Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Cao Lê Bảo Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Huyền
5 tháng 12 2021 lúc 16:12

Tham khảo:

Đoàn kết, yêu thương nhau là một đức tính tốt của mỗi người chúng ta. Với những người học sinh chúng em, tính bạn của chúng em cũng thể hiện bằng sự đoàn kết và yêu thương đó. Nhớ lại một lần, trong lớp có bạn Hùng bị ngã xe. Chân bạn bị gãy, rất đau đớn. Cả lớp đều rất buồn bã. Mọi người thường thay nhau đến động viên Hùng, nói chuyện với Hùng để Hùng vui. Do bố mẹ Hùng rất bận nên em, Quý và Nam thì còn thay phiên nhau đến đèo Hùng đi học nữa. Nhờ thế, Hùng đã không bị hổng kiến thức trong quãng thời gian bị đau chân. Việc làm đó của chúng em đã được nhà trường tuyên dương, trao thưởng. Sau việc đó, lớp chúng em càng ngày càng đoàn kết hơn, yêu thương nhau hơn. Chúng em hứa cùng giúp đỡ nhau học tập tốt để bố mẹ, thầy cô có thể vui lòng.

 

Phạm Minh Ngọc
5 tháng 12 2021 lúc 19:04
Bài Mẫu Số 1: Kể Một Câu Chuyện Về Đề Tài Đoàn Kết, Thương Yêu Bạn Bè

 

 

Khi em chuyển về học lớp ba ở trường Tiểu học thị xã quê mình, em đã hết lòng yêu thương, giúp đỡ bạn bè.

Người đầu tiên em giúp đỡ là Xuân Lan. Bạn ấy ngồi sát cạnh em. Xuân Lan học yếu, bạn ấy mặc đồng phục không gọn gàng và tay chân lúc nào cũng bẩn. Các bạn trong lớp xa lánh Xuân Lan, không một bạn nào kết bạn với Xuân Lan. Xuân Lan không biết làm toán cộng, trừ có nhớ. Thế là em ân cần giảng giải cho bạn ấy với một điều kiện là Xuân Lan phải giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc đồng phục gọn gàng. Sau hôm giảng toán cho Xuân Lan, em tặng bạn một cái khăn mùi xoa. Em hướng dẫn bạn nhúng nước khăn, lau mặt cho mát và sạch. Lúc đầu các bạn trong lớp chê cười em, chế giễu em kết bạn với "người ở dơ nhất lớp". Em không trả lời một bạn nào, chỉ cười.

Hẻm nhà Xuân Lan ở đối diện nhà em, mỗi ngày học về, em giữ Xuân Lan lại nhà em hai mươi phút để giảng toán cho bạn ấy. Chỉ một tháng sau, Xuân Lan tự mình giải cả bài toán đố và bạn ấy bắt đầu cười.

Em rủ các bạn khác đến chơi với Xuân Lan. Em cầm tay Xuân Lan đưa cho các bạn xem Xuân Lan đã dùng khăn mùi xoa nên tay, quần áo, mặt rất sạch sẽ. Chúng em cùng nhau đến chỗ vòi nước sau lớp lấy nước về tưới cho những chậu Trường Sinh leo trang trí lớp mà trước đó cả lớp đã trồng. Em các bạn và Xuân Lan hì hục sửa chỗ dây Trường Sinh leo lên bệ cửa sổ. Chúng em thực sự vui sướng vì làm việc cùng nhau. Sửa dây Trường Sinh xong, chúng em chơi nhảy dây. Các bạn khác đều công nhận Xuân Lan nhảy dây rất giỏi.

Về sau, lớp ba của em là một lớp nổi tiếng trong mọi phong trào của nhà trường. Em rất hạnh phúc được các bạn tin tưởng, yêu thương bầu làm lớp trưởng.

Bên cạnh Kể một câu chuyện về đề tài Đoàn kết, thương yêu bạn bè. các em cần tìm hiểu thêm những bài, nội dung khác như Em hãy kể lại 1 kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô hay phần Hãy kể lại một lần trót xem nhật kí của bạn để học tốt hơn.

 

Bài Mẫu Số 2: Kể Một Câu Chuyện Về Đề Tài Đoàn Kết, Thương Yêu Bạn Bè

ồi đó,em mới học lớp một. Ở lớp, em thấy bạn Trà có tính đoàn kết rất dễ thương.

Trà là học sinh giỏi nhất lớp. Bạn ấy nhỏ nhắn và rất nhanh nhẹn. Ngồi cạnh Trà là Thu. Thu học chậm, viết yếu. Da bạn Thu đen và mặt đầy những nốt tàn nhang. Nhà Thu nghèo, vở bạn ấy học chỉ là loại xoàng nên khi cô giáo cho viết bút mực, chữ viết của Thu lem luốc rất xấu. Trà ra sức chỉ cho Thu cách đưa bút viết nhè nhẹ để ngòi bút đừng đè vào giấy, như thế chữ viết bớtbị lem mực. Một hôm, không biết bạn nào chơi xấu chà phấn vào trang vở của Thu. Bạn ấy òa khóc khi thấy cứ đặt bút vào là vết mực loang ra. Thu khóc nức nở đòi mách cô giáo. Trà lật trang vở mới tiếp theo không có phấn và giục Thu viết nhanh lên vì sắp vào lớp. Sau đó, Trà bảo Thu: "Đưa vở của bạn đây mình cất cho. Chúng mình không cần mách cô giáo. Thu viết đẹp hơn nữa thì không ai dám ghẹo Thu đâu!". Mỗi buổi học, Trà cất giữ vở cho Thu như giữ vở của chính Trà. Trà làm gì cũng nhanh nên bạn ấy thường chỉ cho Thu học toán, viết bài. Trả còn rủ Kim Chi, Minh Tịnh chơi nhảy dây, chơi nhảy vòng với Thu. Dần dà, không thấy bạn nào chơi xấu, ăn hiếp Thu nữa. Rồi Thu học khá lên, chữ viết đẹp, làm toán nhanh. Cả lớp cùng chơi với nhau chẳng nhớ gì về chuyện vở lem dạo nọ.

Bây giờ đã học lớp bốn nhưng em vẫn nhớ câu chuyện xảy ra từ hồi lớp một. Câu chuyện ấy cho em thấy tấm lòng yêu thương, đoàn kết giúp đỡ bạn của chính bạn học cùng lớp với mình. Trà thật đáng cho em trân trọng, học tập.

 

Bài Mẫu Số 3: Kể Một Câu Chuyện Về Đề Tài Đoàn Kết, Thương Yêu Bạn Bè

Đầu năm học, lớp tôi có một bạn học sinh mới chuyển đến. Cô bạn tên là Chi. Bởi người Chi gầy gầy xương xương nên lớp tôi gọi cô bạn với cái tên nghe vẻ cười nhạo thân hình đó: Chi Khỉ. Có lần, câu chuyện về Chi đã giúp lớp tôi đoàn kết và biết thương yêu nhau hơn. Câu chuyện như sau:

Chi được xếp ngồi ở cuối lớp, vì còn mỗi bàn đó trống. Là h

ọc sinh mới, vị trí đó càng làm Chi tách biệt với mọi người. Mỗi giờ ra chơi, chúng tôi lại đùa nghịch và rôm rả nói đủ thứ chuyện. Không ít lần, bạn Nam mập đã cố tình ném quả cầu lông trúng người Chi rồi lại giả vờ xin lỗi như một cách trêu chọc. Chi chỉ lặng im rồi đưa trả quả cầu. Thấy thế, chúng tôi càng đắc ý và cười lớn. Một hôm, trong giờ tập làm văn miêu tả con vật trong vườn thú. Cô giáo cất tiếng hỏi:

- Các em đã được quan sát những con vật nào trong vườn thú rồi?

Những tiếng trả lời nhao nhao mỗi người một loài vật.

- Dạ em thưa cô! Con khỉ ạ. - Nam trả lời rất dõng dạc.

Nghe vậy, cả lớp cười lớn như hiểu ý. Riêng Chi đỏ mặt, rồi bỗng nhiên gục đầu xuống bàn. Cô giáo nhanh chóng tiến về phía cuối lớp. Chúng tôi cũng xúm lại quanh đó. Chẳng rõ cô và Chi thì thầm gì với nhau mà cô vội vã dìu Chi xuống phòng y tế.

Một lúc sau, cô lên lớp và kể lại câu chuyện. Chúng tôi ai nấy lòng đầy lo sợ, sợ cô bạn Chi Khỉ kia đã mách với cô những điều chúng tôi đã trêu đùa cậu. Nhưng đáng ngờ là cô không hề nói tới chuyện đó, cô chỉ kể Chi bị bệnh tim bẩm sinh nên cơ thể yếu ớt. Mỗi lần có tác động tới tâm trạng là cô bạn lại lên cơn đau quằn quại.

- Giờ ra chơi, cô cho chúng em xuống thăm bạn Chi ạ? - Bỗng, Nam cất giọng, gương mặt thành khẩn.

Chúng tôi cũng bất ngờ nhưng ai nấy đều tán thành với ý kiến này.

Từ đó, cả lớp tôi chẳng còn ai gọi Chi với cái tên kì thị, mỉa mai đó nữa. Chúng tôi cùng nhau học, cùng nhau chơi rất thân thiết. Hôm nào Chi nghỉ ốm, lớp lại cử Nam đạp xe ghé qua nhà Chi cho bạn ấy mượn vở. Cậu bạn hăng hái tình nguyện làm việc đó.

đây là 3 bài văn mẫu cho bạn tham khảo.

Phạm Ngọc Minh
Xem chi tiết
Ngô Nguyễn Bảo Linh
14 tháng 10 2021 lúc 9:53

đây nha!bạn có thể tham khảo:

undefined

@Học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 11 2019 lúc 5:56

Đề b : Giúp đỡ người tàn tật

   Em kể về tình bạn giữa Thuận và Phương, hai bạn ấy học lớp 4B, cùng trường với em.

 

Bạn Thuận bị liệt hai chân từ nhỏ, phải đi lại bằng xe lăn và nạng gỗ, việc di chuyển hết sức khó khăn. Bạn Phương thấy vậy đã tận tình giúp đỡ bạn. Hằng ngày, khi cha mẹ Thuận đưa bạn ấy đến cổng trường là Phương đã đợi sẵn ở đấy, giúp bạn vào lớp. Không những vậy Phương còn là một người bạn cùng lởp học rất tốt của Thuận. Hai bạn chơi với nhau rất thân thiết, Phương như đôi chân của Thuận vậy.

Mori Ran
Xem chi tiết
Thắng  Hoàng
30 tháng 11 2017 lúc 20:53

Học đại học mà ra đề này à bạn

Mai Anh
30 tháng 11 2017 lúc 20:52

Đoàn kết, yêu thương nhau là một đức tính tốt của mỗi người chúng ta. Với những người học sinh chúng em, tính bạn của chúng em cũng thể hiện bằng sự đoàn kết và yêu thương đó. Nhớ lại một lần, trong lớp có bạn Hùng bị ngã xe. Chân bạn bị gãy, rất đau đớn. Cả lớp đều rất buồn bã. Mọi người thường thay nhau đến đông viên Hùng, nói chuyện với Hùng để Hùng vui. Do bố mẹ Hùng rất bận nên em, Quý và Nam thì còn thay phiên nhau đến đèo Hùng đi học nữa. Nhờ thế, Hùng đã không bị hổng kiến thức trong quãng thời gian bị đau chân. Việc làm đó của chúng em đã được nhà trường tuyên dương, trao thưởng. Sau việc đó, lớp chúng em càng ngày càng đoàn kết hơn, yêu thương nhau hơn. Chúng em hứa cùng giúp đỡ nhau học tập tốt để bố mẹ, thầy cô có thể vui lòng

tk nha

Phạm Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Vương Tiểu Băng
16 tháng 10 2021 lúc 15:19

MB Gián tiếp :

undefined

MB Trực tiếp :

undefined

Khách vãng lai đã xóa
Louise Francoise
Xem chi tiết
Đạt Trần
8 tháng 11 2017 lúc 5:27
Mở bài:

Tục ngữ có câu: “Đoàn kết thì sống, chia rã thì chết”. Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh đó là một chân lí vô cùng đúng đắn. Đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Thân bài: Đoàn kết là gì?

Đoàn kết là sự hợp tác chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất. Sự thống nhất này cả về tư tưởng lẫn hành động nhằm thực hiện một mục đích chung. Mục đích là nhằm đem lại lợi ích vì sự phát triển của tập thể. Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay. Tinh thần ấy thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể. Nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn.

* Biểu hiện của tinh thần đoàn kết:

Khi đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể Dân tộc đoàn kết, đồng lòng chống giặc cứu nước. Toàn dân đoàn kết bảo vệ, gìn giữ nền độc lập và chủ quyền dân tộc. Họ đã không ngần ngại gian khổ, hi sinh, quyết tâm chống giặc cứu nước. Trải qua mấy nghìn năm, tinh thần ấy không ngừng lớn mạnh trở phẩm chất cao quý của dân tộc.

Khi đất nước hòa bình, tinh thần đoàn kết thể hiện trong những hành động chung tay xây dựng tổ quốc. Trước hết là khắc phục những khăn của đất nước sau chiến tranh, từng bước khôi phục nền kinh tế. Tiếp theo là xây dựng cuộc sống văn hóa tốt đẹp, xã hội phồn vinh, hạnh phúc.

Tinh thần đoàn kết còn thể hiện trong lối sống hiền hòa, quý trọng tình nghĩa. Đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vượt lên trên nghịch cảnh. Dù còn nhiều khó khăn song tinh thần đoàn kết của dân tộc lúc nào cũng khẳng định được sức mạnh của nó.

Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần ấy một lần nữa được khẳng định mạnh mẽ. Trên mặt trận chính trị, nhân dân cả nước đồng lòng chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù đich. Nhân dân đồng lòng nhất quyết không tiếp tay cho mọi hành động đi ngược lại với chủ trương của Đảng và nhà nước. Quyết chí bảo vệ biên cương, biển đảo trước âm mưu xâm chiếm cảu kẻ thù.

Trên mặt trận kinh tế, hợp tác chung tay xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Ra sức thi đua sản xuất, ổn định lương thực, tăng cường xuất khẩu. Hành động chung tay góp sức ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền trung vượt qua bão lũ. Giúp đỡ cho đời sống ngư dân sau thảm họa ô nhiễm môi trường biển ở Hà Tĩnh. Cùng người nông dân giải quyết tiêu thụ nông sản, chuyển đổi quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động… Từng bước đưa nước ta tiến lên sánh ngang với các cường quốc năm châu.

* Nhận thức sức mạnh của tinh thần đoàn kết:

Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách dời. Đoàn kết là cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống.

Đoàn kết chung với nhau không có nghĩa là nhất thiết phải chọn được người toàn diện. Và nhấn mạnh rằng mỗi cá nhân sẽ khó đi đến thành công nếu không có sự kết hợp. Thế nên, sự đoàn kết mang chúng ta đến gần nhau hơn để dễ dàng giúp đỡ lẫn nhau. Sự bền vững của tinh thần đoàn kết cũng có vai trò quan trọng trong tập thể, xã hội.

Đoàn kết là sức mạnh to lớn. Hồ chủ tich từng nói: “Đoàn kết là sức mạnh vô đich”. Người cũng nhấn mạnh rằng: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”. Sức mạnh ấy là sự tổng hợp tài năng, tinh hoa, trí tuệ của mỗi cá nhân để giải quyết mọi việc một cách nhanh chóng. Bởi một cá nhân dù tài năng đến đâu cũng không thể đạt được mục đích nếu không có sự giúp sức của nhiều người.

* Muốn có tinh thần đoàn kết ta phải làm gì?

Mọi người đều phải đoàn kết khi tất cả cùng nhìn về một hướng, biết đặt lợi ích chung lên cao nhất. Tinh thần đoàn kết chỉ có khi con người biết quan tâm, cảm thông lẫn nhau. Mỗi con người là một tế bào của xã hội, đều có những quan hệ, gắn bó mật thiết lẫn nhau. Do đó, đoàn kết chính là chiếc chìa khóa vàng để dẫn đến mọi thành công.

Phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, xã hội, tập thể. Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết vững mạnh cùng hướng đến lợi ích chung, phát huy cao tinh thần tập thể.

* Phê phán:

Trong xã hội còn có nhiều người không có tinh thần đoàn kết. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích bản thân. Họ sống thờ, ơ vô cảm, không quan tâm đến cộng đồng. Người ích kỉ thường tách mình ra khỏi tập thể, né tránh những trách nhiệm chung. Những người như thế thật đáng chê trách.

* Bài học:
– Sống phải biết đoàn kết. Đoàn kết đem lại sức mạnh vô địch.
– Là học sinh chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè, phát huy cao tinh thần đoàn kết trong tập thể để xây dựng tập thể vững mạnh. Biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách trong sáng, bản lĩnh vững vàng trở thành người hữu ích mai nay đêm sức mình xây dựng quê hương đất nước.

Kết bài:

Tinh thần đoàn kết là một trong những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc ta. Phải biết đoàn kết để cùng bảo về nền hòa bình dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Hoàng Trần Yến vi
24 tháng 1 2017 lúc 19:08

ko bítucche

hanh tran
Xem chi tiết
Linh Linh
9 tháng 3 2019 lúc 10:52

1 . Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh và thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một trong số đó. Đây chính là người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân. Bằng nghị lực phi thường và ý chí mạnh mẽ vượt lên số phận bất hạnh đã giúp thầy để trở thành một “Nhà giáo ưu tú”. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Ký rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách đến trường, cậu nhóc cũng thèm lắm. Thấy con ham học, năm  lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến trường. Cô giáo thương  lắm nhưng đành lắc đầu. Không được học ở trường,  tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến cậu bé nghĩ ra nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Ký loé lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, cậu đã kiên trì tập viết bằng chân… Kết quả, cậu không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu… Vượt qua tất cả rào cản, giờ đây cậu bé Nguyễn Ngọc Ký ngày nào đã trở thành một “Nhá giáo ưu tú” với những đóng góp đáng kể cho ngành giáo dục…
Các từ thay thế: in đậm

2 . 

Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là “Câu chuyện bó đũa”, ca ngợi về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:

“Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai anh em rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.

Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

– Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

– Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.

Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

Phương uyên Nguyen
Xem chi tiết
Anh Đông
Xem chi tiết
Tập-chơi-flo
22 tháng 11 2018 lúc 21:23

Có những chuyện hàng ngày diễn ra xung quanh ta, đơn thuần không chỉ là những câu chuyện vui mà có cả những câu chuyện buồn. Có một lần em không hoc bài và bị điểm kém. Chuyện đó đến tận bây giờ em cũng chẳng thể quên được.

Hôm đó là sáng thứ Ba. Trời mùa thu cao xanh trong trẻo. Ông mặt trời nhẹ nhàng ban phát những tia nắng vàng dịu dàng khắp trần gian. Em vui vẻ cắp sách đến trường trong tâm trạng đầy háo hức vì hôm nay có tiết Lý – môn học em rất thích. Vừa vào lớp, thấy các bạn đều cắm cúi đọc sách, em giật mình thấy lạ, bèn hỏi bạn cùng bàn:
- Này, Linh, học gì thế? 
- Ơ. Kìa. Lát nữa kiểm tra Lý 15 phút thây. Cô dặn hôm trước rồi. Lan giỏi môn này, không cần học nên không quên à?
Nghe Linh nói, em mới nhớ ra. “ Thôi chết rồi. Hôm qua mải xem phim quên mất không học bài rồi. Sao bây giờ.?” Trong tâm trạng hốt hoảng, không biết làm gì, em cuống cuồng giở sách ra học. Nhưng đọc mãi cũng không vào được chữ nào.
“ Tùng. Tùng. Tùng....” Tiếng trống vào lớp vang lên. Lòng em cũng nôn nóng và sợ hãi dâng cao. Cô bước vào lớp, nở một nụ cười:
- Nào các chàng trai cô gái. Lấy giấy kiểm tra nào. Hôm trước cô dặn rồi nhỉ? Lần này chắc toàn 9, 10 hết rồi.

Cả lớp vâng rất to. Giọng ai cũng hồ hởi. Trừ mình em đầy lo lắng.

Sau khi cô đọc đề, các bạn cắm cúi vào làm. Quay sang nhìn Linh thấy cô bạn cũng hăng say viết bài mà em thấy trống rỗng. Nhìn tờ giấy ghi được mấy dòng nhớ mang mang mà lòng ngập tràn sợ hãi. Cảm giác bất lực dâng cao. Hình dung đến lúc cô trả bài, cảm giác sợ bị cô mắng khiến em thấy tuyệt vọng. Em chẳng thể viết thêm được gì vào tờ kiểm tra. Em tự trách bản thân bởi môn học yêu thích mà lại không thể hoàn thiện trọn vẹn. Nộp bài trong trạng thái buồn bã, mặc cho các bạn hỏi đáp án, em chỉ ngồi im không nói gì.

Sáng hôm sau, cô trả bài kiểm tra. Ai cũng hớn hở cầm bài kiểm tra toàn điểm 9 điểm 10. Riêng em chưa thấy bài đâu. Đang ngóng bài kiểm tra xem còn sót ở đâu, thì bỗng cô nói:
- Cuối giờ Lan ở lại gặp cô nhé.

Bao nhiêu ánh mắt các bạn nhìn em. Em thấy xấu hổ và lo lắng vô cùng. Ba tiết học tiếp theo ngày hôm đó, em chẳng thể học cho nghiêm túc. Lòng em cứ bồn chồn lo lắng lạ thường. Khi tiếng trống điểm hết giờ vang lên. Em nặng bước đi về phía phòng chờ giáo viên. Thấy cô đang ngồi một mình trong căn phòng lớn. Em bước vào chào cô:
- Em chào cô ạ.
Cô nhìn em bằng ánh mắt buồn buồn:
- Ừ. Bài kiểm tra của em đây. Tại sao lại được như này vậy Lan? Em đâu có học kém môn này đến vậy?

Em cầm tờ bài kiểm tra điểm Hai mà run run nói:
- Dạ thưa cô tại bữa trước em quên không bài nên không làm được bài kiểm tra. Em xin lỗi cô ạ.

Cô nhìn tôi, lặng im. Rồi cô mỉm cười thật hiền dịu:
- Thôi được rồi. Cô biết em không phải là một học sinh lười biếng. Lần này cô không mắng em. Cô cho em cơ hội sửa sai. Ngày mai cô cho em làm lại bài kiểm tra lấy lại điểm. Nhớ về học bài đầy đủ.

Nghe cô nói vậy, lòng em thấy vui khôn xiết. Em cảm ơn cô ríu rít và hứa với cô :
- Vâng ạ. Em hứa với cô sẽ làm bài thật tốt và không bao giờ tái phạm ạ
Tối hôm đó về nhà em chăm chỉ học bài. Hôm sau làm bài kiểm tra gỡ điểm và em được 9 điểm bài kiểm tra đó. Cầm bài kiểm tra điểm 9 trên tay, lòng em vui sướng và tự nhủ bản thân sẽ nhớ mãi lần này để chăm chỉ hơn và không bao giờ lười nhắc không học bài.
 

Anh Đông
22 tháng 11 2018 lúc 21:24

@Việt Hoàng 

Dàn ý má ơi