lập giàn ý tả con dường đi học
Các bạn hãy lập giàn ý tả về con vật , cây cối .
DÀN Ý THAM KHẢO TẢ CON VẬT
1. Dàn bài miêu tả con gà trống
1) Mở bài
- Nhà em có nuôi nhiều gà.
- Em thích nhất là chú gà trống thiến.
2) Thân bài
a) Hình dáng:
- Gà được nuôi bốn tháng tuổi, nặng gần ba kilogam.
- Bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.
- Mình gà to bằng bắp đùi người lớn.
- Hai cánh to, lông cánh dài, màu cánh gián.
- Đuôi dài, cong và có nhiều màu lông xen lẫn nhau.
- Cổ gà to bằng bắp tay của em, lông cổ màu đen biếc.
- Mào gà đỏ chót, luôn lắc lư.
- Đôi mắt như hai hạt tiêu.
- Mỏ khoằm, nhọn và cứng.
- Đôi chân vàng óng, có cựa chìa ra, móng chân nhọn và sắc.
b)Hoạt động, tính nết
- Gáy đúng giờ, tiếng gáy vang dài.
- Vỗ cánh và rướn cao cổ khi gáy.
- Có mồi thì tục tục kêu gà mái đến.
- Dũng cảm chống lại đối thủ.
3) Kết bài
- Gà trống rất có ích.
- Tiếng gáy của chú như tiếng gọi mọi người dậy sớm học bài, đi làm, chuẩn bị cho ngày mới.
- Em rất yêu chú gà và không quên chăm sóc chú để chú mãi là con vật nuôi đáng yêu và có ích .
Dàn ý tả cây chuối
1) Mở bài: giới thiệu cây chuối (Cây chuối sứ bố em trồng từ mấy tháng trước đã trổ buồng tươi tắn, còn cả bắp chuối chưa cắt.)
2) Thân bài:
a) Tả bao quát:
Chuối mẹ to nhất bụi chuối, mập mạp và vững chãi. Thân chuối mẹ xanh mướt. Lá già vàng khô, quắt lại rũ xuống, lá xanh to xòe rộng che mát cả gốc chuối.
b) Tả chi tiết:
- Chuối mẹ đã được tám tháng tuổi, tròn mập và trổ buồng. Từ chính giữa ngọn, cuống buồng chuối trổ ra cong oằn xuống đeo một bắp chuối to mập, màu tím đỏ.
- Vài ngày sau, từng lớp bắp chuối bung ra, ló từng nải chuối nhỏ xíu bằng bàn tay với những trái chuối nhỏ tí bằng ngón tay út.
- Trong vài ngày, các lớp ngoài của bắp chuối bung ra rơi xuống đất, để lộ quầy chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay người lớn.
- Bố cắt bắp chuối làm rau ăn rất tuyệt.
- Ngày qua ngày, trái chuối to dần, tròn căng lên. Buồng chuối to dần, sà xuống.
- Sau ba tháng, nải chuối già, quả to tròn, da xanh mát tựa như phủ một lớp phân trắng mỏng tang. Cuống râu trên trái cũng rụng đi, để lại một núm màu đen trên đầu trái chuối. Lá của cây chuối mẹ già đi trông thấy. Bên cạnh chuối mẹ, cây chuối con cũng đã trưởng thành. Cả bụi chuối xanh um, tàu lá xòe rộng như một cái ô tô và đẹp, che mát một góc vườn.
- Bố cắt buồng chuối vào nhà rồi cắt từng nải theo cuống buồng.
c) Sự chăm sóc của bố đối với bụi chuối:
- Bố tách cây con cho cây lớn phát triển.
- Bố làm sạch cỏ dại, ủ lá khô cho gốc chuối ẩm ướt.
- Em giúp bố làm gì? (em giúp bố tưới nước, cắt bớt lá khô, lá già.)
d) Ích lợi của cây chuối:
- Sau khi cắt buồng, thân chuối dùng để chăn nuôi.
- Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.
- Trái chuối ăn ngon, bổ, giàu dinh dưỡng.
3) Kết luận:
Nêu cảm xúc của em khi ngắm cây chuối đã có buồng (Thích thú và biết ơn bố đã trồng, có trái chuối ăn ngon, bổ, yêu thích vườn nhà, yêu cây xanh, mở mang kiến thức về sự phát triển của cây trái) .
I. MỞBÀI: Giới thiệu cây định tả
• Chủng loại (cây gì?)
• Vị trí, địa điểm (trồng ở đâu?)
• Nguồn gốc (ai trồng?)
• Thời gian (trồng vào dịp nào?)
II. THÂN BÀI: Tả cây
a) Tả bao quát: Hình dáng của cây
– Nhìn từ xa, cây có hình dáng ra sao?
– Khi đến gần, cây thế nào?
b) Tả chi tiết từng bộ phận:
• Gốc, rễ, thân, nhánh, cành, tán lá, chồi non.
• Hoa: cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa.
• Thời tiết, những điều kiện cho cây phát triển?
c) Các yếu tố tác động và có ảnh hưởng đến cây.
– Con người
– Chim chóc, ong bướm.
III. KẾT BÀI:
– Cảm nhận của bản thân về ích lợi của cây.
– Suy nghĩ về cây đã tả.
Nguồn: https://vanhocvui.com/dan-bai-ta-cay-coi.html#ixzz6XLWOIN00I. MỞBÀI: Giới thiệu cây định tả
• Chủng loại (cây gì?)
• Vị trí, địa điểm (trồng ở đâu?)
• Nguồn gốc (ai trồng?)
• Thời gian (trồng vào dịp nào?)
II. THÂN BÀI: Tả cây
a) Tả bao quát: Hình dáng của cây
– Nhìn từ xa, cây có hình dáng ra sao?
– Khi đến gần, cây thế nào?
b) Tả chi tiết từng bộ phận:
• Gốc, rễ, thân, nhánh, cành, tán lá, chồi non.
• Hoa: cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa.
• Thời tiết, những điều kiện cho cây phát triển?
c) Các yếu tố tác động và có ảnh hưởng đến cây.
– Con người
– Chim chóc, ong bướm.
III. KẾT BÀI:
– Cảm nhận của bản thân về ích lợi của cây.
– Suy nghĩ về cây đã tả.
1. Dàn bài miêu tả con gà trống
1) Mở bài
- Nhà em có nuôi nhiều gà.
- Em thích nhất là chú gà trống thiến.
2) Thân bài
a) Hình dáng:
- Gà được nuôi bốn tháng tuổi, nặng gần ba kilogam.
- Bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.
- Mình gà to bằng bắp đùi người lớn.
- Hai cánh to, lông cánh dài, màu cánh gián.
- Đuôi dài, cong và có nhiều màu lông xen lẫn nhau.
- Cổ gà to bằng bắp tay của em, lông cổ màu đen biếc.
- Mào gà đỏ chót, luôn lắc lư.
- Đôi mắt như hai hạt tiêu.
- Mỏ khoằm, nhọn và cứng.
- Đôi chân vàng óng, có cựa chìa ra, móng chân nhọn và sắc.
b)Hoạt động, tính nết
- Gáy đúng giờ, tiếng gáy vang dài.
- Vỗ cánh và rướn cao cổ khi gáy.
- Có mồi thì tục tục kêu gà mái đến.
- Dũng cảm chống lại đối thủ.
3) Kết bài
- Gà trống rất có ích.
- Tiếng gáy của chú như tiếng gọi mọi người dậy sớm học bài, đi làm, chuẩn bị cho ngày mới.
- Em rất yêu chú gà và không quên chăm sóc chú để chú mãi là con vật nuôi đáng yêu và có ích.
1. Dàn bài miêu tả con gà trống
1) Mở bài
- Nhà em có nuôi nhiều gà.
- Em thích nhất là chú gà trống thiến.
2) Thân bài
a) Hình dáng:
- Gà được nuôi bốn tháng tuổi, nặng gần ba kilogam.
- Bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ.
- Mình gà to bằng bắp đùi người lớn.
- Hai cánh to, lông cánh dài, màu cánh gián.
- Đuôi dài, cong và có nhiều màu lông xen lẫn nhau.
- Cổ gà to bằng bắp tay của em, lông cổ màu đen biếc.
- Mào gà đỏ chót, luôn lắc lư.
- Đôi mắt như hai hạt tiêu.
- Mỏ khoằm, nhọn và cứng.
- Đôi chân vàng óng, có cựa chìa ra, móng chân nhọn và sắc.
b)Hoạt động, tính nết
- Gáy đúng giờ, tiếng gáy vang dài.
- Vỗ cánh và rướn cao cổ khi gáy.
- Có mồi thì tục tục kêu gà mái đến.
- Dũng cảm chống lại đối thủ.
3) Kết bài
- Gà trống rất có ích.
- Tiếng gáy của chú như tiếng gọi mọi người dậy sớm học bài, đi làm, chuẩn bị cho ngày mới.
- Em rất yêu chú gà và không quên chăm sóc chú để chú mãi là con vật nuôi đáng yêu và có ích.
Nội dung bài văn tả về một sự vật.Anh chị cho em dàn ý với!Tại vì cô văn học thêm của em giao bài tập về nhà là tự lập giàn ý rồi viết thành bài văn theo giàn ý mình đã lập.
1. Mở bài:
Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.2. Thân bài:
- Tả bao quát chiếc cặp sách:
Chiếc cặp có quai đeoLàm bằng vải daHình khối hộp chữ nhậtMàu xanh tươi và xanh thẫm- Tả chi tiết từng bộ phận:
+ Nắp cặp và mặt trước:
Màu xanh tươi có hình trang trí.Đường viền cặp màu vàng.Khóa sáng loáng.- Mặt sau cặp:
Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.- Quai cặp:
Quai da den để xách.Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.- Các bộ phận bên trong:
Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.Công dụng của từng ngăn,...3. Kết bài:
Tình cảm gắn bó với chiếc cặp>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý tả chiếc cặp sách của em lớp 4
Dàn ý tả chiếc bàn học
1. Mở bài: giới thiệu đồ dung học tập mà em định tả
2. Thân bài:
a. Tả bao quát chiếc bàn học
Chiếc bàn có ghế liềnChiếc bàn học màu trắngChiếc bàn có giá sách ở phía trênBàn dài 1m và rộng 50cmTrông chiếc bàn rất đẹpb. Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc bàn học
- Mặt bàn:
Màu trắngNhẵn bóngCó gắn hộp đựng bút hình con hưu cao cổ- Hộc bàn:
Được đính kèm dưới mặt bànCó ngăn kéo ra kéo vào rất tiện lợiCó núm cầm hình tròn- Ghế:
Ghế được nối với bànCố thanh gác chânMàu trắngHình vuông- Giá sách:
Đính trên mặt bànMàu trắngCó 10 hộc to nhỏ khác nhau với nhiều hình dạng khác nhau- Bàn rất chắc chắn và tiện nghi
- Em thích để những đồ yêu thích của mình trên chiếc bàn
c. Công dụng của chiếc bàn
Ngồi học bàiĐể sách vởDùng để đặt các vật trang tríGiúp em rèn luyện viết chữ đẹpGiúp em rất nhiều trong học tập3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc bàn học
Em rất thích chiếc bàn học của emNhờ có bàn mà em học tốt hơnEm sẽ giữ gìn và bảo vệ cẩn thận chiếc bàn họcMB: gioiwsi thiệu thời gian, địa điểm mà sự vật, sự việc diễn ra
TB: khái quát sự việc
tả chi tiết thời gian, địa điểm và tâm trạng
cảm xúc của em
TB: ý nghĩa của sự việc đó đối với em
Em cảm ơn 2 anh chị ạ.Anh Hoàng Phúc viết chi tiết thế thì chắc em phải mở OLM để em dựa vào bài của anh mà tả 1 sự vật khác.
Các bạn ơi giúp tớ với
hãy lập giàn ý tả con vật mà mình yêu thich
Tả con gà : Mở bài : - Chú gà trống mẹ mới mua ở chợ về để làm giống. Chú gà đã trưởng thành một chàng thanhniên mập mạp, oai vệ lắm.Hay Con gà được bà ngoại cho nhân dịp em về quê ăn giỗ. Con gà được hai tháng tuổi. Thân bài : a) Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con gà. - Nhìn tổng quát chú gà trống nhà em như một chàng thanh niên đang tuổi ăn, tuổi lớn.- Nó cân nặng khoảng hơn một kg.- Toàn thân chú được khoác một lớp lông vàng rực rỡ pha lẫn màu đen.- Cái đầu tròn nhở được nổi bật giữa đàn bởi cái mào đỏ tươi.- Cái miệng như hai mảnh thép vòng cung dùng để kiếm ăn và tự vệ.- Đôi mắt tròn như hai viên bi lúc nào cũng sáng long lanh.- Cổ của con gà trống này dài hơn các chị gà mái nhiều, nhất là da cổ lúc nào cũng đỏ au trông thật rắnrỏi.- Đôi chân vừa to lại vừa cao màu vàng sậm. Cái cựa nhọn hoắt chòi ra như hai cái đinh to chắc.b) Tả hoạt động của con gà.- Gà thức dậy bao giờ cũng sớm hơn con người và mọi vật.- Bao giờ thức dậy chú gà này cũng cất tiếng hót lảnh lót : Ò …ó ….o rộn khắp xóm làng.- Hàng ngày chú thường đi theo mấy chị gà mái tơ để bảo vệ cũng như ve vãng các chị ấy.- Chú ta thật thảo ăn, khi em cho gà ăn bao giờ chú cũng cất tiếng kêu gọi mời các chị gà mái tới cùng ăn.- Chú ta sống rất hòa đồng cùng các bạn gà hàng xóm, chú vui vẻ khi các con gà khác đến vườn nhà chúchơi, mỗi khi các con gà khác đến chơi trông chú vui vẻ hẳn lên. ( Em hãy tưởng tượng con gà là con trai mà tả cho hình ảnh và có hồn hơn).Kết bài :- Em yêu chú gà trống này không chỉ vì nét đẹp oai vệ của nó mà nó còn là chiếc đồng hồ báo thức vuinhộn và rất đúng giờ.Hay : - Chú gà trống đã báo thức em dậy chuẩn bị cho bài học ngày mai. Vì vậy, em rất yêu chú gà trống này.
a) Mở bài:
Giới thiệu con vật mình muốn tả:
– Đó là con gà trống
– Thuộc giống gà tàu lai nòi
– Được 6 tháng tuổi.
b) Thân bài :
– Tả bao quát con gà (Lớn bằng chừng nào? Độ bao nhiêu ký, thân hình ra sao? Màu lông gì?)
– Tả đặc điểm từng bộ phận (Đầu, mào, mắt, mỏ, cánh, chân, đuôi mỗi bộ phận có những đặc điểm gì nổi bật?)
– Tả đặc tính hoạt động:
+ Thói quen sinh hoạt của con gà trống (Giờ giấc sinh hoạt sáng, trưa, chiều, tối)
+ Tính nết, quan hệ với các con gà khác có gì nổi trội ở trong bầy, đàn?…
Kết bài : Nêu cảm nghĩ về con gà
I. Mở bài
Nhà em có chuột, mẹ mua một con mèo, nay nó đã lớn.
II. Thân bài
a. Tả hình dáng
- Mèo dài gần hai gang tay, loại mèo tam thể: trắng, nâu, xám.
- Lông mèo dày và rất mượt.
- Đầu mèo tròn như cuộn len nhỏ tròn, thân thon thon.
- Chân cao, rắn rỏi: ngón chân ngắn có móng vuốt nhọn sắc.
- Mắt mèo xanh, tròn như hai hòn bi ve trong suốt.
- Mũi hồng hồng, nhỏ xíu; ria mép dài vươn về hai phía như những chiếc ăng-ten cực nhạy.
b. Tả hoạt động, tính nết
- Ban ngày mèo thường thong thả dạo chơi trong nhà, thỉnh thoảng nhảy nhót đùa giỡn, vồ đuổi mấy chú gián.
- Khi ăn từ tốn, gọn gàng.
- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.
III. Kết luận
Con mèo nhà em rất dễ thương. Nó thường xán đến mỗi khi em đi học về.
các bạn giúp mình lập giàn ý tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói
I. Mở bài
Dẫn dắt giới thiệu em bé đang tuổi tập đi tập nói mà mình định miêu tả.
Thật hạnh phúc biết bao khi ước mơ của em đã trở thành hiện thực. Em đã có một đứa em gái thật xinh xắn, dễ thương. Cả nhà đặt tên cho em là Dương với ước mong em luôn biết hướng mình về phía ánh nắng mặt trời để đón nhận những điều tươi đẹp. Bình thường, em hay gọi Dương với cái tên trìu mến là Bông. Đã đến tuổi tập đi tập nói, nên Bông rất nghịch ngợm, tiếng nói cười bi bô của bé làm ngôi nhà thêm rộn rã.
II. Thân bài
1. Miêu tả hình dáng của em bé
Bảy tháng tuổi, cái tuổi đang tập đi tập nói nên ngôi nhà luôn ngập tràn tiếng nói bi bô của bé, tiếng cười vui mừng của bố mẹ.Đầu nhỏ như trái dừa xiêm, tóc đen, mượt mà.Gương mặt bầu bĩnh như một chú gấu con.Nước da trắng hồng, mịn màng như những cánh hồng.Đôi mắt đen láy, to tròn như hai hòn bi ve, ánh lên vẻ thông minh, tinh nghịch.Chiếc mũi không cao lắm, chân mày dài, mờ mờ cong. Đặc biệt hai hàng lông mi cong vút khiến bao người phải ghen tỵHai má phính phính, có hai má lúm đồng tiền duyên dáng. Mọi người trong nhà hay đùa giỡn với em để có thể nhìn thấy hai má lúm ấy mỗi khi em cười.Cái miệng lúc nào cũng chúm chím như nụ hoa hồng còn e ấp với đôi môi hồng, hình trái tim, tươi tắn luôn nhoẻn cười để lộ mấy chiếc răng sữa nhỏ xíu, trắng muốt.Đôi tay và chân nhỏ xíu, dễ thương. Ở bàn tay và bàn chân ấy, em được mẹ đeo cho hai chiếc lắc bạc, có gắn một quả chuông nhỏ. Mỗi lần em nghịch ngợm, lắc lắc cái tay và cái chân, chiếc chuông lại vang lên những tiếng kêu vui tai.2. Miêu tả hoạt động của em bé
Đang tuổi tập nói nên bé bi bô suốt ngày.Lúc đầu em chỉ nói được những từ đơn giản. Từ đầu tiên bé nói trong đời là “Me me”, nghĩa là gọi mẹ, khiến mẹ rất xúc động và vui sướng, đi khoe với mọi người.Bé hay xem chương trình thiếu nhi, nên cũng bắt chước các bạn nhỏ hát. Em cứ ngồi lí lắc, “ê a” theo giai điệu. Trông thật là dễ thương.Dần dần, bé nói được nhiều từ hơn. Có lần, bé nũng nịu: “Xin, xin” để đòi mẹ hộp sữa yêu thích.Bé còn lon xon tập đi. Đôi chân bé chập chững từng bước ngắn.Những lúc bố mẹ bận, không chơi với em được, em thương bám tay vào tường, chập chững những bước đi đầu tiên. Mấy lần đầu, em ngã còn nhiều, nhưng em luôn tự mình đứng dậy và tập đi tiếp.Tối tối, cả nhà thường quây quần bên nhau, xem em tập đi.Mẹ đặt bé cách mọi người một đoạn rồi để bé tự đi về chỗ mẹ.Lúc bé đi đến chỗ mẹ, lúc lại đến chỗ bố, có hôm bé đi đến chỗ em. Nhưng lần nào cũng thế, khi đến gần ai đó, bé đều giơ hai tay ra phía trước để chờ cái ôm cưng nựng của mọi người.Kỷ niệm với bé nếu có
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ và tình cảm của bản thân về em bé.Dương là niềm vui to lớn của gia đình em. Em mong bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn để trở thành một bé gái ngoan ngoãn, xinh đẹp và luôn tìm được cho mình những điều tốt đẹp trong cuộc sống như chính cái tên của em vậy.# Chúc bạn học tốt!1, mở bài
Giới thiệu em bé định tả.
2, Thân bài
Tả bao quát
Em bé bao nhiêu tuổi?
Em bé là bé trai hay bé gái?
Tên em bé là gì?
Tả chi tiết
*Ngoại hình:
Gương mặt: bầu bĩnh, đáng yêu, hai má ửng đỏ.
Đôi mắt: long lanh, to tròn.
Miệng: như nụ hồng chúm chím, khi cười để lộ má núm đồng tiền vô cùng dễ mến.
Quần áo: bé mặc một chiếc áo dài truyền thống.
*Tính tình:
Bé rất hay cười.
Em rất ngoan, ai bế cũng được.
Gặp ai bé cũng vẫy vẫy tay ra vẻ chào.
Em rất thích kẹo, nhìn thấy kẹp là chạy ngay tới xin.
Được ai thơm má bé đều quay lại mở to đôi mắt rồi vẫy tay tỏ vẻ vui mừng.
* Hoạt động:
Đang tuổi tập nói nên thi thoảng bé phát ra những âm gọi non nớt: “mẹ…mẹ”
Bé mới biết đi nên thi thoảng còn hay ngã, cần người lớn phải dắt.
Dáng bé bước đi nghiêng ngả trông rất đáng yêu.
Thi thoảng đi mệt bé lại ngồi phịch xuống đất, huơ huơ tay đòi mẹ ra bế.
Tay chân bé lúc nào cũng hoạt động, dường như bé không thể ngồi im được.
* Kể lại kỉ niệm/ ấn tượng về em bé
Bé cố gắng mang hộp kẹo đến cho mẹ dù ngã mấy lần khiến ai cũng phải phì cười vì quá đỗi đáng yêu.
3, Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về bé.
Lập giàn ý cho bài văn miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học ở lớp 4
lập giàn ý tả cái trống trường
a. Mở bài
Giới thiệu về chiếc trống trường em định tả. Giới thiệu bằng cách đưa ra tiếng kêu của nó mà em nhớ nhất và sự gắn bó của em và các bạn học sinh về chiếc trống trường.
b. Thân bài
Tả hình dáng bên ngoài của chiếc trống
– Chiếc trống trường có hình dạng giống như cái chum to, được nằm ngang vè treo trên một cái dây ngay cạnh phòng của chú bảo vệ. Xung quanh của chiếc trống được làm bằng gỗ được sơn màu đỏ, bên trong rỗng để âm thanh được vang to. Hai đầu hai bên được làm bằng da trông rất căng và mịn
Tả âm thanh của chiếc trống: Âm thanh của chiếc trống rất đa dạng
+ Khi tiếng trống báo hiệu vào giờ học thì vồn vã, dồn dập như thúc giục em vào lớp
+ Âm thanh của tiếng trống khi báo hiệu hết giờ sau mỗi tiết học thì mỗi hồi dài
+ Tiếng trống đánh khi chúng em tập thể dục giữa giờ thì được từng nhịp tập “Tùng, cắc, tùng, cắc”
+ Nhưng chắc để lại ấn tượng nhiều nhất trong mỗi bạn học sinh là tiếng trống trường khai giảng được cô hiệu trưởng đánh lên
Tác dụng và kỉ niệm với tiếng trống trường
– Tiếng trống trường như một bác đồng hồ báo hiệu cho chúng em khi vào giờ học, khi hết tiết học để nghỉ ngơi giữa giờ hay là đến giờ ra về. Tiếng trống trường vang lên khi chúng em tập thể dục đúng nhịp. Tiếng trống trường cũng như hồi vang để bắt đầu một năm học mới đầy hứng khởi.
c. Kết bài
Tình cảm với chiếc trống trường: Em vô cùng yêu quý chiếc trống trường bởi nó như một người bạn thân thiết, gần gũi với em và với tất cả các bạn học sinh. Dù sau này có đi đâu, và làm gì nhưng những tiếng, âm thanh của nó mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
Lập giàn ý tả cánh đồng lúa quê em
1. Mở bài
Giới thiệu về cánh đồng lúa chín mà em muốn miêu tả.Gợi ý:Nghỉ hè, em được cùng bố mẹ về quê thăm ông bà ngoại. Và thật may mắn sao, em được kịp thời chiêm ngưỡng cánh đồng lúa chín đượm, trước khi người nông dân thu hoạch mang về nhà.
2. Thân bài
a. Giới thiệu chung về cánh đồng lúa chín
Đó là một cánh đồng lúa với kích thước rộng lớn vô cùngNằm dọc theo hai bên bờ con sông lớn, quanh năm đầy ắpĐược chia thành nhiều thửa ruộng nhỏ, mỗi gia đình sẽ chăm sóc cho vài thửa ruộng cùng lúcGiữa các thửa ruộng là những lối đi nhỏ chừng 60cm, phủ đầy cỏ xanh, và những mương nước nhỏ, dẫn nước vào ruộngTrên mỗi thửa ruộng là những người rơm mặc áo mưa, đội mũ để đuổi lũ chim, chuột muốn phá hoại mùa màngb. Miêu tả cánh đồng lúa chín
Lúa lúc này đã chín già, trải đều màu vàng ươm từ đầu đến chânThân lúa, lá lúa là màu vàng sẫm, giòn rụmCác bông lúa giờ đã to tròn, căng mẩy như những hạt ngọc traiTừng hạt lúa kết thành chuỗi ngọc dài, khiến thân lúa phải trĩu xuống vì gánh nặng ngọt ngào nàyNhững cây lúa cong cong như lưỡi liềm của người nông dânMỗi khi có gió thổi qua, cây lúa lại chao đảo, ngả nghiêng, đu đưa qua lại liên tục như đang nhảy múaDưới ánh nắng màu hè vàng óng, màu vàng của lúa trở nên giòn rụmCả cánh đồng nhìn như một dòng sông lớn màu vàng, đong đầy tình cảm, công sức của những người nông dânThỉnh thoảng những chú chim nhỏ lại ríu rít chao qua, lượn lại chờ đợi nhặt nhạnh những hạt thóc rơi rac. Hoạt động của con người trên cánh đồng lúa chín
Những người nông dân cẩn thận kiểm tra lúa, hẹn ngày ra thu gặtCó người lúa đã đến ngày, mang theo máy gặt, xe bò, máy tuốt lúa ra ruộng để bắt đầu thu hoạchTiếng cười nói, tiếng máy nổ ầm ĩ mà vui tươi rộn ràng cả một vùng trờiMấy đứa nhỏ đem cơm ra ruộng cho bố mẹ tranh thủ vui chơi bên những bông lúa chín, trên những đống rơm vừa tuốt xong còn thơm nguyên mùi nắng3. Kết bài
Tình cảm của em dành cho cánh đồng lúa chín.Gợi ý: Càng nhìn ngắm, em càng thêm yêu thích cánh đồng lúa chín. Nơi đây đem đến cho em cảm giác thư giãn, bình yên đến lạ kì. Mong sao ngày rộng, tháng dài, năm nào người nông dân cũng được đón chào những mùa lúa chín vàng như thế.Em tham khảo:
Lập dàn ý Tả cảnh cánh đồng lúa chín (6 mẫu) - Dàn ý tả cánh đồng lúa lớp 5, 6 - VnDoc.com
tham khảo:
1. Mở bài:
Quê em là một vùng nông thôn yên bình có nhiều cảnh đẹp. Em thích nhất là cánh đồng lúa chín vào buổi sáng.
2. Thân bài:
a) Trời chưa sáng hẳn: Cánh đồng trải dài như tấm thảm nhung mềm mại. Làn sương mờ ảo chập chờn. Những con đường nhỏ uốn cong như dải lụa, cỏ non ướt đẫm sương đêm.
b) Mặt trời lên: Cánh đồng hiện lên với tất cả vẻ đẹp của nó. Màu vàng óng ả của lúa chín bao phủ trên các thửa ruộng. Bông lúa cong oằn vì trĩu hạt. Lá lúa chuyển sang màu úa. Sóng lúa nhấp nhô khi làn gió thoảng qua. Mùi hương lúa mới thơm ngọt. Hơi nước ruộng hoà quyện cùng hơi sương sớm tạo cảm giác mát mẻ. Tiếng chim chiền chiên lảnh lót trên cao. Những chú cò đáp cánh xuống bờ ruộng để tìm mồi. Thấp thoáng bóng người đi thăm đồng. Những tốp người đang bàn chuyện ở đầu làng. Ai cũng vui trước một vụ mùa bội thu, no ấm.
3. Kết bài: Em rất yêu cánh đồng làng ở quê em. Em thầm biết ơn bố mẹ và biết ơn những người lao động đã tạo nên một vụ mùa trù phú.
ai giúp mình lập một giàn ý tả cảnh ( tả về ngôi trường em )
Trả lời :
1. Mở bài:
Giới thiệu bao quát ngôi trường (từ xa tới gần):
- Trường nằm trên một khoảng đất rộng, giữa cánh đồng.
- Nhìn từ xa, có thể thấy ngôi trường khang trang với mái ngói đỏ, tường vôi trắng và những hàng cây xanh bao quanh
2. Thân bài:
Tả từng bộ phận của trường:
- Từ ngoài cổng sắt nhìn vào, ta sẽ thấy một khoảng sân bê tông thật rộng. Chính giữa sân là cột cờ, trên đỉnh cột, lá cờ đỏ tung bay phấp phới. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào các sáng thứ hai và tập thể dục, vui chơi hằng ngày.
- Sân trường rộng rãi, mát mẻ bởi có những hàng cây toả bóng mát. Học sinh thường ngồi dưới bóng cây đọc truyện hoặc vui chơi.
- Ba toà nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, toà nhà nào cũng quay mặt ra sân.
- Các phòng học thoáng mát, có quạt trần đèn điện, có giá sách, giá trưng bày sản phẩm của học sinh. Từng lớp được trang trí những bức tranh màu sắc rực rỡ do học sinh sưu tầm hoặc tự vẽ.
- Sau khu lớp học là vườn trường với nhiều loại cây, loại hoa... và một khu vui chơi với cầu trượt, đu quay, đu dây... Vào giờ ra chơi, các bạn học sinh ra đây rất đông...
3. Kết bài:
- Trường học của chúng em to đẹp, hiện đại như vậy là nhờ công sức của nhân dân và sự quan tâm của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó là ý thức giữ gìn, bảo vệ của thầy cô giáo và học sinh.
- Em yêu trường em vì ở nơi đây, em được giáo dục, rèn luyện để nên người.
~ HT ~
Tham khảo:
Mở bài:
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, là nơi thân thương đã cùng em đi suốt bốn năm miệt mài với sách vở con chữ. Trường học trong mắt em lúc nào cũng đẹp, nhưng em yêu hơn cả những khi được ngắm nhìn ngôi trường vào buổi sáng mùa thu trong veo với những nét đẹp man mác của sắc thu, gió dịu dàng, mây nhè nhẹ và nắng e thẹn những giọt nhỏ trên sân.
Thân bài:
Sau một đêm, lá vàng đã phủ khắp sân trường. lá không khô xơ xác như trong tiết đông mà mang sắc vàng tươi của nắng, phủ lên sân những khoảng vàng rực rỡ như là nắng chiếu rọi.Những cây phượng, cây bàng, bằng lăng cũng đã đổi sắc, nửa vàng nửa xanh, đôi khi còn xen thêm vài chiếc lá đỏ khiến tán cây trở nên sặc sỡ nhưng cũng rất hài hòa và thanh tươi.Những chiếc lá ẩm ướt, những chiếc ghế đá cũng mang theo hơi nước của giọt sương thu đọng lại.Rải rác có học sinh đến sớm, đạp lên lá nghe xào xạc nhè nhẹ như tiếng thu khẽ nói với đất trời. Các lớp học vẫn còn yên ắng vì ít học sinh đến, cửa gỗ vẫn chưa mở ra, mọi vật đều im lìm như hòa vào không khí sớm thu dịu êm.Các song lan can cũng mơ màng trong lớp sương mỏng, thi thoảng có học sinh khẽ lướt tay qua khiến lớp sương tan đi và chảy nhẹ xuống nền gạch đá hoa.Các phiến lá cũng đã thức giấc, vươn mình lên đón đón nắng sớm.Cánh hoa hồng cũng sáng lên ánh phản chiếu của nắng và giọt sương đọng lại, nhìn như thể thu đã gắn lên hoa những hạt kim cương quý giá kết tinh từ bao tinh hoa của đất trời.Mới đầu còn thưa thớt, nhưng giờ đã đông đúc và nhộn nhịp hơn.Cánh cửa lớp cũng đã mở để đón học sinh vào, không khí thu vì có sự xuất hiện của con người mà không còn dịu nhẹ nữa, trở nên sôi động hơn.Nắng cũng đã lên cao và màu nắng cũng sậm hơn trên song cửa sổ, trống đánh những hồi báo hiệu vào lớp. Ngôi trường lại khẩn trương trong nhịp dạy và học của cô trò, những tiếng bàn bài, tiếng giảng lại vang lên trong buổi sáng mùa thu êm đềm. Kết bài:Ngôi trường trong sáng mùa thu mang những nét dịu êm, nhẹ nhàng và yên bình như chốn đồng quê thanh tĩnh. Nét dịu êm ấy như thể nàng thu truyền vào gió, vào nắng, vào từng luồng không khí giăng mắc xung quanh ngôi trường, đem đến những phút giây thanh bình cho từng dãy nhà. Và cho cả tâm hồn những đứa học sinh yêu nét nhẹ nhàng này của trường mỗi sớm thu
Lưu ý: Không copy lại
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Con đường em định tả là con đường nào?
- Em tả nó vào thời điểm nào? (Sau khi tạnh mưa).
2. Thân bài:
* Tả cảnh:
+ Bầu trời:
- Sau cơn mưa, mặt trời lại hiện ra, toả ánh nắng rực rỡ.
- Bầu trời như cao hơn, trong hơn, gió thổi mát lộng...
+ Mặt đất:
- Cây cối xanh tươi, nhà cửa được mưa rửa sạch bụi bặm trông đẹp hẳn ra.
- Mặt đường sạch bong, ánh lên dưới nắng.
- Người và xe lại tấp nập ngược xuôi.
- Nhịp điệu cuộc sống tiếp tục hối hả, náo nhiệt.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Khoan khoái, dễ chịu.
- Càng thêm yêu cuộc sống.
Dàn ý Tả cảnh cơn mưa
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Mấy ngày nay trời oi bức. Cả thành phố chìm trong không khí ngột ngạt, nóng nực. Bỗng đâu một luồn gió mát lạnh thổi qua báo hiệu trời sắp mưa to.
2. Thân bài: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
*Lúc sắp mưa:
- Mây đen bao phủ khắp bầu trời.
- Gió mang hơi nước mát lạnh.
*Lúc bắt đầu mưa:
- Mưa bắt đầu rơi lẹt đẹt, xiên xẹo theo làn gió.
- Mưa nặng hạt dần, tuôn xối xả, trắng xóa.
- Sấm chớp liên hồi trên bầu trời đen kịt.
- Nước chảy lênh láng, ngập sân, ngập ngõ, ngập đường phố.
- Cây cối đu đưa, tha hồ tắm mưa.
- Người đi đường chạy vào mái hiên trú mưa.
- Những người mặc áo mưa chạy xe vút qua.
- Lũ chim ướt lướt thướt, đứng dưới tán lá lớn trú mưa.
*Lúc mưa tạnh:
- Mưa ngớt rồi tạnh hẳn. Bầu trời quang đãng.
- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ.
- Lũ chim lại nô đùa, bay ra bay vào.
- Cây lá sạch bóng, xanh mát như có ai vừa lau chùi.
- Đường phố lại bắt đầu huyên náo. Tiếng xe chạy ầm ầm.
- Mọi người lại tiếp tục công việc của mình.
+ Cửa hàng, cửa hiệu mở cửa, bày bán. Tiếng loa đài rộn vang.
3. Kết bài :
- Cơn mưa xua đi cái nóng ngột ngạt, làm con người cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn nhiều.
- Cơn mưa thật đáng yêu phải không các bạn?
Dàn ý Tả cơn mưa rào lớp 5
1. Mở bài: Tả cơn mưa mùa hạ
Mùa hè có những cơn mưa chợt đến chợt đi. Nhờ mưa, vạn vật quê em thêm sức sống mới. Yêu biết mấy những cơn mưa đầu hạ. Mới chớm hè thôi, thế mà chiều qua, trên quê hương em có một cơn mưa thật to, thật đáng nhớ.
2. Thân bài:
Miêu tả theo thời gian và không gian trận mưa
- Lúc sắp mưa:
Mây đen kéo về, những đám mây lớn, nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trờiGió ào ào, thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, gió càng mạnhCảm giác oi ả, ngột ngạt.- Lúc bắt đầu mưa:
Những giọt mưa lác đác rơi: lẹt đẹt....lẹt đẹt, lách táchKhông khí mát lạnh, dễ chịu- Lúc mưa to:
Mưa ù xuống, mưa rào rào trên sân gạch, sầm sộp, rào rào, mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào tàu lá chuối, tiếng giọt ranh đổ ồ ồNước mưa chuyển động: lăn xuống, xiên xuống, kéo xuống, lao xuống,.... lao vào bụi cây, giọt ngã, giọt ngửa, giọt bay, tỏa trắng xóa, nước chảy đỏ lòm bốn bề sân, quần quận rồi vào các rãnh cống, mưa xối nước.Tiếng sấm, chớp- Lúc mưa tạnh:
Cảnh vật tươi tắn,mới mẻ...mưa đã ngớt, trời rạng dần, mấy con chim từ gốc cây hót râm ranMưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắtSau trận mưa, đường phố được dội rửa sạch bongTiếng gọi nhau í ới, tiếng còi xe máy, ô tô lại vang lên inh ỏiTrẻ con nô đùa trên hè phố, đường phố lại bắt đầu đông vui và náo nhiệtCon người vội vã trở lại với các công việc3. Kết bài: Cơn mưa đem lại cảm giác dễ chịu, làm cho cây cối tươi tốt
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa rào lớp 5