Những câu hỏi liên quan
vu dieu linh
Xem chi tiết
Phan Đỗ Thành Nhân
25 tháng 10 2017 lúc 21:35

10.1. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

A. Lực kế là dụng cụ dùng để đo khối lượng

B. Cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo trọng lượng

C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng

D. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, còn cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo khối lượng.

Chọn D. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, còn cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo khối lượng.

10.2. Tìm những con số thích hợp để điền vào chỗ trống.

a) Một ôtô tải có khối lượng 2,8 tấn sẽ nặng …. niutơn.

b) 20 thếp giấy nặng 18,4 niutơn. Mỗi thếp giấy sẽ có khối lượng …..gam.

c) Một hòn gạch có khối lượng 1600gam. Một đống gạch có 10000 viên sẽ nặng …. niutơn.

Giải

a) 28.000                                        

b) 92 gam                             

c) 160.000 niutơn

10.3. Đánh dấu x vào những ý đúng trong các câu trên: Khi cân túi đường bằng một cân đồng hồ ( H.10.2 ):

a. Cân chỉ trọng lượng của túi đường

    Cân chỉ khối lượng của túi đường

b. Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân

    Khối lượng của túi đường làm quay kim của cân

Giải

Câu đúng : a) Cân chỉ khối lượng của túi đường.

             b) Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân.

10.4. Từ nào trong dấu ngoặc là từ đúng?

a. Khi cân hàng hóa đem theo người lên máy bay thì ta quan tâm đến (trọng lượng, khối lượng, thể tích) của hàng hóa.

b. Khi cân một túi kẹo thì ta quan tâm đến (trọng lượng, khối lượng) của túi kẹo.

c. Khi một xe ôtô tải chạy qua một chiếc cầu yếu, nếu (trọng lượng, khối lượng) của ôtô quá lớn sẽ có thể gãy cầu.

Giải

a) Trọng lượng                              

b) Khối lượng                    

c) Trọng lượng

Bình luận (0)
Mèo Mập
Xem chi tiết
Lưu gia Huy
28 tháng 12 2017 lúc 20:12

104 )

9-25=(7-x)-(25+7)

9-25=7-x-25+7

9-25=7-x-32

x=7-9+25-32

x=9

105)

a) Nam ngoái là :

21-32=(-11)

b) Năm nay là:

35-31=(+4)

106)7

Số độ chênh lệch nhiệt độ của vùng Xi-bê-ri :

37-(-70)=37+70=107(do C)

107)

a)575+37-2576-29=(2575-2576)+(37-29)=(-1)+8=7

b)34+35+36+37-14-15-16-17

=(34-14)+(35-15)+(36-16)+(37-17)

=20+20+20+20=80

108)

a)-7624+(1543+7624)

=-7614+1543+7624

=-7624+7624+1543

=0+1543

=1543

b)(27-514)- (486-73)

=-487-413

=-900

109)

110)

a)Điểm của B bằng số đối của tộng số điểm của A và C nên điểm của B là -5

b)Tồng điểm của A và B là 12 , nên điểm cua C là -12

111)Bạn thứ 2 luôn thắng . 

Bình luận (0)
hungbck5
28 tháng 12 2017 lúc 19:44

mìnhko biết truongef bn thầy,cô giáo cho như nào nhưng ở lớp mình là 95 đến 100

Bình luận (0)
cute princess
Xem chi tiết
Lan Nguyễn
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
25 tháng 8 2016 lúc 14:41

Em gửi câu hỏi lên nhé, các anh chị lớp trên không có sách nên nếu không có câu hỏi sẽ không giúp được em.

Bình luận (0)
Nguyễn Thế Bảo
25 tháng 8 2016 lúc 17:40
2.1 Tại một điểm C trong một hộp kín có một bóng đèn điện nhỏ đang sáng (H.2.1)
a) Người đó không nhìn thấy bóng đèn vì ánh sáng từ bóng đèn không truyền vào mắt người đó.
b) Vì ánh sáng đèn phát ra truyền đi theo đường thẳng CA. Mắt ở bên dưới đường CA nên ánh sáng đi từ đèn không truyền vào mắt được. Phải để mắt nằm trên đường thẳng CA.

 2.2 Trong một buổi tập đội ngũ, đội trưởng hô: “Đằng trước thẳng”, em đứng trong hàng, hãy nói xem em làm thế nào để biết mình đã đứng thẳng hàng chưa. Giải thích cách làm.
Làm tương tự như cắm ba cái kim thẳng hàng ở câu hỏi C5. Nếu em không nhìn thấy người thứ hai ở phía trước em có nghĩa là em đã đứng thẳng hàng. Đội trưởng đứng trước người thứ nhất sẽ không thấy được những người còn lại trong hàng.
 2.3 Hãy vẽ sơ đồ đối chiếu một thí nghiệm (khác trong sách giáo khoa) để kiểm tra xem ánh sáng từ một đèn pin được bậc sáng phát ra có truyền đi theo đường thẳng không? Mô tả cách làm.
Có thể di chuyển một màn chắn có đục một lỗ nhỏ sao cho mắt luôn nhìn thấy ánh sáng từ đèn pin phát ra. Cách thứ hai là dùng một vật chắn tròn nhỏ di chuyển để cho mắt luôn luôn không nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin đang sáng.
 2.4 Trong một lần làm thí nghiệm, Hải dùng một miếng bìa có đục một lỗ nhỏ ở A. Đặt mắt ở M nhìn qua lỗ nhỏ thấy bóng đèn pin Đ sáng. Hải nói rằng, ánh sáng đã đi theo đường thẳng từ Đ qua A đến mắt. Bình lại cho rằng ánh sáng đi theo đường vòng ĐBAC đến mắt ( hình 2.2 ở bên).
Hãy bố trí một thí nghiệm để kiểm tra xem ai nói đúng? Ai nói sai?
Lấy một miếng bìa đục lỗ thứ hai đặt sao cho lỗ ở trên miếng bìa này ở đúng điểm C. Nếu mắt vẫn nhìn thấy đèn có nghĩa là ánh sáng đã đi qua C.
 2.5 Trong hình 2.3, hình nào vẽ đúng đường truyền ánh sáng từ không khí (1) vào nước (2)?
Chọn B
 2.6 Trên hình 2.3 biểu diễn các tia sáng, mũi tên cho ta biết điều gì?
A. Ánh sáng đang chuyển động
B. Ánh sáng mạnh hay yếu
C. Ánh sáng truyền đi nhanh hay chậm
D. Hướng truyền của ánh sáng 

 2.7 Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng?
A. Trong môi trường trong suốt
B. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác
C. Trong môi trường đồng tính
D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính

 2.8 Đặt một bóng đèn pin đang bật sáng trước một tấm bìa có đục một lổ thủng nhỏ O. Phải đặt mắt ở vị trí nào bên kia tấm bìa để có thể nhìn thấy dây tóc bóng đèn (hình2.4)
A. Ở I 
B. Ở H
C. Ở K 

D. Ở L
 Gii thích: Chn B vì dây tóc bóng đèn, đim O,H nm trên mt đường thng
 2.9 Chùm sáng do dây tóc bóng đèn pin (đèn đang bật sáng) phát ra có tính chất nào dưới đây?
A. Song song 
B. Phân kì
C. Hội tụ 
D. Đầu tiên hội tụ sau đó phân kì

 2.10 Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn đúng chùm tia sáng phát ra từ dây tóc bóng đèn đang sáng?
Chọn A
 2.11 Làm thế nào để kiểm tra xem cạnh của một cái thước có thẳng không? Mô tả cách làm.
Đặt mắt ở một đầu thước, đầu kia của thước hướng về một nguồn sáng, nhìn dọc theo thước. Điều chỉnh hướng của thước sao cho điểm đầu của cạnh thước ở phía mắt che khuất điểm đầu kia của cạnh thước. Nếu tất cả các điểm trên cạnh thước cũng đều bị che khuất thì cạnh thước thẳng. Lí do là vì tia sáng phát ra từ nguồn đi theo một đường thẳng bị đầu thước gần nguồn chặn lại nên không đến được các điểm khác cũng nằm trên đường thẳng ấy trên cạnh thước để đến mắt.
 
Bình luận (2)
Phương Anh (NTMH)
25 tháng 8 2016 lúc 13:35

bn có thể ghi câu hỏi ra hok z?

ghi ra thì m.n ms giúp bn được

Bình luận (1)
có ai cung thiên bình ko
Xem chi tiết
Hàn Băng Dii
8 tháng 8 2020 lúc 8:47

Do:

1. Lan can swim and cook ( Vì sau can là V0 )

2. Phong s reading English books in his free time ( Vì sau là V-ing )

3. My sister want to become an engineer ( Vì sau to là V0 )

4. I going fishing ( Vì sau là V-ing )

5. My parents can play chess but can't play football ( Vì sau can và can't là V0)

k hộ mik nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
hoa ban
8 tháng 8 2020 lúc 8:48

1. swim/cook

2. reading

3.become( công thức want +to+ V nguyên thể)

4.going

5.play/play

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngô Chi Lan
8 tháng 8 2020 lúc 8:50

Answers:

1. swim / cook

2. reading

3. become

4. going

5. play / play

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
pokemonsnivy
Xem chi tiết
_Guiltykamikk_
23 tháng 4 2018 lúc 8:28

Trước cách mạng tháng tám, Tế Hanh là một nhà thơ của phong trào "Thơ mới", nhưng khác với giọng điệu sầu não, bi ai, thơ Tế Hanh là một hồn thơ chân thật, trẻ trung khỏe khoắn, "Quê hương" là một đề tài im đậm chất thơ của ông. Bài "Quê hương" là một sáng tác tiêu biểu của Tế Hanh.
Bài thơ nói lên tình cảm yêu quê hương của tác giả, ột làng chài ven biển Quảng Ngãi, tình cảm ấy của tác giả như được nhân lên gấp nhiều lần khi ông phải xa quê hương, xa những con người "Dân chài lưới, làn ra ngăm rám năng".
Trong bài thơ "Quê hương" nổi tiếng của Tế Hanh viết về cuộc sống làng quê ông, một làng chài lưới ở con sông Trà Bồng "Nước bao vây cách biển nửa ngày sông".
Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông
Mở đầu là hai câu thơ giới thiệu về làng quê vô cùng giản dị của ông luôn nhớ tới vị trí nơi chôn rau cắt rốn, luôn có một tấm lòng hướng về quê hương.
Rồi ở những câu thơ tiếp theo, ông nói đến hình ảnh của những người dân chài lưới ra khơi trong một ngày "Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng" rất thuận lợi cho việc đánh bắt cá. Ông đã hồi tưởng lại tất cả những gì đẹp nhất về làng biển. Đặc biệt, nổi bật lên là biểu tượng chiếc thuyền - linh hồn của làng chài khi ra biển. Nó " hăng như con tuấn mã", "mạnh mẽ vượt trường giang". Ngoài ra cảnh sinh hoạt đông vui tấp nập sau mỗi lần đoàn thuyền đánh cá trở về cũng được tác giả in sâu vào tâm trí, vô cùng đẹp. Nhưng cái mà tác giả nhớ nhất là "cái mùi nồng mặn" và "làn da ngăm rám nắng" là những đặc điểm đặc trưng chỉ có ở vùng biển. Đó chính là nét đặc trưng của dân chài lưới. Cái vị muối mặn mòi " nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thóang con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
Đến đoạn cuối của bài thơ tác giả đã bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình qua từ "nhớ". Phải chăng nó đã được tác giả dồn nén đến vỡ òa ở những câu cuối. Tuy xa cách nhưng tác giả luôn nhớ đến quê hương, tác giả nhớ mọi thứ của quê hương, từ "màu nước", "con cá" cho đến "chiếc buồm vôi".

Bình luận (0)
phúc nguyễn
22 tháng 4 2018 lúc 20:12

DÀN BÀI NÈ:

1. Mở bài

-     Giới thiệu nhà thơ Tế Hanh với bài Nhớ con sông quê hương (sáng tác năm 1956 đất nước tạm chia cắt, tác giả tập kết về miền Bắc).

-      Bài thơ là dòng hồi tưởng về niềm thương nhớ tha thiết của tác giả với con sồng quê hương và qua đó nhà thơ nhớ tới miền Nam.

2. Thân bài

1. Hình ảnh con sông quê hương trong bài thơ

-     Dòng thơ hiện ra thật đẹp, mát lành trong trẻo.

-     Con sông đã gắn bó thân thiết với tác giả ở tuổi thơ thật hồn nhiên, trong sáng (tiếng chim kêu, cá nhảy, tụm năm tụm bảy, bơi lội trên sông...)

2. Sự gắn bó tha thiết của tác giả với dòng sông quê hương

-     "Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi”: tác giả dùng phép chuyển nghĩa và lối cường điệu để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dòng sông với cuộc đời mình.

Phép đối và nhân hoá tạo sự cân xứng hài hoà giữa dòng sông và con người. Ồng thời làm cho con sông trở nên gần gũi như một con người với những cử chi triều mến “mở nước ôm tôi”.

-      Các định ngữ “quê hương", tuổi trẻ, miền Nam được gắn với dòng sông đã làm cho con sông mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, con sông của tuổi thơ tác giả, con sông quê hương, con sông của miền Nam đất nước. Niềm thương nhớ của tác giả về miền Nam

-      Xa quê đã lâu, nên nỗi nhớ càng trở nên da diếc và thành thiêng liêng. Nỗi nhớ ấy luôn ở trong sâu thẳm trái tim tác giả “Sờ lên ngực.... hai tiếng miền Nam”.

-     Nhớ quê hương, Lác giả nhớ từ những cái quen thuộc hình thường: ánh nắng, sắc trời, những người không quen biết... của quê hương. Đó là nỗi nhớ khôn nguôi, quên sao được.

-    Trung tâm nỗi nhớ ấy vẫn là hình ảnh đòng sông quê hương. Dòng sông ấy luôn hiện ra tuôn chảy dào dạt như tưới mát lòng mình (Hình ảnh của sông quê mát rượi. Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới).

-     Tin tưởng vào thống nhất Tổ quốc để được trỏ lại con sông xưa (điệp ngữ “tôi sẽ”...)

3. Kết bài

-    Đây là tình cảm thiết tha gắn bó của tác giả với con sông quê hương, một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước.

-     Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, cảm xúc được dồn nén qua hồi tưởng và kỉ niệm.

-    Liên hệ bản thân: Nếu quê hương cũng có dòng sông thì chăc chắn em cũng có thể nói lên những kỉ niệm dạt dào.

BÀI LÀM NÈ

Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình  yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.

Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ phối hợp cả hai kiểu gieo vần liên tiếp và vần ôm đã phần nào thể hiện được nhịp sống hối hả của một làng chài ven biển:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm tương.

Còn quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây, một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập.

Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Nếu như ở trên là miêu tả vào cảnh vật thì ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xóm Tế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật.

Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.

Cả đoạn thơ là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.

Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo.

Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.

Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hướng về quê hương, về đất nước :

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê, ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò, từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.

Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước , óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc. Vẫn còn đó tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, nồng ấm của một người con xa quê:

Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm hôm chài lưới ven sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bến  sông
(Nhớ con sông quê hương – 1956)

Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

[Hơi dài. bạn có thể lược bỏ di 1 số ý]

Chúc bạn học tốt nha ! @#@

Bình luận (0)
pokemonsnivy
24 tháng 5 2018 lúc 18:06

cảm ơn các bn ak ;)

Bình luận (0)
Hoa Hớn Hở
Xem chi tiết
Nguyemminhanh
3 tháng 12 2017 lúc 22:06

Các bạn ơi! Trong chúng ta, ai cũng có bạn thân hết, phải không? Mình cũng có một bạn thân là tấm gương sáng của lớp sáu Văn – Đó là bạn Ngô Mai Hương, lớp trưởng thân thiết của chúng mình!

Bề ngoài nhìn Hương rất sáng sủa, dễ thương. Với khuôn mặt bầu bĩnh và đôi mắt đen lanh lợi, Hương rất dễ gây cảm tình cho người khác ngay từ lần đầu gặp mặt. Đặc biệt, Hương còn là một người bạn tốt, có tính tương thân tương ái nữa đó!

Đầu năm học này, bạn Thảo là học sinh mới chuyển về học ở lớp mình. Thảo đã được các bạn trong lớp tín nhiệm, bầu làm lớp phó phong trào. Chưa quen công việc, Thảo rất bỡ ngỡ, lúng túng khi phải đứng lên nói chuyện, tổ chức hoạt động thi đua cho lớp. Từng chút một, Mai Hương vui vẻ hướng dẫn cho Thảo biết những việc cần làm. Những khi Thảo nản lòng, Mai Hương lại có mặt để an ủi, động viên bạn.

Không riêng gì Thảo, nhiều bạn đã được Mai Hương tận tình giúp đỡ như vậy. Có lần, bạn Tuyền gặp tai nạn giao thông phải nghỉ học. Mai Hương cặm cụi chép lại bài học trong lớp giúp Tuyền để Tuyền không bị mất bài, thua kém bạn bè trong lớp.

Cùng với tấm lòng dành cho bạn bè, Mai Hương còn luôn là học trò ngoan hiền, lễ phép với thầy cô. Cô nhờ việc gì, bạn cũng đều cố gắng hoàn thành. Ngoài ra, bạn ấy còn học rất giỏi, nhất là môn Văn. Cô giáo thường khen bài làm của bạn và đọc cho cả lớp nghe. Mình và các bạn trong lớp luôn yêu quý và cảm phục bạn ấy!

Biết làm nhiều việc tốt, nhất là giúp đỡ bạn bè, bạn Mai Hương như một nụ Mai luôn tỏa thắm sắc hương – như tên của chính mình. 
Chúc các bạn có thêm một tình bạn đẹp!

Bình luận (0)
công chúa xinh tươi
14 tháng 5 2018 lúc 18:45

Mỗi ai trong chúng ta đi học đều cần phải có một người bạn thân, người bạn ấy sẵn sàng lắng nghe những điều chúng ta muốn nói, sẵn sàng giúp đỡ khi ta cần. Ở lớp em chơi thân với lớp trưởng nhân, cô ấy không những xinh đẹp mà còn tốt bụng nữa.

Người bạn thân của em tên là Hà. Ở lớp cô ấy luôn hoàn thành tốt tất cả những công việc mà cô giáo giao cho. Không những thế việc trường việc đoàn đội, cô ấy cũng hoàn thành xuất sắc. Hà không chỉ học giỏi mà còn có tài hát văn nghệ, những dịp phong trào như 20/11 hay 26/3 Hà đều lấy về cho lớp giải nhất văn nghệ. Thế nhưng rất nhiều lần em khuyên Hà đi tham gia các chương trình thi hát của thành phố thì Hà lại khiêm tốn nói mình không đủ tài. Trong lớp Hà luôn tỏ ra là một lớp trưởng gương mẫu, ngồi trong giờ không bao giờ Hà nói chuyện.

KE VE BAN THAN

Trong lớp hễ một ai nói chuyện, Hà sẽ nhắc nhẹ một lần nếu vẫn còn tiếp tục Hà kiên quyết ghi lại và báo cho cô giáo chủ nhiệm. Trong lớp có những bạn học kém Hà sẵn sàng giúp đỡ giảng giải cho các bạn ấy để các bạn học tốt hơn. Trong một kì thi đua lớp tiên tiến, cô giáo đã rất hài lòng khi bạn nào trong lớp cũng đạt được những điểm mười chói lọi trong bảng hoa điểm tốt. Cô giáo không bảo nhưng Hà vẫn lập một nhóm học để cùng nhau tiến bộ. Ngoài những buổi học trên lớp Hà sẽ đến học nhóm cùng những bạn học kém tại nhà để giảng cho các bạn hiểu, giúp các bạn ấy học hành tốt hơn. Ở Hà em thấy được những đức tính vô cùng tốt. Cô ấy không những giỏi giang, mạnh mẽ mà còn biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Đặc biệt Hà luôn đấu tranh để loại trừ cái xấu bảo vệ lẽ phải và sự công bằng.

Đối với em, Hà luôn người bạn hiền, Hà luôn lắng nghe những tâm sự của em và an ủi em rất nhiều khi em buồn. Trong học tập, Hà cũng giúp đỡ em tìm ra phương pháp học tập tích cực để kích thích hứng thú học tập.

Bình luận (0)
Hoa Hớn Hở
Xem chi tiết
trongnghia
6 tháng 12 2017 lúc 20:19

218 : 37 = 5,89

Bình luận (0)
Nguyễn Văn KHoa
6 tháng 12 2017 lúc 20:34

Số dư phép chia đó là:

218:37=5,89(dư 7 )

Đ/s dư 7

Bình luận (0)
Nguyễn Văn KHoa
6 tháng 12 2017 lúc 20:43

xin loi dư 0,07 nhé

Bình luận (0)
tran ngoc ha chi
Xem chi tiết
Min_Suga_1993
20 tháng 2 2018 lúc 14:57

minh tâm – cô em gái bé bỏng của em vừa tròn 5 tuổi. Ngoài cái tên khai sinh ấy ra, em còn đặt cho bé biệt danh là do bong su Nghe rõ hay vì giống tên của một nữ diễn viên điện ảnh Hàn Quốc nổi tiếng, nhưng thực ra là do bé có cái môi trên cong hớt lên và hơi dẩu ra, tươi như cánh hồng mới hé. Mọi người gọi mãi thành quen, còn cô bé lại tỏ ra rất khoái với cái tên ngá ngộ ấy.

tâm xinh lắm! Trông bé giống như một cô búp bê hồng hào, mũm mĩm. Mái tóc tơ nâu óng loăn xoăn dài chấm vai, ôm lấy gương mặt trắng trẻo, bầu bĩnh. Đôi mắt to và đen, lúc nào cũng mở to, ngơ ngác như mắt thỏ non. Mỗi khi bé cười, hai lúm đồng tiền xoáy sâu trên má, trông dễ thương lạ!

Là con gái nên tâm cũng hay nhõng nhẽo nhưng bé không vòi vĩnh những điều vô lí. Khi người lớn giải thích là không được, bé thôi ngay. Ba năm học mẫu giáo, tâm thường xuyên đạt được danh hiệu Bé khỏe, bé ngoan. Ảnh bé chụp được phóng lớn treo trong phòng khách. Nếu có ai hỏi đùa: “Chà! Cô bé nào mà xinh thế nhỉ?” là bé toét miệng cười khoe hàm răng sữa trắng muốt rồi trả lời một cách rất hồn nhiên: “Ảnh của cháu đấy! minh tâm đấy ạ!”.

Bình luận (0)