác vô cùng hùng dữ

3.    Qua khỏi đoạn thác dữ

–    Qua đoạn thác hiểm trở là những cây cối hiện lên
–    Những đồng bằng xanh tươi trù phú, nhưng khúc sông chảy quanh co nhịp nhàng
->    Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ngôn ngữ gợi hình đã giúp nhà văn thành công trong việc miêu tả thiên nhiên vừa mang vẻ hiền hòa cổ xưa lại vừa mang vẻ hùng vĩ mà lại rất thơ mộng

4.    Hình tượng nhân vật Dượng Hương thư

–    Ngoại hình: giống như một pho tượng đúc đồng, các bắp thịt cuồn cuộn hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, giống như một hiệp sĩ của trường sơn
–    Hành động: co người phóng sào, thả sào rút sào nhanh như cắt…
->    Đây là một người con của núi rừng, sinh ra là để vượt thác chinh phục thiên nhiên. Ngoại hình gân guốc khỏe mạnh và hành động thì nhanh gọn dứt khoát

III.    Tổng kết

–    Nhà văn Võ Quảng đã mang đến cho chúng ta một hành trình vượt thác chinh phục thiên nhiên của con người vô cùng nhanh nhẹn và uy vũ. Thiên nhiên hiện lên vừa hùng vĩ hung dữ lại vừa thơ mộng trữ tình.

bạn tự chọn lọc ý nhéok

Bình luận (0)
Tạ Thanh Trà
18 tháng 2 2016 lúc 13:41

chỉ 4-6 câu thôi nha các bạn

Bình luận (2)
Nguyễn Thanh Hoà
18 tháng 2 2016 lúc 14:27

la mot canh ki quan dep

 

Bình luận (0)
gin cóa crush
Xem chi tiết
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
23 tháng 1 2021 lúc 19:40

Đoạn văn 1

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

 

Đoạn văn 2

Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất. Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.

   PlayvolumeTruvid02:37AdXBÀI LÀM CẢM NGHĨ VỀ NHÂN VẬT DƯỢNG HƯƠNG THƯ TRONG ĐOẠN TRÍCH VƯỢT THÁC

Bài mẫu 1

VIẾT CẢM NHẬN CỦA EM VỀ NHÂN VẬT DƯỢNG HƯƠNG THƯ TRONG ĐOẠN TRÍCH VƯỢT THÁC

Vượt thác là một đoạn trích ngắn trong truyện Quê nội của nhà văn Võ Quảng. Với trích đoạn ngắn tác giả đã đưa người đọc đến với khung cảnh thiên nhiên vừa hiền hòa vừa hung bạo dọc hai bên dòng sông Thu Bồn. Nhưng nổi bật hơn cả, tác giả để lại ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh những người lao động nơi đây mà điểm nhấn nằm ở chân dung dượng Hương Thư khỏe mạnh, oai phong trong quá trình vượt thác.

Đoạn trích kể về công cuộc vượt thác đầy nguy hiểm, vất vả mà cũng thật oai phong, hùng dũng của dượng Hương Thư. Để chuẩn bị cho hành trình vượt thác, dượng Hương đã nấu cơm ăn trước cho chắc bụng, những chiếc sào tre bịt đầu sắt đã sẵn sàng. Bước vào quá trình vượt thác, dượng Hương Thư đã ngay lập tức phải đối đầu với con thác lớn, nước to cứ thế chồm lên, dượng Hương Thư đánh trần phóng chiếc sào đã chuẩn bị xuống nước "nghe tiếng soạc", cả người dượng Hương ra sức cản lại thế nước dữ, đến nỗi chiếc sào cũng bị uốn con. Con thuyền thoáng chút sợ hãi trước sức mạnh ghê gớm của thác nước cứ "chực trụt xuống quay đầu lại" . Biện pháp nhân hóa khiến cho cả câu văn trở nên sinh động hẳn lên, không chỉ mô tả sự lo lắng của con thuyền mà đó còn chính là nỗi lo lắng của dượng Hương Thư. Liệu sức người có thể địch nổi lại với sức nước? Chỉ mất vài giây ngắn ngủi, dượng Hương đã lấy lại tư thế làm chủ, đây có lẽ là đoạn văn hay nhất, đẹp nhất để miêu tả về dượng Hương Thư: "Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì lên ngọn sào như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" . Chỉ trong một vài câu văn ngắn tác giả đã sử dụng hàng loạt các biện pháp so sánh: nhanh như cắt, như pho tượng đồng đúc, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ, mức độ so sánh ngày càng tăng tiến, khẳng định vẻ đẹp của dượng Hương Thư. Dượng Hương mang trong mình vẻ đẹp của sự nhanh nhẹn, khỏe mạnh, rắn rỏi, dượng Hương chẳng khác nào một người hiệp sĩ vĩ đại đang chiến đấu chống lại cái ác, cái xấu. Không chỉ vậy, Võ Quảng còn rất tinh tế khi sử dụng ngôn từ với việc dùng các động từ mạnh: thả sào, rút sào, lấn lên, các từ miêu tả nhân vật: cuồn cuộn, cắn chặt, bạnh ra, nảy lửa, … càng chạm khắc rõ nét hơn nữa vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt của người kị mã trong quá trình vượt thác. Dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn với khi ở nhà, lúc nào cũng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng dạ vâng. Bằng kinh nghiệm dày dặn, bằng sức mạnh phi thường dượng Hương Thư và mọi người đã chiến thắng dòng nước dữ, vượt thác thành công. Mặc dù thở không ra hơi nhưng ai cũng sung sướng vứt sào.

Để xây dựng chân dung dượng Hương Thư, Võ Quảng đã vận dụng, kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật. Trước hết là những hình ảnh so sánh sinh động: nhanh như cắt, như pho tượng đồng đúc, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Ngoài ra lớp ngôn ngữ giàu chất tạo hình: cuồn cuồn, nảy lửa,.. sử dụng hệ thống động từ đa dạng phong phú; cùng với đó là việc sử dụng linh hoạt các thành ngữ: nhanh như cắt,… đã giúp tác giả khắc họa thành công vẻ đẹp rắn rỏi, nhanh nhẹn, gan dạ trong quá trình vượt thác của dượng Hương Thư.

Bằng con mắt quan sát tinh tường, sử dụng linh hoạt ngôn ngữ và các biện pháp nghệ thuật Võ Quảng đã xây dựng thành công chân dung dượng Hương Thư - đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của người lao động Việt Nam. Họ có thể nhu mì, hiền lành khi ở nhà nhưng lại là những người anh hùng dũng cảm, nhanh nhẹn, quyết liệt trong cuộc việc, trước mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Qua nhân vật này, tác giả còn thể hiện niềm tự hào, ngợi ca sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên hùng vĩ.

Bài mẫu 2

CẢM NGHĨ VỀ NHÂN VẬT DƯỢNG HƯƠNG THƯ TRONG ĐOẠN TRÍCH VƯỢT THÁC

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả cửa con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùng đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ân sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vảng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh

Bình luận (0)
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
23 tháng 1 2021 lúc 19:43

Trong văn bản Vượt thác của Võ Quảng có xuất hiện rất nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ. Độc đáo nhất có thể nhắc đến hình ảnh những hàng cây cổ thụ: "Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước", "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước". Trong câu đầu tiên, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá hình ảnh chòm cổ thụ "dáng mãnh liệt dứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước" - nhà văn chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ - nhờ đó, vừa thể hiện được dáng vẻ cổ kính, trang nghiêm, to lớn của hàng cây vừa thể hiện hàm ý: thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu. Trong câu thứ hai, nhà văn đã sử dụng biện pháp so sánh. Hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu - việc chuyển nghĩa được thực hiện theo cơ chế hoán dụ. Trong hình ảnh thứ hai này, thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước.

Bình luận (0)
gin cóa crush
24 tháng 1 2021 lúc 13:52

thankshihi

Bình luận (0)
Nguyen Thi Huyen Dieu
Xem chi tiết
Dũng Phạm Tiến
Xem chi tiết
duong thi thuy linh
4 tháng 5 2016 lúc 18:38

nhờ người ta giúp đỡ mà thế à! -_-humlimdim

Bình luận (0)
duong thi thuy linh
6 tháng 5 2016 lúc 19:29

thi rồi à! Làm được bài không, chắc là không đượchahaleuleuleuthanghoavui

Bình luận (1)
Nguyễn Đặng Nhật Linh
Xem chi tiết
Emma Granger
30 tháng 1 2018 lúc 21:18
Cảnh thiên nhiên của vùng sông nước Cà Mau:

Nhận xét chung : Thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau rộng lớn,hoang dã và hùng vĩ được thể hiện qua các chi tiết:

+ Nước đổ ra biển như thác.

+ Cá nước bơi hàng đàn.

+ Con sông rộng hơn ngàn thước.

 +Kênh rạch ngày càng chằng chịt,bủa giăng như mạng nhện.

+Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành.

Bức tranh thiên nhiên trên sông và cảnh hai bên sông Thu Bồn:

* Đoạn sông vòng đường bằng:

+ Cảnh sông êm đềm,hiền hòa,thơ mộng

+ Thuyền bè tấp nập

+ Hai bên sông,những bãi dâu trải ra bạt ngàn

*Sắp đoạn nhiều thác dữ:

+ Nước phóng xuống giữa hai vách đá ->hiểm trở

+Đoạn cuối,sông quanh co,bớt hiểm trở, đột ngột mở ra đoạn bằng phẳng của sông.

=>Bức tranh quanh cảnh trên sông và hai bên sông Thu Bồn vừa mang vẻ êm đềm của vùng đồng bằng, vừa mang vẻ hùng vĩ oai nghiêm của núi rừng.

Nghệ thuật miêu tả ở văn bản"Sông nước Cà Mau":Miêu tả từ bao quát đến cụ thể,từ ngữ gợi hình,gợi cảm, kết hợp với các phép tu từ.kết hợp giữa miêu tả với thuyết minh.Nghệ thuật trong văn bản "Vượt thác":Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và tả ngoại hình,hành động của con người với các phép tu từ nhân hóa,so sánh,các chi tiết miêu tả đặc sắc,ngôn ngữ giàu hình ảnh,nhiều liên tưởng và biểu cảm.
Bình luận (0)
©ⓢ丶κεη春╰‿╯
2 tháng 2 2018 lúc 16:26

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

:D

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Diệp
Xem chi tiết
Lê Tùng Đạt
20 tháng 9 2018 lúc 4:39
Bình luận (0)