Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
châu lai huỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
21 tháng 4 2021 lúc 11:28

Đến thế kỉ VIII - IX nước ta có những cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa là  Mai Thúc Loan và Phùng Hưng

Đến thế kỉ VIII - IX nước ta có những cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa 

a. Lý Bí và Phùng Hưng    b. Mai Thúc Loan và Phùng Hưng

c. Mai Thúc Loan và Triệu Quang Phục  d. Phùng Hưng và Triệu Quang Phục 

hhhhhhhhhh
29 tháng 4 lúc 16:05

B

 

Moon
Xem chi tiết

ý nghĩa cuộc khởi nghĩa hai bà trưng cuộc chống quân xâm lược hán cuộc khởi nghĩa bà triệu là : Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Ý nghĩa của 2 cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng.

Mai Thúc Loan: + Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân trước những chính sách tàn bạo, dã man của nhà Đường.

+ Thể hiện lòng yêu nước, bất khuất. Không chịu khuất phục trước sức mạnh lớn của kẻ thù

Phùng Hưng: + Tuy chỉ dành thắng lợi trong một thời gian ngắn nhưng cũng thể hiện được ý chí bất khuất, quật cường của từng tầng lớp xã hội của nhân dân ta. Lật đổ ách thống trị đô hộ của nhà Đường.

- Lí Bí :

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho ta thấy được lòng yêu nước, sự quyết tâm giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân. Đồng thời khi Lý Bí lên ngôi hoàng đế còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có dân, có vua và có hạnh phúc, ấm no.

 

Smile
4 tháng 4 2021 lúc 21:17

 Mai Thúc Loan: + Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân trước những chính sách tàn bạo, dã man của nhà Đường.

+ Thể hiện lòng yêu nước, bất khuất. Không chịu khuất phục trước sức mạnh lớn của kẻ thù

Lí Bí :

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho ta thấy được lòng yêu nước, sự quyết tâm giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân. Đồng thời khi Lý Bí lên ngôi hoàng đế còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có dân, có vua và có hạnh phúc, ấm no.

꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
4 tháng 4 2021 lúc 21:17

- Hai bà trưng:

Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

- Mai Thúc Loan:

+ Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân trước những chính sách tàn bạo, dã man của nhà Đường.

+ Thể hiện lòng yêu nước, bất khuất. Không chịu khuất phục trước sức mạnh lớn của kẻ thù

 

- Lí Bí :

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho ta thấy được lòng yêu nước, sự quyết tâm giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân. Đồng thời khi Lý Bí lên ngôi hoàng đế còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có dân, có vua và có hạnh phúc, ấm no.

We are one
Xem chi tiết
the best in year
9 tháng 5 2019 lúc 21:12

ai bít?

Nguyễn Đoàn Tâm
9 tháng 5 2019 lúc 21:12

mới hôm qua.....

ʚTrần Hòa Bìnhɞ
9 tháng 5 2019 lúc 21:12

Tháng 5 năm 545, vua Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng với tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thuỷ, bộ tiến xuống Vạn Xuân.

Lý Nam Đế chống cự không nổi, phải lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Thành bị vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận. Lý Nam Đế phải đem quân ngược sông Hồng về giữ thành Gia Ninh (Việt Trì - Phú Thọ). Đầu năm 546, quán Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế phải chạy đến miền núi Phú Thọ ; sau đó lại đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt.

Hồ Điển Triệt (nay thuộc Lập Thạch - Vĩnh Phúc) nằm ở bên bờ sông Lô, cách Bạch Hạc khoảng 15 km. Xưa có con ngoi nối sông với hồ ; ba mặt Đông, Nam, Bắc của hồ là các dải đồi cao; phía Tây là những đồi thấp hơn và cánh đồng trũng. Từ sông Lô chỉ có một con đường đi vào phía Bắc của hồ.

Vào một đêm trời mưa to, gió lớn, Trần Bá Tiên chỉ huy đoàn quân đánh úp vào hồ Điển Triệt. Quân ta tan vỡ, Lý Nam Đế lại phải chạy vào động Khuất Lão (Tam Nông - Phú Thọ). Anh trai vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử (một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế) đem một cảnh quân lui về Thanh Hoá. Năm 548, Lý Nam Đế mất.

Tran Thi Minh Huyen
Xem chi tiết
bùi tiến long
17 tháng 3 2018 lúc 21:15

1. 

Nguyên nhân :- Là do Lý Bí căm ghét bọn đô hộ , nên ông ngấm ngầm liên lạc với các hào kiệt trong vùng để chuẩn bị nổi dậy.

Diễn biến :

-Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình đã được hào kiệt hưởng ứng.

-Chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện.

Tháng 4 năm 542, quân Lương từ Quảng Châu sang đàn áp, đánh bại quân Lương và giải phóng Hoàng Châu (Quảng Ninh).

-Đầu năm 543, nhà Lương tiếp tục kéo sang lần thứ 2, ta chủ động đánh bại địch ở Hợp Phố. Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám phần, tướng địch bị giết gần hết.

2.

Triệu Quanh Phục đánh bại quân Lương vì :

-Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế đã giao binh quyền cho Triệu Quang Phục.

-Triệu Quang Phục lui quân về đầm Dạ Trạch (Hưng Yên).

-Ông đã dùng chiến thuật du kích để đánh địch.

-Năm 550, nhà Lương có loạn, tướng Trần Bá Tiên bỏ về nước.

Chớp thời cơ, quân ta phản công đánh tan quân Lương.

Học tốt nhé!

Trang BaBy
17 tháng 3 2018 lúc 20:51

Nhìn sách viết được mà bn . ^^

Mai Tuấn Khang
Xem chi tiết
Long Sơn
9 tháng 3 2022 lúc 8:16

Vì ai ai cũng muốn giải phóng đất nước khỏi ách cai trị của nhà Lương

sky12
9 tháng 3 2022 lúc 8:53

- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí được nhiều hào kiệt Triệu Túc, Phạm Tu, Triệu Quan Phục,...hưởng ứng vì:

+ Lý Bí là một người văn võ song toàn,học rộng,hiểu sâu nên được các hào kiệt kính trọng

+ Vì nhà Lương siết chặt đô hộ nước ta,áp bức,bóc lột nhân dân một cách tàn bạo,dã man \(\Rightarrow\)chán ghét chính quyền đô hộ

+ Các hào kiệt từ khắp nơi thấy cảnh mất nước,thương dân trước hoàn cảnh cơ cực nên cùng hưởng ứng,phất cờ khởi nghĩa 

Moon
Xem chi tiết
꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
4 tháng 4 2021 lúc 21:37

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).

- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được nhân dân khắp nơi ủng hộ.

- Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.

- Tô Định hoảng hốt bỏ chạy về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.

=> Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.

- Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương:

+ Lần thứ nhất: tháng 4 - 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).

+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân của Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

=> Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

- Đầu những năm 10 của thế kỉ VIII, nhân dân phải tham gia đoàn phu gánh sản vật cống nộp. Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.

- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.

- Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô.

- Mai Hắc Đế liên kết với các nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước.

=> Nền độc lập, tự chủ của dân tộc được duy trì trong gần một thập kỉ (713 - 722).

- Năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp.

=> Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Triệu Quang Phục

Triệu Quang Phục (con của Triệu Túc) là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa và được Lý Bí Tất tin cậy. Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, ông được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương.

Triệu Quang Phục quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên).

về sau, nhân dân thường gọi ông là Dạ Trạch Vương.

Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Lưu Phương Uyên
Xem chi tiết
Minh Phương
17 tháng 12 2023 lúc 15:55

*Tham khảo:

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43):
   - Thiếu sự đồng lòng và ổn định: Mặc dù có sự đồng lòng của nhân dân chống lại sự áp bức của nhà Hán, nhưng sau cùng, sự chia rẽ giữa các lãnh đạo và không có sự ổn định trong tổ chức quân đội đã làm yếu đuối cuộc kháng chiến.

2. Khởi nghĩa Bà Triệu (248-250):
   - Yếu đuối về quân số và vũ khí: Bà Triệu là một tướng nữ dũng mãnh, nhưng lực lượng và trang bị vũ khí của bà không đủ mạnh mẽ để đối đầu với quân đội của nhà Đông Hán. Sự thiếu hụt này đã góp phần làm thất bại cuộc khởi nghĩa.

3. Khởi nghĩa Lý Bí (542):
   - Thiếu sự ủng hộ rộng rãi: Mặc dù Lý Bí có những nỗ lực lớn trong việc tổ chức cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Lương, nhưng thiếu sự ủng hộ rộng rãi từ nhân dân và các lãnh đạo khác đã làm yếu đuối nỗ lực của ông.

4. Khởi nghĩa Phục Hưng (722):

- Xung đột lợi ích và mục tiêu chính trị: Các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Phục Hưng đã không đồng lòng về mục tiêu chính trị và phương thức chiến đấu, dẫn đến sự chia rẽ nội bộ và làm yếu đuối sức mạnh của cuộc kháng chiến.

 

Đại An Nguyễn
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
21 tháng 3 2021 lúc 12:58

Câu 1

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.

- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.

- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

Câu 2

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.

- Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương:

+ Lần thứ nhất: tháng 4 - 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).

+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân của Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

=> Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

N.Hân
Xem chi tiết