Tại sao phải phân chia Trái Đất thành các đới khí hậu ?
Dựa vào hình 14.1 - Các đới khí hậu trên trái đất , cho biết đới khí hậu nào được phân chia thành nhiều kiểu khí hậu nhất
A. Đới khí hậu ôn đới.
B. Đới khí hậu cận nhiệt.
C. Đới khí hậu nhiệt đới.
D. Đới khí hậu xích đạo.
Giải Thích : Dựa vào hình 14.1 SGK/53, các đới khí hậu kí hiệu I, II, III, IV, V, VI, VII. Như vậy, ta thấy đới khí hậu được phân chia thành nhiều kiểu khí hậu nhất là đới khí hậu cận nhiệt với 3 kiểu khí hậu, đó là kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, cận nhiệt gió mùa và kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
Đáp án: B
Vì sao bề mặt Trái Đất lại chia thành các đới khí hậu khác nhau?
Bề mặt Trái Đất chia thành các đới khí hậu khác nhau do sự tương tác giữa ánh sáng mặt trời và các yếu tố địa lý như vị trí địa lý, độ cao, hình dạng địa hình và dòng chảy của các dòng khí quyển.
Các đới khí hậu chính bao gồm cực, cận cực, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới và cận ôn đới. Sự chia thành các đới khí hậu khác nhau xảy ra do các yếu tố sau:
1. Góc chiếu của ánh sáng mặt trời: Ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất theo một góc khác nhau tại các vùng khác nhau. Vùng gần cực nhận được ánh sáng mặt trời theo góc nghiêng, gây ra lượng nhiệt và ánh sáng thấp hơn. Trong khi đó, vùng gần xích đạo nhận được ánh sáng mặt trời theo góc thẳng đứng, gây ra lượng nhiệt và ánh sáng cao hơn.
2. Phân bố nhiệt độ: Sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất phụ thuộc vào lượng nhiệt mặt trời được hấp thụ và phản xạ lại từ bề mặt Trái Đất. Vùng gần xích đạo nhận được nhiều năng lượng mặt trời hơn, do đó có nhiệt độ cao hơn. Trong khi đó, vùng gần cực nhận được ít năng lượng mặt trời hơn, do đó có nhiệt độ thấp hơn.
3. Hệ thống dòng khí quyển: Sự chuyển động của dòng khí quyển, bao gồm gió và áp suất không khí, cũng ảnh hưởng đến đới khí hậu. Các hệ thống dòng khí quyển như gió xích đạo, gió cận xích đạo và gió cực tạo ra các đới gió và mô hình thời tiết khác nhau trên Trái Đất.
4. Địa hình và hình dạng địa lý: Địa hình và hình dạng địa lý của một khu vực cũng có thể ảnh hưởng đến đới khí hậu. Ví dụ, các dãy núi có thể tạo ra hiện tượng tạo mưa bên gió, tạo ra vùng khí hậu khác biệt giữa hai bên của núi.
Tổng hợp lại, sự chia thành các đới khí hậu khác nhau trên bề mặt Trái Đất là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa ánh sáng mặt trời, địa lý và dòng khí quyển. Các yếu tố này tạo ra sự đa dạng về nhiệt độ, ánh sáng và mô hình thời tiết trên Trái Đất.
*Tham khảo:
- Bề mặt Trái Đất chia thành các đới khí hậu khác nhau do sự khác biệt về lượng nhiệt độ và ánh sáng mặt trời tiếp nhận, phụ thuộc vào vị trí địa lý và các yếu tố khí hậu khác nhau.
Do sự phân bố không đều của ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời
Vì sao bề mặt Trái Đất lại chia thành các đới khí hậu khác nhau?
Do sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời không đều trên bề mặt Trái Đất. Nên nơi nào có góc chiếu sáng càng lớn và thời gian chiếu sáng càng dài thì càng nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Nơi đó hình thành nên đới nóng. Và ngược lại.
Do sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời không đều trên bề mặt Trái Đất. Nên nơi nào có góc chiếu sáng càng lớn và thời gian chiếu sáng càng dài thì càng nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Nơi đó hình thành nên đới nóng. Và ngược lại.
nhận xét nào sau đây chưa đúng về khí hậu châu Á:
A) châu Á có đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất
B) khí hậu châu Á phân thành nhiều đới khác nhau
C) trong mỗi đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau
D) khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa
1.Nêu đặc diểmcủa các dới khí hậu: nhiệt đới, hàn đới và ôn đới
2. Tại sao không khí trên trái đất lúc 13h mà không nóng lúc12h
3. Tại sao có sự khác nhau về khí hậu đại dương và lụ địa
4. So sánh thời tiết và khí hậu
1
- Đặc điểm của ba đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới:
+ Nhiệt đới: nhiệt độ quanh năm cao (trung bình trên 20"C) và trong năm có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng). Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn; lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.
+ Ôn đới: mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, nên thời tiết thay đổi thất thường; lượng nhiệt trung bình; các mùa thể hiện rất rõ trong năm; gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió tây ôn đới; lượng mưa trong năm dao động từ 500 mm đến 1000 mm.
+ Hàn đới: có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy mặt trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10"c, thậm chí xuống đến -50°C; mùa hạ thật sự chỉ kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít vượt quá 10nc. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ).
2 Không khí trên trái đất lúc 13h mà không nóng lúc 12h vì:
Lúc 12 giờ mặt trời chiếu trực diện vào trái đất tạo ra nhiệt lớn nhất của sự truyền nhiệt. Tuy nhiên, vào lúc 13 giờ sự truyền nhiệt của Mặt Trời có phần giảm thì Trái Đất tỏa nhiệt theo nguyên lí "khi các tia bức xạ của Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên.
3 Có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa là do: Đặc tính hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho không khí ở bề mặt lục địa và bề mặt đại dương khác nhau.
Câu 4 so sánh của nơi nào
Câu 1:
- Đặc điểm của ba đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới:
+ Nhiệt đới: nhiệt độ quanh năm cao (trung bình trên 20"C) và trong năm có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng). Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn; lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.
+ Ôn đới: mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, nên thời tiết thay đổi thất thường; lượng nhiệt trung bình; các mùa thể hiện rất rõ trong năm; gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió tây ôn đới; lượng mưa trong năm dao động từ 500 mm đến 1000 mm.
+ Hàn đới: có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy mặt trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10"c, thậm chí xuống đến -50°C; mùa hạ thật sự chỉ kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít vượt quá 10nc. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ).
Câu 2:
Không khí trên trái đất lúc 13h mà không nóng lúc 12h vì:
Lúc 12 giờ mặt trời chiếu trực diện vào trái đất tạo ra nhiệt lớn nhất của sự truyền nhiệt. Tuy nhiên, vào lúc 13 giờ sự truyền nhiệt của Mặt Trời có phần giảm thì Trái Đất tỏa nhiệt theo nguyên lí "khi các tia bức xạ của Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên.
Câu 3:
Có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa là do: Đặc tính hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho không khí ở bề mặt lục địa và bề mặt đại dương khác nhau.
- Đặc điểm của ba đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới:
+ Nhiệt đới: nhiệt độ quanh năm cao (trung bình trên 20"C) và trong năm có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng). Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn; lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.
+ Ôn đới: mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, nên thời tiết thay đổi thất thường; lượng nhiệt trung bình; các mùa thể hiện rất rõ trong năm; gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió tây ôn đới; lượng mưa trong năm dao động từ 500 mm đến 1000 mm.
+ Hàn đới: có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy mặt trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10"c, thậm chí xuống đến -50°C; mùa hạ thật sự chỉ kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít vượt quá 10nc. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm)
Vẽ sơ đồ thể hiện phân bố các đới khí hậu trên trái đất? giải thích tại sao gió tín phong thổi từ 30 độ B/N về xích đạo?
– Gió Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30o Bắc và Nam về Xích đạo vì:+ Ở Xích đạo quanh năm nhiệt độ cao, không khí nở ra bốc lên cao sinh ra khí áp thấp. Không khí nóng lên, bốc lên cao tỏa sang hai bên từ xích đạo. Đến khoảng 30o Bắc, Nam hai khối khí chìm xuống đè lên không khí tại chỗ sinh ra vành đai áp cao .+ Sự chênh lệch về khí áp giữa vùng xích đạo và các vùng vĩ tuyến 30o Bắc Nam sinh ra gió Tín Phong thổi gần mặt đất từ 30o Bắc, Nam về Xích đạo.
quan sát hình 58 và cho biết trên trái đất có các đới khí hậu nào , ranh giới của các đới khí hậu và nhận xét sự phân bố của chúng
kể tên các đới khí hậu châu Á từ Bắc xuống Nam và giải thích tại sao châu Á lại phân chia thành nhiều đới như vậy
- Các đới khí hậu từ Bắc xuống Nam:
+ Đới khí hậu cực và cận cực
+ Đới khí hậu ôn đới
+ Đới khí hậu cận nhiệt
+ Đới khí hậu nhiệt đới
+ Đới khí hậu xích đạo
- Châu Á có nhiều kiểu khí hậu khác nhau là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
- Các đới khí hậu từ Bắc xuống Nam:
+ Đới khí hậu cực và cận cực
+ Đới khí hậu ôn đới
+ Đới khí hậu cận nhiệt
+ Đới khí hậu nhiệt đới
+ Đới khí hậu xích đạo
- Châu Á có nhiều kiểu khí hậu khác nhau là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
Dựa vào hình 14.1 - Các đới khí hậu trên trái đất , cho biết đới khí hậu ôn đới nằm giữa các đới khí hậu nào .
A. Đới khí hậu cực và đợi khí hậu cận nhiệt.
B. Đới khí hậu cận cực và đới khí hậu nhiệt đới.
C. Đới khí hậu cực và đới khí hậu nhiệt đới.
D. Đới khí hậu cận cực và đới khí hậu cận nhiệt.
Giải Thích : Dựa vào hình 14.1 SGK/53, các đới khí hậu kí hiệu I, II, III, IV, V, VI, VII. Như vậy, ta thấy đới khí hậu ôn đới nằm giữa các đới khí hậu cận cực và đới khí hậu cận nhiệt.
Đáp án: D