Các em hãy cùng tìm hiểu và trả lời câu hỏi trên nhé.
Các em hãy cùng tìm hiểu và trả lời câu hỏi trên nhé.
Cấu tạo của sợi quang gồm:
+ Phần lõi trong suốt bằng thủy tinh siêu sạch có chiết suất lớn (n1)
+ Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thủy tinh có chiết suất n2 nhỏ hơn phần lõi
Dựa vào hiện tượng phản xạ toàn phần, ánh sáng có thể đến được bên trong các bộ phận của cơ thể, vì vậy, ta có thể quan sát được các bộ phận ở trong cơ thể
bó sợi quang được truyền ánh sáng vào để phát sáng và nhìn được em không chắc lắm
Bó sợi quang được sử dụng trong nội soi dạ dày để quan sát các bộ phận bên trong cơ thể vì nó có khả năng dẫn ánh sáng. Bó sợi quang được thiết kế để truyền tín hiệu ánh sáng từ nguồn sáng đến vị trí cần quan sát và truyền lại hình ảnh đến mắt người sử dụng. Nhờ vào tính chất này, bác sĩ có thể nhìn thấy và kiểm tra các tổn thương ở thực quản, dạ dày và ta tràng một cách trực tiếp.
Để học tốt môn Vật lí, bạn cần phải có sự quan tâm và nỗ lực trong quá trình học tập. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn học tập và hiểu rõ hơn về môn học này.
1️⃣ Hiểu rõ khái niệm cơ bản: Vật lí là một môn khoa học nền tảng, do đó việc hiểu rõ các khái niệm cơ bản như lực, tốc độ, gia tốc, công suất, áp suất, năng lượng,... là rất quan trọng.
2️⃣ Đọc sách giáo khoa: Sách giáo khoa là nguồn tài liệu chính thức và cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích. Đọc kỹ các phần lý thuyết và ví dụ trong sách giáo khoa để hiểu rõ hơn về các khái niệm trong Vật lí.
3️⃣ Làm bài tập: Vật lí là môn học cần thực hành nhiều, vì vậy bạn cần phải làm bài tập thường xuyên để củng cố kiến thức. Hãy bắt đầu với các bài tập dễ và sau đó chuyển sang các bài tập khó hơn để nâng cao hiệu quả học tập.
4️⃣ Thực hành thí nghiệm: Thực hành thí nghiệm là cách tốt nhất để hiểu rõ các lý thuyết và khái niệm trong vật lí. Hãy tham gia các lớp thực hành và thực hành thí nghiệm tại nhà để nâng cao hiệu quả học tập.
5️⃣ Trao đổi với giáo viên và bạn bè: Trao đổi với giáo viên và bạn bè sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và giải đáp được những thắc mắc của mình. Hãy tham gia các nhóm học tập và thảo luận với giáo viên và bạn bè để giải quyết các vấn đề trong quá trình học tập.
6️⃣ Tìm hiểu sâu về các chủ đề trong Vật lí: Hãy tìm hiểu sâu về các chủ đề trong Vật lí để hiểu rõ hơn về môn học này. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên mạng hoặc tham khảo các sách và tài liệu khác.
7️⃣ Nâng cao kỹ năng toán học: Vật lí liên quan rất nhiều đến phép tính và các kỹ năng toán học khác. Hãy cải thiện kỹ năng toán học của mình để hiểu rõ hơn và giải quyết được các bài tập trong Vật lí.
8️⃣ Sử dụng các phần mềm hỗ trợ: Sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập như PhET hoặc Crocodile để thực hành thí nghiệm và giải quyết các bài tập. Sử dụng các phần mềm này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các khái niệm và lý thuyết trong Vật lí.
9️⃣ Điều chỉnh phương pháp học tập của mình: Hãy đánh giá lại phương pháp học tập của mình và điều chỉnh lại nếu cần thiết. Hãy tìm ra phương pháp học tập phù hợp với bản thân để nâng cao hiệu quả học tập.
👉 Chúc bạn học tập tốt và thành công trong môn Vật lí!
Các em hãy chia sẻ thêm những tips để học tập tốt môn Vật lí nhé!
Cách học tốt môn Vật Lý:
`+` Xem, đọc lại bài sau khi học xong
`+` Đọc kĩ lại lý thuyết trong bài học
`+` Tìm hiểu thêm hoặc hỏi thầy cô, bạn bè về những phần kiến thức không rõ
`+` Thống kê lại các kiến thức dạng cơ bản nhất rồi tiến tới nâng cao (chuẩn bị cho các kì thi học kì)
*Em mới học lớp 7, kiến thức chỉ dừng lại ở phần nam châm và từ trường, chưa được mở rộng thêm ở bên ngoài, nên đây là 1 số cách học của em thoi ạ :( chứ em không biết nhiều về môn vật lý của các anh chị lớp trên nhiều í :(.
Cách học tốt Vật Lý mà em đã thực hiện ạ :D
`-` Tổng hợp lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy
`-` Hỏi lại thầy, cô những nội dung chưa hiểu ở cuối tiết học
`-` Tự giác ôn tập lại những kiến thức đã học
`-` Học kĩ những kiến thức sau khi học xong
`-` Không học vẹt những công thức
`-` Không nên để 1 thời gian dài sau mới học bài cũ
`-` Chăm chỉ, siêng năng, tìm tòi những kiến thức nâng cao hơn
*Kiến thức em còn ít nên phương pháp học chưa được mở rộng ra nên có gì mong cô thông cảm ạ:'>.
Đây là một hình ảnh của ca sĩ V (BTS) khi đang đứng trên sân khấu, được hài hước ví như mái tóc "hoa bồ công anh"
Vậy các em có biết tại sao tóc của anh ấy lại dựng đứng như vậy không nhỉ?
Đây là một hình ảnh của ca sĩ V (BTS) khi đang đứng trên sân khấu, được hài hước ví như mái tóc "hoa bồ công anh"
Vậy các em có biết tại sao tóc của anh ấy lại dựng đứng như vậy không nhỉ?
=>
Vì những người nỗi tiếng hay có thói quen tẩy tóc điều này sẽ làm lớp biểu bì bị tổn thương từ đó tóc sẽ bị dựng đứng khi bị tĩnh điện
Chị Kies đâu rồi, trả lời câu hỏi kiaaaa.
Vì các idol cần phải thay đổi kiểu tóc để tạo ấn tượng cho fan hâm mộ.Vì vậy theo thời gian tóc các idol thường bị hư tổn,dễ tĩnh điện và khô
Câu hỏi này đã khiến thí sinh của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia bó tay. Còn với các thành viên của HOC24 thì sao nhỉ?
Hãy trả lời bằng hiểu biết của mình, không hỏi chị Google các em nhé!
Trong cái lỗ thứ 3 của ổ điện thường sẽ được nối tiếp đất , với mục đích là chống giật
Chân thứ 3 là chân mát hay còn gọi là chân nối tiếp với mặt đất.
Công dụng để chống giật.
Theo em biết thì hình như đa số đều dùng ở châu Âu hay sao ý.
Xe máy điện đi học của em có ổ sạc được thiết kế với ổ cắm 3 chân. Như vậy, theo hiểu biết của em thì em thấy:
+Giúp các chân giữ vững đồng đều và thuận tiện khi di chuyển từ khu vực cắm này sang khu vực cắm khác. (Ví dụ ổ sạc của xe mình với ổ sạc của xe khác).
+Giúp loại bỏ những rủi ro về điện khi gặp sự cố như hở dây điện, màng dây điện bị hư...Vì có thể thấy rõ, nếu dây điện được bao bọc với các vỏ điện an toàn thì khi tay người tiếp xúc sẽ không bị ảnh hưởng, nếu màng bị hỏng thì người sẽ bị giật điện.
\(\Rightarrow\)Chân thứ 3 giúp ta an toàn khi tiếp xúc với điện.
EM có làm đề thi trên OLM á cô (em mua VIP) :)
-Còn về việc học nhóm thì chắc mai em mời bn đến nhà học nhóm.
-sắp xếp các í nghĩ thì chắc em chịu (ngu full môn) =))
-Làm lại và luyện tập thì chắc trong mấy bài tập SGK ạ
-bắt đầu đơn giản = easy =)
\(#ChiasecuaDucMinh\)
cảm ơn những tip hay ho của cô :3
- các bạn,a/chj trong hoc24 có tip học ielts ko chia sẻ cho mìn biết với
[Thử thách]
Pha của Mặt Trăng là sự xuất hiện của phần bề mặt Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời khi quan sát từ một vị trí, thường là từ Trái Đất. Các pha của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, tùy thuộc vào sự thay đổi vị trí tương đối của ba thiên thể Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời.
Em hãy vẽ và gọi tên các pha của Mặt Trăng mà em quan sát được. Giải thích tại sao lại có ngày và đêm.
Khi nào thì trăng tròn nhất? Khi nào thì hiện tượng nguyệt thực xảy ra?
Hình vẽ đúng với câu trả lời phù hợp sẽ được tặng 10 GP các em nhé.
Em vẽ 4 loại thôi ạ.
Trăng Tròn
Trăng non
Trăng hạ huyền
Trăng thượng huyền
Vẽ ko đc đẹp( Tay nghề còn kém )mong cô thông cảm ạ. :>>>
Vì sao lại có ngày và đêm?
Trái đất có dạng hình cầu nên khi quay quanh mặt trời, ánh sáng chỉ chiếu sáng được một phần của trái đất, phần được chiếu sáng đó là ban ngày và phần còn lại ko được chiếu sáng là ban đêm
Khi nào thì trăng tròn nhất?
Trăng tròn nhất vào ngày rằm ( ngày 15 âm lịch )
Khi nào thì hiện tượng nguyệt thực xảy ra?
Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm thẳng hàng, Trái Đất che khuất ánh sáng từ Mặt Trời đến Mặt Trăng thì lúc đó xảy ra hiện tượng nguyệt thực
Pha Mặt Trăng hay pha của Mặt Trăng là sự xuất hiện của phần bề mặt Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời khi quan sát từ một vị trí, thường là từ Trái Đất. Các pha của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, tùy thuộc vào sự thay đổi vị trí tương đối của ba thiên thể Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời. Một nửa bề mặt của Mặt Trăng luôn được chiếu sáng bởi Mặt Trời (ngoại trừ lúc nguyệt thực), và tỉ lệ bán cầu được chiếu sáng khi quan sát từ Trái Đất thay đổi từ 0% (trăng mới hay trăng đầu tháng hoặc sóc) đến 100% (trăng tròn hay vọng). Biên của vùng được chiếu sáng và không được chiếu sáng của bán cầu được gọi là vùng phân giới hoặc vùng chạng vạng.
[Thử thách]
Các em có biết guitar là một nhạc cụ có niên đại hơn 4 000 năm? Đã bao giờ em tự hỏi làm thế nào mà người ta tạo ra được âm thanh từ đàn guitar? Trong hoạt động này, chúng ta sẽ tạo ra những cây đàn guitar của riêng mình và thử nghiệm những âm thanh khác nhau mà chúng có thể tạo ra nhé.
Dụng cụ gợi ý: hộp giấy ăn hoặc hộp giấy có lỗ, dây chun, bút.
Thực hiện: Hãy cuốn dây chun quanh hộp giấy, đi qua phần lỗ ở trước, sau đó gài chiếc bút ở hai đầu đối diện nhau của hộp giấy, gảy đàn.
Trang trí: Dùng ống giấy để thêm phần cán cho đàn, trang trí thêm các họa tiết khác cho thẩm mĩ.
Câu hỏi:
1. Trong đàn guitar, bộ phận nào phát ra âm thanh? Tại sao con người lại có thể nghe được âm thanh đó?
2. Thử thay các dây chun với độ dày khác nhau, điều gì xảy ra?
3. Thử dịch chuyển hai chiếc bút ở hai đầu lại gần nhau, âm tạo ra thay đổi như thế nào?
Các em hãy cùng khám phá và khoe sản phẩm của mình để được tặng 10 GP nhé!
a) Dây đàn dao dộng=>Phát ra âm.
-Con người nghe được là vì âm được truyền đến vào tai ta làm màn nhĩ dao động và truyền tới não của con người.
b)-Nếu: Thay dây chun dài hơn=>Vật dao động sẽ ít hơn=>Âm phát ra nhỏ hơn.
-Nếu: Thay dây chung ngắn hơn=>Vật dao động nhanh hơn=>Âm phát ra to hơn.
c) Nếu ta để hai cây bút gần lại với nhau=>Sẽ làm cho vật dao động mạnh hơn=>Tiếng đàn sẽ phát ra to hơn.
1.Khi gảy đàn ghitar, dây đàn phát ra âm.
Vì khi ng ta gảy đàn không khí ở xung quanh dây đàn sẽ chuyển động và đến màng nhĩ bị tác động rung lên, làm chuyển động các xương thính giác ở tai giữa.. Chuỗi xương này dao động và tác động lên ốc tai ở tai trong. Chất dịch trong ốc tai chuyển động, kích thích các tế bào lông cũng chuyển động và tạo ra các xung điện, truyền tới dây thần kinh thính giác và đưa lên não.
2. Dây chun càng dày âm sẽ càng thấp, càng mỏng âm càng cao.
3. Khi hai chiếc bút càng gần thì âm trầm , càng xa âm càng bổng.
1.
Khi gảy đàn ghitar, dây đàn phát ra âm thanh.Bộ phận dao động phát ra nốt nhạc khi gảy dây đàn ghita là không khí hộp nhạc,dây đàn , cột khí.Trong 20 giây, 1 lá thép thực hiện được 3500 dao động trong. ... Vậy tai người có thể nghe được âm thanh do lá thép phát ra.
2.
Điều xảy ra là các dây đàn không tương thích vào đàn guitar dẫn đến việc âm thanh không đồng bộ mà còn dẫn đến cong cần.
3.Câu 3 em vẫn chưa tìm ra đáp án cô ạ
[Lớp 7]
Câu 1:
a) Nêu các loại điện tích và tương tác của các loại điện tích đó?
b) Vì sao các xe ô tô chở xăng lại phải có một sợi xích nối từ bồn xăng xuống đất?
c) Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng gì?
Câu 2:
Dùng dụng cụ đo nào để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn? Phải mắc dụng cụ đó như thế nào vào một vật dẫn? Giải thích vì sao.
Câu 3:
Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Nêu 3 ví dụ cho mỗi loại.
Câu 4:
Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một bộ nguồn dùng pin, hai bóng đèn mắc nối tiếp, một công tắc đóng và một ampe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch. Chỉ rõ chiều của dòng điện.
Câu 5:
Để sử dụng điện được an toàn, em cần chú ý những điều gì?
Câu 1:
a) Nêu các loại điện tích và tương tác của các loại điện tích đó?
Có 2 loại điện tích:
+ điện tích dương (+)
+ điện tích âm (-)
Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
b) Vì sao các xe ô tô chở xăng lại phải có một sợi xích nối từ bồn xăng xuống đất?
Vì khi di chuyển xe chở xăng, dầu thường cọ xát với không khí nên dễ bị nhiễm điện gây ra cháy nổ. Do vậy các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường để truyền điện tích từ xe xuống mặt đường .
c) Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng gì?
Trong các xưởng dệt; xưởng may mặc gia công; các nhà máy xi măng thường có các hạt bụi bay lơ lửng trong không khí. Các hạt bụi đó gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đến các công nhân làm việc. Vì vậy mà người ta treo các tấm kim loại đã nhiễm điện lên cao để hút bụi, do vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ khác. Như vậy, sức khỏe công nhân được đảm bảo, đồng thời xưởng cũng sạch hơn.
Câu 2:
Dùng dụng cụ đo nào để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn? Phải mắc dụng cụ đó như thế nào vào một vật dẫn? Giải thích vì sao.
- Dùng dụng cụ đo nào để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn là Ampe kế .
- Cách mắc :
+ Mắc dụng cụ với vật cần đo , sao cho chốt dương của Ampe kế hướng về phía cực dương của nguồn điện . Không mắc 2 cực của Ampe kế trực tiếp với nguồn điện vì sẽ làm hỏng Ampe kế và nguồn điện.
Câu 3:
Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Nêu 3 ví dụ cho mỗi loại.
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.
* Ví dụ: Bạc, Đồng, Vàng, Nhôm, Sắt,... là các chất dẫn điện tốt
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.
* Ví dụ: Thủy tinh, Sứ, Chất dẻo, Nhựa, Cao su,... là các chất cách điện tốt
Câu 4:
Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một bộ nguồn dùng pin, hai bóng đèn mắc nối tiếp, một công tắc đóng và một ampe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch. Chỉ rõ chiều của dòng điện.
Câu 5:
Để sử dụng điện được an toàn, em cần chú ý những điều gì?
- Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện đúng cách.
- Lựa chọn thiết bị đóng cắt điện phù hợp.
- Vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện.
- Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện trong gia đình.
- Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm.
- Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc.
Câu 1:
a)
- Có 2 loại điện tích:
+ Điện tích dương (+)
+ Điện tích âm (-)
- Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
b) Vì khi di chuyển xe thường cọ xát với không khí => dễ bị nhiễm điện gây ra cháy nổ. Do vậy các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường để truyền điện tích từ xe xuống mặt đường.
c) Trong các phân xưởng dệt vải thường có nhiều bụi bông bay lơ lửng trong không khí, những bụi bông này có hại cho sức khỏe.Khi ta dùng những tấm kim loại đã được nhiễm điện ở trên cao thì nó sẽ có tác dụng hút các bụi bông lên lên mặt của nó, làm cho không khí ít bụi hơn
Để ôn thi tốt học kì II, lớp 7, các em hãy tham gia các bài học để củng cố kiến thức về Điện nhé.
https://hoc24.vn/ly-thuyet/chuong-iii-dien-hoc.470
Cho 4 bóng đèn giống nhau có ghi 12V trên vỏ, một nguồn điện có hiệu điện thế 12V, dây dẫn điện đủ dùng. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện cho 3 cách mắc khác nhau nhưng sao cho trong tất cả các trường hợp cả 4 đèn đều sáng. Tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn trong từng trường hợp và nhận xét độ sáng của mỗi đèn.
Cách 1:
Ta có: Đ1 // Đ2 // Đ3 // Đ4 nên:
+) \(I=I_1+I_2+I_3+I_4\)
Cả 4 bóng đèn giống nhau do đó:
\(I_1=I_2=I_3=I_4=\dfrac{I}{4}=\dfrac{0,4A}{4}=0,1A\)
+) \(U=U_1=U_2=U_3=U_4\) (U là hiệu điện thế nguồn điện)
Nguồn điện có hiệu điện thế 12V nên:
\(U=U_1=U_2=U_3=U_4=12V\)
Do đó cả 4 bóng đèn sáng bình thường.
Cách 2:
Ta có: Đ1 nt Đ2 nt (Đ3 // Đ4) nên:
+) \(I=I_1=I_2=I_{34}=0,4A\)
\(I_{34}=I_3+I_4\\ \Rightarrow I_3=I_4=\dfrac{0,4A}{2}=0,2A\)
+) \(U=U_1+U_2+U_{34}\)
\(\Rightarrow U_1=U_2=U_{34}=\dfrac{U}{3}=\dfrac{12V}{3}=4V\)
Đ3 // Đ4 nên:
\(U_{34}=U_3=U_4=4V\)
Do đó cả 4 đèn sáng như nhau và sáng bằng 1/3 độ sáng bình thường.
Cách 3:
Ta có: Đ1 nt Đ234 và (Đ2 nt Đ3) // Đ4 nên:
+) \(I=I_1=I_{234}=0,4A\)
\(I_{234}=I_{23}+I_4\\ \Rightarrow I_{23}=I_4=\dfrac{I_{234}}{2}=0,2A\\ I_{23}=I_2=I_3=0,2A\)
+) \(U=U_1+U_{234}=12V\)
\(\Rightarrow U_1=U_{234}=\dfrac{12V}{2}=6V\\ U_{234}=U_{23}=U_4=6V\\ U_{23}=U_2+U_3\\ \Rightarrow U_2=U_3=\dfrac{U_{23}}{2}=\dfrac{6V}{2}=3V\)
Do đó đèn Đ1 sáng bằng 1/2 mức bình thường, đèn Đ2 và Đ3 sáng như nhau và bằng 1/4 mức bình thường, đèn Đ4 sáng bằng 1/2 mức bình thường.
Huy có 2 bài tập 1 bài lớp 6 và 1 bài lớp 7 , bạn nào IQ (Thông Minh) mới làm được. mong Thầy Phynit cho 2 GP cho bạn nào làm đúng ạ . Từ giờ cho đến 6h chiều mai. Quên mất ! Bài này tự mình nghĩ nên tra google vô ích !
1. Một vật kim loại hình trụ có chiều cao 12cm và đường kính đáy 3,2cm . Treo vật đó vào một lực kế , ta đọc được 7350N .Em có thể cho biết vật đó làm bằng gì ko ?
2. Một công nhân gõ mạnh búa xuống đường ray. Cách đó 880m, thầy Phynit quan sát áp tai vào đường ray và nghe thấy tiếng búa truyền qua đường ray đến tai mình. Hỏi bao lâu sau thì thầy Phynit nghe thấy tiếng búa truyền qua không khí đến tai mình? (gợi ý: Vận tốc âm trong không khí là 340m/s, trong thép làm đường ray là 5100m/s)
Bài này mỗi câu trả lời đúng sẽ được thầy thưởng 3GP nhé.
1. 7350N = 735 kg
12 cm = 0,12 m
3,2 cm = 0,032 m
Khối lượng riêng của vật kim loại đó là :
D = \(\frac{m}{V}\) = \(\frac{735}{3,14.\left(0,032:2\right)^2.0,12}\approx78\left(kg\text{/}m^3\right)\)
Vậy vật kim loại đó làm bằng thép (Fe).
2. Thời gian thầy Phynit nghe thấy tiếng búa truyền trong không khí tới tai mình là :
t = 880 : 340 = 2,588 (giây)
(lưu ý : bài 2 hỏi thầy Phynit nghe tiếng búa truyền trong không khí mà lại cho thêm vận tốc âm thanh trong thép mà thầy lại áp tai nghe làm quái gì, cho đầu bài cần phải cẩn trọng, chính xác, ko thừa dữ liệu)
1. Thể tích của vật là :
\(V=3,14.R^2.h\)
\(V=3,14.1,6^2.12=96,46cm^3\)
Khối lượng của vật là :
\(m=\frac{P}{9,8}=\frac{7350}{9,8}=750g\)
Khối lượng riêng của vật là :
\(D=\frac{m}{V}=\frac{750}{96,46}=7,775\text{g/cm}^3=7775\text{kg/m}\)3
Đối chiếu với bảng khối lượng riêng , ta kết luận : Vật đó làm bằng Sắt
2 . Thời gian tiếng búa truyền trong đường ray là :
\(t_1=\frac{880}{5100}=0,17\left(s\right)\)
Thời gian tiếng búa truyền trong không khí là :
\(t_2=\frac{880}{340}=2,59\left(s\right)\)
Thầy Phynit quan sát nghe thấy tiếng búa truyền trong không khí sau khi nghe thấy tiếng búa truyền trong đường ray là :
\(2,59-0,17=2,42\left(s\right)\)
Vậy 2,42 giây sau thầy Phynit nghe thấy tiếng búa truyền qua không khí đến tai mình .