Những câu hỏi liên quan
Ngô Võ Thùy Nhung
Xem chi tiết
Lê Thanh Phương
27 tháng 1 2016 lúc 14:23

* Dân số nước ta tăng nhanh:
- Trước công nguyên dân số nước ta chỉ có 1,8 tr người, cuối TK 18 có 4 tr người, cuối TK 19 có 7 tr người. Như vậy suốt
19 TK dân số chỉ tăng được 5 tr người ® chứng tỏ thời kì này dân số nước ta tăng lên rất chậm.
- Từ 1901 đến nay dân số nước ta tăng lên không ngừng và thể hiện qua các số liệu sau:
1901 : 13 tr người
1921 : 15,5 tr người
1930 : 18 tr người
1956 : 27,5 tr người
1960 : 30 tr người
1980 : 54 tr người
1989 : 64,4 tr người
1990 : 66 tr người
1993 : 71 tr người
1995 : 74 tr người
1999 : 76,3 tr người
- Qua các số liệu ta thấy:
          + Từ 1901 ® 1956 dân số nước ta tăng gấp đôi từ 13 ® 27,5 tr người nhưng mất 55 năm. Nhưng từ 1956 ® 1980 dân số lại
tăng gấp đôi 27,5 ® 54 tr người nhưng chỉ mất 24 năm. Điều đó chứng tỏ thời gian để dân số tăng gấp đôi thì rút ngắn dần lại từ 55
năm xuống 24 năm và ta có thể khẳng định từ 1956 ® 1980 dân số nước ta bắt đầu tăng nhanh và từ đó đã có hiện tượng bùng nổ
dân số.

          + Từ 1980 ® nay thì trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm từ 1,3 ® 1,5 tr người (tương đương với dân số của cả 1
tỉnh). Trong thập kỉ 1979 - 1989 dân số cả nước tăng thêm được 11,7 tr người và thập kỉ 1989 - 1999 tăng thêm 12 tr người (tương
đương với dân số của cả 1 nước có số dân trung bình của 1 nước trên thế giới). Dự tính đến 2000 và 2010 dân số nước ta có thể lên
tới 100 tr dân mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu thế giảm dần nhưng tốc độ giảm vẫn còn rất chậm, trung bình mỗi
năm chỉ giảm 0,06%. Sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta đã và đang tiếp tục tăng nhanh.

* Nguyên nhân dân số tăng nhanh:
- Dân số nước ta tăng nhanh là do dân số nước có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm cao trong đó có nhiều thời kì
đạt mức cao vào loại nhất thế giới: từ 1930 - 1960 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm nước ta là 1,85% nhưng riêng thời kì 1939 –
1943 đạt 3,06%/năm; 1954 - 1960 đạt 3,93%/năm. Từ 1960 đến nay nhìn chung tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu thế giảm và ở
thập kỉ 1989 - 1999 nước ta đã đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,7%/năm. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên này hiện nay vẫn ở mức
trung bình trên thế giới.
- Dân số nước ta có tỉ lệ gia tăng cao là do tỉ lệ sinh cao là do tỉ lệ sinh cao nhưng tỉ lệ tử có xu thế giảm dần do mức sống
ngày càng cao và trình độ y tế ngày càng phát triển mạnh nên đã làm giảm tỉ lệ tử của trẻ sơ sinh.
- Dân số nước ta có tỉ lệ sinh cao là do những nguyên nhân sau:
            + Do trình độ nhận thức của người Việt Nam về lĩnh vực dân số và gia đình còn rất lạc hậu như thích đông con, thích con
trai…
            + Do độ tuổi kết hôn của người Việt Nam quá sớm nên đã kéo dài thời kì sinh nở của phụ nữ.
            + Do mức sống của người Việt Nam nhiều năm qua thấp nên người lao động không có điều kiện học tập để nâng cao trình
độ nhận thức đúng đắn về lĩnh vực dân số.
            + Do nước ta bị chiến tranh kéo dài nên trong suốt thời kì chiến tranh, Nhà nước ta không đặt ra vấn đề thực hiện sinh đẻ có
kế hoạch như ngày nay.
Tóm lại dân số nước ta trong những năm qua tăng nhanh là do tác động tổng hợp của những nguyên nhân trên, nhưng
nguyên nhân chủ yếu nhất là do trình độ nhận thức lạc hậu về dân số và gia đình.


* Hậu quả dân số tăng nhanh:
- Dân số tăng nhanh sẽ gây ra sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế, xã hội mà thể hiện là:
           + ở nông thôn đất N2 bình quân trên đầu người ngày càng giảm, mức thu nhập thấp, nhiều tệ nạn xã hội xảy ra…
           + ở thành thị nạn thất nghiệp tăng, mức thu nhập thấp và cũng xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội.
- Dân số tăng nhanh cũng gây sức ép lớn với nâng cao chất lượng cuộc sống con người mà chất lượng cuộc sống con người
thể hiện bởi 3 chỉ tiêu chính sau:
           + Mức thu nhập bình quân đầu người: khi dân số tăng nhanh ® mức thu nhập bình quân đầu người thấp (cụ thể như ở nước
ta hiện nay).
           + Trình độ học thức: khi mức thu nhập thấp thì người lao động không có điều kiện để đi học nâng cao trình độ văn hoá.
           + Tuổi thọ trung bình: khi người lao động có thu nhập thấp, trình độ học thức thấp thì họ không có điều kiện chăm lo sức
khoẻ cho mình ® tuổi thọ thấp.
3 chỉ tiêu mức thu nhập, trình độ học thức , tuổi thọ trung bình thấp là hậu quả của sự gia tăng dân số.
- Dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép lớn với khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường. Dân số tăng nhanh nhưng TNTN thì có
hạn dẫn đến việc khai thác sử dụng các nguồn TNTN rất bừa bãi, lãng phí làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt, môi trường suy
thoái, ô nhiễm.
* Biện pháp giải quyết:
- Trước hết cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có kế hoạch sao cho đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1,7%/năm.
Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch áp dụng tổng hợp các giải pháp chính sau:
           + Phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục toàn dân thực hiện KHHGĐ.
           + Phải tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng rộng rãi các biện pháp y tế.
           + Bên cạnh tuyên truyền vận động giáo dục phải kết hợp các biện pháp xử phạt nghiêm túc với các đối tượng không thực
hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số.
- Biện pháp lâu dài đối với dân số nước ta đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội nâng cao dần mức sống và trình độ văn hoá,
KHKT, dân trí cho người lao động để người lao động có thể tự điều chỉnh được vấn đề sinh đẻ có kế hoạch trong mỗi cặp vợ chồng.

Bình luận (0)
Võ Đông Anh Tuấn
27 tháng 1 2016 lúc 15:27

* Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh:
+ Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chậm (dẫn chứng).
+ Do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.
* Khó khăn:
+ Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạn chế khả năng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng…
+ Tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề việc làm, giáo dục, y tế, chất lượng cuộc sống…

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 4 2019 lúc 3:51

Kiểu văn bản/ thể loại: Thuyết minh

- Đối tượng thuyết minh: Con trâu

- Phạm vi kiến thức: Con trâu ở làng quê Việt Nam

- Yêu cầu chung: Vận dụng linh hoạt phương pháp thuyết minh, một số biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả

Lập dàn ý:

MB: Giới thiệu hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam

TB:

* Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu

+ Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy

- Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, bụng to, mông dốc, đuôi dài thường xuyên phe phẩy, sừng cong, khỏe

- Mỗi năm trâu chỉ đẻ một đến hai lứa, mỗi lứa một con

* Lợi ích của trâu

- Là con vật gắn liền với nghiệp của nhà nông:

    + Trâu được sử dụng để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra lúa gạo

    + Là tài sản quý giá của người nông dân

    + Ngoài ra trâu còn cung cấp, thịt, da, sừng làm đồ mĩ nghệ…

- Đời sống tinh thần:

    + Trâu là người bạn gắn với tuổi thơ của trẻ em nông thôn

    + Hình ảnh con trâu hiền lành, chăm chỉ đi vào câu ca dao,sự tích, bài thơ…

    + Con trâu xuất hiện trong lễ hội ở Việt Nam:

    + Hội trọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng)

    + Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam

Kết luận

- Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam

- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân

Bình luận (0)
bảo yến nguyễn
Xem chi tiết
nguyễn đức ngọc
Xem chi tiết
Lan Anh
4 tháng 1 2017 lúc 8:08

Câu 7:

- Dân cư Châu Phi phân bố không đều

- Sự phân bố của dân cư Châu Phi phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của các môi trường tự nhiên

- Phần lớn dân cư Châu Phi sống ở nông thôn

- Các thành phố lớn thường là các thành phố cảng, tập trung ở ven biển

Giải thích sự phân bố dân cư không đều:

- Hoang mạc hầu như không có người.Dân cư thường tập trung trong các ốc đảo, các đô thị có quy mô nhỏ & các đô thị này rất thưa thớt.

- Môi trường nhiệt đới có mật độ dân cư trung bình, có nhiều thành phố từ 1 đến 5 triệu dân.

- Môi trường Xích đạo ẩm có mật độ dân cư khá cao, có những thành phố trên 5 triệu dân.

- Riêng vùng ven sông Nin có mật độ dân cư cao nhất, vì ở đây có châu thổ phì nhiêu.

Bình luận (0)
Khánh Ngọc
15 tháng 10 2017 lúc 19:59

C1:

- Đới nóng

+ Nằm trong khoảng chí tuyến bắc đến chí tuyến nam. Kéo dài từ tây sang đông

+ Có nhiệt độ cao, trung bình > 20độC

+ Lượng mưa lớn, trung bình 1500mm - 3000mm/Năm. -> Nóng ấm quanh năm

+ Gió Tín phong (mậu dịch) hoạt đồng

+ Sinh vật rất phong phú đa dạng

- Ở đới nóng phân ra các kiểu môi trường sau:

+ Môi trường xích đạo ẩm :

*Vị trí: Kéo dài từ 5 độ Bắc đến 5 độ Nam bao quanh đường xích đạo

*Khí hậu: Nhiệt độ trung bình >25độC, biên độ dao động nhỏ. Độ ẩm cao >80%. Lượng mưa lớn >2000mm/Năm. Mưa đều quanh năm

+ Môi trường nhiệt đới

*Vị trí: Nằm trong khoảng 5 độ dến chí tuyến của 2 bán cầu.

*Khí hậu: Nhiệt độ trung bình >20độC, biên độ dao động lớn. Lượng mưa trung bình 500mm - 1500mm/Năm. Có 2 mùa rõ rệt : Mưa, khô.

+ Môi trường nhiệt đới gió mùa

*Vị trí: Phân bố ở Đông Nam Á và Nam Á

*Khí hậu: Chịu tác động mạnh mẽ của 2 mùa gió : (1) Gió mùa mùa hạ từ biển thổi vào -> Nóng ẩm -> Mưa nhiều, (2) Gió mùa mùa đông từ lục địa thổi ra -> Khô lạnh -> Ít mưa. Nhiệt độ trung bình >20độC, biên độ dao động lớn. Lương mưa trung bình 1500mm - 2500mm/Năm. Thời tiết diễn biến thất thường -> Chịu nhiều thiên tai.

Bình luận (0)
cuong>_< !_!
Xem chi tiết
mất acc ERROR
23 tháng 10 2023 lúc 20:26

Tham khảo :

Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì:

- Nước ta có dân số đông (79,7 triệu người_2002) , cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động dồi dào.

- Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm còn cao.

Năm 2005:

Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 5,3%

Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3%

- Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội.

Bình luận (0)
Hoàng Nguyễn
Xem chi tiết
SANS:))$$^
25 tháng 3 2022 lúc 8:48

tham khảo ạ

1 Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, do sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa. Sự hòa trộn này đã tạo nên nền văn hóa Mĩ latinh độc đáo. Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao ( trên 1,7%). Dân cư tập trung ở 1 số miền ven biển, cửa sông hoặc trên cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ; còn các vùng ở sâu trong nội địa dân cư thưa thớt.

- A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới; vùng dự trữ sinh học quý giá; nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.

- Nếu không đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn sẽ khiến môi trường ở A-ma-dôn bị hủy hoại dần, ảnh hưởng đến khí hậu khu vực và toàn cầu.

Bình luận (0)
Chuu
25 tháng 3 2022 lúc 8:48

Tham khảo:

Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, do sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa. Sự hòa trộn này đã tạo nên nền văn hóa Mĩ latinh độc đáo.

- A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới; vùng dự trữ sinh học quý giá; nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.

- Nếu không đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn sẽ khiến môi trường ở A-ma-dôn bị hủy hoại dần, ảnh hưởng đến khí hậu khu vực và toàn cầu.

Bình luận (0)
Vũ Quang Huy
25 tháng 3 2022 lúc 8:50

tham khảo

 

- A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới; vùng dự trữ sinh học quý giá; nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.

- Nếu không đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn sẽ khiến môi trường ở A-ma-dôn bị hủy hoại dần, ảnh hưởng đến khí hậu khu vực và toàn cầu.

Bình luận (0)
Jisa park
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Đông Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Thúy
27 tháng 1 2016 lúc 14:48

- Vấn đề việc làm được coi là vấn đề xã hội rất bức xúc hiện nay. Vì nếu giải quyết tốt việc làm nghĩa là phần lớn người lao
động trong xã hội đều có việc làm đầy đủ - sẽ ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho người lao động - từ đó người lao động có
điều kiện học tập để nâng cao trình độ văn hoá, dân trí - xã hội ổn định, văn minh và phát triển.

- Ngược lại nếu không giải quyết tốt việc làm nghĩa là phần lớn người lao động trong xã hội thất nghiệp, mức thu nhập thấp,
người lao động trong xã hội không có điều kiện học tập - trình độ văn hoá, dân trí thấp, xã hội mất ổn định, nhiều tệ nạn xã hội
xuất hiện, kẻ địch dễ lợi dụng phá hoại - mất nước. Vì thế muốn nước ta nhanh chóng tiến lên CN hoá, hđại hoá và hội nhập nhanh
chóng với TG thì vấn đề việc làm cho người lao động phải được N2 quan tâm, giải quyết hàng đầu.

* Vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta thể hiện như sau:
- Theo số liệu thống kê 89 cho biết: tổng nguồn lao động nước ta có trên 30 tr người thì 1,8 tr người không có việc làm. Tỉ lệ
lao động chưa việc làm trung bình ở cả nước là 5,8%, trong đó ở khu vực nông thôn là 4% và khu vực thành thị là 13,2%.
Qua các số liệu trên ta thấy tỉ lệ chưa có việc làm khá cao ở cả nông thôn và thành thị nhưng ở khu vực thành thị vấn đề việc
làm được coi là vấn đề rất gay gắt diễn ra thường xuyên. ở khu vực nông thôn tuy tỉ lệ chưa có việc làm thấp hơn nhưng vấn đề việc
làm mới chỉ giải quyết được có tính chất mùa vụ.

- Tỉ lệ chưa có việc làm ở nước ta thể hiện rất khác giữa 61 tỉnh và thành phố cả nước. Vấn đề này thể hiện như sau:
              + Các tỉnh có tỉ lệ chưa việc làm £ 4% là: các tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc; ĐBSH; Thoá; HTĩnh; NAn và
Kontum, Gia Lai.
              + Các tỉnh có tỉ lệ chưa việc làm từ 4,1- 8%: QBình; QTrị; TTHuế; QNgãi; PYên; Tuy Hoà; BĐịnh; Đăklak; LĐồng;
BDương; BPhước và ĐBSCL.
              + Các tỉnh có tỉ lệ chưa việc làm từ 8,1- 12% là: thành phố ĐNẵng; Qnam; NThuận; BThuận; ĐNai; BRịa - VTàu.
              + Các tỉnh có tỉ lệ chưa việc làm từ 12,1- 16,5%: KHoà; Tninh và TPHCM.
Qua đó ta thấy những vùng, những tỉnh mà có ngành N2 phát triển mạnh hơn CN thì có tỉ lệ thấp hơn so với những vùng có
ngành CN phát triển mạnh hơn N2. Điều đó chứng tỏ tất cả những vùng của nước ta đều có những vùng kể cả CN và N2 đều kém
phát triển.

- Tính đến 1997 tổng nguồn lao động nước ta đã có 37 tr người trong đó ở nông thôn có 25,5 tr, ở thành thị 11,5 tr. Với tổng
lao động cần việc làm ở cả nước là 2,5 tr trong đó ở nông thôn là 0,5 tr và ở thành thị là 2 tr thì tỉ lệ chưa việc làm trung bình ở cả
nước vào thời kì này là 6,7%, tỉ lệ chưa việc làm ở nông thôn là 1,96% và tỉ lệ chưa có việc làm ở thành thị là 16,7%
Qua đó ta thấy nguồn lao động ở nước ta ngày càng tăng nhanh và tỉ lệ chưa có việc làm ở cả nước cũng tăng nhanh ở cả
nông thôn và thành thị. Nó là kết quả của quá trình gia tăng dân số và nền kinh tế vẫn kém phát triển.

* Phương hướng giải quyết việc làm:
- Trước hết cần phải thựchiện triệt để sinh đẻ có KH.

- Cần phải tiến hành phân bố và điều chỉnh lại hợp lý nguồn lao động giữa các vùng trong cả nước.

- ở khu vực nông thôn thì cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có KH hơn, thực hiện đa dạng hoá nền kinh tế nông thôn với
phát triển mạnh nhiều ngành, nghề phụ, tiểu thủ CN, thương nghiệp, dvụ,N2…để tạo ra nhiều việc làm tại chỗ vừa nâng cao thu
nhập vừa từng bước thực hiện CN hoá nông thôn.

- ở thành thị cần phải đầu tư phát triển mạnh CN nhẹ, CN chế biến, du lịch theo qui mô thu hồi vốn nhanh, vừa tạo ra nhiều
việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Phải đẩy mạnh hướng nghiệp dạy nghề, thành lập nhiều trung tâm xúc tiến việc làm, giới thiệu việc làm và = các phương
tiện đại chúng, tuyên truyền mạnh mẽ vấn đề việc làm trên các chương trình: “Việc tìm người, người tìm việc”.

- Phải mở rộng quan hệ hợp tác QT để XK lao động đi nước ngoài.

Bình luận (0)
Toàn Nguyễn
Xem chi tiết