Hình tượng “sóng” trong bài thơ được Xuân Quỳnh miêu tả như thế nào ?
Qua bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu được thể hiện như thế nào ?
Qua bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh, ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Người phụ nữ ấy mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khao khát yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực trong lòng mình. Người phụ nữ ấy thủy chung, nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa. Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, để “tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung. Đó là những nét mới mẻ, “hiện đại” trong tình yêu.
Tâm hồn người phụ nữ đó giàu khao khát, không yên lặng: “vì tình yêu muôn thuở - Có bao giờ đứng yên” (Thuyền và biển). Nhưng đó cũng là một tâm hồn thật trong sáng, thủy chung vô hạn. Quan niệm tình yêu như vậy rất gần gũi với mọi người và có gốc rễ trong tâm thức dân tộc
Cảm nhận hình tượng sóng và em trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh.
Bài thơ "Sóng" được Xuân Quỳnh sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trong một lần về thăm vùng biển ở quê
B. Trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền
C. Trong một lần đi vận động nhân dân ở vùng biển Diêm Điền
D. Viết trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy đau thương
Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ trong chuyến đi thực tế vùng biển Diêm Điền.
Đáp án cần chọn là: B
Trong bài thơ "Cửa sông", những con sóng đã được nhà thơ Quang Huy miêu tả như thế nào?
A. sóng dạt dào
B. sóng dữ dội
C. sóng bạc đầu
D. sóng nhấp nhô
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Anh chị cảm nhận được gì về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu của bài thơ này.
Hình tượng sóng- người phụ nữ đang yêu, hình tượng trung tâm, nổi bật của bài thơ:
+ Mượn sóng để diễn tả nỗi lòng, tình yêu, trái tim phức tạp, tha thiết
+ Sóng có phẩm chất, tính cách giống “em”
- Sóng, những suy nghĩ, trăn trở khi nghĩ về tình yêu
+ Tìm cội nguồn của sóng, và khát vọng muốn được hiểu mình, hiểu người mình yêu và tình yêu
+ Trái tim của tuổi trẻ khát khao yêu thương, quy luật tự nhiên
- Nỗi nhớ, sự chung thủy của người phụ nữ khi yêu
+ Bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ thương người yêu
+ Sự tin tưởng, đợi chờ chung thủy trong tình yêu
- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu
+ Sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ trước cuộc đời dài rộng và tình yêu lớn lao
+ Sóng là biểu tượng cho tình yêu trường tồn, mãnh liệt
Em hiểu như thế nào về hình ảnh thơ “đường xa nắng gắt” và “núi thẳm” trong khổ thơ cuối của bài thơ lời ru của mẹ của nhà thơ xuân quỳnh. Giúp mình với !!!
Thưa thạc sĩ, đường xa nắng gắt là một con đường nóng đầy lạnh.Núi thắm là ngọn nui rất cao khi nghười leo lên rất mệt.
Chào em, em đã vi phạm kỉ luật mức độ 2: Gian lận trong học tập, thi cử lần 1. Bài thi của em sẽ bị đánh dấu và trừ một nửa số điểm.
Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu?
Mùa xuân thiên nhiên, đất trời xứ Huế:
+ Hoa tím biếc, dòng sông xanh, chim chiền chiện hót vang trời
+ Không gian rộng lớn, bao la, màu sắc đặc trưng của Huế (tím, xanh), hòa với âm thanh sự sống
- Cảm xúc bồi hồi, rộn ràng của tác giả trước cảnh vật thiên nhiên xứ Huế
+ Tác giả trân trọng sự sống (tôi đưa tay tôi hứng)
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, các yếu tố hữu hình, cảm nhận bởi nhiều giác quan
- Hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và sự sống tha thiết của nhà thơ
- Khổ thơ thứ hai thể hiện tình yêu với mùa xuân đất nước:
+ Mùa xuân đất nước cụ thể hóa bằng hình ảnh người cầm súng, người ra đồng
+ Suy ngẫm và chiêm nghiệm của tác giả khi nhìn thấy "lộc" từ mùa xuân đất nước
+ Từ láy "hối hả" và "xôn xao" thể hiện nhịp phát triển, thời kì mới của đất nước
+ So sánh đất nước với vì sao: sự trường tồn vững bền của đất nước
⇒ Hình ảnh mùa xuân tự nhiên và đất nước đối sánh với nhau qua lăng kính yêu cuộc đời, khao khát sống của tác giả
Trong văn học Việt Nam hiện đại, có nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó, đồng thời so sánh với bài Sóng để thấy được những sáng tạo đặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh.
- Một số bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu:
+ Bài thơ “Biển” – Xuân Diệu
… Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…
+ Bài thơ Biển nhớ - Minh Lý
Em một mình trên biển
Khung trời của riêng anh
Tình em như con sóng
Cuồn cuộn mỗi chiều hè.
Em muốn gửi cho anh
Tình muôn đời thắm mãi
Như bến bờ hoang dại
Yêu mãi biển trong xanh.
Em chờ anh về nhé
Biển mãi gọi tên anh
Gió buồn ru khe khẽ
Lời riêng em ngọt lành.
Về biển khơi anh nhé
Tình nồng bên biển xanh
Con sóng hiền vỗ mãi
Em vẫn hoài chờ anh.
- Qua các bài thơ nói mượn hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu, ta càng thấy rõ nét được những sáng tạo đặc sắc của Nhà thơ Xuân Quỳnh khi viết bài thơ Sóng: âm điệu tự nó tạo thành một hình tượng sóng, phù hợp với nhịp điệu tâm trạng của người con gái đang yêu; hồn thơ của Xuân Quỳnh luôn tự bộc lộ những khát vọng, những say đắm rạo rực, những suy tư day dứt, trăn trở của lòng mình trong tình yêu.
Đề bài sau thuộc dạng bài phân tích nào?
“Phân tích hình ảnh sóng trong bài "Sóng" của Xuân Quỳnh để thấy được những cung bậc cảm xúc trong tình yêu”
A. Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ
B. Dạng bài phân tích một đoạn thơ
C. Dạng bài phân tích môt hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ
D. Dạng bài so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ
Đề bài trên thuộc dạng bài phân tích hình ảnh trong một đoạn thơ, bài thơ.
Đáp án cần chọn là: C