Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Đào Anh Thư
Xem chi tiết
quách anh thư
8 tháng 2 2018 lúc 21:08

Từng ngày, từng ngày, đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả do bão lũ gây ra. Trận lũ năm hai nghìn là một trong những trận lũ có sức công phá mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua.

Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra.

Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô - nơi duy nhất để người dân bám trụ. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.

Chính phủ đã kêu gọi tinh thần "lá lành đùm lá rách". Đâu đây, những chiếc xuồng cứu trợ màu da cam tươi cười đến với nhân dân. Rồi cả những chiếc trực thăng cũng được huy động, dù chỉ là những gói mì nhỏ bé nhưng trong đó chan chứa tất cả tình cảm của nhân dân khắp mọi miền hướng vồ miền Trung thân yêu. Màu áo xanh của bộ đội, cùa thanh niên tình nguyên; màu áo vàng của các chiến sĩ công an ngày đêm gắn bó với bà con vùng lũ. Nhân dân lấy lại tinh thần và sức lực, dũng cảm vượt qua những tháng ngày gian khổ. Trên những mái nhà ẩm ướt, khói đã bốc lên và nhờ những gói mì và hạt gạo ít ỏi đó mà đôi môi con trẻ trở lại hồng hào. Những chiếc bè đỏ dập dềnh chờ đợi một điều kỳ diệu.

Trận lũ đã đi qua nhưng nó để lại bao cảnh thương tâm. Người nông dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", không quản ngại "một nắng hai sương" giờ lại tay trắng. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.

Cơn lũ dữ rồi cũng qua đi. Cuộc sống của người dân dần trở lại nhịp thường ngày nhưng nỗi lo âu, phấp phỏng thì vẫn còn đó. Còn tôi, tôi nghĩ rằng trí thông minh do tạo hóa ban cho con ngườị, vậy chúng là sẽ dùng nó để chế ngự thiên nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi mà tôi chưa trả lời được: "Đến khi nào nhân dân ta mới không phải chịu hậu quả của nước lũ, đến khi nào trận lũ như năm 2000 mới không tái diễn?".

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Quang Huy
8 tháng 2 2018 lúc 21:09

Mùa mưa đến rồi, mùa mưa kéo theo những cơn lũ lụt và gió bão. Trên ti vi, lúc nào cũng thấy cảnh chết chóc đau thương khiến em phải xúc động nghẹn ngào. Quê em còn lạ gì cảnh đó. Dư âm của trận lũ lụt năm 2009 vẫn còn đọng lại trên mỗi người dân nơi này.

Trước đó, quê em rất ít bão lụt, vì vậy nên khi nghe nói bão mọi người vẫn không chuẩn bị nhiều. Đó là một điều phải hối hận vì chỉ vài ngày sau khi thông báo, khắp bầu trời bị mây đen che khuất và những cơn mưa bắt đầu. Mưa lớn tới rất bất ngờ, hôm qua còn nắng mà hôm nay đã mưa dầm dề. Bất ngờ, lớn và kết hợp với gió bão đã làm người dân điêu đứng vì không kịp trở tay. Chỉ trong một ngày mà nước đã ngập trắng cả ruộng đồng. Đêm hôm lũ đến, cả nhà em không ai dám ngủ. Điện đóm đã bị cúp hết, trong ánh đèn dầu mờ ảo, khuôn mặt của mọi người hiện lên với vẻ đầy lo âu. Bỗng “soạt” gió lớn đã bốc một tấm ton của mái bếp bay lên trời. Em sợ hãi vô cùng, mẹ thì cứ loay hoay mãi vì sợ nước vào nhà, nhà em không có mái gác, thật đáng tiếc. Trong nhà, chỉ có mỗi bố là bình tĩnh, bố vạch ra một kế hoạch và cả nhà tíu tít làm theo. Bỗng mẹ hét lên: Nhìn kìa !

Nước đã vào nhà sau của em rồi. Ở xóm này, nhà em cao có hạng, vậy mà vẫn bị nước vào thì những thấp hơn chắc là đã tới đầu gối rồi. Đúng sáu giờ sáng, mưa giảm đi, nhưng mực nước lũ thì vẫn cứ dâng cao. Khắp nhà em chỗ nào cũng toàn nước là nước. Mọi người đều leo lên giường nằm cả, chỉ có mẹ là mang ủng đi xuống bếp nấu ăn cho cả nhà. Vì mưa lũ nên không đi chợ được và vì thế nhà em không có gì ăn, tới bữa chỉ có vài chén cơm và một ít nước mắm mà thôi. Trước giờ, chưa bao giờ em phải chịu kham khổ như thế. Bây giờ, cầm chén cơm lên mới thấy hết vị ngọt của cái ăn và vị đắng của cái đói cồn cào. Đang suy nghĩ miên man bỗng có tiếng gọi cửa, bố em vội ra mở. À, thì ra các chú trưởng thôn, phó thôn đi phát mì cho các gia đình. Nhà em có bốn người, các chú phát cho mười hai gói, nói vài câu với bố rồi sau đó đi phát tiếp. Bố vẫy tạm biệt họ rồi vội chạy vào buồng, báo cho mọi người hay một tin dữ: các đập nước trong tỉnh đang thay phiên nhau xả một lượng nước rất lớn ra ngoài. Nghe tin, cả nhà em hốt hoảng vô cùng. Và việc xả lũ ngay lập tức được chứng minh khi một loạt nước ùa vào giường. Thế là từ giường, mọi người ùa lên đầu tủ ngồi và ngủ trên đó khi về đêm. Thực chất chỉ có mình em và bà ngủ, còn bố mẹ thì không ngủ mà ngồi canh mực nước. Cuộc sống cứ tiếp diễn như thế cho đến năm ngày sau, nước bắt đầu rút dần và hai ngày nữa thì hết hẳn. Cả nhà em vui mừng khôn xiết, tíu tít khiêng vác đồ đạc, lau dọn lại nhà cửa trong niềm vui bất tận.

Bấy giờ, trận lũ kinh hoàng ấy đã qua đi, nhưng em biết rằng, với sự ô nhiễm môi trường và tình trạng gia tăng biến đổi khí hậu sẽ vẫn hứa hẹn vô số những trận lũ khác. Và em cũng biết, để sống tốt cần phải yêu thiên nhiên và đừng bao giờ phá hoại thiên nhiên, hãy coi thiên nhiên như một quả tim của chính mình vì “nó” quyết định sự sống còn của con người và cả hành tinh này. Hãy nghe lấy lời em, đừng quên nhé!

Bình luận (0)
Trunggg
8 tháng 2 2018 lúc 21:27

Trong lúc nhân dân cả nước đang náo nức kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội thì miền Trung oằn mình trong bão lũ. Người dân cả nước xót xa khi chứng kiến cảnh đó trên truyền hình.

Những ngày tháng chín, tháng mười, bão và áp thấp nhiệt đới thay nhau đổ bộ vào các tỉnh miền Trung gây nên mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Mưa giăng trắng trời, trắng đất. Lũ từ trên núi cao ầm ập bất ngờ đổ xuống. Các đập thủy điện quá tải vì lượng nước không lồ, không kịp mở cửa xả lũ nên có nguy cơ bị vỡ. Hồ thủy lợi Khe Mơ thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, dung tích bảy trăm ngàn mét khối bị vỡ đập chính. Nước ở các dòng sông dâng cao vượt báo động nguy hiểm cấp ba. Các dòng sông vốn phẳng lặng, hiền hòa là thế, bỗng trở nên hung hãn. Dòng nước đục ngầu, giận dữ cuốn phăng tất cả những gì nó gặp trên đường. Chao ôi, nước ở đâu ra mà nhiều đến thế. Xóm làng trù phú xanh tươi giờ đây biến mất, chỉ còn những ngọn cây cao, những nóc nhà nhô lên, ngấp ngoái giữa một vùng mênh mông, trắng xóa. Gió mưa mù mịt, thi nhau quất roi xuống mặt đất. Cơn thịnh nộ của thiên nhiên mới khủng khiếp làm sao!

Lòng người nhói đau khi chứng kiến tình cảm điêu đứng của nhân dân miền Trung trong trận đại hồng thủy. Người dân chạy đến trường học, trụ sở ủy ban, trạm y tế xã để tá túc. Hàng nghìn người chen chúc, thiếu lương thực, thiếu nước sạch, thiếu cả những vật dụng sinh hoạt tối thiểu. Lũ ập đến bất ngờ, không ai kịp mang theo tài sản chạy lũ. Họ ngồi nhìn ra ngoài trời, mặt tím tai, bơ phờ vì đói khát, vì lo lắng và hoảng sợ. Xót xa nhất là tình cảnh của những người còn mắc lại trong những ngôi nhà ngập sâu trong nước. Họ dỡ ngói chui lên nóc nhà. Những bàn tay chới với, khẩn thiết vẫy gọi người cứu tế. Đã có nhiều người chết và mất tích.

Trong hoạn nạn, tình người tỏa sáng. Dưới trời mưa tầm tả, các cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ khẩn trương ứng cứu, sơ tán dân ra khỏi vùng ngập sâu an toàn. Mọi người ấm lòng khi thấy các anh thoăn thoắt bế những em nhỏ, dìu những cụ già, đỡ mọi người lên xuồng chạy lũ. Những thùng mì tôm, những chai nước sạch được chuyển đến tận tay người dân vùng lũ. Phong trào quyên góp ủng hộ đồng  bào miền Trung dấy lên trong cả nước. Lương thực, thuốc men, quần áo … được đưa đén tận tay từng gia đình. Sự động viên, chia sẻ cả về vật chất và tinh thần đó mới đang quý làm sao!

Sau trận lũ, nhà cửa hoang tàn, đồng ruộng xác xơ, cuộc sống của người dân khốn khó trăm bề. Mọi người không chỉ thấm thía về ý nghĩa của tình thương trong hoạn mà còn thấm thía ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường bên vững của con người.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Thảo Vân
1 tháng 2 2018 lúc 17:12

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a*. Qua hình ảnh nhân vật, có thể hình dung những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ vì : động tác con người phải mạnh mẽ, dứt khoát thì mới chống chọi được cái hung dữ của dòng thác mạnh, siết.

b. - Văn bản hai tả cảnh : dòng Năm Căn và rừng đước.

   - Miêu tả theo thứ tự gần đến xa (khi tả dòng Năm Căn), thấp đến cao (khi tả rừng đước).

c. Văn bản thứ ba miêu tả lũy làng.

   - Phần 1 (Từ đầu ... màu của lũy) : giới thiệu lũy làng.

   - Phần 2 (tiếp ... lúc nào không rõ) : miêu tả các vòng của lũy.

   - Phần 3 (còn lại) : suy nghĩ tác giả về tình mẫu tử.

   * Trình tự miêu tả : ngoài vào trong, thời gian, từ dưới lên trên.

Luyện tập và bố cục bài văn tả cảnh

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Những hình ảnh tiêu biểu :

   - Thầy cô giáo : chép/phát đề lên bảng, coi học sinh làm bài, thu bài khi hết giờ,...

   - Các học sinh : chuẩn bị giấy, chăm chú làm bài, ...

b. Thứ tự : thời gian (bắt đầu, kết thúc giờ kiểm tra ...) / không gian (bên ngoài, bên trong, ...).

c. - Mở bài : Sáu mươi phút căng thẳng nô nức đến từ cái không khí nặng nề lan tỏa trên gương mặt cô giáo và các bạn, trên những tờ giấy nắn nót viết tên. Giờ viết tập làm văn đã sẵn sàng.

- Kết bài : Giọng nói rõ ràng của cô giáo thông báo hết giờ làm bài. Các cây bút đồng loạt buông xuống bắt đầu những lời bàn tán sôi nổi mọi phía trong lớp. Cô kết thúc giờ kiểm tra trên tay xấp giấy cứ dày lên theo mỗi bước chân.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Các ý cần miêu tả : về khung cảnh (mây, trời, gió, thời tiết, cây cối, ...), về con người (hoạt động học sinh ngoài sân : chơi đá cầu, nhảy dây, ...

- Mở bài : Giới thiệu cái đẹp của cảnh biển.

- Thân bài : + Theo thời gian : sáng, trưa, chiều.

       + Biển thay đổi theo màu sắc mây trời.

- Kết bài : cảm nhận về cảnh biển.

Bình luận (0)

a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ

- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào

- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.

- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước

- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…

c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng

- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng

- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy

- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:

- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.

b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.

c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.

Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:

    + Sân trường vắng lặng

    + Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi

    + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…

    + Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối

Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.

Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:

Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai

Thân bài:

Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)

    + Biển trong ngày mưa rào

    + Biển chiều lạnh nắng tắt sớm

    + Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…

Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp

Bình luận (0)
Premis
1 tháng 2 2018 lúc 17:13

a) Văn bản đầu miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư, trong một chặng đường của vượt thác. Tại sao có thế nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu ở khúc sông có nhiều thác dữ?

b) Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì? Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy theo một thứ tự nào?

c) Văn bản thứ ba là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần. Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn.

Trả lời:

a) Qua hình ảnh dượng Hương Thư, người đọc phần nào có thể hình dung được cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. Đó là bởi vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn ...(nhờ ngoại hình và động tác).

b)    Đoạn văn tả cảnh dòng sông Năm Căn.

-   Người viết đã miêu tả cảnh theo trình tự từ dưới sông lên bờ, cũng là từ gần đến xa.

c)     Đoạn văn của Ngô Văn Phú có 3 phần:

-   Phần mờ đầu: từ “Luỹ làng là một vành đai” đến “màu của luỹ”: Giới thiệu khái quát vể luỹ tre làng (phẩm chất, hình dáng và màu sắc).

-  Phần thứ hai: tiếp theo đến “không rõ”: Lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng tre của luỹ làng như thế nào.

-  Phần ba: Còn lại: Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.

*  Trình tự miêu tả:

Tác giả miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian )


 

Bình luận (0)
Nguyễn Đào Anh Thư
Xem chi tiết
Ngạn Lâm Lộc
3 tháng 2 2018 lúc 21:36

Ta có:

2xy = x + y + 5

2xy - x - y = 5

x(2y-1) - y = 5

 2x . (2x - 1) - 2y = 10 (Nhân cả 2 vế với 2)

2x(2x-1) -2y + 1 = 11

2x(2y-1) - (2y-1) =11

(2x-1)(2y-1) =11

Suy ra,2x-1 và 2y-1 là ước cửa 11

Các ước của 11 là 1;-1;11;-11

Bình luận (0)
Ngạn Lâm Lộc
3 tháng 2 2018 lúc 21:38

Giải từng trường hpw[j ra rooiff tính

Bình luận (0)
Đỗ Ngọc Quỳnh Mai
Xem chi tiết
PHAN HẠ VY
Xem chi tiết
minhduc
22 tháng 10 2017 lúc 10:00

Soạn bài: Danh từ

I. Đặc điểm của danh từ

Câu 1: Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.

Câu 2: Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ "ba"(một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ "ấy"(phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).

Câu 3: Các danh từ khác trong câu đã dẫn:

Danh từ chỉ người như: vua.

Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.

Câu 4: Danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,… Ở đây, danh từ là để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó

Câu 5: Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.

Làng em có mái đình cổ kính.

Mẹ phải bán đi ba thúng thóc mới đủ tiền mua sách vở cho em.

Con cóc là cậu ông trời.

Gạo nếp dùng để gói bánh chưng.

Trên đồng ruộng, con trâu đang đi cày.

II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

Câu 1: Nghĩa của các danh từ in đậm là chỉ đơn vị, nên tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

Câu 2:

Thay ba con trâu bằng ba chú trâu, một viên quan bằng một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.

Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.

Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.

Câu 3:

Câu (1) đúng, câu (2) sai.

Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Đã là tạ thì dĩ nhiên là nặng. Còn "thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.

III. Luyện tập

Câu 1:

Một số danh từ chỉ sự vật mà em biết: xe máy, sách, bút, bàn học,...

Đặt câu:

Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam

Sách là người bạn của con người.

Mẹ mua cho em một cây bút mới.

Bàn học của em luôn luôn ngăn nắp.

Câu 2:

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,... ( Bé An đang chơi với bà ngoại ở trong nhà.)

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, quả,... ( Chiếc thuyền chao đảo vì sóng lớn.)

Câu 3:

Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,...

Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Bầy, nhúm, khoảnh, rổ, bó, ...

- Đặt câu:

Hà Nội cách Nam Định khoảng 90 ki-lô-mét.

Từng bó lúa đã được xếp cẩn thận để chuyển về nhà.

Câu 5:

Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, các, ...

Các danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông, hình vẽ, ...

Bình luận (0)
Smile o0o
22 tháng 10 2017 lúc 11:58

Soạn bài: Danh từ

I. Đặc điểm của danh từ

Câu 1: Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.

Câu 2: Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ "ba"(một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ "ấy"(phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).

Câu 3: Các danh từ khác trong câu đã dẫn:

-Danh từ chỉ người như: vua.

-Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.

Câu 4: Danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,… Ở đây, danh từ là để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó

Câu 5: Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.

-Làng em có mái đình cổ kính.

-Mẹ phải bán đi ba thúng thóc mới đủ tiền mua sách vở cho em.

- Con cóc là cậu ông trời.

- Gạo nếp dùng để gói bánh chưng.

 - Trên đồng ruộng, con trâu đang đi cày.

II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

Câu 1: Nghĩa của các danh từ in đậm là chỉ đơn vị, nên tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

Câu 2:

- Thay ba con trâu bằng ba chú trâu, một viên quan bằng một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.

- Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.

- Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểuthúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.

Câu 3:

- Câu (1) đúng, câu (2) sai.

- Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Đã là tạ thì dĩ nhiên là nặng. Còn "thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.

III. Luyện tập

Câu 1:

Một số danh từ chỉ sự vật mà em biết: xe máy, sách, bút, bàn học,...

Đặt câu:

- Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam

- Sách là người bạn của con người.

- Mẹ mua cho em một cây bút mới.

- Bàn học của em luôn luôn ngăn nắp.

Câu 2:

- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,...( Bé An đang chơi với bà ngoại ở trong nhà.)

- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, quả,... ( Chiếc thuyền chao đảo vì sóng lớn.)

Câu 3:

- Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,...

- Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Bầy, nhúm, khoảnh, rổ, bó, ...

- Đặt câu:

- Hà Nội cách Nam Định khoảng 90 ki-lô-mét.

- Từng bó lúa đã được xếp cẩn thận để chuyển về nhà.

Câu 5:

 - Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, các, ...

- Các danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông, hình vẽ, ...

Bình luận (0)
Phước Lộc
8 tháng 2 2018 lúc 11:25

Soạn bài: Danh từ

I. Đặc điểm của danh từ

Câu 1: Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.

Câu 2: Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ "ba"(một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ "ấy"(phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).

Câu 3: Các danh từ khác trong câu đã dẫn:

Danh từ chỉ người như: vua.

Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.

Câu 4: Danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,… Ở đây, danh từ là để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó

Câu 5: Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.

Làng em có mái đình cổ kính.

Mẹ phải bán đi ba thúng thóc mới đủ tiền mua sách vở cho em.

Con cóc là cậu ông trời.

Gạo nếp dùng để gói bánh chưng.

Trên đồng ruộng, con trâu đang đi cày.

II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

Câu 1: Nghĩa của các danh từ in đậm là chỉ đơn vị, nên tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

Câu 2:

Thay ba con trâu bằng ba chú trâu, một viên quan bằng một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.

Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.

Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.

Câu 3:

Câu (1) đúng, câu (2) sai.

Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Đã là tạ thì dĩ nhiên là nặng. Còn "thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.

III. Luyện tập

Câu 1:

Một số danh từ chỉ sự vật mà em biết: xe máy, sách, bút, bàn học,...

Đặt câu:

Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam

Sách là người bạn của con người.

Mẹ mua cho em một cây bút mới.

Bàn học của em luôn luôn ngăn nắp.

Câu 2:

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,... ( Bé An đang chơi với bà ngoại ở trong nhà.)

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, quả,... ( Chiếc thuyền chao đảo vì sóng lớn.)

Câu 3:

Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,...

Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Bầy, nhúm, khoảnh, rổ, bó, ...

- Đặt câu:

Hà Nội cách Nam Định khoảng 90 ki-lô-mét.

Từng bó lúa đã được xếp cẩn thận để chuyển về nhà.

Câu 5:

\(\frac{D}{D}D\)

Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, các, ...

Các danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông, hình vẽ, ...

 
Bình luận (0)
cự giải cute
Xem chi tiết
Chờ Đợi Anh
8 tháng 3 2018 lúc 20:29

http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/6146495

Tham khảo đi. cho cj nhé

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Huyền Diệu
Xem chi tiết
Kimi-chan
28 tháng 12 2021 lúc 21:25

Cô Nguyễn Thị Hảo là người dạy em năm lớp Năm. Em rất yêu và kính trọng cô.

Bình luận (3)
Nguyễn Giang Hương
5 tháng 3 2022 lúc 17:00

cô châu là người mà đã dẫn dắt em suốt năm học lớp 4. cô đã giúp em tự tin hớn trong học tập và hiểu cách giao tiếp ngoài xã hội nên em rất yêu quý cô.

hok tốt nhé bạn

 

Bình luận (0)
Mã Cố Vân
17 tháng 12 2022 lúc 22:37

Những người giáo viên được ví như những người lái đò cần cù và giàu tình yêu thương. Là một người học sinh, em đã được gặp gỡ không ít người lái đò vĩ đại. Nhưng người để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em chính là cô Lam,người giáo viên mà em thường gặp suốt chặng đường dài giúp đỡ em trong học tập. 

Hay thì nhớ tick cho mình nhee,mình cảm ơn

 

Bình luận (0)
_tẮt Nụ cuỜi ♣ LuỜi yÊu...
Xem chi tiết
Truong Dung
19 tháng 3 2018 lúc 20:59

Nếu ai hỏi tôi rằng người bạn thân nhất của bạn là ai? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó chính là Lan - Cô bạn lớp trưởng lớp tôi.


Lan năm nay 11 tuổi, bằng tuổi tôi. Bạn có dáng người cân đối, khỏe mạnh cùng với cách ăn mặc trang nhã, gọn gàng cộng với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát nên trông bạn thật xứng đáng là con chim đầu đàn của lớp. 


Lan thật xinh đẹp, luôn nổi bật trong đám bạn gái lớp tôi bởi bạn có khuân mặt trái xoan, nước da trắng hồng cùng với mái tóc dài đen nhánh. Đôi mắt tròn, đen lộ rõ vẻ thông minh. Cái mũi dọc dừa xinh xắn càng làm cho khuân mặt của bạn thêm thanh tú. Mỗi lúc vui đùa hay nói chuyện Lan luôn nở ra nụ cười rất tươi, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Ai gặp Lan cũng phải trầm trồ khen ngợi vì vẻ đẹp dịu dàng, ít ai có được. 


Còn tính tình của Lan thì khỏi phải nói. Tuy bằng tuổi tôi nhưng bạn chính chắn hơn tôi rất nhiều. Lan sống chan hòa, cởi mở với bạn bè. Về học tập Lan luôn đứng đầu lớp, không những thế bạn còn luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp cũng như của trường. Con người bạn thật mẫu mực. Vừa xinh đẹp lại giỏi giang nhưng bạn không hề kiêu căng mà sống hết mình về tập thể. Ở lớp, có việc gì khúc mắc, bạn bình tĩnh khéo léo giải quyết. Đối với những bạn học yếu bạn tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo đến nơi, đến chốn. Nhờ có bạn mà lớp tôi luôn luôn đi đầu trong các hoạt động của liên đội. Vì thế trong trường thầy cô nào cũng yêu quý Lan. 


Ở lớp Lan như vậy đấy còn về nhà Lan lại càng tuyệt vời hơn. Ngoài giờ học, Lan còn rất chăm chỉ làm việc nhà. Đối với ông bà cha mẹ Lan còn là một đứa cháu hiếu thảo, một người con ngoan ngoãn. Đối với mọi người xung quanh Lan luôn kính trọng, lễ phép. Vì thế mọi người đã dặt cho Lan một cái tên thật thân mật: ''Cô Tấm chăm làm". Tình bạn giữa tôi và Lan ngày càng thân thiết. Tôi và Lan cùng vui chơi, truy bài, học nhóm. Nhiều lần tôi chưa hiểu bài Lan đến tận nhà giảng bài cho tôi. Tôi thật ngưỡng mộ bạn. Không chỉ với tôi mà tất cả các bạn trong lớp, trong trường đều ngưỡng mộ bạn. 


Chơi với Lan tôi thấy rất thỏa mái. Tôi thật tự hào khi có một người bạn như vậy. Tôi mong ước sẽ được học cùng bạn để học tập những phẩm chất tốt của Lan.

Bình luận (0)
_tẮt Nụ cuỜi ♣ LuỜi yÊu...
19 tháng 3 2018 lúc 20:58
các bạn giúp mk với mai mk phải nộp rồi
Bình luận (0)
phuong
19 tháng 3 2018 lúc 20:58

Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta chắc hẳn luôn có những người bạn giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và kề bên mỗi khi gặp chuyện vui cũng như chuyện buồn. Em cũng không phải là ngoại lệ, cũng có một người bạn thân luôn sẻ chia và giúp đỡ mỗi khi em gặp khó khăn. Kha – đó là tên đứa bạn thân nhất của em.

Kha năm nay bằng tuổi em, cũng là mười tuổi. Kha có nước da trắng như trứng gà bóc cùng dáng người thanh mảnh. Lúc nào đến lớp bạn cũng gọn gàng trong bộ đồng phục áo trắng quần đen, mái tóc dài được búi gọn gàng sau gáy. Kha có khuôn mặt bầu bĩnh và đôi mắt biết nói. Đôi mắt bạn to tròn lấp lánh ánh cười luôn cong cong như vầng trăng khuyết, nó như biết nói biết cười, biết sẻ chia mỗi khi em buồn và cổ vũ mỗi khi em gặp chuyện vui. Giọng nói của Kha trong trẻo như tiếng chim vàng oanh mỗi sáng, bạn đừng lầm tưởng rằng giọng nói ấy sẽ chua ngoa nhé. Bởi vì giọng nói ấy rất truyền cảm và vô cùng thu hút. Kha thường kể cho chúng em nghe những câu chuyện ma mà bạn ấy biết, với chất giọng ly kì hấp dẫn, nó luôn làm chúng em hét toáng mỗi khi đến đoạn cao trào. Đổi lấy một tiếng cười vang nhí nhảnh của nó là bộ mặt hoảng hồn của mấy đứa chúng em.

Thú thật lúc đầu em cũng không thích Kha bởi vì người đâu mà vừa học giỏi vừa xinh lại còn hát hay nữa. Không những thế ba mẹ lại rất hay lôi Kha ra để so sánh với em làm em cảm thấy rất bực bội cùng tủi thân bởi chẳng một đứa trẻ nào thích bị bố mẹ so sánh với bạn bè đâu, đặc biệt là trong khi đứa trẻ ấy còn không thích cô bạn kia nữa. Và có lẽ em vẫn sẽ ghét Kha như vậy nếu không có chuyện xảy ra lần đó.

Hôm ấy là một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo, từng cơn gió bấc rít gào bên ô cửa sổ khiến em run lên. Chẳng hiểu sao chiều hôm trước em còn khỏe mạnh, chạy từ đầu sân đến cuối sân chơi trò đuổi bắt với anh trai mà ngày hôm sau đã ốm đến không dậy nổi. Em mệt mỏi mở to đôi mắt thẫn thờ nhìn bầu trời xám đen bên ngoài ô cửa, lòng nghĩ thầm cách để đến lớp mà không làm phiền ai. Mùa đông đến, em biến thành con sâu lười ham ngủ, chính vì vậy mà em luôn là nguời ngủ dậy muộn nhất nhà. Ba mẹ thường cùng anh trai em ăn sáng rồi đi học, đi làm em dậy sau nên sẽ ăn sáng sau rồi tự đi học. Nếu không phải hôm nay trường anh em tổ chức làm tình nguyện nên phải đi từ sớm thì nếu không anh sẽ không để em như thế này mà đến trường. Em đang đau đầu định bước xuống giường thì nghe thấy tiếng của Kha vọng từ bên ngoài vào:
- Lan ơi, cậu không đi bây giờ là cậu muộn học đấy!

Em muốn nói thật to cho nó rằng tớ đang bị ốm nhưng lời nói chẳng thể nào thoát ra khỏi cổ họng được. Chờ mãi không thấy ai trả lời, lại thấy đèn nhà em đang sáng, nó tò mò bước vào nhà không quên kèm theo câu: “Cháu xin phép ạ.”. Vào đến phòng em nó hoảng hốt chạy vào, hết sờ mặt lại sờ đến trán:
- Cậu sốt rồi, sao không gọi tớ vào, bố mẹ cậu đâu, anh trai cậu đâu sao cậu ở nhà một mình thế?
- Bố…mẹ…tớ…đi làm. Còn… còn anh tớ đi tình nguyện rồi…khụ..
- Cậu đã ăn sáng chưa? Rồi còn nhà cậu có thuốc không, để đâu chỉ tớ, tớ đi lấy.

Nhìn bộ dạng lo sốt vó của nó mà em ngỡ ngàng, bấy lâu nay em nghĩ Kha cũng chẳng ưa em vậy mà khi em ốm bạn liền lo lắng đến như vậy. Tự nhiên em cảm thấy mình đúng là một đứa bạn tồi, không nhận ra Kha tốt như thế nào mà chỉ theo suy nghĩ riêng của mình mà ghét bạn. Em ngại ngùng đón nhận sự giúp đỡ từ bạn mà vui sướng khi có một người bạn tốt như Kha. Sau khi nấu cháo cho em ăn, bạn còn giúp em uống thuốc và gọi điện xin phép cho cả hai chúng em cùng nghỉ bởi vì chăm sóc em đã khiến bạn muộn giờ học.

Từ hôm ấy ngày nào Kha cũng qua nhà giảng bài cho em, nhờ vậy mà em đã theo kịp bạn bè khi đi học trở lại mà không cần đến sự giúp đỡ của gia sư hay thầy cô phụ đạo thêm. Dù trước đây luôn ham chơi bỏ bê bài tập nhưng sau kỉ niệm lần ấy em đã chú ý hơn và nâng cao được điểm số khiến thầy cô và bố mẹ rất vui lòng. Tất cả là nhờ có sự tận tâm giúp đỡ của Kha, cuối học kì I vừa rồi chúng em đã đứng trong top 10 của lớp và được các thầy cô tuyên dương là đôi bạn cùng tiến đấy!
Em rất yêu quý cô bạn thân của mình và mong muốn tình bạn của chúng em cũng sẽ bển chặt qua thời gian để em có thể lưu lại được những kí ức tuổi học trò khi ở bên bạn bè và gia đình.

BẠN THAM KHẢO NHA

Bình luận (0)
cự giải cute
Xem chi tiết

                                                                                                   Lào  Cai,ngày 2 tháng 3 năm 2018

Bạn thân mến! Thế là chúng mình làm bạn với nhau được một năm rồi nhỉ. Nhưng thật tiếc là bạn chưa được về quê mình chơi. Mặc dù bây giờ đang mùa đông giá lạnh nhưng quê mình vẫn đẹp lắm.

Khi những chiếc lá xa cành, khi tiết trời se lạnh và những đám mây mùa hạ rủ nhau đi chơi xa... đó là lúc nàng Đông trở về. Nàng Đông không về đột ngột mà báo trước, có khi từ rất sớm để mọi người chuẩn bị. Khi nàng Thu ra đi, nàng Đông đến, thôn xóm có sự thay đổi. Khắp nơi khoác lên mình một cái áo mới màu xám. Bầu trời không còn những ánh nắng gay gắt nữa. Gió thổi về mang theo hơi lạnh. Đâu đâu cũng thấy sự xuất hiện của chị gió. Có khi còn nghe rõ bước đi của chị bay lượn vào trong nhà. Những con đường trong thôn lúc nào cũng xào xạc lá bay. Cây trong vườn như lạnh, đứng sát lại bên nhau. Có cây trơ trọi với cánh tay khẳng khiu vươn ra như anh vận động viên đang khởi động chuẩn bị vào cuộc thi. Từng nếp nhà muốn thu mình lại, nhỏ đi để bớt lạnh. Luỹ tre đầu làng vì lạnh mà gần gũi nhau thêm. Chúng bên nhau, cùng đu đưa và tâm sự. Xa xa, cánh đồng làng mùa đông vẫn trải dài một màu xanh, đẹp lạ lùng. Mặc cho giá rét, những cây hoa màụ vẫn dũng cảm vươn lên mạnh mẽ. Vắng nhất là những tiếng chim mùa đông trốn đi đâu hết, để lại không gian cao rộng, mênh mông. ..

Mùa đông làm cho cuộc sống con người như hiền hoà hơn, không dịu dàng vào mùa thu, sôi động như mùa hạ, tràn trề như mùa xuân mà điềm tĩnh như thường. Lạnh cũng gắn kết con người lại gần nhau hơn. Sáng sáng, tỉnh giấc bao giờ cũng bắt đầu bằng một cốc nước nóng. Áp nó lên má, để hơi toả lên mặt, lên mặt thật dễ chịu và vừa tỉnh ngủ. Trời mùa đông bị thần thời gian kéo ngắn lại nên ai ra ngoài cũng có cảm giác vừa mới thôi đã trở về. Mọi người trong nhà thấy vui hơn vì lại quây quần với nhau bên mâm cơm sốt dẻo. Mùa đông, vui nhất là học sinh đến trường, được khoe với nhau những chiếc áo ấm thật đẹp, thật rực rỡ. Nhìn những em nhỏ áo quần ấm áp, chạy nhảy ngoài sân trông nặng nề, chậm chạp như những chú gấu dễ thương. Những người già ngồi trong nhà đàm đạo, uống những li trà nóng. Cuộc sống cứ như thế diễn ra, duờng như thấy bình tĩnh hơn, không vội vàng gấp gáp. Con người tự lắng mình lại để chiêm nghiệm, suy nghĩ.

Bạn thấy không, tuy mùa đông đã về, tuy khắp nơi ngập tràn hơi lạnh nhưng làng quê mình vẫn đẹp. Đẹp bởi cuộc sống nơi đây bình yên và giản dị. Dù có đi đâu xa mình cũng không thể quên được những ngày đông lạnh giá này, nhất là những lúc được ở bên gia đình.

                                                                                                           Kí tên 

                                                                                                   Thiên Bình có 102

Bình luận (0)
Chỉ có một mình thui
2 tháng 3 2018 lúc 13:06

Hà nội, ngày 23 tháng 11 năm 2017

Lan thân mến,

Nhận được thư của cậu nên tớ rất vui. Cậu có khỏe không? Việc học như thế nào rồi? Tây ngây bây giờ chắc thời tiết khắc nghiệt lắm nhỉ: ban ngày trời nóng như mùa hè, tối lại trở lạnh như mùa đông. Cậu cố gắng ăn uống, giữ gìn sức khỏe nếu không dễ bị cảm lắm đấy.

Chỗ mình bây giờ sang đông rồi, thời tiết hôm nào cũng lạnh. Vì thế, cứ đi ra ngoài là tớ lại bao mình lại như chú gấu vậy.

Mùa đông mang đến những cơn gió lạnh buốt, thi thoảng có một vài cơn mưa làm nhiệt độ lạnh giảm thêm. Hà nội ngày đông lạnh lắm nên tớ chỉ muốn cuộc mình vào chiếc chăn ấm thôi. Bầu trời lúc nào cũng âm u nhưng nhiều lúc mặt trời xuất hiện lại làm cho mọi người vui vẻ hẳn.

Hôm qua tớ cố gắng dậy sớm, đi dạo quanh khu phố gần chỗ tớ ở, nhưng buổi sáng mùa đông rét buốt và yên ả đến lạ thường. Khu chợ tấp nập bây giờ chỉ lác đác vài gian hàng nhỏ. Những khó hoa cũng ủ rũ say sưa trong giấc ngủ dưới đông trông rất nhợt nhạt, không có sức sống. Tiếng chim chào buổi sáng mùa hè nay cũng không còn, tiếng chó sủa đầu ngõ dường như biết mất. Mọi người, mọi vật đang chìm trong giấc ngủ đêm đông, tham lam hơi ấm chiếc giường nhỏ mang đến. Mùa đông đến và mấy ai dậy vào giờ này. Bầu trời đã sáng nhưng chỉ vài tia nắng rất yết ớt rọi xuống chào đón tớ. Dù vậy nhưng tớ cũng cảm thấy rất háo hức.

Trên những chiếc lá còn sót lại là vài giọt sương mai, trông chúng rất đẹp nhưng tớ chẳng dám động vào vì tớ sợ lạnh lắm. Dạo một vòng quanh khu phố mà tớ cảm thấy như ngồi trong phòng điều hòa ngày đông, lạnh như buổi tối ở Tây Nguyên vậy. Sau đấy tớ lại quay trở về nhà để chuẩn bị cho một buổi học mới.

Còn Tây Nguyên như thế nào vậy Lan? Tớ nhớ Lan lắm nên hãy mau trả lời thư cho tớ nhé. Nếu cậu có thể ra Hà Nội chơi và những ngày đông này, tớ sẽ dẫn cậu đi ăn khoai lang nướng, bắp rang bơ và những bát phở nóng hổi đấy.

Cảm ơn vì đọc bức thư của tớ nhé. Chúc Lan và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.

Bạn thân,

Mai.

Bình luận (0)