Những câu hỏi liên quan
Kim Ngân Lương thị
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
15 tháng 3 2022 lúc 20:48

1, Chép tiếp :
Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”


Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

Câu 2 : Trong bài thơ : Lượm

`-` Tác giả : Tố Hữu

Câu 3 : ND chính : miêu tả chú bé Lượm và hành trình làm liên lạc của mình.

Câu 4, Từ láy : loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh.

`-` BPTT : so sánh , ẩn dụ , từ láy.

`-` Tác dụng : Miêu tả hình ảnh chú bé lượm hồn nhiên, đáng yêu, ngây thơ khi làm công việc liên lạ giúp cho người đọc, người nghe liên tưởng được hình ảnh chú bé Lượm.

Bình luận (0)
Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
15 tháng 3 2022 lúc 20:48

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”

Câu 2: Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ là của Tố Hữu.

- Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ Lượm.

Câu 3: Nội dung chính: Tả hình dáng của Lượm khi làm công việc liên lạc.

Câu 4: Các từ láy: loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh.

biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên : so sánh , ẩn dụ , từ láy.

Bình luận (0)
huy nguyen
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 8 2019 lúc 12:55

(4 điểm ) Chép thơ:

“ Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng”

Bình luận (0)
yoonaa
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
2 tháng 4 2022 lúc 9:39

Câu 1:

Viết tiếp:

Ta nghe hè dậy bên lòng 

Mà chân muốn đập tan phòng ,hè ôi!

Ngột làm sao ,chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

a. trích từ bài thơ : " Nhớ Rừng" của tác giả : Tố Hữu

b.Ptbđ chính của đoạn thơ trên là : biểu cảm

c.Thuộc kiểu câu cảm thán

tác dụng của kiểu câu đó là : nêu lên rõ sự ngột ngạt , uất hận trong lòng người chiến sĩ cách mạng muốn đến với tự do , làm cho câu thơ thêm hay và truyền tải những suy nghĩ , tiếng nói trong lòng của người cách mạng.

Câu 2 : bạn tự làm nha.

Bình luận (2)
Đỗ Tuệ Lâm
2 tháng 4 2022 lúc 9:40

Trích từ bài thơ :" Khi con tu hú " nha sr nhầm.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 4 2017 lúc 14:53

a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.

   Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

   Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

   Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

   Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ đó là niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.

c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.

- HS viết được đoạn văn từ 7 – 10 dòng, sử dụng phương tiên liên kết câu lặp và nối.

- Lời giới thiệu mộc mạc, chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

→ Xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng của tác giả.

→ Miền Nam: vừa báo niềm vui chiến thắng, vừa khơi gợi nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau đằng đẵng 30 năm dài chia cắt.

→ Thăm: thể hiện sự gần gũi, thân thương.

- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với tác giả chính là cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre hiện lên sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu.

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Việt Anh
Xem chi tiết
Hồ_Maii
27 tháng 2 2022 lúc 22:00

Tham khảo

a, Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

b,

- Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ: câu trần thuật

- Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,: câu miêu tả

- Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,: câu miêu tả

- Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!: câu cảm thán

c, Nội dung chính:  Đoạn thơ đã bộc lộ 1 cách trực tiếp nỗi nhớ khôn nguôi của tác giả về quê hương mình, nhớ về những gì thân thuộc mà bình dị nhất.

d, 

Qua khổ thơ cuối, tác giả đã bộc lộ một cách trực tiếp nối nhớ quê hương không nguôi của mình. Dù phải xa cách quê hương nhưng không vì đó mà làm mờ nhạt đi tình yêu quê hương trong ông, ngược lại ông “luôn tưởng nhớ”, đó là nỗi nhớ luôn thường trực và xuyên suốt trong lòng ông. Nỗi nhớ quê hương được thể hiện qua những cảnh vật quen thuộc.  Tác giả nhớ về “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, đó là những hình ảnh quen thuộc, gắn liền với người dân miền biển. Đó còn là nỗi nhớ về khung cảnh sinh hoạt nơi làng chài quê mình. Dường như in đậm trong tâm trí nhad thơ là cảnh sinh hoạt đánh bắt cá của người dân quê hương, họ đang ngày đêm ra khơi đánh bắt với sự hăng say và tinh thần yêu lao động, lái những con thuyền vươn ra biển cả để làm nên những vụ cá bội thu. . Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá". Mùi nồng mặn ở đây chính là hương vị làng chài-  hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương được tác giả cảm nhận bằng tấm tình trung hiếu của người con xa quê. Đó là vẻ đẹp tươi sáng, khoẻ khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động của sự sống, một tình yêu gắn bó, thuỷ chung.  Thật là 1 tình yêu  tha thiết!

- câu cảm thán: Thật là 1 tình yêu  tha thiết!

  
Bình luận (0)
Trần Minh Hiển
Xem chi tiết
Nhan Thanh
2 tháng 9 2021 lúc 16:52

Tham khảo
a) trả lời:

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...

b) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm Lượm của tác giả Tố Hữu

c) các từ láy : loắt choắt, xinh xinh,thoăn thoắt, nghênh nghênh

  tác dụng: miêu tả hình dáng, tính cách của cậu bé liên lạc nhỏ tuổi

d)Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 8 2018 lúc 16:22

a. Câu thơ trên được trích từ bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:

   - Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngàygiải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy.

   - In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)

b. Chép lại chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

   Mai về miền Nam thương trào nước mắt

   Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

   Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

   Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...

c. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên.

   + Dù vẫn ở trong lăng nhưng tác giả đã hình dung cảnh chia lìa, phải xa Bác vào ngày mai để trở về miền Nam. Nghĩ đến đó thôi, Viễn Phương đã không kìm nổi xúc động mà “thương trào nước mắt”.

   + Ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Tác giả ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.

Bình luận (0)
ngô thảo hân
Xem chi tiết
TKヽβiηη  ╰‿╯
16 tháng 4 2020 lúc 17:39

em ko biết

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Linh
16 tháng 4 2020 lúc 19:25

Bài tập 1:
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên : Miêu tả
2. Nội dung của đoạn văn : Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
3. Câu có sử dụng biện pháp so sánh : Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
Tác dụng : Nhấn mạnh rõ vẻ đẹp của Dế Mèn
4.Để có sức khỏe tốt không bị lây nhiễm COVID - 19 , em sẽ :
- Rửa tay thường xyên bằng xà phòng
- Ra đường nhớ đeo khẩu trang
- Ăn chín uống sôi
- Không khạc nhổ bừa bãi
- Không tập trung nơi đông người...
Bài tập 2:
Câu 1:
"Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt 
 Cái đầu nghênh nghênh

 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng..."
Câu 2:
Hai khổ thơ trên trích trong bài "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu
Câu 3 :
Nội dung chính : Miêu tả chú bé Lượm
Câu 4 : 
Từ láy : loắt choắt , xinh xinh , thoăn thoắt , nghênh nghênh
*Tự làm tiếp nha!


 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa