cảm thụ đoạn thơ " cháu thương ông " của Tú Mỡ
cảm thụ đoạn thơ " thương ông " của tú mỡ
Viết đoạn văn ( 8-12 dòng) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “ thương ông “ của tác giả Tú mỡ
các bạn ơi giúp mình với đề bài là : em hãy viết đoạn văn ( khoảng 1 trang giấy thi ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Thương ông ( tác giả Tú Mỡ)
Hãy vt 1 đoạn văn cảm nhận của e về tình yêu thương của ông vs cháu qua bài thơ sau:
Ông vật thi vs cháu
Keo nào ông cũng thua
Cháu vỗ tay hoan hô
"Ông thua cháu ông nhỉ"
Bế cháu ông thủ thỉ
"Chấu khỏe hơn ông nhiều
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng"
Tình yêu thương của người ông đó là muốn được nhìn thấy người cháu của mình được vui vẻ khi chơi cùng mình , vì không muốn cháu phải buồn nên người ông đã cố tình chơi thua để cho đứa cháu được thắng hết keo này đến keo khác . Em cảm nhận được 1 sự yêu thương vô bờ bến của người ông dành cho đứa cháu của mình ,1 sự yêu thương đúng nghĩa và nếu không thể hiện được như bây giờ thì khi mất sẽ người cháu sẽ không cảm nhận được sự yêu thương của người ông dành cho đứa cháu của mình . (mik không biết đúng không nữa )
Chúc bạn học tốt !
Viết 1 đoạn văn 200 chữ câu trình bày cảm xúc suy nghĩ của em về bài thơ sau :
Ông vật thi với cháu
Keo nào ông cũng thua
Cháu vỗ tay hoan hô
Ông thua cháu ông nhỉ
Bế cháu ông thủ thỉ
Cháu khỏe hơn ông nhiều
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng
Viết 1 đoạn văn 200 chữ câu trình bày cảm xúc suy nghĩ của em về bài thơ sau :
Ông vật thi với cháu
Keo nào ông cũng thua
Cháu vỗ tay hoan hô
Ông thua cháu ông nhỉ
Bế cháu ông thủ thỉ
Cháu khỏe hơn ông nhiều
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng
Một số ý chính cho bạn.
- Giới thiệu Tác giả -> bài thơ
- Nội dung bài thơ:
+ Kể lại hoạt động người ông và cháu của mình vật thi với nhau.
- Phân tích từng câu thơ:
+ "Ông vật thi với cháu": giới thiệu hoạt động diễn ra bằng bài thơ 5 chữ ngôn ngữ bình dị.
+ "Keo nào ông cũng thua": kết quả hoạt động tình cảm giữa ông và cháu.
+ "Cháu vỗ tay hoan hô", Ông thua cháu ông nhỉ": hành động ngây thơ của người cháu và suy nghĩ trong sáng của cậu.
=> Độc thoại nội tâm nhân vật làm lời thơ thêm vui tươi, thoải mái, điệu và lời thơ càng thêm hấp dẫn có cảm xúc.
+ "Bế cháu ông thủ thỉ", "Cháu khỏe hơn ông nhiều": hành động yêu thương và lời nói dịu dàng người ông dành cho cháu.
=> Tình cảm nhẹ nhàng, tha thiết, trìu mến của ông với cháu.
+"Ông là buổi trời chiều", "Cháu là ngày rạng sáng"
-> BPNT:
--> Ẩn dụ: "buổi trời chiều" và "ngày rạng sáng" nói đến số tuổi của người ông và số tuổi ngừoi cháu. Qua đó thể hiện nên sự cách biệt về tuổi tác, trải nghiệm của hai nhân vật nói đến trong bài. Hình ảnh "buổi trời chiều", "ngày rạng sáng" mang giá trị gợi hình cao vào bài và làm tăng giá trị diễn đạt cảm xúc cho cả bài thơ.
--> Điệp cấu trúc: "là" làm cho 2 câu thơ thêm sự liên kết chặt chẽ, logic, từng lời thơ và ý thơ được diễn đạt mạch lạc rõ ràng.
- Cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ:
+ Xúc động trước tình ông cháu thân thương.
+ Ngộ ra giá trị trải nghiệm sống của người già và sức sống cần bồi dưỡng của người trẻ.
- Tổng kết:
+ Nghệ thuật bài thơ: lời thơ giàu tình cảm, các câu thơ có sự liên kết cao, hình ảnh thơ sinh động.
+ Nội dung: ý nghĩa, sâu sắc.
Cho đoạn thơ sau:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Ghi cảm nhận ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
Câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa gợi lên hình ảnh bếp lửa và tình bà cháu trào dâng một cảm xúc mãnh liệt, thương người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh “biết mấy nắng mưa”.
+ Cụm từ “biết mấy nắng mưa” là những vất vả, trắc trở bà phải vượt qua để nuôi đứa cháu trưởng thành. Người bà âm thầm, chịu đựng những vất vả “mưa nắng ở đời để nuôi dạy cháu.
+ Động từ “thương” gợi lên tình cảm, sự thấu hiểu và biết ơn của cháu đối với những vất vả bà đã trải qua để nuôi mình.
Hãy nêu cảm nhận của anh/chị về tâm tư, tình cảm của ông Tú dành cho bà Tú trong tác phẩm "Thương vợ" của tác giả Tế Xương.
Em tham khảo:
“Thương vợ” – một trong những bài thơ chất chứa nồng nàn bao cảm xúc của một người chồng dành cho vợ mình giữa cuộc đời bao vất vả, lo toan. Người chồng ấy không phải ai khác mà chính là tác giả của bài thơ: Trần Tế Xương. Ông đã dành cho vợ mình những tình cảm rất chân thành qua lời thơ giản dị mà sâu sắc.Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi:
Xứ sở Tình Thương, ngày 15 tháng 02 năm 2015.
Nhà văn Andersen kính mến!
Nếu được gặp ông trước đêm ông đặt bút viết nên câu chuyện kể về cháu, cháu đã xin ông đừng tạo nên một nhân vật đáng thương đến vậy. Cháu muốn được lớn lên trong một thế giới đẹp đẽ hơn, sống một cuộc sống yên bình, hạnh phúc nhưng ngặt nỗi số phận và chính ông đã chẳng cho cháu có quyền được lựa chọn. ...
Chính người bà mà cháu yêu quý đã rời xa cháu vĩnh viễn chỉ vì bệnh tật và nghèo khổ đấy ạ. Những cánh chim bồ câu trắng khẽ bay lượn trên bầu trời trong lành, thoáng đãng, chẳng chút bụi bặm, ô nhiễm, bên dưới là mái nhà có dây thường xuân bao quanh, có tiếng mẹ, tiếng cha ấm áp, dịu dàng… Đó mới là một cuộc sống mà cháu hằng mong ước, ông có biết?
Điều mà cháu tiếc nhất ở câu chuyện của ông đó là giữa những con người còn có một khoảng cách vô hình tồn tại, ngăn cản sự chan hòa của tình thương. Ông cũng biết đấy, trông thấy một bé gái nhỏ lạnh co vì rét giữa đêm giá buốt chào diêm mà chẳng ai dừng lại mua giúp lấy một bao. Để rồi khi cô bé ấy “nắm tay bà bay lên”, bay về một thế giới khác. Người ta cũng chẳng buồn quan tâm, họa chăng chỉ là đôi lời bàn tán để thỏa mãn cho sự hiếu kỳ của họ.
Ông ơi! trước khi chết vì cái đói, cái rét, cô bé kia đã chết vì chính sự lạnh lùng vô cảm, tàn nhẫn và ích kỷ của người đời. Càng ngẫm nghĩ, cháu lại càng thấm thía câu nói, tuy đơn giản ngắn gọn nhưng lại vô cùng ý nghĩa của Loilla Cather: “Nơi nào có tình thương yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”. Giá như con người biết quan tâm đến nhau nhiều hơn thì có lẽ điều kỳ diệu đã xảy ra và cháu đã chẳng về với Thượng đế. Tình thương, sự sẻ chia, giúp đỡ đồng loại, chỉ mơ ước nhỏ bé ấy thôi mà chẳng ai giúp cháu, giúp những em bé có hoàn cảnh như cháu thực hiện được ông nhỉ?...
Cô bé bán diêm.
(Trương Hải Nam, Trường THCS Lê Hữu Lập, Thanh Hóa)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
2. Trong bức thư, cô bé bán diêm đáng thương đã ao ước về một thế giới mình muốn lớn lên sẽ như thế nào?
3. Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của cô bé bán diêm?
4. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10-12 dòng trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về câu nói Nơi nào có tình yêu thương thì nơi đó luôn có những điều kì diệu.
1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: Biểu cảm
2. Trong bức thư, cô bé bán diêm đáng thương đã ao ước về một thế giới mình muốn lớn lên sẽ:
- được lớn lên trong một thế giới đẹp đẽ hơn, sống một cuộc sống yên bình, hạnh phúc
- Những cánh chim bồ câu trắng khẽ bay lượn trên bầu trời trong lành, thoáng đãng, chẳng chút bụi bặm, ô nhiễm, bên dưới là mái nhà có dây thường xuân bao quanh, có tiếng mẹ, tiếng cha ấm áp, dịu dàng…
3. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của cô bé bán diêm: chết vì cái đói, cái rét, cô bé kia đã chết vì chính sự lạnh lùng vô cảm, tàn nhẫn và ích kỷ của người đời.
4.Tham khảo:
Nơi nào có tình thương yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”.Tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, quý báu là sự quan tâm giữa con người và con người với nhau. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt hàng năm hoành hành, vùng đồng bằng Sông Cửu Long bị thiên tai tàn phá nặng nề. Khi đất nước Nhật Bản bị sóng thần ập vào tàn phá đã để lại biết bao hậu quả đau thương về người, về của cho đất nước này. Tình yêu thương đã được nhân rộng khắp thế giới khi mà phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục phần nào nỗi đau thương, mất mát này được nở rộ và mạnh mẽ. Những sự việc nêu trên thể hiện tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi có dịp thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì ở ngay tại trường lớp tôi cũng có những bạn có gia đình rất nghèo khó cần được giúp đỡ, vì gia đình quá khốn khó mà nhiều bạn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình mưu sinh. Chúng tôi là học sinh, tuy không có nhiều tiền nhưng mỗi người một chút, mỗi ngày góp chút ít thì sau một khoảng thời gian chúng tôi vẫn có thể giúp đỡ những bạn nghèo khó này đi học dưới sự giúp đỡ của quý thầy cô trong nhà trường. Những biểu hiện đó phần nào nói lên tình yêu thương luôn có mặt ở khắp mọi nơi.