Bài toán cổ
người viết dẫn chứng câu chuyện bài toán cổ nhằm mục đích gì(Bài toán dân số)
Câu chuyện về bài toán cổ và vấn đề về gia tăng dân số mà tác giả Thái An nêu ra Trong văn bản bài toán dân số gợi cho em suy nghĩ gì
Từ xưa đến nay, dân số vẫn luôn là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của mọi người và xã hội không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Văn bản "Bài toán dân số" của Thái An đã phân tích, bàn luận tương đối sâu sắc về vấn đề nóng bỏng, cấp thiết ấy của toàn xã hội.
Ngay trong phần mở đầu, tác giả Thái An đã nêu lên vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình một cách độc đáo và hấp dẫn. Tác giả đã khéo léo dẫn dắt người đọc đến vấn đề dân số thông qua câu chuyện dân số từ thời cổ đại, để rồi từ đó, tác giả nêu lên quan điểm của mình về vấn đề dân số trong thời điểm hiện tại. Thoạt đầu, tác giả không tin vào điều đó bởi lẽ, với tác giả "vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình mới chỉ được đặt ra vài chục năm gần đây". Nhưng rồi về sau tác giả đã "sáng mắt ra", thừa nhận điều đó là sự thật. Với cách mở đầu tự nhiên, giản dị, chân thực, tác giả đã đưa đến cho người đọc vấn đề về dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời, tác giả muốn bạn đọc cũng "sáng mắt ra" như mình.
Thêm vào đó, tác giả còn đi sâu làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình từ bài toán cổ đại cho đến thời điểm hiện tại. Trước hết, tác giả nêu lên bài toán cổ, đó là bài toán về việc kén rể của nhà thông thái. Đó là việc xếp thóc vào 64 ô theo cấp số nhân, đó là công việc không khó nhưng khó ai có thể thực hiện được vì không ai có thể có đủ số thóc ấy để xếp và các ô. Từ câu chuyện đó, tác giả muốn so sánh nó với tốc độ gia tăng dân số hiện nay, đó là sự gia tăng rất nhanh với một con số khổng lồ. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số hiện nay với các số liệu cụ thể, chính xác. Đó là những con số về tốc độ gia tăng dân số.
Tác giả dẫn ra giả thiết, nếu khi khai thiên lập địa, dân số trên thế giới chỉ có A-đam và Ê-va thì đến năm 1995, dân số trên thế giới đã đạt mức là 6.53 tỉ người. Đó là một tốc độ gia tăng dân số chóng mặt. Tác giả còn đưa ra những con số sinh động về tỉ lệ sinh con của người phụ nữ như "một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê-pan: 6,3; Ru-an-đa: 8,1; ...Với những con số cụ thể ấy, tác giả một lần nữa muốn nhấn mạnh với chúng ta rằng tốc độ gia tăng dân số trên thế giới đang rất nhanh và đó là một con số cực khủng, như số thóc trên bàn cờ trong bài toán cổ mà tác giả đã dẫn ra. Đồng thời, qua những con số ấy, tác giả còn muốn giải thích với người đọc rằng tốc độ gia tăng dân số gắn bó chặt chẽ và có mối quan hệ mật thiết với tỉ lệ sinh con tự nhiên ở người phụ nữ.
Trên cơ sở nêu lên các dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số thế giới, trong phần cuối cùng của văn bản, tác giả Thái An đã đưa ra lời cảnh báo và kêu gọi mọi người để giảm thiểu tốc độ gia tăng dân số: "Đừng để cho mỗi con người trên Trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tốt". Lời cảnh báo, lời khuyên nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc của tác giả mong mọi người chung tay góp phần giảm tốc độ gia tăng dân số, thực hiện tốt dân số kế hoạch hóa gia đình.
Tóm lại, văn bản "Bài toán dân số" của Thái An với việc sử dụng các dẫn chứng, số liệu chính xác cùng cách lập luận chặt chẽ, sắc bén đã đưa đến cho người đọc những suy ngẫm về sự gia tăng dân số hiện nay. Đồng thời, qua đó mỗi người sẽ tự đặt ra cho mình những giải pháp và trách nhiệm để hạn chế tốc độ gia tăng dân số.
Câu chuyện về bài toán cổ và vấn đề về gia tăng dân số mà tác giả thái an nêu ra trong văn bản bài toán dân số gợi cho em suy nghĩ gì
viết thành bài văn nhé,cảm ơn mn
bài toán trong một trận bóng đá 6/15 số cổ động viên mặc áo phông trong những cổ động viên mặc áo phông có 1/3 cổ động viê đội mũ phân số chỉ số cổ động viên vừa mặc áo phông vừa đội mũ
Bài 3. Giải bài toán cổ sau:
Quít ngon mỗi quả chia ba,
Cam ngon mỗi quả chia ra làm mười
Mỗi người một miếng, trăm người
Có mười bảy quả không nhiều đủ chia
Hỏi có bao nhiêu cam, bao nhiêu quít?
GIẢI HỘ MÌNH BÀI NÀY VỚI Ạ
có 7 quả cam, 10 quả quýt
chúc bn học tốt nhé
Nếu tất cả đều là quýt thì : \(17×3= 51\)
Thiếu \(100-51=49\) miếng là do cta đã thay quýt = cam . một lần hụt \(10-3=7\)
Số cam :
\(49:7=7quả\)
Số quýt :
\( 17-7=10 quả\)
bài toán cổ ấn độ 1 cây bị gẫy cách gốc 1,5 mét. Tính chiều cao của cây (hình lớp 7)
Gọi gốc cây là A , điểm gãy là B , ngọn cây chạm đất là C ta được ΔABC
Theo đề bài , ta có : AB = 7m ; AC = 24m
Do cây luôn đứng vuông góc với mặt đất nên AB ⊥ AC
=> ΔABC vuông ở A
+) Áp dụng định lí Pi-ta-go trong ΔABC vuông tại A , ta có :
AB2+AC2=BC272+242=BC249+576=BC2625=BC2⇒BC=625−−−√=25(m)AB2+AC2=BC272+242=BC249+576=BC2625=BC2⇒BC=625=25(m)
+) Chiều dài khi cây chưa bị gãy là : AB + BC = 7 + 25 = 32 ( m )
Vậy cây cao 32m khi chưa bị gãy
Bài toán cổ:
Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn
giả sử tất cả 36 con đều là gà
=>sẽ có 36*2=72 (cái chân)
như vậy là thiếu 100-72=28(cái chân)
sở dĩ thiếu vì ta tính mỗi con chó chỉ có 2 chân
như vậy số chó sẽ là 28/2=14(con)
số con gà là 36-14=22(con)
Giả sử \(36\) con đều là chó .Khi đó tổng số chân là:
\(4\cdot36=144\)(chân)
Tổng số chân tăng thêm là :
\(144-100=44\)(chân)
Tổng số chân tăng thêm vì một con gà đã được tính như một con chó.Như vậy mỗi con gà đã được tính thêm:
\(4-2=2\)(chân)
Số con gà là:\(44:2=22\)(con)
Số con chó là:\(36-22=14\)(con)
Đáp số: 22 con gà
14 con chó.
( Bài toán cổ )
Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn.
Tính số gà, số chó.
Nếu tất cả đều là chó thì tổng số chân là :
36 x 4 = 144 ( chân )
Số gà là :
( 144 - 100 ) : 2 = 22 ( con )
Số chó là :
36 - 22 = 14 ( con )
đáp số : 22 con và 14 con