Những câu hỏi liên quan
vo sinh phu
Xem chi tiết
%$H*&
7 tháng 4 2019 lúc 15:39

Bài văn tả đêm trăng do sáng tác của nhà thơ:Trần Văn Hùng

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”.


Con người từ khi sinh ra đến lúc lớn lên ai mà chẳng gắn bó với quê hương, có những hình ảnh của quê hương in sâu đậm trong trái tim mình. Đó có thể là hình ảnh chú bé dắt trâu ra đồng gặm cỏ, ngồi lên lưng trâu mà thổi sáo, cũng có thể là hình ảnh cánh đồng lúa vàng gợi một miền quê trù phú hay con sông quê hương nơi những chiều hè thường rủ nhau ra tắm mát. Đối với tôi, hình ảnh mà tôi nhớ nhất là những đêm trăng đẹp mang lại cảm giác thật yên bình.

Trời vừa xế bóng, tôi đã thấy trăng lấp ló sau lũy tre làng. Lúc bấy giờ, ánh trăng trông thật yếu ớt, không đủ để chiến thắng chút màu đỏ rực còn lại của hoàng hôn. Rồi màn đêm cũng buông xuống thật nhanh, cả vũ trụ chìm vào trong một màu đen huyền ảo. Chính lúc ấy, trăng chiếu thứ ánh sáng vàng dịu khắp muôn nơi, xua đi màn đêm tăm tối.

Khi trăng đã lên quá đầu ngọn tre, ta đã có thể nhìn thấy rõ hình ảnh chú Cuội ngồi bên gốc đa đang hướng mắt nhìn về trái đất. Dưới ánh trăng, vạn vật trở nên thật sinh động và mang một vẻ đẹp mơ màng huyền ảo. Trong vườn cây cối không chỉ tắm sương đêm mà còn tắm ánh trăng. Bông hoa quỳnh màu trắng tinh khiết có thêm ánh sáng vàng dịu của trăng càng trở nên nổi bật giữa đêm đen tăm tối.

Ánh trăng tràn ra đường, đến cả bờ sông. Dòng sông như được dát vàng bởi ánh trăng, trăng nghiêng nghiêng soi mình xuống dòng nước, nước khẽ nhấp nhô như chơi đùa cùng thứ ánh sáng lung linh kì diệu kia. Buổi tối hôm nay yên ắng quá, có lẽ vì con người cũng mải mê ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của đêm trăng.

Những chú đom đóm như những đốm sáng li ti làm cho bức tranh đêm trăng càng trở nên huyền ảo. Ta còn có thể nghe thấy được tiếng dế kêu rả rích, tiếng đớp động của chú cá dưới ao bèo. Trời về khuya, chỉ còn vầng trăng giữa trời làm bạn với ngôi sao và những đám mây, trăng lặng lẽ canh gác giấc ngủ cho khắp thế gian, giúp màn đêm không còn đáng sợ và bớt u tối.

Giờ đây khi xa quê, nhìn thấy ánh trăng sáng, tôi lại nhớ về đêm trăng quê hương đêm nào. Phải chăng ánh trăng không chỉ đẹp mà còn gợi nỗi buồn, nỗi cô đơn đối với con người, làm sống dậy một tình yêu quê tha thiết.

*Note*:Ko copy mạng nha!!!



 

Hồ Bảo Ngọc
Xem chi tiết
nguyen thuy linh
Xem chi tiết
休 宁 凯
14 tháng 4 2018 lúc 19:50

Trời vừa xế bóng, trăng đã lên rồi, ánh trăng ban đầu rất yếu, tưởng chừng như không đủ sức để đánh đuổi mặt trời, nhưng chỉ một lát sau, nó dần dần lan toả khắp không trung và trở thành thứ ánh sáng chính của bầu trời.

 

休 宁 凯
14 tháng 4 2018 lúc 19:50

Từ nhỏ đến giờ không biết bao nhiêu lần được ngắm trăng rồi nhưng có lẽ cái đêm trăng ấy, một đêm trăng ở đồng bằng quê nội đã để lại cho em một ấn tượng đẹp đến kì lạ. Mãi mãi em không bao giờ quên được. Đó là cái đêm trăng rằm tháng bảy mà bố mẹ cho em về quê dự lễ đáo tế của ông nội.

 

Nguyễn Đình Quý
14 tháng 4 2018 lúc 19:53

Ngắm bầu trời, cây cỏ một hồi, bỗng…em chợt nghĩ đến nếu có không có trăng sao thì thế nào? Hẳn là khắp không trung chỉ có một màu đen tĩnh mịch, quang đãng, lạnh lẽo và tối tăm. Sẽ còn cảnh vui chơi, rước đèn tấp nập, mà chỉ thấy sự trống trải đến lạ lùng. Càng nghĩ, em lại càng quý trăng hơn. Thứ ánh sáng tuyệt vời chỉ có một chứ không có hai.

hien nguyen thi
Xem chi tiết
nguyễn Đăng khôi
Xem chi tiết
nguyễn Đăng khôi
Xem chi tiết
Nguyễn Đại Việt
29 tháng 10 2015 lúc 16:27

lớp mấy đây mk chưa đọc

thuỳ dương
29 tháng 10 2015 lúc 16:35

đấy là lớp 9 mà làm sao trả lời được khi tui đang học lớp 6

hoang dinh nhan
30 tháng 10 2015 lúc 12:40

                      khuon mat day dan net ngoi no nang

\

Phan hải băng
Xem chi tiết
Linh Phương
26 tháng 11 2016 lúc 16:46

‘Cảnh khuya’và ‘Nguyên tiêu’ là hai bài thơ kiệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Cả hai bài đều viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nhưng ngôn từ khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết bằng tiếng Việt; ‘Nguyên tiêu’ viết bằng chữ Hán.

Không gian nghệ thuật của hai bài thơ là thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, nhưng thời điểm sáng tác, thời gian nghệ thuật lại khác nhau. ‘Cảnh khuya’ viết vào mùa thu 1947, khi giặc Pháp đang tấn công lên Việt Bắc. Còn ‘Nguyên tiêu’ được viết vào đầu xuân 1948, khi chiến dịch Việt Bắc đã chiến thắng vang dội.

Cả hai bài đều nói đến trăng; cảnh trăng trong mỗi bài thơ lại có những nét đẹp riêng, sắc thái biểu cảm riêng.

Cảnh trăng trong bài ‘Cảnh khuya’ là cảnh trăng thu. Có suối chảy rì rầm trong rừng khuya từ xa vọng đến nghe rất ‘trong’, ‘như tiếng hát xa’ êm đềm, ngọt ngào. Trăng sáng lung linh. Ánh trâng ‘lồng’ vào cổ thụ và hoa ngàn. Cảnh trăng thơ mộng, huyền diệu mang vẻ đẹp cổ điển, rất hữu tình thi vị:

‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’

Trăng đã làm đẹp thêm cảnh sắc núi rừng chiến khu, đem đến bao xúc động, khiến nhà thơ khẽ thốt lên trong lòng: ‘Cảnh khuya như vẽ...’.

Cảnh trăng trong bài ‘Nguyên tiêu’ là cảnh trăng xuân, trăng trong đêm rằm tháng giêng, trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Vũ Bằng trong ‘Thương nhớ mười hai’ đã nói về trăng tháng giêng ở miền Bắc: ‘Trời sáng lung linh như ngọc’, ‘cái trăng tháng giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ ‘, ‘ánh trăng ấy không

vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền’.

Trăng trong bài thơ của Bác làm cho sông xuân, nước xuân, trời xuân trở nên bát ngát bao la, vừa đẹp vừa dạt dào sức sống. Ba chữ ‘xuân’ trong câu thơ thứ 2 làm cho cảnh trăng đất nước trở nên tráng lệ, tinh khôi:

‘Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên’.

Câu thơ thứ 4, vầng trăng rằm tháng giêng lại được nói đến. Con thuyền của lãnh tụ để ‘bàn bạc việc quân’ giữa nơi khói sóng đã trở thành con thuyền của thi nhân lúc trở về bến lúc nửa đêm. Con thuyền đã chở đầy ánh trăng:

‘Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền’

Trăng trong hai bài thơ của Bác là trăng sáng, trăng tròn. Cảnh trăng nào cũng hữu tình thơ mộng. Tuy có sắc thái biểu cảm khác nhau, nhưng tất cả đều nói lên tình yêu trăng, tình yêu thiên nhiên chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Cảnh trăng là một nét đẹp trong hồn thơ Hồ Chí minh: ung dung , lạc quan, yêu đời.

 
Phương Thảo
26 tháng 11 2016 lúc 16:26

Cả hai bài thơ Cảnh khuya và Nguyên tiêu đều được Bác Hồ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Tuy nhiên cảnh trăng trong mỗi bài đều có những nét đẹp riêng. Nếu bài thơ Cảnh khuya là cảnh trăng của núi rừng Việt Bắc, trăng được lồng vào vòm cây, hoa lá tạo thành một bức tranh mang nhiều đường nét. Với từ “lồng”, trăng đã hiện lên đầy sinh động và ấm áp, gần gũi với cuộc sống của con người. Thì đến bài thơ Nguyên tiêu, tác giả lại tả cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông nuớc bao la, ánh trăng xuân soi chiếu cả bầu trời lần mặt nước, cả không gian tràn ngập hương sắc của trăng và đất trời mùa xuân.

 

Phương Thảo
26 tháng 11 2016 lúc 16:31

_ Cảnh khuya là cảnh trăng ngàn giói núi , trăng giữa rừng khuya , một cảnh trăng lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện .

_ Rằm tháng riêng là cảnh trăng trên dòng sông , một khung cảnh bao la , bát ngát tràn đầy sức xuân .

chicothelaminh
Xem chi tiết
🎈bLUe BaLloON💙
Xem chi tiết
quách anh thư
4 tháng 2 2018 lúc 21:55

Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân ,hạ ,thu, đông. Trong các mùa ,em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn

Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu.Trên trời xanh thoáng đãng ,cánh én trao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm trồi nảy lộc ,mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả những tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian

Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cùng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người. Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đù sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấp áp của mùa.Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân.

Cô nàng cự giải
5 tháng 2 2018 lúc 15:38

Bài hát “Xuân ơi, Xuân đã về” từ chiếc ti vi vừa cất lên làm em choàng tỉnh giấc. Qua ô cửa sổ, nhìn ra vườn em thấy mưa xuân phơi phới bay nhẹ nhàng và đậu trên những cánh hoa, những chiếc lá. Mùa xuân về như đánh thức vạn vật bừng tỉnh sau một giấc dài ngủ đông.

Thời khắc mà vạn vật như được khoác lên tấm áo mới chính là lúc đất trời vào xuân. Nắng xuân xua dần đi chút hơi lạnh sót lại của mùa đông. Trên những hàng cây hai bên đường, lộc biếc nhú đầy cành. Chỉ qua mấy hôm có cây đã ra lá xanh rờn. Chim chóc như chỉ đợi cành xanh lá là rủ nhau về tụ tập hót véo von. Hót một hồi, chúng lại tản ra cánh đồng bay lượn. Lượn mấy vòng, chúng lại đậu trên cây gạo mọc chơ vơ giữa đồng. Hoa gạo đỏ như son. Vào lúc có gió lớn, một vài bông rơi nghiêng ra tận bến sông. Bên kia sông, phía xa xa nơi chân trời nhấp nhô những ngọn núi quả đồi bát úp, sương mờ giăng bảng lảng quanh các xóm làng. Bầu trời như cao hơn, mây trắng đi đâu suốt mùa đông nay lại nhởn nhơ lưng chừng trời. Bên này sông là phố phường nhộn nhịp. Đào và quất trồng dọc theo những dải đất ven đe đã trộn xen màu đỏ thắm lẫn với màu vàng tươi. Tuy không nở rộ vì đã qua Tết nhưng những bông đào nở sau cùng bao giờ cũng là những bông thắm nhất. Quất cũng vậy, qua Tết, trái quất chín hơn, màu vàng càng sáng hơn.

Mùa xuân về mang theo một sức sống náo nức truyền vào trong mỗi chồi cây, mỗi bông hao, mỗi khóm cỏ. Người lớn gặp nhau đầu năm chuyện trò râm ran: chuyện về quê, chuyện ăn Tết, chuyện kế hoạch năm mói. Lũ trẻ thì xúng xa xúng xính trong những bộ quần áo mới. Tết đã qua, nhưng không khí mùa xuân vẫn khiến ta ngất ngây và thêm yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu cuộc đời tươi đẹp.