Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hoàng Phúc Lâm
Xem chi tiết
Tong Gia Huy
10 tháng 8 2021 lúc 15:32

Nhà tôi trên bến sông có chiếc cầu nhỏ cong cong
Hàng cau dưới nắng trong lá trầu không
Chị tôi trông dễ thương bán rau chợ cầu Ðông í a
Chị tôi chưa lấy chồng.

Thời con gái lưng ong có bao người thầm mong theo
Mẹ dục con gái yêu lấy chồng đi
Chị thương hai đứa em thương mẹ già con đau í a
Chị tôi chưa lấy chồng.

Rồi mẹ tôi khuất xa, chúng tôi không còn thơ ngây
Chị lại lo các em chuyện chồng con
Ngày chia tay bến sông thấy chị buồn mà thương í a
Chị tôi chưa lấy chồng.

Rồi một đêm sáng trong có một người đàn ông qua
Họ về xây chiếc cầu nối bờ sông
Gặp chị tôi dễ thương mới xin lời cầu hôn í a
Chị cũng muốn lấy chồng.

Cầu xây xong đã lâu không thấy người về đưa dâu
Để chị tôi ngóng chờ mắt lệ nhòa
Hàng cau đâu trái cau bao lá trầu buồn rơi theo
Chị tôi chưa lấy chồng.

Nhiều năm xa cách xa tôi trở về làng quê thăm
Nhìn hàng cau xác xơ lá trầu khô
Mộ chị tôi bé xinh đứng bên cầu thương nhớ mêng mông
Chị ơi sao vẫn chưa lấy chồng.

Chị tôi chưa lấy chồng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Thủy
Xem chi tiết

v

tui ko làm được 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Thanh Huyền
Xem chi tiết
phạm tuấn tú
15 tháng 4 2022 lúc 20:40

tham khảo!! Học sinh vẽ tranh cổ động phòng chống Covid-19 - VnExpress

Bình luận (0)
phạm tuấn tú
15 tháng 4 2022 lúc 20:40

loading...

Bình luận (0)
Dương Hoàng Anh 4D
20 tháng 4 2022 lúc 20:06

    

 

Bình luận (0)
Mr.Zoom
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 2 2021 lúc 9:14

Em tham khảo nhé, bài này viết khá hay và ngắn như em yêu cầu đây:

Bà nội yêu quý của cháu!

Cháu là ........ - cháu gái bé nhỏ của bà đây ạ. Cũng đã hơn 3 tháng cháu chưa được về quê thăm bà rồi. Không phải vì cháu không nhớ bà hay giận bà đâu bà ạ. Thật ra, cháu nhớ bà nhiều lắm. Cháu nhớ từng cái thơm má, từng cái vuốt tóc, từng lời thủ thỉ âu yếm của bà. Thế nhưng, dù vậy, cháu và bố mẹ vẫn không thể về quê thăm bà trong thời gian này được. Bởi đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi, mang theo những nguy hiểm khôn lường.

Dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ dịp Tết Nguyên Đán, với khả năng lây lan chóng mặt. Nó khiến sức khỏe con người suy giảm nhanh chóng và dễ dẫn đến tử vong. Nước ta đã có hơn 1000 người nhiễm phải loại virut này rồi. Tuy nhiên thật may, là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy, mà cuộc sống của chúng ta vẫn ổn định và an toàn. Và đó cũng chính là lý do suốt 3 tháng nay cháu và gia đình không về quê thăm bà. Dù rất nhớ và muốn chạy ngay đến bên bà, nhưng cháu vẫn cố tuân thủ theo những yêu cầu, lời khuyên của bộ y tế, rằng phải hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung nơi đông người trong thời gian này. Thế nên, bà đừng giận cháu bà nhé!

Ở quê, bà cũng hãy cố gắng thực hiện theo những khuyến cáo của bộ y tế để giữ gìn sức khỏe của bản thân mình. Như hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông người, luôn mang khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay… Để chờ khi đại dịch qua đi, cháu và cả nhà sẽ về quê thăm bà ngay. Bà sẽ lại vuốt tóc cháu, thủ thỉ những câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Bà nhé?

Cháu gái yêu quý của bà

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Anh
Xem chi tiết

Bn ơi, vẽ lâu lắm, bn chọn 1 trong 2 đi nhé:

1. Tự vẽ 

2. Mik sẽ copy mạng và đăng lên đây

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

undefined

Đây nha bn!!

Chúc bn thành công!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Quang cường
23 tháng 10 2021 lúc 14:33

undefinedđây nha:>

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
6tidiem
Xem chi tiết
level max
17 tháng 12 2022 lúc 20:40

a) điện trở tương đương của đoạn mạch

R = R1 + R2 =10 + 20= 30 (Ω)

Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch

I = \(\dfrac{U}{Rtđ}=\dfrac{6}{30}=0,2\left(A\right)\)

Bình luận (0)
level max
17 tháng 12 2022 lúc 20:50

b) vì R1 nối tiếp R2  nên ta có:

I= I1= I2 = I3= 0,2 (A)

-> U1= I1 . R1 = 0,2 .10 = 2 (V)

-> U2 = I2 . R2 = 0,2. 20 = 4 (V)

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Nhật Vỹ
Xem chi tiết
Blood or Tear?
25 tháng 2 2016 lúc 22:40

Mở đầu là cảnh vật làng quê, cảnh vật đặc trưng về một làng chài ‘vốn làm nghề chài lưới’ có ‘trời trong’, ‘gió nhẹ’, ‘sớm mai hồng’. Màu sắc của cảnh vật trải ra trước mắt người đọc, khơi gợi niềm rạo rực, đắm say về một buổi sáng ven biển, dự báo sự tốt lành của một chuyến ra khơi:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Câu thơ hồn nhiên, trong sáng của bút pháp tả thực và trên cái nền có không gian, thời gian đó xuất hiện hình ảnh chiếc thuyền

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Sự liên tưởng, so sánh giúp ta hình dung được tốc độ, sự hăng hái của con thuyền ra khơi, chúng hăm hở lướt sóng với cánh buồm giương to:

Cánh buồm giương to nhưmảnh hồn làng

Cánh buồm được so sánh với ‘mảnh hồn làng’, một cách ví von so sánh bất ngờ, độc đáo. Cánh buồm là hình ảnh thực, một sự vật, đem cái cụ thể so sánh với các trừu tượng vô hình, cách so sánh đó đã tạo ra một sự liên kết đầy sáng tạo. Cánh buồm chính là quê hương, quê hương cũng chính là cánh buồm, cánh buồm mang trong nó ‘mảnh hồn làng’.

Bản sắc quê hương hiện lên sống động nhờ cách nói nhân hoá:

Rướn thân trắng baola thâu góp gió...

‘Rướn thân trắng’, bóng dáng những người dân chài cần cù, phấn đấu không ngừng nghỉ cho một cuộc sống ấm no cho hôm nay và cho cả ngày mai.

Đoạn thơ tiếp theo, lời thơ càng dung dị, sự dung dị trong miêu tả, dựng hình ảnh, càng khắc hoạ đậm nét hình ảnh quê hương. Các chi tiết rất thực, rất sống động như một đoạn phim cận cảnh có cảnh dân làng ồn ào, tấp nập ‘đón ghe về’, có ‘cá đầy ghe’, ‘những con cá tươi ngon thân bạc trắng... ‘

Cái đẹp của bức tranh quê hương làng chài là cái đẹp của sự tả thực. Nhà thơ Hàn Mạc Tử cũng đã để lại cho thơ ca bức tranh làng quê rất đẹp, đẹp hoàn hảo: Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi.

Ở‘Quê hương’ cũng vậy, nhờ bút pháp tả thực tinh xảo của người nghệ sĩ, bức tranh phong cảnh quê hương sống động và linh hoạt hẳn lên. Đó cũng là tiền đề khổ thơ kế tiếp nói về vẻ đẹp của con người quê hương.

Câu thơ mở đầu ở khổ thơ này bình dị nhưlời muốn nói hằng ngày:

Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng

Những câu thơ tiếp theo làm hiện rõ cái ngoại hình, bản chất của con người làng chài. Họ là những kẻ mà cả cuộc đời gắn bó với lao động, với biển cả sóng to, với vị mặn mòi của muối... Tính cách của người dân làng chài được hình thành, hun đúc trong lao động:

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

... Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Lời thơ đầu tả thực nhưng hình ảnh con thuyền, cánh buồm... không chỉ dừng lại ở tầng nghĩa đó, với biện pháp nghệ thuật tu từ nhân hoá Tế Hanh đã chuyển hoá thực thể sự vật sang thực thể sinh vật - con người. Chúng biểu tượng cho sức mạnh vượt sóng to gió cả của con người làng chài, sức sống của làng chài, vẻ đẹp của người lao động quê hương.

Khổ thơ cuối thật thiết tha, tấm lòng ân tình thuỷ chung của nhà thơ với quê hương quá sân nặng. Tình yêu quê hương không trừu tượng, quê hương thấm vào máu thịt biến thành tình cảm gắn bó với cảnh với người cụ thể. Quê hương là bát canh rau muống, là cà dầm tương, quê hương là chùm khế ngọt... Quê hương của Tế Hanh thấp thoáng:

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi.

Nỗi nhớ quê hương luôn là nỗi nhớ cồn cào, da diết, đó chính là tấm lòng của Tế Hanh đối với quê hương.

Bài thơ ghi lại tình cảm của tác giả với quê hương mình, một làng chài ven biển Quảng Ngãi. Tình cảm ấy như được nhân lên gấp bội phần khi tác giả xa quê, xa những con người: ‘dân chài lưới làn da ngăm rám nắng’, xa cái nơi ‘chim bay dọc biển đem tin cá... ‘

Bình luận (0)
Thảo Bùi
Xem chi tiết
Lại Thanh Tùng
31 tháng 7 2021 lúc 21:22

học tốt nhaundefinedundefined

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dương Hà linh
31 tháng 7 2021 lúc 21:28

Cút đi covid It me covid-19 Kiếm kim cương

đây nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lại Thanh Tùng
31 tháng 7 2021 lúc 21:51

undefinedhọc tôt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
Trần Thị Kim Ngân
15 tháng 12 2023 lúc 20:29

Bài đây nha 

Bé Na là một cô bé khỏe mạnh. Cao chừng trên đầu gối em một chút, với nước da hồng hào, mềm mịn. Bàn tay, bàn chân của bé nhỏ xíu, có thể dễ dàng nắm vừa trong lòng bàn tay. Người của bé Na lúc nào cũng thơm mùi sữa. Em thích nhất là vùi vào bụng của em để trêu em cười khanh khách. Tóc của em chưa mọc dày và nhiều như người lớn, nhưng cũng đủ để mẹ buộc cho một cái nơ điệu đà. Đối với em, bé Na như là một thiên thần nhỏ. Lúc nào em cũng cười tươi tíu tít. Đôi mắt đen to tròn sẽ nheo lại, cái miệng nhỏ sẽ toe toét, để lộ mấy chiếc răng sữa con con.

Dạo này, bé Na bắt đầu tập nói, tập đi. Bé thường bập bẹ từng tiếng theo người lớn. Nghe bé gọi từng tiếng bố, mẹ, anh mà em vui mừng khôn xiết. Vui nhất, là lúc tập đi cho bé Na. Nhìn em lẫm chẫm từng bước một, cười toe toét chạy về phía mình, em cảm thấy trái tim mình như đang tan chảy ra vậy.

Nhìn bé Na lớn lên từng ngày, em lại càng thêm yêu quý em gái mình hơn. Em sẽ cố gắng trở thành một người anh trai tốt và là tấm gương sáng cho bé.

Hơi dài nhưng bạn cố viết nha

Bình luận (0)